Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Kế hoạch truyền thông về COVID-19 để chọn các chủ lao động ngành cơ sở hạ tầng thiết yếu không thuộc ngành chăm sóc sức khỏe

Kế hoạch truyền thông về COVID-19 để chọn các chủ lao động ngành cơ sở hạ tầng thiết yếu không thuộc ngành chăm sóc sức khỏe
Cập nhật ngày 20 tháng 11 năm 2020
Mục đích

Do số ca bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19) trong số nhân viên nằm trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu được chọn không phải là ngành chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) đang làm việc với các chủ lao động nhằm đảm bảo nhân viên có thông tin kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh chính xác, kịp thời và có thể dựa vào đó để hành động.

Kế hoạch truyền thông này:

  • Vạch ra các hành động cho tất cả các chủ lao động trong các ngành cơ sở hạ tầng thiết yếu được chọn không thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (bao gồm nông nghiệp, sản xuất, thịt và gia cầmchế biến thủy hải sản) có thể dùng để chia sẻ thông điệp ngăn ngừa COVID-19 chính với nhân viên của họ (Phần 1).
  • Gợi ý các thông điệp chính mà chủ lao động và lãnh đạo cộng đồng có thể sử dụng trong các nỗ lực truyền thông của họ nhằm giúp nhân viên bảo vệ bản thân, các gia đình của họ và cộng đồng xung quanh góp phần làm chậm tốc độ lây lan COVID-19 (Phần 2).
  • Cung cấp liên kết tới các tài liệu truyền thông của CDC được dịch ra nhiều ngôn ngữ (Phần 3).

Phần 1: Các phương thức truyền đạt thông điệp của quý vị

Chủ lao động nên dùng nhiều cách để truyền đạt và thông báo với nhân viên về các quy trình, chính sách và biện pháp phòng ngừa COVID-19. Truyền đạt các thông điệp qua nhiều phương thức khác nhau để nâng cao nhận thức của người lao động về thông tin và các khuyến nghị. Bắt đầu và/hoặc mở rộng thông tin truyền thông về COVID-19 với nhân viên và các nhà thầu bên thứ ba càng nhanh càng tốt. Có nhu cầu ít để phát triển các tài liệu thông tin mới vì nhiều tài liệu đã có sẵn và dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Truyền đạt qua nhiều ngôn ngữ ưu tiên và mức độ đọc hiểu của nhân viên. Dùng tài liệu và các thông điệp có mức độ đọc hiểu từ thấp tới trung bình (nghĩa là mức lớp sáu trở xuống) để càng nhiều nhân viên có thể hiểu được càng tốt. Dùng các phương thức truyền thông thay thế, bằng miệng (vd. thông báo, các cuộc họp/trò chuyện nhóm nhỏ, v.v.) cho những nhân viên không đọc viết được. Một số phương thức truyền đạt mà chủ lao động nên cân nhắc sử dụng được trình bày ở đây.

Là một phần trong kế hoạch truyền thông có hiệu quả về COVID-19, điều quan trọng là chủ lao động cung cấp các cơ hội để nhân viên phản hồi và đặt câu hỏi.

  • Nhắc nhở nhân viên về các cơ chế truyền thông đã thiết lập và cách cung cấp phản hồi cho ban quản lý và người giám sát.
  • Cân nhắc việc thiết lập kênh thông tin dành riêng về COVID-19. Các ví dụ bao gồm:
    • Đường dây nóng, nhân viên có thể gọi để hỏi hoặc nêu lên những lo ngại về COVID-19
    • Tài khoản email riêng tiếp nhận các vấn đề và câu hỏi về COVID-19
  • Chủ lao động có thể muốn tạo nhóm làm việc gồm nhân viên, ban quản lý và đại diện công đoàn. Nhóm làm việc này nên đánh giá và cung cấp phản hồi về tính hiệu quả của thông tin truyền thông và phát triển các chiến lược giải quyết bất kỳ bất cập nào.

Các kênh truyền thông

Thư gửi nhân viên

  • Cân nhắc việc cung cấp thư cho tất cả nhân viên, viết bằng ngôn ngữ đơn giản, theo mức đọc hiểu phù hợp và được dịch ra các thứ tiếng chính mà nhân viên sử dụng, để:
    • Nhấn mạnh các chiến lược và biện pháp mà chủ lao động đã thực hiện để bảo vệ nhân khỏi COVID-19 tại nơi làm việc bao gồm việc sàng lọc ở cửa vào, lắp đặt các vách chắn, các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội và gia tăng tần suất vệ sinh và khử trùng,
    • Khuyến khích hoặc nhắc nhở nhân viên về những gì họ có thể làm trong khi làm việc để bảo vệ bản thân và người khác.
    • Chi tiết thông tin về COVID-19, bao gồm các biện pháp phòng ngừa, các dấu hiệu và triệu chứng khi tìm kiếm chăm sóc y tế, các chính sách và quy trình xin nghỉ bệnh, mất năng lực trong thời gian ngắn và các chính sách khi trở lại làm việc sau khi phơi nhiễm với COVID-19 hoặc bị bệnh và
    • Cung cấp liên kết tới các trang web riêng của nhân viên hoặc các trang mạng xã hội, nơi nhân viên có thể nhận được thông tin về các chủ đề liên quan tới COVID-19.
  • Soạn thảo các thư mới khi cần thiết để thông báo cho nhân viên thông tin cập nhật về chính sách, các biện pháp phòng ngừa COVID-19, hoặc để cung cấp thông tin về các mối lo ngại của nhân viên.
  • Quý vị có thể gửi thư, gửi email thư hoặc có thể gửi kèm theo séc lương.

Các cuộc họp/trò chuyện nhóm nhỏ

  • Cân nhắc việc tiến hành các cuộc họp hoặc trò chuyện với các nhóm nhỏ nhân viên để truyền đạt trực tiếp các thông điệp bằng ngôn ngữ mà họ chọn.
  • Tạo nhóm các nhân viên nói cùng một ngôn ngữ với nhau để hỗ trợ truyền đạt thông tin.
  • Cân nhắc việc để nhân viên chia sẻ các thông điệp về an toàn và sức khỏe đã được phê duyệt thay vì luôn luôn để người giám sát hoặc quản lý dẫn dắt việc chia sẻ thông tin.
  • Khuyến khích nhân viên đặt câu hỏi và chia sẻ thông tin.
  • Đảm bảo nhân viên đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần và duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet giữa mọi người trong các cuộc họp hoặc trò chuyện này.

Đăng các tài liệu truyền thông tại nơi làm việc

  • Quý vị có thể hiển thị các tài liệu truyền thông tại các khu vực làm việc chung, nơi nhân viên đều có quyền tiếp cận, ghé tới thường xuyên và có đủ thời gian để xem xét thông tin.
    • Quý vị có thể soạn thảo các tài liệu truyền thông bằng ngôn ngữ ưu tiên, viết bằng ngôn ngữ đơn giản và phù hợp với mức độ đọc hiểu với hầu hết các nhân viên.
  • Tài liệu được đăng tải phải đủ lớn để ảnh và chữ có thể dễ nhìn thấy từ xa.
  • Thông điệp truyền thông nên được xoay vòng thường xuyên để thu hút sự quan tâm và chú ý của nhân viên.
  • Các khu vực để đăng tài liệu có thể bao gồm:
    • Căng-tin,
    • Phòng tủ đồ cá nhân,
    • Phòng vệ sinh,
    • Khu vực lối vào,
    • Khu vực khám sàng lọc,
    • Phòng nghỉ và khu vực ghế ngồi bên ngoài/ăn uống và khu hút thuốc,
    • Các khu vực khởi hành/điểm đến của phương tiện vận chuyển,
    • Khu vực hành lang/tường,
    • Không gian sống và nhà ở tập trung,
    • Phòng khám sức khỏe nghề nghiệp tại chỗ và
    • Các khu vực khác nơi nhân viên thường lui tới.
  • Các tài liệu in ấn và áp phích in được có thể điều chỉnh từ các tài liệu hiện có của CDC và có thể dùng làm điểm khởi đầu để soạn thảo các tài liệu riêng cho nhân viên.
    • Phần 3: Các tài liệu truyền thông cung cấp liên kết tới tài liệu về nhiều chủ đề khác nhau (thông tin COVID-19 cơ bản, khẩu trang dùng một lần và khẩu trang vải, giữ sức khỏe tốt tại nhà, v.v.), nhiều tài liệu trong số đó có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Màn hình TV tại nơi làm việc

  • Chủ lao động có thể sử dụng các video hiện có về nhiều chủ đề sức khỏe liên quan tới COVID-19, một số đã có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau (Phần 3).
  • Để thu hút thêm sự chú ý của nhân viên, các chủ lao động có thể tạo các video riêng của họ. Video nên dùng ngôn ngữ thường dùng của nhân viên và có thể đưa những nhân viên nói các ngôn ngữ này vào.
    • Kịch bản cho các chủ đề y tế khác nhau đã được phát triển và có sẵn (Phần 3).
  • Nội dung nên chuyển đổi thường xuyên để thu hút và duy trì sự chú ý của nhân viên.

Tuyền thông xã hội

  • Chủ hãng sở nên cân nhắc sử dụng hoặc phát triển một trang mạng xã hội kín/riêng tư, chỉ dành cho công ty và khuyến khích nhân viên theo dõi trang thông tin trực tuyến đó.
  • Các bài đăng thường kỳ để củng cố thông tin y tế và hành vi phòng ngừa lây nhiễm có thể chia sẻ trên mạng xã hội.
  • Các chủ lao động có thể muốn phát triển thông điêp riêng của họ hay họ có thể dùng các thông điệp phòng ngừa phù hợp được điều chỉnh theo mạng xã hội đã được CDC phát triển (Phần 3).

Các chương trình tin nhắn của công ty

  • Các chủ lao động có chương trình nhắn tin có thể gửi tin nhắn  ngắn cho nhân viên, được tự động dịch sang các ngôn ngữ ưu tiên để củng cố thêm các biện pháp phòng ngừa và nhắc nhở nhân viên về các lợi ích và chính sách của công ty.
  • Quý vị có thể gửi thông điệp khẩn nhanh bằng cơ chế tương tự nếu cần.

Các lãnh đạo cộng đồng/đại diện công đoàn

  • Các chủ lao động nên làm việc với lãnh đạo cộng đồng và đại diện công đoàn để phát triển các nguồn thông tin và thông điệp chính để chia sẻ với cộng đồng và các thành viên công đoàn.
  • Là nguồn thông tin tin cậy, các lãnh đạo cộng đồng và đại diện công đoàn nên tham gia vào việc truyền bá thông điệp qua các phương thức mà họ đã có thiết lập.
  • Các cơ hội bổ sung để chia sẻ thông điệp về sức khỏe với nhân viên nên được tìm hiểu cùng với những vị lãnh đạo này. Sở y tế địa phương và/hoặc tiểu bang của quý vị có thể giúp hỗ trợ các mối quan hệ cộng đồng này.

Phần 2: Thông điệp chính

Nhân viên thuộc ngành cơ sở hạ tầng thiết yếu không thuộc ngành chăm sóc sức khỏe là đối tượng đa dạng; có thể cần được suy xét và chăm sóc thêm để truyền đạt hiệu quả theo các cách phù hợp về văn hóa. Việc biên dịch và phiên dịch các tài liệu và thông điệp sang ngôn ngữ ưu tiên của nhân viên ở mức độ đọc hiểu phù hợp với văn phong đơn giản là điều đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo các nỗ lực kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch thành công.

  • Nên thường xuyên truyền đạt các thông điệp chính cho nhân viên với nhiều phương thức và địa điểm khác nhau.
  • Các thông điệp như những mục bên dưới, nên được xoay vòng để giữ cho thông tin luôn cập nhật và thu hút sự chú ý của nhân viên.
  • Các hành động được khuyến nghị qua các thông điệp chính sẽ phối hợp cùng nhau để kiểm soát và phòng ngừa lây lan COVID-19. Một thông điệp đơn lẻ có thể không bao gồm toàn bộ các hành động cần được thực hiện để được bảo vệ đầy đủ.
  • Chỉ truyền đạt các thông điệp áp dụng với những gì đang xảy ra tại nơi làm việc của quý vị. Không phải tất cả các thông điệp trình bày bên dưới đều thích hợp.

Các thông điệp chính

  • COVID-19 đã tác động tới nhiều cộng đồng trên toàn quốc, bao gồm cả cộng đồng của chúng ta. Chúng tôi đang làm việc với các nhân viên địa phương và tiểu bang và CDC để bảo vệ sức khỏe của nhân viên.
  • Vui lòng làm theo các hướng dẫn về an toàn tại nơi làm việc, ở nhà và trong cộng đồng giúp làm chậm quá trình lây lan vi-rút Corona.

Thông điệp cho tất cả nhân viên

  • Nếu quý vị bị bệnh, đừng tới nơi làm việc.
  • Người mắc COVID-19 biểu hiện một loạt các triệu chứng được báo cáo - từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng này bao gồm sốt hoặc ớn lạnh, ho, hụt hơi hay khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau người, đau đầu, mới mất vị giác hoặc khứu giác, đau họng, nghẹt mũi hoặc xổ mũi, nôn hoặc buồn nôn và bị tiêu chảy.  Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi một người bị phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19.
  • Một số người mắc COVID-19 không có dấu hiệu và các triệu chứng có thể vẫn lây vi-rút sang người khác.
  • Hiện tại không có vắc-xin phòng ngừa COVID-19.
  • Phương thức tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tránh bị phơi nhiễm với SARS-CoV-2, loại vi-rút gây COVID-19.
  • Vi-rút được cho là lây lan chính từ người sang người thông qua các giọt bắn do người bệnh ho, hắt hơi hoặc trò chuyện tạo ra, các giọt bắn đó sẽ bắn vào mũi, mắt hoặc miệng những người ở gần.
    • Những giọt bắn này cũng có thể lưu lại trên các bề mặt như bàn, ghế hoặc tay vịn, phơi nhiễm cho một người nếu họ chạm vào bề mặt đó, sau đấy lại chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của họ.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet (khoảng 2 chiều dài cánh tay) với người khác không sống cùng nhà với quý vị. Biện pháp này gọi là cách ly giao tiếp xã hội hoặc giữ khoảng cách thực thể với người khác.
  • Dùng khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần che miệng và mũi quý vị cùng với việc cách ly giao tiếp xã hội.
  • Khẩu trang vải không phải là thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và không được dùng để thay thế PPE, như mặt nạ. Nếu công việc của quý vị cần dùng mặt nạ trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 hiện tại, hãy tiếp tục sử dụng chúng.
  • Thể lực, sức khỏe tốt hoặc sức trẻ không thể bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm vi-rút hoặc ngăn quý vị lây truyền vi-rút sang cho người khác.
  • Nếu quý vị có sẵn bệnh nền mãn tính, hãy tiếp tục tìm kiếm chăm sóc cho các bệnh đó như khuyến nghị của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Các thông điệp cho nhân viên có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng

  • Quý vị có thể nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19:
    • Nếu quý vị là  người cao tuổi. Khi quý vị già đi, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 sẽ tăng lên. Ví dụ, những người trong độ tuổi 50 có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn những người trong độ tuổi 40. Tương tự, những người trong độ tuổi 60 hoặc 70, nói chung, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn những người trong độ tuổi 50. Nguy cơ cao nhất mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 là trong số những người ở độ tuổi 85 trở lên.
    • Nếu quý vị có bệnh nền sẵn như ung thư, bệnh phổi mạn tính, bệnh hen từ mức trung bình tới mức nặng, bệnh tim nặng, suy giảm hệ miễn dịch, béo phì, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bệnh gan.

Thông điệp cho nhân viên bị bệnh

  • Nếu quý vị thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo cấp cứu nào của COVID-19, hãy tìm chăm sóc y tế ngay lập tức:
    • Khó thở
    • Đau hoặc tức ngực liên tục
    • Tình trạng lú lẫn mới,
    • Không thể thức dậy hoặc giữ trạng thái tỉnh, hoặc
    • Môi hoặc mặt xanh tái
  • Gọi cho 911 nếu quý vị gặp tình huống cấp cứu y tế. Nếu quý vị xét nghiệm dương tính với COVID-19 hoặc có dấu hiệu và các triệu chứng về COVID-19, hãy đảm bảo báo cho người vận hành biết. Nếu có thể, hãy đeo khẩu trang vải trước khi trợ giúp y tế xuất hiện.
  • Nếu quý vị xét nghiệm dương tính với COVID-19, không trở lại làm việc cho đến khi quý vị đáp ứng chính sách quay lại làm việc tại công ty của quý vị.
    • Nếu quý vị bị sốt hoặc ớn lạnh, ho hoặc dấu hiệu và các triệu chứng khác như hụt hơi hoặc khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau người, đau đầu, mới mất khứu giác hoặc vị giác, đau họng, nghẹt mũi hoặc xổ mũi, nôn hoặc buồn nôn và tiêu chảy, quý vị có thể bị nhiễm COVID-19. Ở nhà trừ khi quý vị cần được chăm sóc y tế hoặc xét nghiệm COVID-19.
  • Đa phần người mắc COVID-19 bị bệnh nhẹ và có thể tự hồi phục tại nhà.
  • Hãy ở trong phòng riêng càng nhiều càng tốt hoặc ở cách xa người khác trong nhà của quý vị tối thiểu 6 feet. Cố gắng sử dụng phòng vệ sinh riêng, nếu có sẵn.
  • Nếu quý vị buộc phải ở gần người khác bên trong hoặc ngoài nhà, hãy đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần che mũi và miệng quý vị.

Các thông điệp liên quan tới việc nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc

  • Tất cả chúng ta cần làm việc với nhân viên sở y tế để giảm lây nhiễm COVID-19.
  • Nếu quý vị xét nghiệm dương tính về COVID-19, nhân viên nghiên cứu ca bệnh từ sở y tế có thể gọi cho quý vị để kiểm tra sức khỏe của quý vị, thảo luận về những người quý vị có tiếp xúc và hỏi về những nơi quý vị đã tới khi quý vị có thể đã bị nhiễm và có thể lây lan COVID-19 với người khác.
  • Các cuộc thảo luận với nhân viên sở y tế đều được bảo mật. Điều này có nghĩa là thông tin y tế và thông tin cá nhân của quý vị sẽ được giữ riêng tư và chỉ được chia sẻ với những người có thể cần phải biết như nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.
  • Tên của quý vị sẽ không được tiết lộ với những người quý vị đã tiếp xúc. Sở y tế sẽ chỉ thông báo với những người quý vị đã có tiếp xúc gần rằng họ có thể đã bị phơi nhiễm với COVID-19.
  • Sở y tế có thể liên hệ nơi làm việc của quý vị để tìm hiểu thêm về nơi làm việc của quý vị và các người tiếp xúc của quý vị tại nơi làm việc nếu quý vị đang làm việc tại thời điểm quý vị có thể lây lan COVID-19 với người khác.
  • Nếu quý vị có tiếp xúc gần với ai đó bị nhiễm COVID-19, sở y tế có thể gọi cho quý vị để báo quý vị biết rằng quý vị đã bị phơi nhiễm.
  • Nếu quý vị đã bị phơi nhiễm, hãy tự theo dõi xem có bất kỳ dấu hiệu và các triệu chứng về COVID-19, giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác và đeo khẩu trang vải khi quý vị cần phải ở gần bên người khác hoặc động vật.

Thông báo trở về nơi làm việc cho nhân viên mắc COVID-19

  • Nếu quý vị có các triệu chứng về COVID-19, quý vị có thể chấm dứt cách ly tại nhà và trở lại làm việc khi:
    • Ít nhất 10 ngày đã trôi qua kể từ khi các triệu chứng của quý vị xuất hiện lần đầu tiên
      • Tuy nhiên, quý vị có thể cần chờ tối đa 20 ngày nếu quý vị có ca nhiễm COVID-19 nặng hoặc nếu quý vị bị suy giảm miễn dịch. Trò chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để quyết định thời gian quý vị cần phải chờ đợi.
    • tối thiểu 24 giờ đã trôi qua kể từ lần cuối bị sốt mà không dùng thuốc giảm sốt.
    • các triệu chứng khác của quý vị đã bớt, ví dụ tình trạng ho hoặc hụt hơi của quý vị đã cải thiện.
  • Nếu quý vị chưa bao giờ có bất kỳ triệu chứng nào và không bị suy giảm miễn dịch, quý vị có thể chấm dứt cách ly tại nhà và quay lại làm việc khi đã qua tối thiểu 10 ngày sau ngày quý vị lần đầu xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Thông điệp "Biện pháp ngăn ngừa tại nơi làm việc"

  • Nếu cảm thấy bị bệnh, quý vị đừng đến nơi làm việc. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường về COVID-19 bao gồm sốt hoặc ớn lạnh và ho.
  • Nếu quý vị bị bệnh, quý vị không nên quay lại làm việc cho đến khi quý vị đáp ứng các tiêu chí để quay lại làm việc mà chủ lao động của quý vị đã thiết lập.
  • Mọi người vào nơi làm việc sẽ được khám sàng lọc xem có bị sốt và có các triệu chứng. Những người bị bệnh sẽ không được phép vào nơi làm việc.
  • Điều quan trọng là giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với các nhân viên khác, đặc biệt là khi đứng xếp hàng chờ khám sàng lọc tại cửa vào, tại phòng tủ đồ cá nhân, trong khi nghỉ giải lao và khi chờ phương tiện vận chuyển đi và về nhà.
  • Quý vị có thể lây lan COVID-19 cho người khác ngay cả khi quý vị không cảm thấy mắc bệnh. Đó là lý do tại sao toàn bộ nhân viên nên giữ khoảng cách 6 feet giữa mọi người bất cứ khi nào có thể và đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần tại nơi làm việc, trừ khi công việc của quý vị cần dùng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), như mặt nạ.
  • Thường xuyên vệ sinh tay, bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc bằng cách dùng dung dịch sát trùng tay có chứa cồn với nồng độ tối thiểu là 60%.
  • Tránh dùng tay chưa rửa chạm vào mắt, mũi và miệng vì quý vị có thể bị nhiễm vi-rút nếu nó xâm nhập vào mắt, mũi hoặc miệng quý vị.
  • Rửa tay trước khi quý vị tháo bỏ khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần và trước khi quý vị đeo lại khẩu trang.
  • Không chạm vào mặt trước của khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần vì có thể có vi-rút (mầm bệnh) trên đó bám vào ngón tay quý vị. Nếu quý vị làm vậy, hãy rửa tay quý vị ngay. Thay vào đó, hãy dùng dây hoặc vòng móc qua tai.
  • Không để khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần treo vào một bên tai hoặc quấn quanh cổ.
  • Khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần nên che toàn bộ cả mũi và miệng quý vị.
  • Quý vị nên giặt khẩu trang vải bằng nước nóng trong máy giặt hoặc bồn rửa sau mỗi lần sử dụng. Dùng máy sấy nóng sấy khô khẩu trang khi có thể hoặc phơi dưới nắng mặt trời trước khi đeo lại.
  • Không giặt hoặc tái sử dụng khẩu trang dùng một lần.

Thông điệp "Biện pháp ngăn ngừa tại nơi làm việc"

  • Hãy ở nhà càng nhiều càng tốt và tránh đi lại.
  • Tránh những dịp tụ tập đông người như đã được định nghĩa theo sở y tế địa phương hoặc tiểu bang của quý vị.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet  giữa quý vị và người khác tại nơi công cộng và các không gian chung trong tòa nhà tập trung do chủ lao động cung cấp.
  • Một số người có thể lây lan vi-rút ngay cả khi quý vị không có dấu hiệu và các triệu chứng.
  • Vi-rút có thể sống tồn tại trên các bề mặt khác nhau. Nếu quý vị chạm vào thứ gì đó có vi-rút trên đó, rồi chạm vào mặt của mình (mắt, mũi hoặc miệng) quý vị có thể bị bệnh.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên trong ít nhất 20 giây.
  • Khi dùng dung dịch khử trùng tay, chà xát trên tay và ngón tay đến khi tay quý vị khô đi. Thao tác này có thể mất khoảng 20 giây. 
  • Vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường chạm vào tại nhà như bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, quầy bếp, tay vịn, bàn làm việc, điện thoại, TV, bệ vệ sinh, vòi nước, bồn rửa và máy tính.

Thông điệp chung về khẩu trang vải

  • Mọi người nên đeo khẩu trang vải che miệng và mũi, đặc biệt là khi khó có thể thực hiện được cách ly giao tiếp xã hội. Tại nơi làm việc, hãy đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần trừ khi công việc của quý vị cần dùng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), như mặt nạ.
  • Quý vị có thể lây lan COVID-19 cho người khác ngay cả khi quý vị không cảm thấy mắc bệnh. Khẩu trang vải hoặc khẩu trang dùng một lần bảo vệ người khác trong trường hợp quý vị bị nhiễm.
  • Không đeo khẩu trang vải cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bất kỳ người nào bị khó thở, hoặc những ai không thể tự mình tháo khẩu trang.
  • Ngay cả khi quý vị đeo khẩu trang vải, giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet giữa quý vị và người khác. Khẩu trang vải không thay thế cho việc giữ khoảng cách hoặc các biện pháp phòng ngừa khác.
  • Quý vị không nhất thiết phải mua khẩu trang vải. Quý vị có thể dùng vật liệu đơn giản đang có tại nhà để tạo khẩu trang vải cho riêng mình.

Thông điệp cho người quản lý, giám sát và những người lãnh đạo khác tại nơi làm việc

  • Lập kế hoạch kiểm soát và đánh giá về COVID-19 và xác định người điều phối đủ điều kiện tại nơi làm việc có trách nhiệm với kế hoạch này. Tất cả nhân viên tại nơi làm việc cần biết cách liên hệ với người điều phối khi có bất kỳ mối lo ngại nào về COVID-19.
  • Mọi người cần được khám sàng lọc xem có bị sốt và các dấu hiệu và các triệu chứng khác về COVID-19 trước khi vào nơi làm việc. Khách thăm có các dấu hiệu và các triệu chứng bệnh không được phép vào nơi làm việc. Khuyến khích nhân viên có các dấu hiệu và các triệu chứng của COVID-19 tiếp xúc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cung cấp cho họ thông tin về chính sách trở lại làm việc và đưa họ về nhà ngay.
  • Hỗ trợ chính sách cách ly giao tiếp xã hội cho nhân viên khi có thể, bằng cách:
    • Sửa đổi chỉnh sửa trạm làm việc để nhân viên cách nhau trên 6 feet, 
    • Thêm vách chắn tại phòng ăn trưa, trạm làm việc và khu vực chờ phương tiện giao thông đi/đến, 
    • Xếp xen kẽ giờ bắt đầu, ca làm việc và giờ nghỉ, và
    • Thêm dấu hiện kiểm soát lưu lượng giao thông khi đi bộ.
  • Cung cấp các nguồn thông tin bổ sung giúp ngăn chặn lây lan mầm bệnh, các trạm khử trùng tay và các biện pháp kiểm soát nguồn bệnh như khẩu trang vải và khẩu trang dùng một lần hoặc tấm che mặt nếu phù hợp.
  • Tăng tần suất vệ sinh và khử trùng. Cân nhắc việc sử dụng các nhóm khử trùng đã được đào tạo và dành một ca làm việc chuyên để vệ sinh và khử trùng.
  • Nhắc nhở nhân viên báo cáo trực tiếp với quý vị những vấn đề sau:
    • Ở nhà khi bị bệnh và
    • Về chính sách nghỉ việc và làm việc linh hoạt để khuyến khích nhân viên ở nhà khi họ bị bệnh hoặc cảm thấy bị bệnh:
      • Liệu họ sẽ vẫn được trả lương
      • Liệu nghỉ việc có lý do vẫn được trả tiền thưởng hoặc các khoản ưu đãi khác
  • Nhân viên thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu có thể tiếp tục làm việc nếu họ có khả năng phơi nhiễm với COVID-19 nếu họ vẫn không có các triệu chứng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung. Có khả năng phơi nhiễm nghĩa là có tiếp xúc gần trong phạm vi 6 feet với người đã xác nhận hoặc nghi nhiễm COVID-19 từ 15 phút trở lên bắt đầu từ 48 giờ trước khi cá nhân đó có các triệu chứng bệnh.

Phần 3: Nguồn thông tin truyền thông

Nguồn thông tin bên dưới cung cấp tài liệu truyền thông, thường là đã dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các trang khác có thể cung cấp các tài liệu truyền thông hữu ích bổ sung; tuy nhiên điều quan trọng là phải xác minh các nguồn và chỉ dùng những nguồn có uy tín.

Video và mạng xã hội

  • Để bắt đầu phát triển kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội về COVID-19, hãy cân nhắc việc dùng Bộ công cụ phương tiện truyền thông của CDC.
  • Đặt thêm nút vào trang mạng xã hội của quý vị giúp nối kết người dùng với thông tin mới nhất về COVID-19 của CDC, hãy tới đây.
  • Để tăng tối đa khả năng nhiều người biết đến hãy dùng mạng xã hội
    • Ngoài Facebook, việc dùng các nền tảng hoặc lựa chọn mạng xã hội khác mà các nhóm cụ thể sử dụng có thể là phương cách hiệu quả tiếp cận tới độc giả của quý vị và
    • Hợp tác với các tổ chức cộng đồng (vd. các trung tâm đa văn hóa, các cộng đồng tín ngưỡng, các liêin đoàn địa phương) và đề nghị họ đăng thông tin truyền thông lên trang của họ.
  • Video có sẵn trên kênh YouTube cũng như Bộ công cụ mạng xã hội của CDC. Video phát trên bộ công cụ mạng xã hội thường ngắn hơn và có thể tải về được.

Liên kết tới các tài liệu truyền đạt được lựa chọn của CDC bằng nhiều thứ tiếng, theo chủ đề

Quý vị có tiếp cận với phiên bản tiếng Anh của toàn bộ tài liệu in ấn về COVID-19 của CDC ở đây. Lựa chọn các tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ở dưới.

Thông điệp phòng ngừa cơ bản/Giúp ngăn ngừa bệnh dịch/Chặn lây lan mầm bệnh

Tiếng Amharapdf icon | Tiếng Ả Rậppdf icon | Tiếng Miến Điệnpdf icon | Tiếng  Daripdf icon | Tiếng Anhpdf icon | Tiếng Tây Ban Nhapdf icon | Tiếng Farsipdf icon | Tiếng Pháppdf icon | Tiếng Creole Haitipdf icon | Tiếng Kinyardwandapdf icon | Tiếng Karenpdf icon | Tiếng Hàn Quốcpdf icon | Tiếng Nepalpdf icon | Tiếng Pashtopdf icon | Tiếng Bồ Đào Nhapdf icon | Tiếng Ngapdf icon | Tiếng Trung Quốc giản thểpdf icon | Tiếng Somalipdf icon | Tiếng Swahilipdf icon | Tiếng Tigrinyapdf icon | Tiếng Ukrainiapdf icon | Tiếng Việt Nampdf icon

Các dấu hiệu và các triệu chứng của COVID-19

Tiếng Amharapdf icon | Tiếng Ả Rậppdf icon | Tiếng Miến Điệnpdf icon | Tiếng Daripdf icon | Tiếng Anhpdf icon | Tiếng Farsipdf icon | Tiếng Pháppdf iconTiếng Creole Haiti | pdf icon | Tiếng Karenpdf icon | Tiếng Kinyardwandapdf icon | Tiếng Hàn Quốcpdf icon | Tiếng Nepal​​​​​​​pdf icon | Tiếng Oromopdf icon | Tiếng Pashtopdf icon | Tiếng Bồ Đào Nhapdf icon | Tiếng Ngapdf icon | Tiếng Trung Quốc giản thểpdf icon | Tiếng Somalipdf icon | Tiếng Tây Ban Nhapdf icon | Tiếng Swahilipdf icon | Tiếng Tagalogpdf icon | Tiếng Tigrinyapdf icon | Tiếng Thái Lanpdf icon | Tiếng Ukrainapdf icon | Tiếng Việt Nampdf icon

Thông tin về COVID-19

Tiếng Amharapdf icon | Tiếng Ả Rậppdf icon | Tiếng Miến Điệnpdf icon | Tiếng Daripdf icon | Tiếng Farsipdf icon | Tiếng Pháppdf icon | Tiếng Creole Haitipdf icon | Tiếng Karenpdf icon | Tiếng Kinyarwandapdf icon | Tiếng Hàn Quốcpdf icon | Tiếng Nepalpdf icon | Tiếng Pashtopdf icon | Tiếng Bồ Đào Nhapdf icon | Tiếng Ngapdf icon | Tiếng Trung Quốc Giản Thểpdf icon | Tiếng Somalipdf icon | Tiếng Tây Ban Nhapdf icon | Tiếng Swahilipdf icon | Tiếng Tagalogpdf icon | Tiếng Tigrinyapdf icon | Tiếng Ukrainapdf icon | Tiếng Việt Nampdf icon

Quý vị cần làm gì nếu bị bệnh

Tiếng Amharapdf icon | Tiếng Ả Rậppdf icon | Tiếng Miến Điệnpdf icon | Tiếng Daripdf icon | Tiếng Farsipdf icon | Tiếng Pháppdf icon | Tiếng Creole Haitipdf icon | Tiếng Karenpdf icon | Tiếng Kinyarwandapdf icon | Tiếng Hàn Quốcpdf icon | Tiếng Kunamapdf icon | Tiếng Nepalpdf icon | Tiếng Oromopdf icon | Tiếng Pashtopdf icon | | Tiếng Bồ Đào Nhapdf icon | Tiếng Ngapdf icon | Tiếng Trung Quốc Giản Thểpdf icon | Tiếng Somalipdf icon | Tiếng Tây Ban Nhapdf icon | Tiếng Swahilipdf icon | Tiếng Tagalogpdf icon | Tiếng Thái Lanpdf icon | Tiếng Tigrinyapdf icon | Tiếng Ukrainiapdf icon | Tiếng Việt Nampdf icon

Điều quý vị nên biết về COVID-19 để bảo vệ bản thân và người khác

Tiếng Amharapdf icon | Tiếng Ả Rậppdf icon | Tiếng Miến Điệnpdf icon | Tiếng Chuukpdf icon | Tiếng Daripdf icon | Tiếng Anhpdf icon | Tiếng Farsipdf icon | Tiếng Pháppdf icon | Tiếng Creole Haitipdf icon | Tiếng Karen pdf icon| Tiếng Kinyarwandapdf icon | Tiếng Hàn Quốcpdf icon |Tiếng Marshallpdf icon | Tiếng Nepalpdf icon | Tiêng Pashtopdf icon | Tiếng Bồ Đào Nhapdf icon | Tiếng Ngapdf icon | Tiếng Trung Quốc Giản Thểpdf icon | Tiếng Somalipdf icon | Tiếng Tây Ban Nhapdf icon | Tiếng Swahilipdf icon | Tiếng Tagalogpdf icon | Tiếng Thái Lanpdf icon | Tiếng Tongapdf icon | Tiếng Tigrinyapdf icon | Tiếng Ukrainiapdf icon | Tiếng Việt Nampdf icon

Hướng dẫn cho các gia đình đông người hoặc nhiều thế hệ sống trong cùng một nhà

Tiếng Amharapdf icon | Tiếng Ả Rậppdf icon | Tiếng Miến Điệnpdf icon | Tiếng Daripdf icon | Tiếng Farsipdf icon | TiếngPHáppdf icon | Tiếng Creole Haitipdf icon | Tiếng Karenpdf icon | Tiếng Kinyarwandapdf icon | Tiếng Hàn Quốcpdf icon | Tiếng Nepalpdf icon | Tiếng Pashtopdf icon | Tiếng Bồ Đào Nhapdf icon | Tiếng Ngapdf icon | Tiếng Trung Quốc Giản Thểpdf icon | Tiếng Somalipdf icon | Tiếng Tây Ban Nhapdf icon | Tiếng Swahilipdf icon | Tiếng Tagalogpdf icon | Tiếng Tigrinyapdf icon | Tiếng Thái Lan pdf icon| Tiếng Ukrainapdf icon |  Tiếng Việt Nampdf icon

Cập nhật lần cuối ngày 20 tháng 11 năm 2020