Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Chiến Lược Công Bằng Y Tế Để Ứng Phó với COVID-19 của CDC: Tăng Tốc Tiến Trình Hướng Đến Giảm Thiểu Sự Bất Bình Đẳng trong Bối Cảnh COVID-19 và Đạt Đến Sự Công Bằng Y Tế

Chiến Lược Công Bằng Y Tế Để Ứng Phó với COVID-19 của CDC: Tăng Tốc Tiến Trình Hướng Đến Giảm Thiểu Sự Bất Bình Đẳng trong Bối Cảnh COVID-19 và Đạt Đến Sự Công Bằng Y Tế
Cập nhật ngày 21 tháng 8 năm 2020

Nguyên tắc hướng dẫn

Giảm thiểu sự bất bình đẳng về y tế. Sử dụng các biện pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu. Khơi gợi sự gắn kết giàu ý nghĩa với các tổ chức cộng đồng và những người lãnh đạo nhóm đối tượng đa dạng. Dẫn dắt nỗ lực tiếp cận hỗ trợ phù hợp với văn hóa. Giảm thiểu sự kỳ thị, trong đó có sự kỳ thị liên quan đến chủng tộc và dân tộc.

Tầm nhìn

Tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp nhận cấp độ dịch vụ y tế cao nhất có thể.

Nhiệm vụ

  • Giảm thiểu gánh nặng thiếu cân xứng do COVID-19 giữa các nhóm dân cư có nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong cao hơn.
  • Giải quyết trên diện rộng vấn đề bất bình đẳng và thiếu công bằng trong y tế liên quan đến COVID-19 bằng một cách tiếp cận toàn diện, đáp ứng mọi vấn đề.
  • Xây dựng một kế hoạch chiến lược để giúp chúng ta đạt được các mục tiêu này.

Tổng Quan

Mục tiêu đạt được sự công bằng y tế đòi hỏi phải tôn trọng mọi người như nhau với nỗ lực liên tục và tập trung để giải quyết tình trạng thiếu công bằng có thể tránh được, những bất công từ xa xưa và hiện tại cũng như loại bỏ sự bất bình đẳng về sức khỏe và dịch vụ y tế. Tác động của COVID-19 đối với sức khỏe của dân cư đã cho thấy sự bất bình đẳng từ đã có từ lâu và làm hao mòn một cách có hệ thống với sức khỏe thể chất, xã hội, kinh tế và cảm xúc của các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số cũng như các nhóm đối tượng dân cư khác đang phải chịu gánh nặng thiếu cân xứng do COVID-19.

Sự bất bình đẳng dai dẳng về sức khỏe kết hợp với mô hình nhà ở từ xa xưa, điều kiện làm việc và các nhân tố khác đã đặt những người thuộc một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số trước nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong do COVID-19 cao hơn. Trong khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về tác động của COVID-19 đối với sức khỏe của các nhóm dân cư khác nhau, thì việc hành động ngay là tối quan trọng để giảm thiểu sự bất bình đẳng đang gia tăng do COVID-19 ở các nhóm dân cư được biết là có nguy cơ không cân xứng.

Trên diện rộng, Chiến Lược Công Bằng Y Tế Để Ứng Phó với COVID-19 của CDC tìm cách cải thiện hệ quả về sức khỏe cho các nhóm dân cư chịu ảnh hưởng thiếu cân xứng bằng cách tập trung vào bốn ưu tiên sau:

  1. Mở rộng cơ sở bằng chứng xác thực.
  2. Mở rộng các chương trình và thực hành xét nghiệm, truy dấu người tiếp xúc, cách ly, chăm sóc sức khỏe và phục hồi khỏi tác động của những hệ quả tiêu cực ngoài ý muốn của các chiến lược giảm thiểu nhằm tiếp cận các nhóm dân cư bị đặt vào nguy cơ cao hơn. Ví dụ về các hệ quả tiêu cực tiềm tàng ngoài ý muốn bao gồm mất đi bảo hiểm y tế; mất ổn định về lương thực, nhà ở và thu nhập; các vấn đề sức khỏe tâm thần; sử dụng chất kích thích; và bạo lực xuất phát từ các yếu tố như cách ly xã hội, căng thẳng tài chính và lo âu.
  3. Mở rộng các hoạt động của chương trình và cơ sở y tế để hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực thiết yếu và tuyến đầu để ngăn chặn sự lây truyền COVID-19. Ví dụ về người lao động trong lĩnh vực thiết yếu và tuyến đầu gồm có nhân viên y tế, nhân viên ngành thực phẩm và
    nhân viên cơ sở cải huấn.
  4. Mở rộng lực lượng lao động được trang bị để đánh giá và giải quyết nhu cầu của người dân Hoa Kỳ với tính đa dạng ngày càng tăng.

Trọng Tâm dựa trên Nhóm Dân Cư và Địa Điểm

  • Nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số
  • Người sống ở khu vực nông thôn hoặc vùng biên giới
  • Người vô gia cư
  • Người lao động trong lĩnh vực thiết yếu và tuyến đầu
  • Người khuyết tật
  • Người bị rối loạn sử dụng chất kích thích
  • Người có vấn đề về luật pháp (người bị giam trong tù)
  • Người không sinh ra ở Hoa Kỳ

Kết Quả Mong Muốn

  • Tình trạng bất bình đẳng y tế liên quan đến COVID-19 giảm bớt.
  • Tăng cường xét nghiệm, truy dấu người tiếp xúc, các phương án cách ly và quản lý bệnh và chăm sóc phòng ngừa bệnh ở các nhóm dân cư có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn.
  • Đảm bảo tính công bằng trong hoạt động phân phối và quản lý chủng ngừa COVID-19 trên cả nước trong tương lai.
  • Triển khai được các chính sách, hệ thống và chiến lược môi trường dựa trên bằng chứng xác thực để giảm thiểu sự bất bình đẳng về xã hội và y tế liên quan đến COVID-19.
  • Giảm thiểu sự kỳ thị và thành kiến ngầm liên quan đến COVID-19.
  • Mở rộng khả năng thích ứng về văn hóa và áp dụng các nguyên tắc công bằng y tế trong lực lượng ứng phó với COVID-19 với tính đa dạng ngày càng tăng.

Thời Hạn của Chiến Lược

Chiến Lược Công Bằng Y Tế có trọng tâm là các biện pháp tức thì có thể được thực hiện để ứng phó với đại dịch COVID-19 và chiến lược này sẽ theo sát quá trình đạt đến kết quả mong muốn.

Chiến Lược Ưu Tiên 1

Mở rộng cơ sở bằng chứng xác thực.

Các Hoạt Động

  • Khai triển các kế hoạch thu thập và báo cáo dữ liệu kịp thời, hoàn chỉnh, tiêu biểu và phù hợp về xét nghiệm, tỷ lệ mắc mới, chủng ngừa và các kết quả nghiêm trọng theo các danh mục cụ thể về chủng tộc và dân tộc, trong đó có tính đến sự chênh lệch về tuổi tác và giới tính giữa các nhóm.
  • Khai triển các kế hoạch thu thập và báo cáo dữ liệu kịp thời, hoàn chỉnh, tiêu biểu và phù hợp về xét nghiệm, tỷ lệ mắc mới, chủng ngừa và các kết quả nghiêm trọng trong các nhóm đối tượng trọng tâm khác.
  • Xây dựng kế hoạch đánh giá cơ sở lý thuyết và phân tích bằng những dữ liệu có sẵn từ các nguồn của CDC và/hoặc không phải của CDC để đánh giá các tác động thiếu cân đối của COVID-19.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu đặc biệt liên quan đến các nhân tố quyết định về sức khỏe xuất phát từ xã hội để mở rộng cơ sở kiến thức, đặt trong bối cảnh bất bình đẳng y tế và giảm thiểu sự kỳ thị và thành kiến.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền bá dữ liệu liên quan đến công bằng y tế và tài liệu có liên quan, được thiết kế sao cho phù hợp về mặt văn hóa và ngôn ngữ cho các nhóm đối tượng đa dạng.
  • Xây dựng các nguyên tắc chủ chốt và nguồn lực để thu thập, phân tích, báo cáo và truyền bá dữ liệu liên quan đến công bằng y tế làm cơ sở thông tin cho hành động trong một
    bối cảnh khẩn cấp về mặt y tế công cộng.

Kết Quả Trước Mắt (3-12 tháng)

  • Dữ liệu kịp thời, hoàn chỉnh và tiêu biểu luôn sẵn có cho cộng đồng và các bên liên quan khác, là cơ sở thông tin để CDC giải quyết các vấn đề bất bình đẳng về chủng tộc và dân tộc liên quan
    đến COVID-19.
  • Các phân tích được thực hiện, báo cáo và đưa vào hướng dẫn cũng như các ấn bản khác của CDC làm cơ sở thông tin cho các chiến lược thực hiện và chương trình trong tương lai.
  • Chúng tôi điều chỉnh các ấn phẩm cho phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ để phổ biến và tiếp cận các nhóm đối tượng đa dạng.
  • Chúng tôi đã xây dựng và áp dụng hướng dẫn về các nguyên tắc chủ chốt và nguồn lực đi kèm.
Chiến Lược Ưu Tiên 2

Mở rộng các chương trình và biện pháp tiến hành xét nghiệm, truy dấu người tiếp xúc, cách ly, chăm sóc sức khỏe và phục hồi khỏi tác động của những hệ quả tiêu cực ngoài ý muốn của các chiến lược giảm thiểu nhằm tiếp cận các nhóm dân cư bị đặt vào nguy cơ cao hơn.

Các Hoạt Động

  • Xây dựng phép phân tích Thế Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Thách Thức (SWOT) cho các phương án đầu tư vào chương trình và thực hành của CDC với trọng tâm là giảm thiểu sự bất bình đẳng trong y tế và giải quyết những hệ quả tiêu cực của các chiến lược giảm thiểu.
  • Xây dựng năng lực tiếp cận của cộng đồng với các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bằng các chương trình và biện pháp đã điều chỉnh về văn hóa và ngôn ngữ để thực hiện các chiến lược xét nghiệm, truy vết người tiếp xúc, cách ly, chủng ngừa và chăm sóc sức khỏe khắp các cộng đồng trong môi trường có nguy cơ cao và dựa vào địa điểm.
  • Xây dựng một chiến lược truyền thông y tế với các vật phẩm và người truyền đạt thông điệp phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ, nhằm phổ biến các thông tin chính xác bằng ngôn ngữ đơn giản, giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các chiến lược giảm thiểu và nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động khám sức khỏe toàn diện cũng như chăm sóc phòng ngừa bệnh.
  • Xác định và tạo dựng các mối quan hệ cộng tác với những đối tác quan trọng tương ứng với môi trường tại chỗ để phục vụ và hỗ trợ các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn.
  • Xác định và tạo dựng các mối quan hệ cộng tác với những đối tác quan trọng có liên kết với các nhóm chủng tộc và dân tộc có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn để truyền bá những thông tin chính xác về mặt khoa học, phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ cũng như tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ liên quan đến sức khỏe.
  • Xác định và tạo dựng các mối quan hệ cộng tác với những đối tác quan trọng có liên kết đến các nhóm đối tượng trọng tâm khác có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn.
  • Xây dựng các chiến lược ngăn chặn tác dụng tiêu cực của các chiến lược giảm thiểu trong những đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm và tình huống khẩn cấp khác trong tương lai.
  • Hỗ trợ xây dựng năng lực phân phối và quản lý vắc-xin COVID-19 bằng cách xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức,
    bao gồm các cơ quan liên bang, tiểu bang, địa phương, bộ lạc và vùng lãnh thổ, các đối tác phi chính phủ, tư nhân trong nước và những tổ chức xuất phát từ cộng đồng.
  • Xác định và tạo dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức chính sách tiểu bang và địa phương liên kết với các nhóm đối tượng trọng tâm khác để xây dựng các chiến lược dựa trên bằng chứng xác thực giúp phòng tránh COVID-19 cho các nhóm dân cư có nguy cơ cao hơn.
  • Thực hiện hỗ trợ liên quan đến COVID-19 phù hợp với văn hóa cho các tổ chức bộ lạc của Người Da Đỏ Mỹ/Người Alaska Bản Địa.

Kết Quả Trước Mắt (3-12 tháng)

  • Đã triển khai và đánh giá định kỳ tiến độ của kế hoạch.
  • Tăng cường năng lực tiếp cận các nhóm dân cư có nguy cơ mắc COVID-19 cao trong khi vẫn đảm bảo vấn đề đạo đức.
  • Tăng cường phạm vi tiếp cận của mạng lưới đối tác để truyền bá các tài liệu giúp giảm thiểu sự hoài nghi về y tế.
  • Tăng khả năng được xét nghiệm, các phương án cách ly và chăm sóc trong khu vực phân quyền STLT cho các nhóm dân cư có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn.
  • Tăng cường năng lực toàn quốc để triển khai hiệu quả các chiến lược giảm thiểu cho nhóm đối tượng trọng tâm.
  • Đã xây dựng được chiến lược vắc-xin cùng các hoạt động chủng ngừa bổ sung tập trung vào đảm bảo khả năng tiếp cận cho các nhóm dân cư có nguy cơ tỷ suất bệnh và tỷ lệ tử vong cao nhất.
  • Tăng cường giáo dục kiến thức cho các nhà hoạch định chính sách của tiểu bang và địa phương về các chiến lược dựa trên chứng cứ xác thực nhằm phòng tránh COVID-19 cho những nhóm dân cư có nguy cơ cao nhất.
Chiến Lược Ưu Tiên 3

Mở rộng các hoạt động của chương trình và cơ sở y tế để hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực thiết yếu và tuyến đầu ngăn chặn sự lây truyền COVID-19.

Các Hoạt Động

  • Xây dựng phép phân tích SWOT cho các phương án đầu tư vào chương trình và cơ sở y tế của CDC với trọng tâm là giảm thiểu sự bất bình đẳng trong y tế liên quan đến COVID-19-giữa các nhân viên trong lĩnh vực thiết yếu và tuyến đầu.
  • Xây dựng năng lực để tiếp cận những người lao động thiết yếu và ở tuyến đầu thông qua những chương trình hiệu quả và phù hợp về văn hóa, ngôn ngữ cũng như các biện pháp thực hiện chiến lược xét nghiệm, truy vết người tiếp xúc, cách ly và chăm sóc.
  • Xây dựng một chiến lược truyền thông y tế với các vật phẩm và người truyền đạt thông điệp phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ, đẩy mạnh tuyên truyền thông tin chính xác về mặt khoa học về phòng tránh COVID-19 cũng như tầm quan trọng của hoạt động khám sức khỏe toàn diện được thiết kế riêng cho người lao động thiết yếu và ở tuyến đầu.
  • Tạo dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức phục vụ và hỗ trợ sự an toàn cho người lao động thiết yếu và ở tuyến đầu (VD: các hiệp hội y tế, ngành thực phẩm, nhu yếu phẩm, bán lẻ,
    nhà hàng).
  • Hỗ trợ xây dựng năng lực phân phối và quản lý sử dụng vắc-xin cho người lao động thiết yếu  và ở tuyến đầu bằng cách xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức, bao gồm các cơ quan liên bang, tiểu bang, địa phương, bộ lạc và vùng lãnh thổ, các đối tác phi chính phủ, tư nhân trong nước và những tổ chức xuất phát từ cộng đồng.
  • Xác định và tạo dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức chính sách tiểu bang và địa phương liên kết với các nhóm đối tượng trọng tâm khác để xây dựng các chiến lược dựa trên bằng chứng xác thực giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm vi-rút COVID-19 cho người lao động thiết yếu và ở tuyến đầu.

Kết Quả Trước Mắt (3-12 tháng)

  • Đã triển khai và đánh giá định kỳ tiến độ của kế hoạch giảm thiểu sự bất bình đẳng trong y tế.
  • Tăng cường năng lực tiếp cận các mạng lưới người lao động thiết yếu và ở tuyến đầu với các phương án xét nghiệm COVID-19, truy dấu người tiếp xúc, các phương án cách ly và hoạt động chăm sóc.
  • Tăng phạm vi tiếp cận thông tin dành riêng cho người lao động thiết yếu và ở tuyến đầu.
  • Mở rộng hoạt động giáo dục kiến thức cho các nhà hoạch định chính sách tiểu bang và địa phương về các chiến lược dựa trên bằng chứng xác thực nhằm giảm thiểu khả năng phơi nhiễm của người lao động thiết yếu và ở tuyến đầu với chủng vi-rút gây bệnh COVID-19.
Chiến Lược Ưu Tiên 4

Mở rộng lực lượng lao động được trang bị để đánh giá và giải quyết nhu cầu của người dân Hoa Kỳ với tính đa dạng ngày càng tăng.

Các Hoạt Động

  • Xây dựng chương trình đào tạo và nguồn lực phù hợp về ngôn ngữ và văn hóa cho lực lượng ứng phó với COVID-19.
  • Xây dựng lực lượng ứng phó đa dạng (ví dụ như đa dạng về chủng tộc, dân tộc và nguồn gốc xã hội, đa ngành nghề, đa ngôn ngữ và gồm nhiều thế hệ).
  • Thực hiện hỗ trợ cho lực lượng ứng phó của CDC, những người có thể đang phải chịu mất mát và khó khăn do đại dịch COVID-19.
  • Thực hiện các biện pháp thực hành bao hàm đối với các hoạt động nhóm để đánh giá và giải quyết nhu cầu của người dân Hoa Kỳ với tính đa dạng ngày càng tăng.

Kết Quả Trước Mắt (3-12 tháng)

  • > 50% số nhân viên ứng phó y tế công cộng đã hoàn thành (các) khóa đào tạo trong vòng 1 tháng kể từ khi triển khai.
  • Sự tham gia ngày càng tăng và bền vững của những người lao động đa dạng trong việc ứng phó ở mọi cấp độ.
Cập nhật lần cuối ngày 21 tháng 8 năm 2020