Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Tiêm chủng COVID-19 cho người vô gia cư: Câu hỏi thường gặp

Tiêm chủng COVID-19 cho người vô gia cư: Câu hỏi thường gặp
Cập nhật ngày 18 tháng 12 năm 2020

Sau đây là các câu hỏi thường gặp về tiêm chủng COVID-19 cho người vô gia cư. Để biết thông tin chung về vắc-xin COVID-19 vui lòng xem trang Thông Tin về Vắc-xin COVID-19 của CDC.

Những thông tin mới về vắc-xin COVID-19 đang ngày càng nhiều. Vui lòng thường xuyên kiểm tra lại xem thông tin cập nhật.

Mục tiêu là để tất cả mọi người, trong đó có người vô gia cư, đều được tiêm vắc-xin COVID-19 dễ dàng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do dự kiến nguồn cung vắc-xin ban đầu còn hạn chế 2020, CDC đã thông qua khuyến cáo của Ủy Ban Tư Vấn về Quy Trình Phòng Ngừa Miễn Dịch (ACIP), rằng nhân viên y tế và cư dân sinh sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19 trước. Các nhóm người này được lựa chọn vì các môi trường chăm sóc sức khỏe nói chung và cơ sở chăm sóc dài hạn nói riêng, có thể là những nơi có nguy cơ cao nhiễm loại vi-rút gây bệnh COVID-19. Nhân viên y tế và cư dân sinh sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn có khả năng sẽ được tiêm vắc-xin vào cuối năm 2020, đầu năm 2021. Nhân viên y tế tại các sở y tế tiểu bang và địa phương hiện đang nghiên cứu cách tiếp tục phân phối vắc-xin COVID-19 một cách công bằng, đạo đức và minh bạch cho các nhóm khác nữa, trong đó cân nhắc đến những người vô gia cư. Người vô gia cư có nhiều đặc điểm khác, như tuổi tác và được tuyển dụng ở một số công việc nhất định. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến thời điểm có vắc-xin cho họ.

Người vô gia cư có thể gặp khó khăn với việc tiếp cận dịch vụ y tế tại các cơ sở truyền thống như phòng khám hay nhà thuốc. Vì vậy, các kế hoạch phân phối vắc-xin của tiểu bang và địa phương đã tính đến các chiến lược để đưa vắc-xin tới cho người vô gia cư, bao gồm các cơ sở dịch vụ cho người vô gia cư như mái ấm, cơ sở ban ngày hoặc các điểm dịch vụ ăn uống. Các kế hoạch triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 cũng nên cân nhắc các chiến lược để thực hiện tiêm chủng tại những khu vực thường xuyên có người vô gia cư chưa có nơi trú ẩn lui tới. Các khu vực này có thể có nơi dựng trại hoặc các địa điểm đã biết trước, nơi người vô gia cư chưa có nơi trú ẩn hay có mặt.

Dịch vụ cho người vô gia cư là rất quan trọng và vẫn còn tiếp diễn trong đại dịch. Nhân viên dịch vụ vô gia cư và nhóm tiếp cận người vô gia cư thường xuyên tiếp xúc gần với đồng nghiệp và khách hàng. Điều này khiến họ có nguy cơ nhiễm và làm lây lan loại vi-rút gây bệnh COVID-19. Vì vậy, các nhân viên dịch vụ cho người vô gia cư nên đặc biệt cân nhắc việc tiêm chủng khi có vắc-xin cho họ. Hơn nữa, do nhân viên tại những mái ấm cho người vô gia cư được xem là người lao động thiết yếupdf iconexternal icon, họ có thể có cơ hội được tiêm chủng sớm hơn người dân nói chung.

Việc ghi lại để biết người vô gia cư đã được tiêm chủng COVID-19 hay chưa là rất quan trọng vì hai lý do. Trước hết, việc ghi lại tình hình tiêm chủng của người đã được tiêm chủng và khi nào cần tiêm nhắc liều thứ hai sẽ là cần thiết. Thứ hai, việc các chương trình tiêm chủng ghi lại tình trạng nhà ở để ước tính mức độ bao phủ người vô gia cư sẽ là rất quan trọng. Một nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng COVID-19 được yêu cầu phải báo cáo dữ liệu cấp dùng vắc-xin cho hệ thống thông tin tiêm chủng (IIS) hoặc các chương trình khác của khu vực phân quyền. Trường địa chỉ này có thể được sử dụng để cung cấp thông tin về tình trạng vô gia cư. Nhà cung cấp vắc-xin cũng được yêu cầu cung cấp cho người nhận vắc-xin một chiếc thẻ hồ sơ tiêm chủng. Cũng có thể đưa thông tin tình trạng tiêm chủng COVID-19 vào Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Người Vô Gia Cưexternal icon. Cuối cùng, dữ liệu đã tiêm vắc-xin từ các sự kiện chiến dịch tiêm chủng tại cơ sở dịch vụ cho người vô gia cư có thể được nhập vào bảng điều khiển Chăm Sóc Sức Khỏe cho Người Vô Gia Cư của CDC và Quốc Giaexternal icon để được đưa vào một bảng điều khiển tổng hợp.

Người vô gia cư có thể gặp khó khăn khi tiêm nhắc liều vắc-xin COVID-19 thứ hai. Đây có thể là một khó khăn đặc biệt vì phải sử dụng cùng loại sản phẩm vắc-xin cho cả hai liều. Nhân viên y tế công cộng, nhân viên y tế và nhân viên dịch vụ cho người vô gia cư nên làm việc cùng nhau để tạo thuận cho việc tiêm nhắc bằng cách ghi lại thông tin liên hệ cập nhật, đảm bảo đã có thông tin liều cho nhà cung cấp vắc-xin trên khắp các cơ sở và khu vực địa lý, đem lại nhiều cơ hội dễ dàng tiếp cận để nhận vắc-xin COVID-19, lồng ghép lời nhắc vào các hoạt động tương tác thường quy và tiếp cận để kết nối với những người có thể bị bỏ lỡ tiêm nhắc.

Các tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã đồng ý tham gia Chương Trình Tiêm Chủng COVID-19 và ký tên trên Thỏa Thuận Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Tiêm Chủng COVID-19 sẽ nhận được vắc-xin COVID-19 cho khu vực của họ. Vì vậy, có khả năng là nhân viên y tế tại các cơ sở dịch vụ cho người vô gia cư có thể thực hiện việc tiêm vắc-xin COVID-19 thông qua chương trình này. Những nhân sự không phải là nhân viên y tế, chẳng hạn như nhân viên sức khỏe cộng đồng và nhân viên tại mái ấm, có thể giúp đỡ trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khi có sự kiện tiêm chủng. Những người điều hành dịch vụ cho người vô gia cư nên phối hợp chặt chẽ với các sở y tế địa phươngexternal icontiểu bang để tiêm chủng cho khách hàng và nhân viên của họ.

Tiêm chủng là một công cụ quan trọng để kiểm soát đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, do dịch vụ cho người vô gia cư là tối quan trọng đối với khả năng sinh tồn và sức khỏe toàn diện, nhà cung cấp dịch vụ nên thực hiện tất cả các bước có thể để đảm bảo việc tiêm chủng không tạo nên rào cản ngăn mọi người đến với các cơ sở dịch vụ cho người vô gia cư. Việc xây dựng mối quan hệ và cung cấp thông tin nhất quán, minh bạch sẽ là quan trọng đối với việc đảm bảo khách hàng cảm thấy thoải mái khi được tiêm vắc-xin COVID-19.

Người vô gia cư có thể có một lịch sử sang chấn và có thể đã có trải nghiệm không hay với các dịch vụ y tế. Để cải thiện sự tin tưởng vào vắc-xin, hãy làm việc với các nhân viên và người định hướng trong cộng đồng đã có mối quan hệ tin tưởng với khách hàng mà quý vị phục vụ. Ngoài ra, hãy đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng tổ chức nhiều sự kiện tiêm chủng và cho khách hàng thời gian cân nhắc về việc tiêm vắc-xin. Cung cấp thông tin vắc-xin rõ ràng, nhất quán và minh bạch cho nhân viên, người tổ chức cộng đồng và người vô gia cư.

Tiêm chủng chỉ là một công cụ để kiểm soát đại dịch COVID-19. Nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể, bao gồm đeo khẩu trang, cách ly giao tiếp xã hội và rửa tay để tránh cho nhân viên, tình nguyện viên và khách hàng làm lây lan loại vi-rút gây bệnh COVID-19. Hãy tiếp tục tuân thủ các khuyến cáo phòng ngừa cho nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư và liên quan đến người vô gia cư không có nơi trú ẩn.

Cập nhật lần cuối ngày 18 tháng 12 năm 2020