Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Các chỉ báo để chủ động ra quyết định cho trường học

Các chỉ báo để chủ động ra quyết định cho trường học
Cập nhật ngày 15 tháng 9 năm 2020

Việc các trường mở cửa an toàn và nhanh chóng nhất có thể để phục vụ học tập tại trường là hết sức quan trọng. Để tạo điều kiện cho các trường mở cửa và duy trì trạng thái mở cửa, điều quan trọng là phải áp dụng và thực hiện chính xác, nhất quán các hành động nhằm ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2, chủng vi-rút gây bệnh COVID-19, không chỉ trong trường học mà còn ở cộng đồng. Điều này có nghĩa là các học sinh, gia đình, giáo viên, nhân viên nhà trường và toàn thể người dân trong cộng đồng phải hành động để bảo vệ chính mình và những người khác ở nơi họ sinh hoạt, làm việc, học tập và vui chơi. Hay nói ngắn gọn, thành công trong việc ngăn chặn sự xâm nhập và lây truyền vi-rút SARS-CoV-2 theo đó trong môi trường học đường có liên quan và lệ thuộc vào tình hình ngăn chặn sự lây truyền trong các cộng đồng.

Bối Cảnh

Trường học là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của cộng đồng, vì nơi đây cung cấp môi trường học tập an toàn, hỗ trợ cho học sinh, là nơi làm việc của giáo viên và nhân viên, và giúp phụ huynh, người giám hộ và người chăm sóc có thể tiếp tục làm việc. Các trường cũng giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng y tế bằng cách cung cấp các dịch vụ quan trọng gồm chương trình bữa ăn học đường và dịch vụ sức khỏe xã hội, thể chất, hành vi và tâm thần. Sự lây truyền SARS-CoV-2 trong các trường học có thể là tấm gương phản chiếu tình hình lây truyền trong cộng đồng quanh đó. Vì vậy, khi đưa ra quyết định về thời điểm mở cửa trường học để phục vụ học tập trực tiếp, điều quan trọng là phải hiểu được tình hình lây truyền SARS-CoV-2 trong phạm vi cộng đồng quanh trường để xác định nguy cơ xâm nhập và lây truyền tiềm tàng của SARS-CoV-2 trong trường học đó.

Kinh nghiệm trong nước và quốc tế đã cho thấy, ngay cả khi trường học cẩn trọng điều phối, lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại, thì vẫn có thể phát sinh các ca bệnh COVID-19. Việc chuẩn bị tinh thần và lên kế hoạch cho trường hợp có một ca bệnh COVID-19 hoặc nhiều hơn có thể giúp ứng phó ngay nhằm giảm thiểu tác động, cho phép trường học tiếp tục mở cửa phục vụ học tập trực tiếp tại trường, nếu thích hợp.  Khi các chiến lược giảm thiểu được áp dụng liên tục và chính xác, nguy cơ lây lan bên trong môi trường học đường và cộng đồng xung quanh sẽ giảm đi.

Mục đích của các chỉ báo

Trong đại dịch COVID-19, các Tiểu Bang, Bộ Lạc, Địa Phương và Địa Hạt (STLT) cùng các khu học chánh đã và đang đưa ra quyết định về thời điểm và cách thức mở cửa trường học an toàn. Nhiều STLT, đối tác và thành viên trong cộng đồng đã hỏi CDC cách xác định thời điểm an toàn để mở cửa trường học phục vụ học tập trực tiếp tại trường.  Không có câu trả lời dễ dàng hoặc chỉ dựa vào một chỉ báo đơn lẻ. Chúng ta phải cân nhắc đến nhiều biến số.

Tài liệu này đề xuất các chỉ báo lõi và thứ cấp mà STLT có thể sử dụng để bổ trợ cho quy trình ra quyết định liên quan đến việc mở cửa trường học trở lại phục vụ học tập trực tiếp. Học tập trực tiếp bao gồm tất cả các lớp học và hoạt động được thực hiện trong giờ học chính khóa. Nó không bao gồm cụ thể các hoạt động ngoại khóa - như thể thao hay kịch nghệ - được tổ chức sau giờ học. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sử dụng các chỉ báo này để xác định xem có nên thực hiện hoạt động ngoại khóa và cách thực hiện như thế nào với các chiến lược giảm thiểu cần thiết đã có sẵn.

Tài liệu này có mục đích hỗ trợ các viên chức STLT ra quyết định, hơn là xác lập các quy định mang tính quản lý. Các khuyến nghị này dựa trên hiểu biết hiện tại của CDC về COVID-19 tại Mỹ. CDC sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng COVID-19 và cập nhật hướng dẫn nếu cần. Hướng dẫn này nhằm mục đích bổ sung chứ không thay thế cho bất kỳ luật, quy tắc và quy định nào về sức khỏe và an toàn của tiểu bang, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc bộ lạc mà trường phải tuân thủ.

Mỗi STLT nên quyết định các chỉ báo thích hợp để tham chiếu khi quyết định mở cửa, đóng cửa hay mở cửa trở lại các trường học. CDC khuyến cáo sử dụng 3 chỉ báo chính yếu. Các chỉ báo chính yếu này bao gồm hai đại lượng đo lường gánh nặng cộng đồng (số ca mới trên mỗi 100.000 người trong 14 ngày gần nhất; và tỷ lệ phần trăm số xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính trong 14 ngày gần nhất) VÀ một đại lượng tự đánh giá về tình hình trường thực hiện các chiến lược giảm thiểu then chốt. CDC khuyên người ra quyết định nên sử dụng một hoặc cả hai đại lượng chính yếu đầu tiên về gánh nặng cộng đồng, kết hợp với chỉ báo chính yếu thứ ba, là đại lượng tự đánh giá về tình hình trường thực hiện các chiến lược giảm thiểu then chốt. Các chiến lược giảm thiểu then chốt này nên được thực hiện trên phạm vi rộng nhất có thể.

Hai đại lượng đo lường gánh nặng cộng đồng nên được sử dụng để đánh giá tỷ lệ mắc mới và lây lan SARS-CoV-2 trong cộng đồng xung quanh (VD: quận), thay vì trong chính các trường. Hiện tại, CDC không khuyến cáo sử dụng các chỉ báo chính yếu này để đo lường gánh nặng trong trường.

Chúng ta cũng có thể sử dụng các chỉ báo thứ cấp để bổ trợ cho các chỉ báo chính yếu và hỗ trợ thêm cho các biện pháp hành động. Danh sách các chỉ báo thứ cấp chỉ mang tính minh họa và chưa bao gồm hết tất cả mọi chỉ báo.

Cũng nên cân nhắc cả các yếu tố khác khi đưa ra quyết định cấp địa phương - bao gồm mức độ tuân thủ các chiến lược giảm thiểu trong cộng đồng rộng hơn. Các viên chức địa phương nên tìm kiếm các nguồn dữ liệu khác để đánh giá mức độ tuân thủ với chiến lược giảm thiểu đã khuyến cáo trong phạm vi cộng đồng. Mỗi STLT có thể quyết định những chỉ báo thích hợp nhất để tham chiếu đến khi quyết định đóng cửa, mở cửa hay mở cửa trở lại trường học.

Cuối cùng, các ngưỡng được đưa ra theo mỗi chỉ số nên đóng vai trò cột mốc rủi ro cố hữu ở cấp độ địa phương.

Mô tả chỉ báo

Sau đây là các chỉ chính yếu và thứ cấp để những người ra quyết định cân nhắc khi quyết định mở cửa, đóng cửa hay mở cửa trở lại trường học theo thời gian. Các chỉ báo chính yếu bao gồm đại lượng đo lường tình trạng lây truyền cộng đồng cũng như đại lượng đo lường mức độ tuân thủ các chiến lược giảm thiểu then chốt.

Chỉ báo chính yếu

Chỉ báo chính yếu bao gồm một hoặc cả hai đại lượng đo lường gánh nặng cộng đồng VÀ một đại lượng đo lường tự đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược giảm thiểu then chốt của trường. Thông tin thêm, bao gồm cách tính toán các chỉ báo này, có ở bảng dưới đây.

Đại lượng đo lường gánh nặng cộng đồng

  • Số ca mới trên mỗi 100.000 người trong vòng 14 ngày gần nhất, VÀ/HOẶC
  • Tỷ lệ phần trăm số xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính trong 14 ngày gần nhất, VÀ

Tình hình các chiến lược giảm thiểu

Các trường học nên áp dụng các biện pháp giảm thiểu bổ sung được nêu dưới đây trên phạm vi rộng nhất trong khả năng, tính thực tiễn và khả thi.

Chỉ báo thứ cấp

Ngoài ra, chúng tôi cung cấp các chỉ báo thứ cấp mà viên chức có thể sử dụng để hỗ trợ quy trình ra quyết định ở các cộng đồng địa phương. Không nên sử dụng các chỉ báo thứ cấp này làm tiêu chí chính khi xác định nguy cơ lây truyền bệnh trong các trường học. Chỉ nên sử dụng các chỉ báo thứ cấp này để hỗ trợ việc ra quyết định xuất phát từ các chỉ báo chính yếu.

Ví dụ như, việc nắm được tỷ lệ phần trăm số giường bệnh và giường săn sóc đặc biệt trong một bệnh viện địa phương, bao gồm tỷ lệ phần trăm giường bệnh nội trú được sử dụng cho bệnh nhân mắc COVID-19, có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh trong cộng đồng và cho biết liệu hệ thống y tế có thể phục vụ nhiều bệnh nhân hơn hay không. Tương tự, việc nhận ra tình trạng bùng phát trong cộng đồng cho thấy tình hình lây truyền trong cộng đồng tăng lên, và vì vậy, nguy cơ xâm nhập và lây truyền theo đó của bệnh trong trường học cũng tăng.

Áp dụng và diễn giải các chỉ báo

Các viên chức STLT và người ra quyết định của khu học chánh không nên sử dụng riêng lẻ từng chỉ báo hoặc chỉ một nhóm các chỉ báo là những ranh giới bất di bất dịch. Thay vào đó, chúng đóng vai trò như những bảng chỉ dẫn nguy cơ cố hữu rộng hơn để làm cơ sở thông tin khi ra quyết định.

Nếu sau khi áp dụng các chỉ báo chính yếu được mô tả trong bảng dưới đây, trường có nguy cơ lây truyền ở mức "trung bình", "cao hơn", "cao nhất", điều đó không có nghĩa là trường không thể mở cửa trở lại việc học tập trực tiếp, nhưng nguy cơ xâm nhập và lây truyền SARS-CoV-2 sau đó cao hơn, và trường có thể cân nhắc các mô hình học tập thay thế (VD: học tập cả trực tiếp và trực tuyến, hay còn gọi là học tập kết hợp, hoặc chỉ học trực tuyến).

Tương tự, nếu một trường đáp ứng tất cả các chỉ báo chính yếu và nhiều chỉ báo thứ cấp, thì trong trường vẫn có thể phát sinh một hoặc nhiều ca bệnh COVID-19 trong số các học sinh, giáo viên, ban giám hiệu và nhân viên khác. Do đó, việc rơi vào nhóm có nguy cơ lây truyền "thấp hơn" hay "thấp nhất" không đồng nghĩa với việc trường nên giảm bớt mức độ tuân thủ với các biện pháp giảm thiểu.

Các viên chức nên thường xuyên theo dõi các chỉ báo này và điều chỉnh tương ứng.

Dù nguy cơ xâm nhập và lây truyền sau đó của SARS-CoV-2 trong trường học có thể thấp hơn khi các chỉ báo lây lan trong cộng đồng có thể thấp hơn, thì nguy cơ này vẫn lệ thuộc vào tình hình thực hiện các chiến lược giảm thiểu của trường học và cộng đồng. Nếu mức độ lây truyền cộng đồng thấp nhưng các chiến lược giảm thiểu của trường và cộng đồng không được triển khai, thì nguy cơ xâm nhập và lây truyền sau đó của SARS-CoV-2 trong trường học vẫn sẽ tăng. Mặt khác, nếu mức độ lây truyền cộng đồng cao nhưng các chiến lược giảm thiểu trong trường học và cộng đồng được triển khai và tuân thủ nghiêm ngặt theo khuyến cáo, thì nguy cơ xâm nhập và lây truyền sau đó của SARS-CoV-2 trong trường học sẽ giảm đi.

Bất kể các chỉ báo xác định mức độ rủi ro là gì, thì điều quan trọng là các trường sử dụng nhiều chiến lược giảm thiểu, bao gồm sử dụng khẩu trang liên tục và đúng cách, cách ly giao tiếp xã hội ở mức tối đa có thể, vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp, làm sạch và khử trùng cũng như truy dấu người tiếp xúc nhằm giúp ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2.

Cảnh giác thực hiện các chiến lược giảm thiểu trong phạm vi trường học và cộng đồng rộng lớn hơn sẽ làm giảm nguy cơ xâm nhập và lây truyền sau đó của SARS-CoV-2 trong môi trường học đường. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các trường đang mở cửa phục vụ học tập trực tiếp được tiếp tục mở cửa và đẩy nhanh tiến độ trở lại với mô hình học tập trực tiếp trọn vẹn với các trường đã bắt đầu năm học mới với hình thức học tập kết hợp hoặc học trực tuyến. Việc áp dụng và tính thiết thực của các chỉ báo này có mối liên quan không thể tách rời với việc các trường và cộng đồng cùng nhau tuân thủ các chiến lược giảm thiểu được khuyến cáo.

Bằng việc tuân thủ nghiêm ngặt các chiến lược giảm thiểu, nguy cơ xâm nhập và lây truyền hiện tại và sau này của SARS-CoV-2 trong các trường học có thể giảm bớt theo thời gian, bất kể các chỉ báo cơ sở là gì - với nguy cơ lây lan đặc biệt thấp khi mức lây truyền trong cộng đồng ban đầu là thấp.

CDC là một cơ quan không có chức năng quản lý và chỉ có thể đưa ra khuyến cáo. Tài liệu này có mục đích hỗ trợ các viên chức STLT ra quyết định, hơn là xác lập các quy định mang tính quản lý.

Các chỉ báo và ngưỡng nguy cơ xâm nhập và lây truyền COVID-19 trong trường học do CDC đặt ra

Bản dễ in của bảngpdf icon

Các chỉ báo và ngưỡng nguy cơ xâm nhập và lây truyền COVID-19 trong trường học do CDC đặt ra
Chỉ báo Nguy cơ thấp nhất
về
sự lây truyền
trong trường học
Nguy cơ thấp hơn
về
sự lây truyền
trong trường học
Nguy cơ trung bình về
sự lây truyền
trong trường học
Nguy cơ cao
về
sự lây truyền
trong trường học
Nguy cơ cao nhất
về sự lây truyền
trong trường học
Chỉ báo chính yếu
Số ca mới trên mỗi 100.000 người trong vòng 14 ngày gần nhất* <5 5 đến <20 20 đến <50 50 đến ≤ 200 >200
Tỷ lệ phần trăm số xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính trong 14 ngày gần nhất)** <3% 3% đến <5% 5% đến <8% 8% đến ≤ 10% >10%
Khả năng triển khai 5 biện pháp giảm thiểu then chốt từ phía trường học:
  • Sử dụng khẩu trang liên tục và đúng cách
  • Cách ly giao tiếp xã hội ở mức tối đa có thể
  • Vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp
  • Làm sạch và khử trùng
  • Truy dấu tiếp xúc trên cơ sở cộng tác với sở y tế địa phương

Các trường học nên áp dụng các biện pháp giảm thiểu bổ sung được nêu dưới đây trên phạm vi rộng nhất trong khả năng, tính thực tiễn và khả thi.

Triển khai được
đủ 5
chiến lược một cách chính xác và liên tục
Triển khai được
đủ 5
chiến lược
một cách chính xác
nhưng không liên tục
Triển khai được 3-4 chiến lược một cách chính xác và liên tục Triển khai được 1-2 chiến lược một cách chính xác và liên tục Không triển khai được chiến lược nào
Chỉ báo thứ cấp
Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong số ca mới trên mỗi nhóm dân số 100.000 người trong 7 ngày gần nhất so với 7 ngày trước đó (giá trị âm thể hiện xu hướng cải thiện) <-10% -10% đến <-5% -5% đến <0% 0% đến ≤ 10% >10%
Tỷ lệ phần trăm số giường nội trú trong bệnh viện ở cộng đồng đang được sử dụng*** <80% <80% 80 đến 90% >90% >90%
Tỷ lệ phần trăm giường bệnh săn sóc đặc biệt trong cộng đồng đang được sử dụng*** <80% <80% 80 đến 90% >90% >90%
Tỷ lệ phần trăm số giường nội trú trong bệnh viện ở cộng đồng đang được sử dụng cho người bệnh mắc COVID-19*** <5% 5% đến <10% 10% đến 15% >15% >15%
Tình trạng bùng phát COVID-19 đang hiện diện trong bối cảnh công cộng/cộng đồng cục bộ**** Không Không

*Số ca mới trên mỗi 100.000 người trong 14 ngày gần nhất được tính bằng cách cộng số ca mới trong quận (hoặc loại cộng đồng khác) trong 14 ngày gần nhất chia cho dân số trong quận (hoặc loại cộng đồng khác) và nhân với 100.000.

**Tỷ lệ phần trăm số xét nghiệm RT-PCR trong cộng đồng (VD: quận) cho kết quả dương tính trong 14 ngày gần nhất được tính bằng cách chia số xét nghiệm dương tính trong 14 ngày gần nhất cho tổng số xét nghiệm đã có kết quả trong 14 ngày gần nhất. Xét nghiệm chẩn đoán là các xét nghiệm chẩn đoán và sàng lọc vi-rút (RT-PCR) tại phòng thí nghiệm (không bao gồm xét nghiệm tìm kháng thể và xét nghiệm RT-PCR cho mục đích giám sát). Tìm hiểu thêm trên trang mạng về Cách tính phần trăm dương tính với xét nghiệm tại phòng thí nghiệm cho vi-rút corona 2 gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2): Các phương pháp và lưu ý của CDC cho việc so sánh và diễn giải.

***Số giường bệnh và giường săn sóc đặc biệt đang được sử dụng: Các chỉ báo này đại diện cho gánh nặng cộng đồng và khả năng hỗ trợ người bị bệnh nặng, bao gồm người mắc COVID-19, của hệ thống y tế địa phương. Cộng đồng có thể được định nghĩa ở cấp độ thành phố, quận hay khu vực đô thị lớn; việc phân tích tỷ lệ sử dụng bệnh viện của liên bang trong một cộng đồng thường được thực hiện tại khu vực thống kê chính yếu (ví dụ như theo trạng thái đô thị lớn hay nhỏ).

**** Số ca COVID-19 tăng đột ngột trong một cộng đồng địa phương hoặc khu vực địa lý theo sự xác định của sở y tế địa phương hoặc tiểu bang.

Các chiến lược giảm thiểu nhằm giảm lây truyền SARS-CoV-2 trong môi trường học đường

Bất kể kết quả xác định của các chỉ báo là gì, thì việc đảm bảo sử dụng và phân lớp biện pháp giảm thiểu cũng hết sức quan trọng:

  • Khẩu trang: Khuyến khích toàn bộ học sinh, giáo viên và nhân viên sử dụng khẩu trang đúng cách và lâu dài để phòng tránh lây truyền SARS-CoV-2 qua các giọt bắn từ đường hô hấp. Trường hợp ngoại lệ không cần sử dụng khẩu trang gồm trẻ em dưới 2 tuổi và người có vấn đề nhận thức, cảm giác hoặc hành vi hay người hỗ trợ những người này.
  • Cách ly giao tiếp xã hội tối đa: Duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet giữa mọi người với nhau. Tìm hiểu thêm về việc thúc đẩy các hành vi giảm bớt tình trạng lây lan COVID-19.
  • Vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp: Dạy và củng cố thao tác rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây và tăng cường giám sát để đảm bảo học sinh và nhân viên tuân thủ. Khuyến khích học sinh và nhân viên che miệng, mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và rửa tay ngay sau khi xì mũi, ho hay hắt hơi. Người khuyết tật có thể cần trợ giúp trong việc giữ vệ sinh tay. Tìm hiểu thêm về việc thúc đẩy thói quen vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp.
  • Làm sạch và khử trùng: Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên (VD: trang thiết bị sân chơi, tay nắm cửa, tay cầm bồn rửa, bồn cầu, vòi uống nước) trong trường và trên xe buýt của trường ít nhất mỗi ngày một lần hoặc càng nhiều càng tốt sau mỗi lần sử dụng.
  • Truy dấu người tiếp xúc: Phối hợp với sở y tế địa phương để truy dấu người tiếp xúc với học sinh, giáo viên và nhân viên mắc bệnh một cách có hệ thống.
  • Lập thành cụm: Cụm (hay "tốp") là các nhóm học sinh, đôi khi là giáo viên và nhân viên, ở cùng một chỗ với nhau trong ngày đi học để giảm thiểu khả năng phơi nhiễm cho học sinh, giáo viên và nhân viên trên toàn môi trường học đường. Đảm bảo các cụm này là cố định nhất có thể bằng cách cho cùng nhóm học sinh ở cùng chỗ với cùng giáo viên hay nhân viên (cả ngày đối với trẻ nhỏ và càng lâu càng tốt với trẻ lớn hơn). Nếu cần thêm không gian để hỗ trợ việc lập thành cụm, hãy cân nhắc đến tất cả các không gian an toàn sẵn có trong cộng đồng và mọi quan hệ đối tác liên quan với tình nguyện viên trường học đã được rà soát lý lịch cẩn thận, có thể hỗ trợ học sinh song vẫn giảm thiểu quy mô nhóm. Cân nhắc các cách hỗ trợ học sinh tiếp cận sự hỗ trợ theo cụm một cách bình đẳng. Hạn chế trộn lẫn các cụm với nhau nếu có thể.
  • Ở nhà khi thích hợp: Hướng dẫn cho nhân viên và nhà trường về thời điểm họ và con em họ nên ở nhà và thời điểm có thể trở lại trường. Tìm hiểu thêm về vấn đề chuẩn bị cho trường hợp có người mắc COVID-19.
  • Đầy đủ vật tư: Hỗ trợ các hành vi vệ sinh lành mạnh bằng cách chuẩn bị đầy đủ vật dụng, bao gồm xà phòng, dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60% (dành cho nhân viên và trẻ lớn, những người có thể sử dụng dung dịch sát trùng tay một cách an toàn), cách để làm khô tay, khăn giấy, khăn lau khử trùng, khẩu trang (nếu được) và thùng rác loại đạp chân/không chạm.
  • Xếp lịch xen kẽ: Xếp xen kẽ giờ đến trường và trả trẻ hoặc địa điểm theo cụm hoặc chuẩn bị sẵn các quy trình khác nhằm hạn chế tiếp xúc giữa các cụm cũng như sự tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh ở mức tối đa.
  • Xếp thời khóa biểu xen kẽ với các cụm học sinh cố định: Xếp thời khóa biểu xen kẽ với cụm học sinh và nhân viên cố định để giảm quy mô lớp học và thúc đẩy cách ly giao tiếp xã hội nhằm ngăn chặn sự lây truyền trên quy mô rộng.
  • Đồ vật dùng chung: Không khuyến khích dùng chung các món đồ, đặc biệt là các món khó vệ sinh hoặc khử trùng.
  • Khách tới thăm: Hạn chế tối đa mọi lượt khách, tình nguyện viên hay hoạt động không cần thiết có sự tham gia của các nhóm hoặc tổ chức bên ngoài - đặc biệt là những người không ở cùng khu vực địa lý (ví dụ như không thuộc cùng cộng đồng, thị trấn, thành phố, quận). Người khuyết tật có thể cần có người cung cấp dịch vụ trực tiếp hoặc động vật hỗ trợ trong môi trường nhà trường.
  • Thông gió: Đảm bảo hệ thống thông gió vận hành đúng cách và tăng lưu thông không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào. Không mở cửa sổ và cửa ra vào nếu làm vậy gây ra nguy cơ về an toàn hoặc sức khỏe (VD: nguy cơ bị rơi ngã, kích thích các triệu chứng của bệnh hen) cho bất kỳ người nào sử dụng cơ sở.
  • Hệ thống nước: Thực hiện các bước nhằm đảm bảo tất cả các hệ thống nước và tiện nghi (VD: vòi nước, đài phun nước trang trí) có thể sử dụng an toàn sau một thời gian ngừng hoạt động kéo dài.
  • Vật cản và hướng dẫn: Lắp đặt các vật cản, như tấm chắn và tấm phân cách đề phòng giọt bắn khi hắt hơi, đặc biệt là ở những nơi mà các cá nhân khó duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet (VD: quầy lễ tân).
  • Đóng cửa các không gian chung: Đóng cửa các không gian dùng chung như khu nhà ăn và sân chơi có trang thiết bị sân chơi dùng chung, nếu có thể; nếu không, phải sử dụng xen kẽ cũng như vệ sinh và khử trùng sau mỗi lần sử dụng.
  • Dịch vụ ăn uống: Tránh tổ chức các hình thức ăn uống tự phục vụ như quầy đồ ăn nóng và lạnh, quầy salad hoặc gia vị và quầy đồ uống. Cho trẻ tự mang bữa ăn riêng nếu thực hiện được, hoặc phục vụ bữa ăn theo dĩa riêng hoặc đóng gói sẵn, đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ bị dị ứng thực phẩm.pdf icon Tìm hiểu thêm về dịch vụ ăn uống trong bối cảnh COVID-19.

Nguy cơ lây truyền trong trường học theo phương thức học tập

Dù kết quả xác định của các chỉ báo là gì, thì nếu càng có nhiều học sinh và nhân viên tương tác và thời gian tương tác càng dài, thì nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 càng cao.

Nhìn chung, nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 trong trường học tăng lên trong quá trình chuyển từ học tập trực tuyến, kết hợp sang trực tiếp với nguy cơ ở mức trung bình đối với học tập kết hợp và trực tiếp dựa trên loạt chiến lược giảm thiểu đã có sẵn cũng như mức độ tuân thủ chính xác và liên tục.

Dù không đầy đủ hết, song cách phân tầng này từ việc Vận hành trường học trong đại dịch COVID-19: Những điều cần lưu ý của CDC nỗ lực xác định đặc điểm của nguy cơ lây lan trong học sinh, giáo viên và nhân viên trong quá trình liên tục này:

Nguy cơ thấp nhất:

  • Học sinh và giáo viên chỉ tham gia các giờ học, hoạt động và sự kiện ảo.

Một số nguy cơ:

  • Mô hình học tập kết hợp: Một số học sinh tham gia học tập trên mạng còn những học sinh khác tham gia học tập trực tiếp
  • Các sự kiện, hoạt động, lớp học trực tiếp theo nhóm nhỏ.
  • Phân thành cụm; tận dụng mọi không gian cộng đồng an toàn có sẵn, bao gồm cả không gian ngoài trời; xếp thời khóa biểu luân phiên và xen kẽ được áp dụng nghiêm túc
  • Không trộn lẫn các nhóm học sinh (cụ thể là cụm) và giáo viên trong ngày lên lớp
  • Học sinh và giáo viên không dùng chung các vật dụng
  • Học sinh, giáo viên và nhân viên luôn tuân thủ tất cả các bước để bảo vệ bản thân và người khác, bao gồm sử dụng khẩu trang đúng cách, cách ly giao tiếp xã hội, vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp
  • Việc vệ sinh và khử trùng theo lịch đều đặn các bề mặt tiếp xúc thường xuyên được thực hiện liên tục

Nguy cơ trung bình:

  • Mô hình học tập kết hợp: Hầu hết học sinh tham gia học tập trực tiếp, một số học sinh tham gia hình thức học qua mạng
  • Giờ học, hoạt động và sự kiện lớn hơn, được tổ chức trực tiếp và trong nhà
  • Lịch biểu theo nhóm, luân phiên và lịch biểu xếp xen kẽ được áp dụng kèm theo một số ngoại lệ
  • Trộn lẫn phần nào các nhóm học sinh (cụ thể là cụm) và giáo viên trong ngày lên lớp
  • Học sinh và giáo viên không dùng chung các vật dụng ở mức tối thiểu
  • Học sinh, giáo viên và nhân viên luôn luôn tuân thủ đầy đủ các bước bảo vệ bản thân và người khác như sử dụng khẩu trang đúng cách, cách ly giao tiếp xã hội, vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp
  • Việc vệ sinh và khử trùng theo lịch đều đặn các bề mặt tiếp xúc thường xuyên được thực hiện liên tục và rộng rãi

Nguy cơ cao hơn:

  • Các sự kiện, hoạt động, lớp học trực tiếp theo quy mô đầy đủ bình thường
  • Trộn lẫn học sinh giữa các lớp và các hoạt động ở mức tối thiểu
  • Học sinh và giáo viên dùng chung một số vật dụng
  • Học sinh, giáo viên và nhân viên luôn luôn tuân thủ một số bước bảo vệ bản thân và người khác như sử dụng khẩu trang đúng cách, cách ly giao tiếp xã hội, vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp
  • Làm sạch và khử trùng không thường xuyên với các bề mặt tiếp xúc thường xuyên

Nguy cơ cao nhất:

  • Các sự kiện, hoạt động, lớp học trực tiếp theo quy mô đầy đủ bình thường
  • Thoải mái trộn lẫn học sinh giữa các lớp và các hoạt động
  • Học sinh và giáo viên thoải mái dùng chung các vật dụng
  • Học sinh, giáo viên và nhân viên không buộc phải tuân thủ một số bước bảo vệ bản thân và người khác như việc sử dụng khẩu trang, cách ly giao tiếp xã hội, vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp
  • Làm sạch và khử trùng không thường xuyên với các bề mặt tiếp xúc thường xuyên

Hoạt động thể thao của thanh niên

Trẻ hoặc huấn luyện viên tương tác với càng nhiều người, phạm vi tương tác trực tiếp càng gần, thời gian tương tác càng lâu và các tuyển thủ dùng chung trang thiết bị càng nhiều thì nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 càng cao. Nguy cơ lây lan chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 tăng lên trong môi trường thể thao thanh thiếu niên như sau:

  • Nguy cơ thấp nhất: Thực hiện các bài tập xây dựng kỹ năng hoặc tập thể thao tại nhà, một mình hoặc với mọi người trong gia đình.
  • Nguy cơ cao hơn: Tập luyện theo nhóm.
  • Nhiều nguy cơ hơn: Thi đấu trong đội.
  • Nhiều nguy cơ hơn nữa: Thi đấu toàn diện giữa các đội trong cùng khu vực địa lý.
  • Nguy cơ cao nhất: Thi đấu toàn diện giữa các đội từ các khu vực địa lý khác nhau.
Cập nhật lần cuối ngày 15 tháng 9 năm 2020