Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hướng dẫn cho các chương trình trông trẻ hiện vẫn đang hoạt động

Hướng dẫn cho các chương trình trông trẻ hiện vẫn đang hoạt động

Hướng Dẫn Bổ Sung

Cập nhật ngày 31 tháng 12 năm 2020
Cảnh báo: Dung dịch sát trùng tay đóng gói giống như thực phẩm hoặc đồ uống

Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo người tiêu dùng về sản phẩm dung dịch sát trùng tay chứa cồn được đóng gói trong các hộp đựng trông giống thực phẩm hoặc đồ uống và một số có chứa hương vị thực phẩm. Ăn hoặc uống những sản phẩm này có thể gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong. Cảnh báo của FDAexternal iconexternal icon

Tóm tắt những thay đổi gần đây:
  • Bao gồm các lựa chọn bổ sung để khám sàng lọc trẻ em khi chúng đến để đảm bảo rằng trẻ bị sốt hoặc có các dấu hiệu bệnh khác không được đưa vào cơ sở.
  • Các lựa chọn bổ sung có thể hữu ích khi không đủ nguồn cung trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).

Những lưu ý bổ sung này nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn cho nhiều chương trình chăm sóc trẻ em, bao gồm:

  • Các chương trình trông trẻ tại gia đình, còn được gọi là trông trẻ tại nhà
  • Các chương trình Pre-K (Tiền mẫu giáo) tại các trường công và trường tư
  • Các chương trình Head Start và Early Head Start
  • Trung tâm trông trẻ tư nhân
  • Các trung tâm trông trẻ tạm thời do thành phố điều hành để trông con của những người cung cấp dịch vụ thiết yếu, chẳng hạn như những người ứng phó đầu tiên, nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhân viên trung chuyển và các ngành khác mà cha mẹ không thể ở nhà
  • Các trung tâm trông trẻ hợp tác với các cơ sở y tế để hỗ trợ những nhân viên y tế cần dịch vụ trông trẻ

Thông tin này dành cho các cơ sở trông trẻ vẫn duy trì mở cửa và nên được sử dụng cùng với hướng dẫn của CDC dành cho người quản lý các cơ sở trông trẻ và các trường từ Mẫu Giáo đến lớp 12. Hướng dẫn này không thay thế luật pháp và chính sách của liên bang, tiểu bang và địa phương cho các cơ sở trông trẻ.

Lập Kế Hoạch và Chuẩn Bị Sẵn Sàng Tổng Thể

Khi quý vị nghĩ về cách ứng phó của cơ sở trước tác động của bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19), điều quan trọng là làm việc với nhân viên y tế địa phương, khu học chánh, hội đồng/cơ quan cấp phép trông trẻ, cơ quan công nhận dịch vụ trông trẻ, tư vấn sức khỏe và các đối tác cộng đồng khác để xác định kế hoạch và hành động phù hợp nhất. Tài liệu này nhằm giúp người quản lý lập kế hoạch hoạt động khẩn cấp và điều chỉnh kế hoạch theo mức độ lây truyền dịch bệnh trong cộng đồng.

Bất kể mức độ lây truyền của dịch bệnh trong cộng đồng, mọi cơ sở trông trẻ đều phải có kế hoạch bảo vệ nhân viên, trẻ em và gia đình của họ khỏi sự lây lan của COVID-19.

Xem Hướng dẫn của CDC để biết thêm chi tiết.

Ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19

Lập kế hoạch trước nhằm đảm bảo có đủ vật tư để hỗ trợ việc thực hành vệ sinh tay và làm sạch thường xuyên các đồ vật và bề mặt. Nếu quý vị gặp khó khăn để có được các nguồn cung cấp này, vui lòng liên hệ với Cơ quan Giới thiệu và Nguồn lực Chăm sóc Trẻ em (CCR&R) tại địa phương của mình để tìm hiểu thêm về các tổ chức dịch vụ trong cộng đồng, những nơi này có thể có các nguồn lực bổ sung. Quý vị có thể tìm Cơ quan CCR&R tại địa phương trong phần "Nguồn lựcbiểu tượng bên ngoài" tại Chương trình Nhận thức Chăm sóc Trẻ em của Hoa Kỳ.

Khuyến khích nhân viên thực hiện các biện pháp ngừa hàng ngày để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đường hô hấp.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có độ cồn ít nhất là 60%.
  • Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn rõ ràng.
  • Nhớ theo dõi trẻ nhỏ khi chúng sử dụng chất khử trùng tay để tránh nuốt phải cồn.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào.
  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi. .
  • Đeo khẩu trang che kín miệng và mũi khi quý vị phải đi ra ngoài nơi công cộng.
  • KHÔNG nên cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới hai tuổi đeo khẩu trang vì có nguy cơ gây nghẹt thở.

Yêu cầu nhân viên và trẻ em bị bệnh ở nhà.

  • Thông báo với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giữ trẻ ở nhà khi chúng bị bệnh.
  • Truyền đạt cho nhân viên về tầm quan trọng của việc cảnh giác với các triệu chứng và giữ liên lạc với ban quản lý của cơ sở nếu hoặc khi họ bắt đầu cảm thấy mắc bệnh.
  • Thiết lập quy trình để đảm bảo trẻ em và nhân viên đến cơ sở trông trẻ mà bị bệnh hoặc nhiễm bệnh trong khi đang ở trong cơ sở đều được cho về nhà càng sớm càng tốt.
  • Cho trẻ em và nhân viên bị bệnh ở nơi tách biệt với những đứa trẻ và nhân viên khỏe mạnh cho đến khi họ được đưa về nhà.
  • Nhân viên mắc bệnh không nên quay lại làm việc cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí ngừng cách ly ở nhà.

Có kế hoạch nếu có người mắc bệnh.

  • Lập kế hoạch để có một phòng hoặc khu vực cách ly (chẳng hạn như một chiếc cũi ở một góc lớp học) có thể được sử dụng để cô lập một đứa trẻ bị bệnh. Thông tin bổ sung về sự cách ly trong các môi trường liên quan có ở đây: cách ly tại nhàcách ly tại cơ sở chăm sóc sức khỏe.
  • Sẵn sàng làm theo hướng dẫn của CDC về cách khử trùng tòa nhà hoặc cơ sở của quý vị nếu có người mắc bệnh.
  • Nếu một đứa trẻ mắc bệnh đã được cách ly trong cơ sở của quý vị, hãy làm sạch và khử trùng các bề mặt trong phòng cách ly hoặc khu vực của quý vị sau khi đứa trẻ mắc bệnh đã về nhà.
  • Nếu trẻ hoặc nhân viên được xác nhận đã nhiễm COVID-19:
    • Đóng cửa các khu vực mà người bệnh sử dụng.
    • Mở cửa ra vào và cửa sổ để tăng cường lưu thông không khí trong các khu vực.
    • Đợi đến 24 giờ hoặc lâu nhất có thể trước khi quý vị làm sạch hoặc khử trùng để cho phép các giọt bắn từ đường hô hấp lắng xuống trước khi làm sạch và khử trùng.
    • Làm sạch và khử trùng tất cả các khu vực mà người bệnh sử dụng, chẳng hạn như văn phòng, nhà vệ sinh và các khu vực chung.
    • Nếu đã hơn 7 ngày trôi qua kể từ khi người bệnh đến thăm hoặc sử dụng cơ sở, việc vệ sinh và khử trùng bổ sung là không cần thiết.
      • Tiếp tục làm sạch và khử trùng thường xuyên.

Theo dõi và lên kế hoạch cho tình trạng nghỉ việc trong đội ngũ nhân viên của quý vị

  • Xây dựng kế hoạch để có người chủ trì các lớp học trong trường hợp nhiều nhân viên vắng mặt. Phối hợp với các cơ sở trông trẻ khác ở địa phương và tìm đến những nơi thay thế để xác định khả năng sẵn sàng của họ trong trường hợp nhân viên làm việc thường xuyên phải ở nhà vì chính họ hoặc thành viên gia đình họ bị bệnh.
  • Khuyến nghị những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19 (người cao tuổi hoặc các đối tượng thuộc mọi độ tuổi có sẵn bệnh nền nghiêm trọng) tham vấn nhà cung cấp dịch vụ y tế để đánh giá nguy cơ của họ và để xác định liệu họ có nên ở nhà nếu bùng phát dịch tại cộng đồng của họ không.

Xem xét kế hoạch thực hiện các chiến lược cách ly giao tiếp xã hội

  • Việc cách ly giao tiếp xã hội chú trọng việc tránh xa các môi trường tập trung, tránh tụ tập đông người và duy trì khoảng cách với người khác khi có thể. Hướng dẫn chi tiết để thực hiện các chiến lược cách ly giao tiếp xã hội tại các trung tâm trông trẻ và trường học có tại đây: Chiến Lược Cách Ly Giao Tiếp Xã Hội

Đánh giá các cuộc tụ họp và sự kiện nhóm

  • Làm theo hướng dẫn hiện hành về tụ họp và sự kiện.
  • Lập kế hoạch hạn chế khách thăm không cần thiết và hoãn hoặc ngừng sử dụng tình nguyện viên trong lớp học.

Nếu Cơ Sở Trông Trẻ của Quý Vị Vẫn Duy Trì Mở Cửa

Các cơ sở trông trẻ vẫn duy trì mở cửa trong đại dịch COVID-19 phải xử lý các vấn đề cần cân nhắc bổ sung sau:

Một số trường học, chương trình trông trẻ và các tổ chức dịch vụ đang hỗ trợ cộng đồng bằng cách cung cấp dịch vụ trông trẻ tạm thời hoặc khẩn cấp cho con cái của những người cung cấp dịch vụ thiết yếu như những người ứng phó đầu tiên, nhân viên y tế, nhân viên bán lẻ thực phẩm hoặc nhân viên hãng vận tải và những người không có ngày nghỉ có lương, không thể làm việc ở nhà hoặc không có người chăm sóc gia đình ở nhà.

Chiến Lược Cách Ly Giao Tiếp Xã Hội

Làm việc với các nhân viên y tế địa phương để xác định bộ chiến lược phù hợp với tình huống tại cộng đồng. Tiếp tục sử dụng các chiến lược chuẩn bị ứng phó và xem xét các chiến lược cách ly giao tiếp xã hội sau đây:

  • Nếu có thể, các lớp trông trẻ nên bao gồm cùng một nhóm mỗi ngày, và nên duy trì cùng những người trông trẻ cho cùng một nhóm mỗi ngày. Nếu cơ sở trông trẻ của quý vị vẫn mở cửa, hãy xem xét việc thiết lập một lớp học hoặc nhóm riêng cho con cái của nhân viên y tế và những người ứng phó đầu tiên khác. Nếu chương trình của quý vị không thể tạo một lớp học riêng, hãy xem xét chỉ phục vụ con cái của nhân viên chăm sóc sức khỏe và những người ứng phó đầu tiên.
  • Hủy bỏ hoặc hoãn các sự kiện đặc biệt như lễ hội, sự kiện ngày lễ và các buổi biểu diễn đặc biệt.
  • Cân nhắc thay đổi hoặc tạm dừng các hoạt động nhóm hàng ngày mà có thể dễ làm lây lan bệnh.
    • Trông giữ mỗi nhóm trẻ trong một phòng riêng biệt.
    • Hạn chế để trẻ em tham gia các hoạt động cùng nhau, chẳng như sắp xếp thời gian ra sân chơi xen kẽ và tách riêng từng nhóm cho các hoạt động đặc biệt như nghệ thuật, âm nhạc và thể dục.
    • Trong giờ ngủ trưa, đảm bảo tấm trải để ngủ trưa (hoặc cũi) của trẻ được đặt cách nhau càng xa càng tốt, tốt nhất là cách nhau 6 feet, nếu có thể. Cân nhắc đặt trẻ nằm ngược đầu với nhau để giảm hơn nữa nguy cơ lây lan vi-rút.
  • Cân nhắc sắp xếp xen kẽ thời gian đón và trả trẻ, và/hoặc yêu cầu người trông trẻ ra ngoài cơ sở để đón trẻ khi chúng đến. Kế hoạch đón và trả trẻ bên lề đường cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa phụ huynh và nhân viên và tuân thủ khuyến cáo về cách ly giao tiếp xã hội.
  • Nếu có thể, hãy sắp xếp cho nhân viên hành chính làm việc từ xa tại nhà.

Cha Mẹ Đưa và Đón Trẻ

  • Cần thiết lập các điểm vệ sinh tay ở lối vào của cơ sở, để trẻ em có thể làm sạch tay trước khi bước vào. Nếu không có bồn rửa kèm xà phòng và nước, hãy đặt dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn bên cạnh tờ danh sách ghi tên của phụ huynh. Để dung dịch sát trùng tay xa tầm với của trẻ em và giám sát việc sử dụng. Nếu có thể, hãy đặt các trạm làm thủ tục ký nhận bên ngoài và cung cấp khăn lau vệ sinh để làm sạch bút giữa mỗi lần sử dụng.
  • Cân nhắc việc sắp xếp giờ đưa và đón trẻ lệch nhau và lập kế hoạch càng hạn chế tiếp xúc với phụ huynh càng tốt.
    • Bố trí để người trông trẻ ra chào đón trẻ bên ngoài cơ sở khi trẻ đến.
    • Chỉ định một phụ huynh là người đón/trả tình nguyện để dắt tất cả trẻ vào lớp học và dắt tất cả trẻ ra xe của chúng vào cuối ngày.
    • Có thể đặt trẻ sơ sinh trong ghế ngồi xe hơi cho trẻ em để chở đi. Cất ghế ngồi xe hơi cho trẻ em ở xa tầm tay của trẻ.
  • Tốt nhất là việc đón và trả trẻ mỗi ngày được thực hiện bởi cùng một phụ huynh hoặc người được chỉ định. Nếu có thể, những người cao tuổi như ông bà hoặc những người có bệnh nền nghiêm trọng không nên đón trẻ em, vì họ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19.

Khám sàng lọc trẻ em khi chúng đến (nếu có thể)

Không nên tiếp nhận những người bị sốt 100.40 (38.00C) hoặc cao hơn hoặc có các dấu hiệu bệnh khác vào cơ sở. Khuyến khích cha mẹ nên cảnh giác với các dấu hiệu bệnh của con cái và giữ trẻ ở nhà khi chúng bị bệnh. Khám sàng lọc trẻ em khi chúng đến, nếu có thể.

Có một số phương pháp mà các cơ sở có thể sử dụng để bảo vệ nhân viên trong khi tiến hành kiểm tra nhiệt độ. Các phương pháp có khả năng bảo vệ tốt nhất kết hợp cách ly giao tiếp xã hội (duy trì khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét với người khác) hoặc rào chắn để loại bỏ hoặc giảm thiểu sự phơi nhiễm do tiếp xúc gần với trẻ có triệu chứng trong quá trình khám sàng lọc.

Ví dụ về các phương pháp khám sàng lọc

Dựa vào cách ly giao tiếp xã hội (ví dụ 1)

  • Yêu cầu phụ huynh/người giám hộ đo nhiệt độ của trẻ trước khi đến cơ sở hoặc khi đến cơ sở. Khi họ đến, đứng cách xa cha mẹ/người giám hộ và trẻ ít nhất 6 feet hoặc 2 mét.
  • Yêu cầu phụ huynh/người giám hộ xác nhận rằng trẻ không bị sốt, hụt hơi hoặc ho.
  • Kiểm tra bằng mắt đối với trẻ để phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh, bao gồm má đỏ ửng, thở nhanh hoặc khó thở (mà không phải do vừa mới hoạt động hoặc tập thể dục), mệt mỏi hay quấy khóc cực độ.

Quý vị không cần đeo trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) nếu có thể duy trì khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét.

Dựa vào rào chắn/bức vách ngăn (ví dụ 2)

  • Đứng sau rào chắn, chẳng hạn như cửa sổ hoặc vách ngăn bằng kính hoặc nhựa có thể bảo vệ khuôn mặt và màng nhầy của nhân viên tránh các giọt bắn từ đường hô hấp có thể được tạo ra nếu trẻ bị hắt hơi, ho hoặc nói chuyện trong khi được khám sàng lọc.
  • Kiểm tra bằng mắt đối với trẻ để phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh, bao gồm má đỏ ửng, thở nhanh hoặc khó thở (mà không phải do vừa mới hoạt động hoặc mới tập thể dục), mệt mỏi hay quấy khóc cực độ.
  • Tiến hành kiểm tra nhiệt độ (làm theo các bước dưới đây)
    • Thực hiện vệ sinh tay.
    • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
  • Đeo găng tay dùng một lần.
  • Kiểm tra nhiệt độ của trẻ, với qua vòng quanh vách ngăn hoặc qua cửa sổ.
  • Đảm bảo rằng khuôn mặt của quý vị luôn ở phía sau rào chắn trong suốt quá trình khám sàng lọc.
  • Nếu thực hiện đo thân nhiệt cho nhiều người, hãy bảo đảm sử dụng một đôi găng tay sạch khi đo thân nhiệt cho mỗi đứa trẻ và rằng nhiệt kế đã được vệ sinh kỹ lưỡng sau mỗi lần đo.
  • Nếu quý vị sử dụng nhiệt kế dùng một lần hoặc không tiếp xúc (đo thái dương) và quý vị không có chạm vào trẻ, quý vị không cần phải thay găng tay trước lần kiểm tra kế tiếp.
  • Nếu quý vị sử dụng nhiệt kế không tiếp xúc, làm sạch nhiệt kế bằng khăn lau có cồn (hoặc cồn isopropyl trên tăm bông) giữa mỗi khách hàng. Quý vị có thể sử dụng lại khăn lau miễn sao khăn còn ướt.

Dựa vào trang bị bảo hộ cá nhân (ví dụ 3)

Nếu không thể cách ly giao tiếp xã hội hoặc dùng rào chắn/tấm vách ngăn trong quá trình khám sàng lọc, quý vị có thể sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi ở trong phạm vi 6 feet hoặc 2 mét với trẻ. Tuy nhiên, chỉ dựa vào trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) là một biện pháp kiểm soát kém hiệu quả và khó thực hiện hơn, do sự thiếu hụt PPE và yêu cầu phải có huấn luyện.

  • Khi đến nơi, rửa tay và đeo khẩu trang, bảo vệ mắt (kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt dùng một lần che đầy đủ phía trước và hai bên mặt) và một đôi găng tay dùng một lần. Có thể xem xét sử dụng áo choàng nếu lường trước sẽ tiếp xúc nhiều với trẻ.
  • Kiểm tra bằng mắt đối với trẻ để phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh, bao gồm má đỏ ửng, thở nhanh hoặc khó thở (mà không phải do mới hoạt động hoặc tập thể dục), mệt mỏi, hay quấy khóc cực độ và xác nhận rằng trẻ không bị ho hoặc hụt hơi.
  • Đo nhiệt độ của trẻ.
    • Nếu thực hiện đo thân nhiệt cho nhiều người, hãy bảo đảm sử dụng một đôi găng tay sạch khi đo thân nhiệt cho mỗi đứa trẻ và rằng nhiệt kế đã được vệ sinh kỹ lưỡng sau mỗi lần đo.
    • Nếu quý vị sử dụng nhiệt kế dùng một lần hoặc không tiếp xúc (đo thái dương) và không có chạm vào người đó, quý vị không cần phải thay găng tay trước lần kiểm tra kế tiếp.
    • Nếu quý vị sử dụng nhiệt kế không tiếp xúc, làm sạch nhiệt kế bằng khăn lau có cồn (hoặc cồn isopropyl trên tăm bông) giữa mỗi khách hàng. Quý vị có thể sử dụng lại khăn lau miễn sao khăn còn ướt.
  • Sau mỗi lần kiểm tra, hãy tháo và vất bỏ trang bị bảo hộ cá nhân và rửa tay.
  • Sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Nếu tay bị dính bẩn rõ ràng, nên sử dụng xà phòng và nước trước khi sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn.
  • Nếu nhân viên của quý vị không có kinh nghiệm sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân:

Làm Sạch và Khử Trùng

Chăm sóc Con em Chúng tabiểu tượng bên ngoài (CFOC) cung cấp các tiêu chuẩn quốc gia về làm sạch, vệ sinh và khử trùng các cơ sở giáo dục cho trẻ em. Những đồ chơi có thể cho vào miệng cần được làm sạch và sát trùng (xem dưới đây). Các bề mặt cứng khác, bao gồm bệ thay tã, tay nắm cửa và sàn nhà có thể được khử trùng.

Tăng cường nỗ lực vệ sinh và khử trùng:

  • Các cơ sở nên xây dựng một lịch trình làm sạch và khử trùng. Có thể xem ví dụ tại đâypdf iconbiểu tượng bên ngoài.
  • Thường xuyên làm sạch, sát trùng và khử trùng các bề mặt và đồ vật thường bị đụng chạm, đặc biệt là đồ chơi và trò chơi. Đó cũng có thể bao gồm làm sạch các đồ vật/bề mặt thông thường không được vệ sinh hàng ngày như tay nắm cửa, công tắc đèn, tay nắm bồn rửa trong lớp, mặt quầy bếp, miếng nệm ngủ, bô tập đi vệ sinh, bàn, ghế, hộc đựng đồ và các thiết bị sân chơi. Sử dụng chất tẩy rửa thường dùng tại cơ sở của quý vị. Hướng dẫn lựa chọn chất vệ sinh hoặc chất khử trùngbiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoài phù hợp cho cơ sở chăm sóc trẻ em.
  • Sử dụng tất cả các sản phẩm làm sạch theo hướng dẫn trên nhãn. Để khử trùng, hầu hết các chất khử trùng gia dụng không có mùi thơm đã đăng ký tại EPA đều có hiệu quả. Chọn một sản phẩm từ Danh sách N của EPA: Chất khử trùng đối với vi-rút Corona (COVID-19)external icon. Nếu thấy các bề mặt đó bẩn, quý vị cần làm sạch chúng bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa cùng nước trước khi khử trùng. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về nồng độ, cách dùng và thời gian tiếp xúc đối với tất cả các sản phẩm tẩy rửa và khử trùng.
  • Nếu có thể, hãy cung cấp khăn lau dùng một lần đã đăng ký EPA cho người trông trẻ và các nhân viên khác để lau các bề mặt thường được sử dụng như bàn phím, bàn làm việc và điều khiển từ xa trước khi sử dụng. Nếu không có khăn lau, vui lòng tham khảo hướng dẫn của CDC về khử trùng cho môi trường cộng đồng.
  • Tất cả các vật liệu tẩy rửa phải được giữ an toàn và xa tầm tay trẻ em.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa gần trẻ em và nhân viên phải đảm bảo thông gió đầy đủ khi sử dụng các sản phẩm này để phòng ngừa trẻ em hít phải hơi độc.

Làm Sạch và Sát Trùng Đồ Chơi

  • Không nên sử dụng những đồ chơi mà không thể làm sạch và sát trùng.
  • Đồ chơi mà trẻ đã đặt vào miệng hoặc bị nhiễm bẩn dịch tiết hoặc bài tiết cơ thể nên được đặt sang một bên cho đến khi chúng được một người đeo găng tay làm sạch bằng tay. Làm sạch bằng nước và chất tẩy rửa, rửa sạch, sát trùng bằng chất khử trùng có đăng ký EPA, rửa lại lần nữa và hong khô. Quý vị cũng có thể làm sạch trong máy rửa chén cơ học. Lưu ý kỹ những đồ vật thường được trẻ cho vào miệng, như đồ chơi hình món ăn, chén đĩa và bộ đồ ăn.
  • Với những món đồ chơi bằng vải giặt được bằng máy, chỉ nên cho một trẻ sử dụng tại một thời điểm hoặc là hoàn toàn không sử dụng. Những món đồ chơi này phải được giặt trước khi cho đứa trẻ khác sử dụng.
  • Không dùng chung đồ chơi với các nhóm trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi khác, trừ khi đồ chơi đã rửa sạch và sát trùng trước khi chuyển từ nhóm này sang nhóm khác.
  • Để riêng những món đồ chơi cần làm sạch sang một bên. Đặt vào chậu có nước xà phòng hoặc đặt trong thùng chứa riêng được đánh dấu "đồ chơi bẩn". Để chậu và nước xa tầm với của trẻ em để tránh nguy cơ đuối nước. Rửa bằng nước xà phòng là cách làm sạch tốt nhất. Cố gắng có đủ đồ chơi để có thể làm sạch đồ chơi trước khi quay vòng sử dụng.
  • Sách của trẻ em, giống như tài liệu bằng giấy khác như thư hoặc phong bì, không được coi là có nguy cơ lây truyền cao và không cần có thêm các quy trình làm sạch hoặc khử trùng.

Làm Sạch và Khử Trùng Bộ Đồ Trải Giường

  • Sử dụng bộ đồ trải giường (tấm trải giường, gối, chăn, túi ngủ) có thể giặt được. Để riêng bộ đồ trải giường của mỗi đứa trẻ và lưu ý cất giữ trong các túi, hộc đựng hoặc thùng có nhãn riêng. Cũi và tấm trải của mỗi đứa trẻ nên được dán nhãn riêng. Những món đồ trải giường mà chạm vào da của trẻ phải được vệ sinh hàng tuần hoặc trước khi cho đứa trẻ khác sử dụng.

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Mới Biết Đi

Thay tã

Khi thay tãbiểu tượng bên ngoài cho một đứa trẻ, rửa tay của quý vị và rửa tay cho trẻ trước khi quý vị bắt đầu và nhớ đeo găng tay. Làm theo quy trình thay tã an toàn. Quy trình thay tã phải được niêm yết tại tất cả các khu vực thay tã. Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị (bao gồm đeo găng tay)
  • Vệ sinh cho trẻ
  • Loại bỏ rác (tã và khăn lau bẩn)
  • Thay tã
  • Rửa tay cho trẻ
  • Dọn dẹp chỗ thay tã
  • Rửa tay

Sau khi thay tã, hãy rửa tay (ngay cả khi quý vị đã đeo găng tay) và khử trùng khu vực thay tã bằng chất tẩy không mùi thơm đã đăng ký EPA như dung dịch vệ sinh hoặc sát trùng. Nếu các sản phẩm khác được sử dụng để làm vệ sinh hoặc khử trùng, chúng không nên có mùi thơm và đã đăng ký với EPA. Nếu bề mặt bị bẩn, cần phải làm sạch bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước trước khi khử trùng.

Nếu dùng tã vải tái sử dụng, không nên giặt xả hoặc làm sạch chúng trong cơ sở. Tã vải bẩn và chất bẩn bên trong (không được đổ hoặc xả đi) phải được đặt trong túi nhựa hoặc thùng đựng tã có lót nhựa, có nắp đậy và không chạm tay, để đưa cho cha mẹ/người giám hộ hoặc dịch vụ giặt ủi.

Tải xuống áp phích về quy trình thay tã.

Tắm Rửa, Cho Ăn hoặc Bế Trẻ

Điều quan trọng là phải dỗ dành trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đang khóc, buồn, và/hoặc lo lắng, và chúng thường cần được bế ẵm. Trong chừng mực có thể, khi tắm rửa, cho ăn hoặc bế trẻ: Người trông trẻ có thể tự bảo vệ mình bằng cách mặc áo sơ mi dài tay, rất rộng và có cài nút, và cột tóc cao hoặc cột kiểu đuôi ngựa cao hơn cổ áo.

  • Người trông trẻ nên rửa tay, cổ và bất cứ chỗ nào chạm vào chất bài tiết của trẻ.
  • Người trông trẻ nên thay quần áo cho trẻ nếu quần áo của trẻ dính chất bài tiết. Họ cũng nên thay áo sơ mi có cài nút, nếu áo dính dịch tiết và rửa lại tay.
  • Quần áo nhiễm bẩn phải được đặt trong túi nhựa hoặc giặt trong máy giặt.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và người trông trẻ nên có sẵn nhiều quần áo để thay trong trung tâm trông trẻ hoặc khi trông trẻ tại nhà.
  • Người cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ nên rửa tay trước và sau khi cầm bình sữa cho trẻ sơ sinh được chuẩn bị tại nhà hoặc tại cơ sở. Nên làm sạch thật kỹ bình sữa, nắp bình, núm vú và các thiết bị khác được sử dụng để bú bình sau mỗi lần sử dụng bằng cách rửa trong máy rửa chén hoặc rửa bằng bàn chải thụt rửa bình, xà phòng và nước.

Y tá trường học trong các trường học đã được chuyển đổi mục đích thành trung tâm trông trẻ khẩn cấp hoặc tạm thời nên sử dụng Các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn và chống lây truyền khi chăm sóc bệnh nhân được xác nhận đã nhiễm hoặc có thể nhiễm COVID-19. Xem: Những điều nhân viên chăm sóc sức khỏe cần biết về việc chăm sóc bệnh nhân được xác nhận đã nhiễm hoặc có thể bị nhiễm COVID-19.

Thực Hành Vệ Sinh Tay Đúng Cách

  • Tất cả trẻ em, nhân viên và tình nguyện viên phải thực hành vệ sinh tay vào những thời điểm sau:
    • Lúc đến cơ sở và sau khi nghỉ giải lao
    • Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn hoặc đồ uống
    • Trước và sau khi ăn hoặc xử lý thực phẩm hoặc cho trẻ ăn
    • Trước và sau khi cho dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi
    • Trước và sau khi thay tã
    • Sau khi đi vệ sinh hoặc giúp trẻ đi vệ sinh
    • Sau khi tiếp xúc với dịch cơ thể
    • Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc dọn dẹp chất thải của động vật
    • Sau khi chơi ngoài trời hoặc trên cát
    • Sau khi xử lý rác
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu tay không thấy rõ vết bẩn, có thể sử dụng chất khử trùng tay chứa ít nhất 60% cồn khi không có xà phòng và nước.
  • Giám sát trẻ khi chúng sử dụng dung dịch sát trùng tay để tránh nuốt phải.
  • Giúp trẻ rửa tay, bao gồm trẻ sơ sinh không thể tự rửa tay một mình.
    • Sau khi giúp trẻ rửa tay, nhân viên cũng phải rửa tay.
  • Đặt các áp phích mô tả các bước rửa tay gần bồn rửa. CDC có các áp phích phù hợp với mức độ phát triển, bằng nhiều ngôn ngữ.

Chuẩn bị thức ăn và phục vụ bữa ăn

  • Nếu thường sử dụng căng-tin hoặc phòng ăn theo nhóm, thì thay vào đó hãy phục vụ bữa ăn trong lớp học. Nếu thường phục vụ bữa ăn theo kiểu gia đình, thì hãy cho suất ăn của từng đứa trẻ lên đĩa riêng để nhiều trẻ không sử dụng chung bộ đồ ăn.
  • Nhân viên thay tã cho trẻ thì không nên chuẩn bị thức ăn.
  • Không nên sử dụng bồn rửa để chế biến thực phẩm cho bất kỳ mục đích nào khác.
  • Người chăm sóc nên đảm bảo trẻ rửa tay trước và ngay sau khi ăn.
  • Người chăm sóc phải rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và sau khi giúp trẻ ăn.

Các cơ sở phải tuân theo tất cả các quy định và hướng dẫnbiểu tượng bên ngoài hiện hành khác của liên bang, tiểu bang và địa phương liên quan đến việc chuẩn bị thực phẩm an toàn.

Nhóm Có Nguy Cơ Cao/Dễ Bị Lây Nhiễm

Dựa trên thông tin hiện có và chuyên môn lâm sàng, người cao tuổi và người ở mọi lứa tuổi mắc các bệnh nền nghiêm trọng có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19. Để bảo vệ những người có nguy cơ cao, điều quan trọng là mọi người phải thực hành các thói quen vệ sinh lành mạnh.

  • Nếu quý vị có nhân viên hoặc giáo viên từ 65 tuổi trở lên, hoặc có bệnh nền nghiêm trọng, hãy khuyến khích họ nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đánh giá nguy cơ của họ và xác định xem họ có nên ở nhà không.
    Thông tin về COVID-19 ở trẻ em có phần hạn chế, nhưng thông tin có sẵn cho thấy nhiều trẻ em thường có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên có một phần nhỏ trẻ em được báo cáo đã mắc bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu quý vị có trẻ em có bệnh nền, hãy nói chuyện với cha mẹ về nguy cơ của chúng. Thực hiện theo kế hoạch trông trẻ có các bệnh nền như các bước hành động đối với bệnh hen suyễn.
  • Nếu cơ sở của quý vị có trẻ khuyết tật, hãy bàn bạc với phụ huynh về cách để con cái họ có thể tiếp tục nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Nguồn Thông Tin Khác

Trang web của CDC có nhiều thông tin dành cho các trung tâm trông trẻ và trường học từ mẫu giáo đến lớp 12, bao gồm hướng dẫn chi tiết, cân nhắc về việc đóng cửa và các câu hỏi thường gặp cho người quản lý, giáo viên và phụ huynh. Tất cả những tài liệu này cung cấp thêm thông tin về:

  • Những việc cần làm nếu một đứa trẻ hoặc nhân viên tại cơ sở của quý vị bị bệnh.
  • Đóng cửa các cơ sở trông trẻ.

Các thông tin nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định nào về việc đóng cửa tạm thời các trung tâm trông trẻ hoặc hủy bỏ các sự kiện liên quan nên được đưa ra phối hợp với nhân viên giáo dục của liên bang, tiểu bang và địa phương cũng như các nhân viên y tế tiểu bang và địa phương. Các cơ sở trông trẻ không nên tự mình đưa ra quyết định về việc đóng cửa. Các thông tin cũng đề cập đến các bước để đảm bảo tính liên tục của các chương trình bữa ăn và các dịch vụ thiết yếu khác nếu cơ sở của quý vị đóng cửa; thông tin bổ sung của chính phủ liên quan đến bữa ăn và đồ ăn nhẹ có thể được tìm thấy ở đây: https://www.fns.usda.gov/cacfpbiểu tượng bên ngoài

Ngoài ra, cũng có hướng dẫn về các chủ đề sau đây:

Cập nhật lần cuối ngày 31 tháng 12 năm 2020