Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hạn chế bạo lực tại nơi làm việc liên quan tới chính sách phòng ngừa COVID-19 tại các doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ

Hạn chế bạo lực tại nơi làm việc liên quan tới chính sách phòng ngừa COVID-19 tại các doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ
Cập nhật ngày 1 tháng 9 năm 2020

Đối tượng thông tin hướng tới: Thông tin này dành cho nhân viên và các chủ lao động trong ngành bán lẻ, dịch vụ và các doanh nghiệp hoạt động dựa vào khách hàng. Các doanh nghiệp bán lẻ hoặc dịch vụ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho công chúng, kể cả cửa hàng bách hóa, cửa hàng nhu yếu phẩm, trạm xăng và nhà hàng. Những doanh nghiệp này đang mở cửa và đã bắt đầu triển khai các biện pháp thực hành và chính sách phòng ngừa bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19) do tiểu bang, thành phố và công ty chỉ đạo nhằm giảm thiểu lây lan vi-rút trong nhân viên và khách hàng.

Thông tin này không được dùng để giải quyết cho mọi môi trường kinh doanh Một doanh nghiệp có thể cần điều chỉnh các chiến lược này dựa vào không gian thực tế, việc bố trí nhân viên và các yếu tố khác.

Mục đích: Trang web này cung cấp các chiến lược nhằm hạn chế bạo lực hướng tới người lao động, vốn có thể xảy ra khi doanh nghiệp triển khai các chính sách và biện pháp thực hành giúp giảm thiểu lây lan COVID-19 trong nhân viên và khách hàng. Những chính sách này có thể bao gồm việc yêu cầu nhân viên và khách hàng đeo khẩu trang, yêu cầu khách hàng tuân thủ các quy tắc cách ly giao tiếp xã hội và thiết lập các hạn chế về số khách hàng được phép vào doanh nghiệp tại cùng một thời điểm.

Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) có thể cập nhật trang này theo định kỳ. Vui lòng định kỳ lên trang web về COVID-19 của CDC để đọc hướng dẫn cập nhật.

Vui lòng kiểm traHướng Dẫn Tạm Thời của CDC Dành Cho Các Doanh Nghiệp và Chủ Hãng Sở để Ứng Phó với Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19) để đọc hướng dẫn chung cho doanh nghiệp trong việc phòng ngừa COVID-19.

Bạo lực tại nơi làm việc là "các hành động bạo lực, bao gồm hành hung và đe dọa tấn công, nhắm vào người đang làm việc hoặc đang làm nhiệm vụ." Bạo lực tại nơi làm việc bao gồm

  • Đe dọa: những thể hiện bằng lời nói, văn bản và thể chất có thể diễn giải một cách hợp là có ý định gây hại.
  • Tấn công bằng lời nói: la hét, chửi thề, lăng mạ hoặc bắt nạt người khác với ý định gây tổn thương hoặc gây hại. Không giống như tấn công về thể xác, ý định đó không nhất thiết là chỉ gây ra tổn hại về mặt thể chất mà còn tác động tiêu cực về mặt cảm xúc của người bị tấn công.
  • Hành hung: đánh, tát, đá, đẩy, bóp nghẹt, túm hoặc tiếp xúc thể chất khác với y định gây hại hoặc thương tích.

Giải quyết xung đột là quá trình tìm cách kết thúc êm đẹp một xung đột hoặc cuộc tranh cãi.

A ứng phó phi bạo lực là giải pháp ôn hòa giải quyết tình huống, theo đó có người đang gây hấn hoặc đe dọa. Kỹ năng này bao gồm việc giữ bình tĩnh, cho ai đó một không gian riêng, đảm bảo có người khác có mặt ở khu vực đó và không đụng chạm tới người đó hoặc cố ép buộc đuổi người đó.

Bạo lực tại nơi làm việc và COVID-19

Người lao động có thể bị đe dọa và tấn công khi các doanh nghiệp cố gắng triển khai các biện pháp thực hành và chính sách phòng ngừa COVID-19 (vd. buộc sử dụng khẩu trang, cách ly giao tiếp xã hội và hạn chế số khách hàng được phép vào trong doanh nghiệp). Những đe dọa hoặc tấn công này có thể xuất phát từ khách hàng, nhân viên khác, hoặc các chủ lao động. Dựa vào Ấn phẩm thông tin hiện tại 1996, các mối đe dọa và tấn công có thể xảy ra tại bất kỳ nơi làm việc nào nhưng thường xảy ra hơn tại các doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ (vd. nhà hàng) và các doanh nghiệp khác hoạt động dựa vào khách hàng hoặc người tiêu dùng.

Nguồn lực và Đào tạo chống bạo lực tại nơi làm việc

Chủ lao động và nhân viên có thể sử dụng các nguồn lực và thông tin đào tạo sau để tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa và xử lý bạo lực tại nơi làm việc:

Chủ lao động có thể thực hiện hành động để phòng ngừa bạo lực tại nơi làm việc

biểu tượng người đưa sản phẩm vào thùng xe

Cung cấp cho khách hàng các lựa chọn giảm thiểu tiếp xúc của họ với người khác và khuyến khích cách ly giao tiếp xã hội. Những lựa chọn này có thể bao gồm lấy hàng bên lề đường; người mua hàng cá nhân; giao hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm và các dịch vụ khác tại nhà và khung giờ mua sắm khác nhau.

biểu tượng mặt trước cửa hàng với biển hiệu có thông báo Yêu cầu đeo khẩu trang

Để biển hiệu cho phép khách hàng biết về các chính sách yêu cầu đeo khẩu trangcách ly giao tiếp xã hội và tối đa hóa số người được phép vào cơ sở kinh doanh.

biểu tượng người đang nhìn vào màn hình máy tính có dòng chữ Các chính sách của cửa hàng đối với Covid-19

Quảng cáo các chính sách liên quan tới COVID-19-trên trang web của doanh nghiệp.

biểu tượng người đang tham gia cuộc họp trực tuyến

Đào tạo cho nhân viên về việc nhận biết đe dọa, giải quyết xung đột, cách ứng phó không dùng bạo lực và bất kỳ chủ đề phù hợp nào liên quan tới cách ứng phó với bạo lực tại nơi làm việc.

biểu tượng một người đang giữ bảng kẹp có danh sách kiểm tra

Triển khai các bước để đánh giá và ứng phó với tình trạng bạo lực tại nơi làm việc. Việc ứng phó sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bạo lực và quy mô cũng như cấu trúc của doanh nghiệp. Những biện pháp ứng phó có thể bao gồm việc báo cáo với quản lý hoặc người giám sát đang làm nhiệm vụ, gọi bảo vệ hoặc gọi cho số máy 911.

biểu tượng một nhân viên đeo khẩu trang cùng với tập giấy đang nhìn xung quanh nơi làm việc với khách hàng ở phía sau

Hiểu rõ và hỗ trợ nhân viên và khách hàng nếu xảy ra tình huống đe dọa hoặc bạo lực.

biểu tượng hai nhân viên đứng trước cửa một cửa hàng

Giao hai nhân viên làm việc theo nhóm để khuyến khích tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19, nếu việc bố trí nhân viên cho phép làm vậy.

biểu tượng biển hiệu màu đỏ có từ CẤP CỨU

Lắp đặt hệ thống an ninh (vd. nút báo hoảng sợ, camera, báo động) và đào tạo nhân viên về cách sử dụng chúng.

biểu tượng bảng kẹp với bản đồ có các từ khu vực an toàn và điểm tập kết

Xác định khu vực an toàn cho nhân viên đi tới nếu họ cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm (vd. phòng có khóa từ bên trong, có lối thoát phụ và có điện thoại hoặc báo động đã tắt tiếng).

Đào tạo cho nhân viên: Dấu hiệu cảnh báo & Ứng phó

Đào tạo cho nhân viên về chống bạo lực tại nơi làm việc thường đề cập tới các khái niệm, loại hình bạo lực, các yếu tố rủi ro và dấu hiệu cảnh báo về bạo lực, các chiến lược phòng ngừa và cách thức ứng phó đối với tình huống đe dọa, có khả năng gây bạo lực hoặc khi xảy ra bạo lực.

Các Dấu Hiệu Cảnh Báo

Một phần của hoạt động đào tạo là nhân viên thường tìm hiểu các dấu hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ có thể là các dấu hiệu cảnh báo về khả năng xảy ra bạo lực. Các dấu hiệu bằng lời nói có thể bao gồm nói to hoặc chửi thề. Các dấu hiệu không bằng lời nói có thể bao gồm nắm tay nắm chặt, thở mạnh, nhìn chằm chằm, đi tới đi lui và các hành vi khác. Càng có nhiều dấu hiệu thì càng có nhiều nguy cơ xảy ra bạo lực.

Ứng phó

Trong khi đào tạo, nhân viên cũng có thể tìm hiểu cách ứng phó phù hợp với những tình huống xảy ra bạo lực hoặc có khả năng xảy ra bạo lực. Các hành động ứng phó bao gồm việc chú ý tới một người và duy trì tiếp xúc mắt không có ý đe dọa tới việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ và tránh các hành vi đe dọa như chỉ ngón tay hoặc bắt chéo tay.

Cập nhật lần cuối ngày 1 tháng 9 năm 2020