Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hỏi-Đáp Chung Thường Gặp về Doanh Nghiệp

Hỏi-Đáp Chung Thường Gặp về Doanh Nghiệp
Cập nhật ngày 30 tháng 12 năm 2020
Quý vị muốn tìm kiếm thông tin gì?
×

Các ca nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc

Nhân viên có các triệu chứng khi họ tới sở làm hoặc chuyển bệnh trong ngày nên được tách riêng ngay khỏi các nhân viên khác, khách hàng cũng như khách thăm và được đưa về nhà. Những nhân viên bộc lộ triệu chứng bên ngoài sở làm nên thông báo với giám sát của họ và ở nhà.

Nhân viên bị bệnh nên tuân theo các biện pháp khuyến cáo của CDC để giúp phòng ngừa lây lan COVID-19. Nhân viên không nên quay lại nơi làm việc cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly tại nhà và đã tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chủ hãng sở không nên yêu cầu nhân viên bị bệnh cung cấp kết quả xét nghiệm COVID-19 hoặc ghi chú của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để xác thực về tình trạng bệnh tật của họ, đủ điều kiện để nghỉ bệnh hoặc quay trở lại nơi làm việc. Phòng mạch của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các cơ sở y tế có thể rất bận rộn và không thể cung cấp tài liệu đó kịp thời.

Trong hầu hết các trường hợp, quý vị không cần thiết phải đóng cửa hãng sở của mình. Nhưng cần đóng mọi khu vực mà người bệnh đã sử dụng trong một thời gian dài:

  • Chờ 24 tiếng trước khi tiến hành vệ sinh và khử trùng để giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm của nhân viên khác đối với các giọt bắn từ đường hô hấp. Nếu việc chờ 24 tiếng không khả thi, hãy chờ càng lâu càng tốt.

Hãy tuân thủ các khuyến cáo về vệ sinh và khử trùng của CDC:

  • Vệ sinh các bề mặt nhiễm bẩn bằng xà phòng và nước trước khi tiến hành khử trùng.
  • Để khử trùng các bề mặt, hãy sử dụng các sản phẩm đủ tiêu chuẩn của EPA để sử dụng chống lại SARS-Cov-2external icon, vi-rút gây ra bệnh COVID-19 và phù hợp sử dụng cho bề mặt đó.
  • Hãy tuân theo các hướng dẫn trên nhãn sản phẩm để đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả.
  • Quý vị có thể cần sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) bổ sung tùy vào bối cảnh và sản phẩm khử trùng mà quý vị sử dụng.

Ngoài việc vệ sinh và khử trùng, chủ hãng sở nên xác định nhân viên nào có thể đã có phơi nhiễm với vi-rút và cần tiến hành các biện pháp phòng ngừa bổ sung:

Nhân viên bị bệnh nên tuân thủ các bước khuyến cáo của CDC. Nhân viên không nên quay lại nơi làm việc cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly tại nhà và đã tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Không nên sử dụng kết quả xét nghiệm kháng thể để đưa ra quyết định về việc cho nhân viên trở lại làm việc.

Nhân viên có thể đã bị phơi nhiễm nếu họ là "người tiếp xúc gần" với người bị nhiễm bệnh, được xác định là ở trong phạm vi 6 feet với một người mắc COVID-19 trong một thời gian dài:

  • Những nhân viên có khả năng phơi nhiễm các triệu chứng về COVID-19 nên tự cách ly và tuân thủ các bước đã được CDC khuyến nghị.
  • Những nhân viên có khả năng phơi nhiễm không có các triệu chứng nên ở nhà hoặc tại một nơi tương tự và thực hành cách ly giao tiếp xã hội trong 14 ngày.

Tất cả các nhân viên khác nên tự theo dõi triệu chứng và đeo khẩu trang vải khi ở nơi công cộng. Nếu có bộc lộ các triệu chứng, họ nên thông báo với người giám sát của mình và ở nhà.

Xem Các Khuyến Nghị Y tế Công Cộng về việc Phơi Nhiễm liên quan tới Cộng Đồng để biết thêm thông tin.

Để đảm bảo hoạt động liên liên tục của cơ sở hạ tầng thiết yếu, CDC nhân viên cơ sở hạ tầng thiết yếuexternal icon có thể được phép tiếp tục làm việc sau khi có khả năng đã phơi nhiễm COVID-19, với điều kiện là họ không có triệu chứng và thực hành các biện pháp an toàn bổ sung để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

  • Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu  có nghĩa vụ hạn chế, trong chừng mực có thể, việc tái kết hợp làm việc cho những người đã phơi nhiễm với COVID-19 nhưng không bộc lộ các triệu chứng theo những cách thức bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của nhân viên, đồng nghiệp của họ và cộng đồng nói chung.
    • Duy trì việc ở nhà trong 14 ngày có thể vẫn là lựa chọn ưu tiên và khả thi nhất đối với nhân viên đã phơi nhiễm.
  • Việc phân tích nhiệm vụ cốt lõi và lực lượng lao động có sẵn tại các địa điểm làm việc có thể cho phép chủ hãng sở giao các hoạt động cốt lõi cho những nhân viên khác chưa bị phơi nhiễm, đang sẵn sàng và có trình độ kỹ năng tương đương.
  • Nhân viên làm việc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu đã hết các triệu chứng và quay trở lại làm việc nên đeo khẩu trang vải mọi lúc tại nơi làm việc trong 14 ngày sau lần phơi nhiễm gần nhất. Chủ hãng sở có thể có thể phát khẩu trang vải hoặc có thể chấp nhận khẩu trang vải do nhân viên tự trang bị trong trường hợp thiếu số lượng khẩu trang.

Xem Áp dụng các biện pháp thực hành an toàn cho nhân viên cơ sở hạ tầng thiết yếu mà có thể đã tiếp xúc với người bị nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 và Lập Kế Hoạch Ứng Phó với COVID-19 cho Lĩnh Vực Cơ Sở Hạ Tầng Thiết Yếu để biết thêm thông tin.

CDC không khuyến nghị nhân viên sử dụng xét nghiệm kháng thể để xác định nhân viên nào có thể làm việc. Xét nghiệm kháng thể kiểm tra mẫu máu để xác định lây nhiễm trước đây với SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19. CDC chưa biết liệu những người khỏi bệnh COVID-19 có bị nhiễm lại hay khôngXét nghiệm vi-rút kiểm tra mẫu hô hấp (như dịch bên trong mũi) để xác định lây nhiễm gần đây với SARS-CoV-2.

CDC đã công bốcác chiến lược để xem xét kết hợp xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2 vào kế hoạch kiểm soát, ứng phó và chuẩn bị phòng chống COVID-19 tại nơi làm việc.

Các tiểu bang và khu vực phân quyền khác nhau có thể có hướng dẫn và ưu tiên riêng để xét nghiệm vi-rút tại nơi làm việc. Xét nghiệm tại nơi làm việc có thể được sắp xếp thông qua nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp của công ty hoặc tham khảo ý kiến của sở y tế địa phương hoặc tiểu bang.

  • Nếu thời gian chưa tới 7 ngày kể từ khi nhân viên bị bệnh sử dụng cơ sở, hãy vệ sinh và khử trung toàn bộ các khu vực mà nhân viên bị bệnh đã sử dụng theo các khuyến nghị vệ sinh và khử trùng của CDC.
  • Nếu thời gian đã được 7 ngày trở lên kể từ khi nhân viên bị bệnh sử dụng cơ sở, quý vị không cần thiết tiến hành vệ sinh và khử trùng thêm nữa. Tiếp tục thực hiện vệ sinh và khử trùng thường kỳ toàn bộ các bề mặt có mức độ chạm vào cao tại sở làm.
  • Các nhân viên khác có thể đã phơi nhiễm với vi-rút nếu họ có "tiếp xúc gần" (trong phạm vi 6 feet) với nhân viên bị bệnh trong một khoảng thời gian kéo dài.
    • Nếu một nhân viên được xác nhận nhiễm COVID-19, chủ hãng sở nên thông báo với các đồng nghiệp của nhân viên đó về khả năng phơi nhiễm với COVID-19 tại nơi làm việc nhưng cần duy trì bảo mật theo yêu cầu của Đạo Luật Người Khuyết tật dành cho người dân Hoa Kỳ (ADA).
    • Những người có các triệu chứng nên tự cách ly và tuân thủ các bước đã được CDC khuyến nghị.
    • Tại hầu hết các sở làm, những nhân viên có khả năng phơi nhiễm nhưng không có các triệu chứng nên ở nhà hoặc tại một nơi tương tự và thực hành cách ly giao tiếp xã hội trong 14 ngày.
    • Nhân viên làm việc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu nên thực hiện theo Áp dụng các biện pháp thực hành an toàn cho nhân viên cơ sở hạ tầng thiết yếu mà có thể đã tiếp xúc với người bị nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19. Nhân viên làm việc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu đã hết các triệu chứng và quay trở lại làm việc nên đeo khẩu trang vải mọi lúc tại nơi làm việc trong 14 ngày sau lần phơi nhiễm gần nhất. Chủ hãng sở có thể có thể phát khẩu trang vải hoặc có thể chấp nhận khẩu trang vải do nhân viên tự trang bị trong trường hợp thiếu số lượng khẩu trang.
  • Các nhân viên không được coi là bị phơi nhiễm nên tự theo dõicác triệu chứng. Nếu có bộc lộ các triệu chứng, họ nên thông báo với người giám sát của mình và ở nhà.

Nhân viên bị bệnh nên thực hiện theo các bước để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Nhân viên không nên quay lại làm việc cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly tại nhà và đã tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Chủ hãng sở không nên yêu cầu nhân viên bị bệnh cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 hoặc giấy xác nhận của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để quay trở lại làm việc. Những nhân viên mắc COVID-19 đã ở nhà có thể dừng việc cách ly tại nhà và quay lại làm việc khi họ đáp ứng một trong các bộ tiêu chí sau đây:

Những nhân viên xuất hiện các triệu chứng COVID-19 khi đến nơi làm việc hoặc bị bệnh trong ngày với các triệu chứng COVID-19 cần được tách biệt ngay lập tức khỏi các nhân viên, khách hàng, khách viếng thăm và được gửi về nhà. Nhân viên bị bệnh nên thực hiện theo các bước để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19.

CDC có ứng dụng trò chuyện chatbot tự kiểm tra triệu chứng  mà các chủ hãng sở và nhân viên có thể thấy hữu dụng. Ứng dụng có một loạt các câu hỏi và khuyến nghị về mức độ chăm sóc y tế, nếu có, mà người dùng nên tìm kiếm. Ứng dụng này không dành cho mục đích cung cấp chẩn đoán hoặc điều trị.

Bệnh đường hô hấp "cấp tính" là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới có thể gây cản trở hoạt động hít thở thông thường, chẳng hạn như COVID-19. "Cấp tính" có nghĩa là mới khởi phát gần đây (ví dụ, trong vài ngày) và được dùng để phân biệt với các bệnh hô hấp mãn tính như bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Không. Các triệu chứng dị ứng không được coi là bệnh hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, có một số điểm giống nhau giữa các triệu chứng dị ứng theo mùa phổ biến và một số triệu chứng đã được báo cáo bởi những người mắc COVID-19 (ví dụ: đau đầu, hắt hơi, ho). Điều quan trọng là phải tính đến việc liệu các triệu chứng của một cá nhân có tương thích với các triệu chứng thông thường và thời gian dị ứng của người đó hay không.

Giảm tình trạng lây lan COVID-19 tại nơi làm việc

Để giữ an toàn cho nhân viên, quý vị nên:

  • Cân nhắc các lựa chọn để tăng khoảng cách giữa các nhân viên tại khu vực làm việc và giữa các nhân viên và khách hàng chẳng hạn như mở cửa khu vực phục vụ cho phép lái xe qua, dựng vách ngăn và đánh dấu trên nền nhà để định hướng khoảng cách tối thiểu 6 thước Anh.
  • Ít nhất mỗi ngày một lần, làm sạch và khử trùng các bề mặt mà nhiều người thường chạm vào. Chúng bao gồm tay nắm cửa, bàn, điện thoại, công tắc đèn và vòi nước.
  • Xem xét việc giao cho một người luân phiên vệ sinh và khử trùng các bề mặt trong khắp nơi làm việc.
  • Xét xét việc lên lịch thời gian nghỉ để rửa tay để mọi nhân viên có thể rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.
  • Xem xét việc lên lịch người thay thế để thu ngân và nhân viên tại bàn dịch vụ có cơ hội rửa tay.
  • Đánh giá hệ thống thông gió của tòa nhà và cân nhắc việc nâng cấp hoặc cải thiện.
  • Cân nhắc triển khai các chính sách và phương thức nghỉ bệnh hỗ trợ và linh hoạt.
  • Thông tin bổ sung về cách giữ an toàn cho nhân viên có thể được tìm thấy trong Hướng dẫn của CDC dành cho các Doanh nghiệp và Chủ Lao động.

Đánh giá nơi làm việc của quý vị để xác định các tình huống trong đó nhân viên không thể duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với nhau và/hoặc với khách hàng. Sử dụng các cách kết hợp biện pháp kiểm soát theo hệ thống phân cấp kiểm soát để giải quyết các tình huống này nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19. Một ủy ban gồm cả nhân viên và quản lý có thể là cách hiệu quả nhất để nhận ra tất cả các tình huống này.

Điều quan trọng cần lưu ý là các khuyến cáo kiểm soát hoặc hành động can thiệp được giao phó nhằm giảm nguy cơ lây lan COVID-19 phải phù hợp với bất cứ chương trình an toàn và trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) nào thường được yêu cầu cho nhiệm vụ công việc đó.

Các cách tiếp cận cần cân nhắc có thể bao gồm:

Điều chỉnh không gian làm việc bằng các biện pháp kiểm soát quy trình nhằm ngăn chặn phơi nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19.

  • Đảm bảo không gian làm việc được thông khí tốtexternal icon.
  • Thay đổi cách bố trí khu vực làm việc khi có thể. Ví dụ như, thiết kế lại khu vực làm việc để các nhân viên không phải đối diện với nhau.
  • Xem xét tạo lối đi bộ một chiều ở các khu vực hẹp hoặc hạn chế, chẳng hạn như lối đi giữa các dãy bàn ghế và cầu thang bộ để khuyến khích mọi người di chuyển theo hàng một ở cự ly cách nhau 6 feet.
  • Ở những nơi có thể thực hiện, lắp đặt các tấm chắn che giữa các nhân viên với nhau cũng như giữa nhân viên và khách hàng.
    • Sử dụng rèm nhựa, tấm chắn nhựa hoặc vật dụng tương tự để tạo rào cản hoặc tấm phân cách không thấm nước.
  • Dời thiết bị thanh toán điện tử/máy đọc thẻ tín dụng đến vị trí xa nhân viên thu ngân hơn để làm tăng khoảng cách giữa khách hàng và nhân viên thu ngân.
  • Sử dụng các dấu hiệu dễ nhìn như đề can dán sàn, băng dính màu và biển báo để nhắc nhở nhân viên duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với nhau, bao gồm tại khu vực làm việc và ở nơi nghỉ ngơi.
    • Đồng thời cân nhắc sử dụng các dấu hiệu này cho khách hàng, chẳng hạn như ở lối vào hoặc khu vực xếp hàng chờ thanh toán.
  • Bố trí các trạm rửa tay hoặc dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60% ở khắp các vị trí tại nơi làm việc để nhân viên và khách hàng sử dụng.
    • Sử dụng các trạm loại không cần chạm nếu có thể.
    • Đảm bảo phòng vệ sinh được trang bị đầy đủ xà phòng và khăn giấy.

Tổ chức đào tạo và đưa ra các chính sách hành chính khác để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Sử dụng khẩu trang vải khi thích hợp.

  • Khuyến cáo nhân viên đeo khẩu trang vải.
    • Khẩu trang vải dùng để bảo vệ người khác chứ không phải là người đeo. Vật dụng này không được xem là trang bị bảo hộ cá nhân.
    • Đào tạo cho nhân viên cách đeo và tháo khẩu trang vải để tránh nhiễm bẩn.
    • Phải giặt sạch và phơi/sấy khô khẩu trang vải sau mỗi lần sử dụng.
    • Không nên đeo khẩu trang vải nếu việc sử dụng khẩu trang gây ra một nguy cơ mới (VD: cản trở hoạt động lái xe hay tầm nhìn, góp phần vào bệnh trạng liên quan đến nhiệt) còn lớn hơn lợi ích làm chậm sự lây lan của vi-rút.
  • Khuyến cáo những người tới hãng sở (nhân sự phục vụ, khách hàng) cũng phải đeo khẩu trang vải.

Thiết Bị Bảo Hộ Cá Nhân (PPE)

Trang bị bảo hộ cá nhân là bước cuối cùng trong hệ thống phân cấp kiểm soát bởi việc sử dụng nó sao cho hiệu quả còn khó hơn các biện pháp khác. Để có tính bảo vệ và không gây thêm mối nguy hại nào khác, việc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân đòi hỏi phải hiểu rõ đặc điểm môi trường, kiến thức về mối nguy hại, đào tạo và luôn sử dụng đúng cách. Đây là lý do mà các biện pháp kiểm soát hành chính và quy trình được nhấn mạnh trong hướng dẫn làm chậm sự lây lan của COVID-19. Trong bối cảnh đại dịch hiện tại, việc sử dụng các loại trang bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang y tế hoặc mặt nạ N-95 đang được ưu tiên cho nhân viên y tế và lực lượng ứng phó y tế khẩn cấp khác, theo khuyến cáo trong hướng dẫn của CDC tại thời điểm hiện tại, trừ khi những vật dụng này đã là yêu cầu bắt buộc cho công việc từ trước đại dịch.

Trao đổi với nhân viên nếu họ thể hiện sự lo lắng. Một số người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nghiêm trọng. Đối tượng này bao gồm người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) và những người thuộc mọi nhóm tuổi có sẵn các bệnh nền nghiêm trọng. Với việc sử dụng các chiến lược giúp ngăn chặn tình trạng lây lan COVID-19 tại nơi làm việc, quý vị sẽ giúp bảo vệ mọi nhân viên, bao gồm cả những đối tượng có nguy cơ cao hơn. Các chiến lược này bao gồm:

  • Triển khai hình thức làm việc từ xa và các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội khác.
  • Chủ động khuyến khích nhân viên ở nhà khi bị bệnh.
  • Cho phép nghỉ bệnh
  • Khuyến khích rửa tay
  • Cung cấp vật dụng và trang bị bảo hộ cá nhân ( PPE) phù hợp để vệ sinh và khử trùng nơi làm việc
  • Yêu cầu tất cả các nhân viên đeo khẩu trang vải

Tại những nơi làm việc không thể loại bỏ việc tương tác trực tiếp (như bán lẻ chẳng hạn), hãy cân nhắc giao cho các nhân viên có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn những nhiệm vụ cho phép họ duy trì khoảng cách 6 feet với người khác, nếu có thể.

Chủ hãng sở không nên yêu cầu nhân viên cung cấp giấy xác nhận từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ khi bị bệnh, thay vào đó hãy cho phép họ báo với người giám sát của mình hoặc dịch vụ y tế của nhân viên khi họ có các bệnh có thể đưa họ vào đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Khẩu trang vải có thể ngăn lây COVID-19 từ người đeo sang người khác, nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp. Các nhân viên nên cân nhắc phương án thay thế trong một số điều kiện nhất định tại nơi làm việc, bao gồm:

  • Nếu họ có vấn đề về hô hấp.
  • Nếu họ không thể tự tháo khẩu trang khi không được trợ giúp.
  • Nếu khẩu trang gây cản trở tầm nhìn, gây ảnh hưởng khi đeo kính hoặc bảo vệ mắt.
  • Nếu dây đeo, dây buộc hoặc các phần khác của khẩu trang có thể bị mắc vào thiết bị.
  • Nếu nhận thấy có các mối nguy hại khác trong khi lao động liên quan đến việc đeo khẩu trang và vấn đề này không thể giải quyết nếu không tháo khẩu trang.

Không nên đeo khẩu trang vải nếu việc sử dụng gây ra một nguy cơ mới (VD: cản trở hoạt động lái xe hoặc tầm nhìn, góp phần vào bệnh trạng liên quan đến nhiệt) còn lớn hơn lợi ích làm chậm sự lây lan của vi-rút.

Cơ Quan Quản Lý Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp (OSHA)pdf iconexternal icon khuyên rằng nhân viên nên đeo tấm chắn giọt bắn nếu khẩu trang vải đã được khuyến cáo nhưng nhân viên đó không thể chịu được việc đeo khẩu trang vải. Nếu sử dụng, tấm chắn giọt bắn phải che được toàn bộ phần trước và hai bên của khuôn mặt, che xuống quá phần cằm.

Kiểm soát nguồn lây nhiễm là một thuật ngữ dùng để mô tả các biện pháp (VD: khẩu trang vải hoặc tấm chắn giọt bắn) có mục đích ngăn lây bệnh từ người mắc COVID-19 sang những người khác. COVID-19 lây lan thông qua các giọt bắn tạo ra khi người bị lây nhiễm ho, hắt hơi hay nói chuyện. Bằng chứng cho thấy người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng vẫn có thể lây bệnh cho người khác mà không biết bản thân đã bị nhiễm. Khẩu trang vải và tấm chắn giọt bắn là các loại kiểm soát nguồn lây nhiễm tạo ra một hàng rào ngăn giọt bắn phát ra từ người có thể đã bị lây nhiễm sang những người khác, giảm khả năng truyền vi-rút.

Không, khẩu trang vải không phải là trang bị bảo hộ cá nhân (PPE). Các loại khẩu trang này không phải là mặt nạ và không phải là vật dụng thay thế thích hợp cho các trang bị bảo hộ đó tại nơi làm việc có khuyến cáo hoặc bắt buộc sử dụng mặt nạ để bảo vệ đường hô hấp.

Khi đeo khẩu trang vải, khẩu trang phải ôm phần mũi và miệng, ôm sát hai bên mặt nhưng phải tạo cảm giác dễ chịu và được cố định bằng dây buộc hoặc dây móc qua tai. Khẩu trang vải phải cho phép người đeo hít thở mà không bị hạn chế.

Các nhân viên nên tránh chạm tay lên mắt, mũi hoặc miệng cũng như mặt trong hay mặt ngoài của khẩu trang trong khi đeo lên, trong quá trình đeo và tháo khẩu trang. Khi đeo và tháo khẩu trang, nhân viên chỉ nên chạm tay vào phần dây buộc hoặc dây móc qua tai.

Nếu cất khẩu trang vải trong khi làm việc, nhân viên nên đặt khẩu trang vải đã sử dụng vào trong hộp hoặc túi giấy có đề tên nhân viên đó.

Không được dùng chung khẩu trang vải với người khác nếu chưa giặt sạch và phơi/sấy khô trước.

Nếu khẩu trang vải bị ướt, dính bẩn hoặc nhiễm bẩn tại nơi làm việc, nhân viên nên tháo khẩu trang và giữ để giặt sấy sau. Nhân viên nên đeo khẩu trang vải sạch hoặc khẩu trang dùng một lần. Nếu khẩu trang vải là do chủ lao động cung cấp, thì nên cấp một khẩu trang vải sạch để thay thế cho chiếc đã bị bẩn.

Các nhân viên nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước và sau khi đeo, chạm vào hoặc tháo khẩu trang vải. Nếu không có xà phòng và nước, họ nên sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.

Hướng dẫn giặt sấy tùy thuộc vào loại vải được dùng để làm khẩu trang. Nhìn chung, khẩu trang vải nên được giặt đều đặn (VD: hàng ngày sau mỗi ca làm) bằng nước và xà phòng tẩy nhẹ, sấy khô hoàn toàn bằng máy sấy nóng. Nếu không có máy giặt và máy sấy, một cách khác là ngâm khẩu trang vải trong dung dịch tẩy rửa pha loãng (0,1%), xả nước và phơi khô tự nhiên hoàn toàn. Quý vị nên rửa tay sau khi giặt khẩu trang vải.

CDC khuyến cáo nhân viên tự bảo vệ bản thân khỏi bệnh hô hấp bằng những biện pháp phòng ngừa hàng ngày, bao gồm vệ sinh tay. Nhân viên nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có xà phòng và nước, đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng khi mọi người có khả năng bị nhiễm hoặc lây lan mầm bệnh:

  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn.
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi chạm vào rác
  • Trước và sau ca làm việc
  • Trước và sau khi nghỉ giải lao
  • Sau khi chạm vào những đồ vật mà khách hàng hoặc nhân viên khác đã cầm vào

Nhân viên nên thực hiện các bước để bảo vệ bản thân sau tại nơi làm việc:

  • Tuân thủ các chính sách và quy trình của nhân viên liên quan tới bệnh tật, sử dụng khẩu trang vải, cách ly giao tiếp xã hội, vệ sinh và khử trùng cũng như việc du lịch và hội họp công việc.
  • Ở nhà nếu bị bệnh, ngoài trừ khi cần được điều trị bệnh.
  • Thực hiện cách ly gaio tiếp xa hội bằng việc duy trì khoảng cách tối thiểu 6 thước hoặc với đồng nghiệp, khách hàng và khách thăm khi có thể.
  • Đeo khẩu trang vải, đặc biệt là khi việc cách ly giao tiếp xã hội là không thể thực hiện được.
  • Nhân viên nên thông báo với giám sát của mình nếu họ hoặc đồng nghiệp của họ bộc lộ các triệu chứng tại nơi làm việc. Không được để bất kỳ người nào có triệu chứng COVID-19 được hiện diện tại nơi làm việc.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho, hoặc hắt hơi, hay ở nơi công cộng.
    • Dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có nồng độ cồn tối thiểu 60% nếu không có sẵn xà phòng và nước.
  • Không chạm vào mắt, mũi và miệng,
  • Trong chừng mực có thể, tránh chạm vào các bề mặt thường hay chạm vào tại nơi công cộng như nút bấm trong thang máy, tay nắm cửa, thanh vịn v.v.
  • Khi có thể, tránh tiếp xúc trực tiếp như bắt tay người khác.
  • Giảm thiểu việc cầm tiền mặt, thẻ tín dụng và các thiết bị điện tử hay di động khi có thể.
  • Tránh mọi chuyến du lịch không cần thiết.

Khám sàng lọc nhân viên là một chiến lược tùy chọn mà các chủ hãng sở có thể sử dụng. Việc sàng lọc hoặc kiểm tra sức khỏe sẽ không hoàn toàn hiệu quả vì những người không có triệu chứng hoặc những người có triệu chứng nhẹ, không đặc trưng có thể không nhận ra họ bị nhiễm bệnh và có thể vượt qua quy trình sàng lọc. Khám sàng lọc và kiểm tra sức khỏe không phải là biện pháp thay thế cho các biện pháp bảo vệ khác như cách ly giao tiếp xã hội.

Cân nhắc khuyến khích mọi người dự định đến sở làm hãy tự sàng lọc trước khi đến và không cố gắng bước vào sở làm nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Các triệu chứng của COVID-19
  • Sốt từ 100,4oF* trở lên
  • Đang được khám về khả năng nhiễm COVID-19 (ví dụ như đang chờ kết quả xét nghiệm vi-rút để xác nhận nhiễm bệnh)
  • Đã được chẩn đoán nhiễm COVID-19 và chưa đủ điều kiện để ngừng cách ly

*Có thể áp dụng ngưỡng thân nhiệt dưới (ví dụ như 100,0oF), đặc biệt là trong môi trường y tế.

Nội dung các câu hỏi sàng lọc

Nếu quý vị quyết định chủ động sàng lọc nhân viên về các triệu chứng thay vì dựa vào kết quả tự sàng lọc, hãy xem xét những triệu chứng nào cần đưa vào đánh giá của quý vị. Mặc dù có nhiều triệu chứng khác nhau có thể liên quan đến COVID-19, nhưng có thể quý vị không muốn coi mỗi nhân viên chỉ có một triệu chứng không đặc trưng (ví dụ như đau đầu) là trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 và cho họ về nhà cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly.

Hãy cân nhắc tập trung các câu hỏi sàng lọc dựa vào các triệu chứng "mới" hoặc "ngoài dự kiến" (ví dụ: ho mãn tính sẽ không phải là một yếu tố dương tính). Xem xét những triệu chứng sau:

  • Sốt hoặc cảm thấy sốt (ớn lạnh, vã mồ hôi)
  • Ho mới xuất hiện
  • Khó thở
  • Đau họng
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Ói mửa hoặc tiêu chảy
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác

Bảo vệ người thực hiện sàng lọc

Có một số phương thức mà chủ hãng sở có thể sử dụng để bảo vệ nhân viên khi tiến hành sàng lọc. Các phương pháp có khả năng bảo vệ tốt nhất kết hợp cách ly giao tiếp xã hội (duy trì khoảng cách 6 feet với người khác) hoặc rào chắn để loại bỏ hoặc giảm thiểu sự phơi nhiễm do tiếp xúc gần với người có triệu chứng trong quá trình khám sàng lọc. Các ví dụ để xem xét có tích hợp với các hình thức kiểm soát sàng lọc qua kiểm tra thân nhiệt bao gồm?

  • Phụ thuộc vào việc Cách ly Giao tiếp Xã hội: Đề nghị nhân viên tự đo thân nhiệt của mình trước hoặc khi tới nơi làm việc. Khi họ đến, đứng cách xa nhân viên đó ít nhất 6 thước Anh hoặc 2 mét và:
    • Đề nghị nhân viên xác nhận rằng nhiệt độ của họ dưới mức 100,4o F (38,0o C) và xác nhận rằng họ không bị ho hoặc hụt hơi.
    • Kiểm tra nhân viên bằng cách quan sát các biểu hiện bệnh, có thể bao gổm tình trạng mệt mỏi hoặc má đỏ ửng lên.
    • Nhân viên sàng lọc không cần dùng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) nếu họ có thể duy trì khoảng cách 6 thước Anh hoặc 2 mét.
  • Dựa vào vách ngăn/rào chắn: Khi khám sàng lọc, người sàng lọc nên đứng phía sau rào chắn, như kính hoặc ô cửa nhựa hoặc vách ngăn có thể bảo vệ mặt và màng nhầy của người sàng lọc khỏi giọt bắn từ đường hô hấp có thể phát sinh khi nhân viên hắt hơi, ho hoặc trò chuyện. Khi họ tới nơi, người sàng lọc nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn với nồng độ tối thiểu 60%. Sau đó:
    • Kiểm tra nhân viên bằng cách quan sát các biểu hiện bệnh, có thể bao gổm tình trạng mệt mỏi hoặc má đỏ ửng lên.
    • Khám sàng lọc qua triệu chứng và đo thân nhiệt bằng giao thức này:
      • Đeo găng tay dùng một lần.
      • Kiểm tra thân nhiệt nhân viên, tiếp cận vòng qua vách ngân hoặc thông qua ô cửa sổ. Đảm bảo mặt của người sàng lọc luôn ở phía sau rào chắn khi thực hiện khám sàng lọc.
      • Nếu thực hiện đo thân nhiệt cho nhiều người, hãy đảm bảo quý vị sử dụng một đôi găng tay sạch cho mỗi nhân viên và nhiệt kế đã được làm vệ sinh kỹ lưỡng sau mỗi lần đo. Nếu sử dụng nhiệt kế dùng một lần hoặc nhiệt kế không tiếp xúc và quý vị không chạm với người nào, thì quý vị không cần phải thay găng tay trước lần đo tiếp theo. Nếu sử dụng nhiệt kế không tiếp xúc, hãy làm sạch và khử trùng nhiệt kế theo hưỡng dẫn của nhà sản xuất và chính sách của cơ sở.
    • Tháo và thải bỏ trang bị bảo hộ cá nhân PPE (găng tay) và rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn với nồng độ cồn tối thiểu 60%.

    Nếu không thể thực hiện kiểm soát bằng rào chắn hoặc cách ly giao tiếp xã hội trong khi sàng lọc, quý vị có thể sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi người sàng lọc ở trong phạm vi 6 thước Anh với một nhân viên khi sàng lọc Tuy nhiên, chỉ dựa vào trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) là một biện pháp kiểm soát kém hiệu quả và khó thực hiện hơn, do sự thiếu hụt PPE và yêu cầu phải có đào tạo.

    • Dựa vào Trang Bị Bảo Hộ Cá Nhân (PPE): Khi đến sở làm, người sàng lọc nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có nồng độ tối thiểu 60%, đeo khẩu trang, bảo hộ mắt (kính hoặc tấm chắn mặt dùng một lần che toàn bộ phía trước và hai bên khuôn mặt) và một đôi găng tay dùng một lần. Có thể xem xét sử dụng áo choàng nếu lường trước sẽ tiếp xúc nhiều với nhân viên. Sau đó:
      • Kiểm tra bằng cách quan sát các dấu hiệu bệnh của nhân viên, có thể bao gồm tình trạng mệt mỏi, má ứng đỏ và xác nhận rằng nhân viên không có tình trạng ho hoặc hụt hơi.
      • Đo thân nhiệt cho nhân viên
        • Nếu thực hiện đo thân nhiệt cho nhiều người, hãy đảm bảo quý vị sử dụng một đôi găng tay sạch cho mỗi nhân viên và nhiệt kế đã được làm vệ sinh kỹ lưỡng sau mỗi lần đo. Nếu sử dụng nhiệt kế dùng một lần hoặc nhiệt kế không tiếp xúc và quý vị không chạm với người nào, thì quý vị không cần phải thay găng tay trước lần đo tiếp theo. Nếu sử dụng nhiệt kế hồng ngoại (không tiếp xúc), quý vị nên vệ sinh và khử trùng chúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các chính sách của sở làm.
      • Sau mỗi lần hoặc sau vài lần sàng lọc, khi quý không tiếp xúc cơ thể với người khác, hãy tháo và vất bỏ trang bị bảo hộ cá nhân, và rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa tối thiểu 60% cồn.

Thải bỏ PPE vào thùng rác. Rác thải tại cơ sở không cần phải khử trùng.

Hoạt Động Kinh Doanh Đảm Bảo An Toàn Sức Khỏe

Cách ly giao tiếp xã hội nghĩa là tránh tụ tập đông người và duy trì khoảng cách (tối thiểu 6 feet) với người khác khi có thể. Các chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm:

  • Cho phép địa điểm làm việc linh hoạt (như làm việc từ xa)
  • Cho phép giờ làm linh hoạt (như xếp xen kẽ các ca làm)
  • Tăng khoảng cách thực thể giữa các nhân viên tại nơi làm việc
  • Tăng khoảng cách giữa các nhân viên và khách hàng (chẳng hạn hình thức lái xe qua và vách ngăn)
  • Thực hiện các phương thức du lịch và họp mặt linh hoạt (như hoãn các cuộc họp hoặc sự kiện không cần thiết)
  • Cung cấp dịch vụ từ xa (vd. điện thoại, video hoặc trang web)
  • Cung cấp sản phẩm qua hình thức giao nhận hoặc nhận hàng bên lề đường.

Các chủ lao động hiện không có chế độ nghỉ phép cho một số hoặc tất cả nhân viên của họ có thể nên soạn các chính sách "nghỉ ốm khẩn cấp" mà không bị phạt. Đảm bảo các chính sách nghỉ ốm linh hoạt và thống nhất với hướng dẫn y tế công cộng và nhân viên biết và hiểu rõ các chính sách này.

Đạo Luật về Sự Ứng Phó Đầu Tiên với Vi-rút Corona dành cho Gia Đìnhexternal icon (FFCRA hoặc Đạo Luật) yêu cầu một số hãng sở nhất định phải cho phép nhân viên nghỉ bệnh có lương hoặc nghỉ vì lý do sức khỏe và những người thân trong gia đình với lý do được nêu là có liên quan đến COVID-19. Hãng sở có dưới 500 nhân viên đủ điều kiện nhận được giảm thuế 100% cho thời gian nghỉ có lương liên quan đến COVID-19 theo Đạo Luật Ứng Phó Đầu Tiên với Vi-rút Corona dành cho Gia Đình đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 với các hạn mức nhất định.

Chủ hãng sở không được yêu cầu nhân viên bị bệnh phải cung cấp giấy của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc kết quả xét nghiệm COVID-19 để xác nhận bệnh của họ, đủ điều kiện để nghỉ bệnh hoặc quay lại làm việc. Phòng mạch của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các cơ sở y tế có thể rất bận rộn và không thể cung cấp tài liệu đó kịp thời.

Cân nhắc kỹ lưỡng xem liệu chuyến đi đó có cần thiết không và dùng các ứng dụng hội họp từ xa hoặc qua video khi có thể cho các buổi họp và tụ tập liên quan đến công việc. Chủ hãng sở nên cân nhắc việc hủy, điều chỉnh hoặc hoãn các cuộc họp hoặc các buổi tụ tập đông người liên quan đến công việc chỉ có thể diễn ra trực tiếp. Làm theo hướng dẫn của CDC cho các sự kiện và hoạt động tụ tập đông người đồng thời xem xét việc khôi phục lại chuyến đi không thiết yếu theo quy định và hướng dẫn của tiểu bang và địa phương.

Khi không thể thực hiện hội họp từ xa hoặc qua video, hãy tổ chức họp tại không gian mở, thông khí tốt và khoảng cách giữa các ghế ngồi tổi thiểu là 6 thước Anh hoặc 2 mét. Khuyến khích nhân viên và người tham dự ở nhà nếu bị bệnh.

Dù phải giảm thiểu hoạt động đi lại nhiều nhất có thể trong tình hình đại dịch COVID-19, nhiều công việc vẫn đòi hỏi nhân viên phải đi công tác và đối với một số phận sự, việc sử dụng công cụ ảo để thực hiện là bất khả thi. Có thể thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ nhân viên trong khi đi công tác:

  • Sắp xếp lịch trình đi công tác để hạn chế khoảng cách di chuyển và nhu cầu lưu trú qua đêm.
  • Nếu cần thiết phải đi công tác nhiều ngày, hãy phối hợp với nhân viên hỗ trợ sắp xếp chuyến đi nhằm tìm ra những khách sạn thực hiện khử trùng phòng ốc sau mỗi lượt lưu trú và thường xuyên khử trùng các bề mặt ở khu vực chung.
  • Cung cấp cho nhân viên loại hình phương tiện đi lại giảm thiểu tiếp xúc gần với người khác như xe theo đội hoặc xe thuê.
  • Nếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng, yêu cầu nhân viên làm theo hướng dẫn của CDC về cách thức bảo vệ bản thân khi sử dụng phương tiện giao thông.
  • Nếu cần đi máy bay, hãy chọn những chỗ ngồi trên chuyến bay sao cho có khoảng cách lớn nhất với các hành khách khác và chọn chuyến bay thẳng nếu có thể.
  • Khử trùng các bề mặt của xe thuê hoặc xe theo đội (VD: vô lăng, cần số, bệ tì tay, v.v.) sau mỗi lần sử dụng, sử dụng các sản phẩm đáp ứng tiêu chí của EPA để sử dụng chống SARS-CoV-2external icon.
  • Đảm bảo nhân viên được cung cấp các vật dụng cần thiết và hiểu được các biện pháp bảo vệ mà họ có thể thực hiện trong khi đi công tác. Những biện pháp này bao gồm:
    • Duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác (cách ly giao tiếp xã hội) nhiều nhất có thể trong khi đi công tác.
    • Đeo khẩu trang vải khi khó duy trì khoảng cách 6 feet, chẳng hạn như tại sân bay, trên máy bay và phương tiện công cộng.
    • Sử dụng khăn lau khử trùng để làm sạch các bề mặt tiếp xúc thường xuyên bên trong xe và trên máy bay.
    • Cân nhắc đặt đồ ăn để đến lấy hoặc giao hàng tận nơi thay vì đi ăn tại nhà hàng.
    • Rửa tay hoặc dùng dung dịch sát trùng tay đều đặn.
  • Đảm bảo nhân viên biết rằng, nếu bị bệnh họ nên ở nhà (không đi công tác) hoặc về nhà (nếu đang đi công tác) nếu họ có thể đi lại mà không gây nguy hại cho bản thân hoặc người khác.
  • Chắc chắn rằng nhân viên biết cần liên hệ với ai nếu họ bị bệnh.

Để biết thêm thông tin, tham khảo hướng dẫn của CDC về hoạt động du lịch trong Hoa Kỳ

Vệ Sinh và Khử Trùng tại Nơi Làm Việc

Bằng chứng hiện tại, dù chỉ mới là sơ bộ cho thấy SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh COVID-19, có thể tiếp tục sống trong nhiều giờ đến nhiều ngay trên các bề mặt được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Một người có thể nhiễm COVID-19 khi chạm tay vào bề mặt hoặc đồ vật có dính vi-rút trên đó, sau đó lại chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ. Tuy nhiên người ta không cho rằng đây là con đường chính lây lan vi-rút.

Nếu máy móc hoặc thiết bị có nghi ngờ nhưng nhân viên không có khả năng tiếp cận hoặc người bị nhiễm COVID-19 không tiếp xúc với chúng, chúng sẽ không có nguy cơ phơi nhiễm.

Nếu máy móc hoặc thiết bị được cho là bị nhiễm bẩn và có thể vệ sinh được, hãy tuân thủ các khuyến nghị vệ sinh và khử trùng của CDC. Trước tiên, làm sạch các bề mặt nhiễm bẩn bằng xà phòng và nước. Sau đó khử trùng các bề mặt bằng các sản phẩm đủ tiêu chuẩn của EPA dùng để chống lại SARS-Cov-2external icon và phù hợp để sử dụng trên bề mặt đó.

Nếu máy móc hoặc thiết bị được cho là bị nhiễm bẩn và không thể vệ sinh được, hãy tách riêng chúng ra. Tách riêng giấy hoặc các bề mặt mềm (xốp) trong ít nhất 24 tiếng trước khi xử lý. Sau 24 tiếng, loại bỏ các vật liệu mềm khỏi khu vực đó và vệ sinh các bề mặt cứng (không xốp) theo khuyến nghị vệ sinh và khử trùng. Tách riêng các bề mặt cứng (không xốp) không thể vệ sinh và khử trùng trong ít nhất 7 ngày, trước khi xử lý.

Tuân theo các thực hành làm việc an toàn khi dùng hóa chất vệ sinhpdf icon:

  • Luôn đeo găng tay phù hợp cho loại hóa chất được sử dụng khi quý vị tiến hành vệ sinh và khử trùng. Có thể cần thêm trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) tùy vào bối cảnh và sản phẩm quý vị đang sử dụng.
  • Đừng bao giờ hòa chất tẩy gia dụng với a-mô-niac hoặc bất kỳ chất tẩy rửa nào khác.
  • Đảm bảo nhân viên biết rõ hóa chất vệ sinh nào có thể hòa tan và cách hòa tan đúng cách chất tẩy rửa mà họ đang sử dụng.
  • Chủ lao động phải đảm bảo nhân viên được đào tạo về các mối nguy hại của hóa chất vệ sinh sử dụng tại nơi làm việc theo tiêu chuẩn Truyền Thông Giáo Dục về Nguy Hại của OSHA (29 CFR 1910.1200external icon).
  • Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với tất cả các sản phẩm vệ sinh và khử trùng về nồng độ, cách dùng và thời gian tiếp xúc.

Các chủ hãng sở cũng có thể:

  • Cung cấp khăn giấy và thùng chứa không chạm dùng một lần.
  • Cung cấp xà phòng và nước tại nơi làm việc. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay có chứa cồn với nồng độ cồn tối thiểu 60%. Nếu thấy tay lấm bẩn, nên dùng xà phòng và nước thay vì dung dịch sát trùng tay.
  • Để dung dịch sát trùng tay ở nhiều nơi nhằm khuyến khích mọi người thực hành vệ sinh tay tốt.
  • Đặt áp-phích khuyến khích mọi người ở nhà khi bị bệnh, tầm quan trọng của việc vệ sinh tay cũng như quy ước khi ho và hắt hơi, ở cửa ra vào tại nơi làm việc và tại các khu vực mà nhân viên có thể dễ nhìn thấy.
  • Không khuyến khích bắt tay.

Nguy cơ lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19 qua hệ thống thông gió vẫn chưa được nghiên cứu nhưng khả năng xảy ra điều này khá thấp. Khuyến nghị bảo trì HVAC (hệ thống sưởi, điều hòa, thông gió) thường kỳ. Mặc dù đây không phải là biện pháp ngăn ngừa hàng đầu, hãy cân nhắc việc điều chỉnh hệ thống thông gió chung tại nơi làm việc, như tăng cường thông gió và tăng mức không khí bên ngoài mà hệ thống sử dụng. Duy trì độ ẩm và nhiệt độ không khí trong nhà ở mức phù hợp cho mọi người trong tòa nhà.

CDC và Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) đã cùng lập ra hướng dẫn về việc làm sạch và khử trùng không gian công cộng, bao gồm cả phòng vệ sinh. Chủ hãng sở nên lập kế hoạch để làm sạch và khử trùng định kỳ, bao gồm làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt thường bị chạm vào như tay nắm cửa, vòi nước, bồn cầu và các vật dụng khác trong phòng vệ sinh.

Nhân viên chăm sóc dọn dẹp nên mang trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) phù hợp với môi trường và sản phẩm làm sạch mà họ sử dụng. Để bảo vệ nhân viên của quý vị và đảm bảo sử dụng hiệu quả các sản phẩm, nhân viên nên được hướng dẫn cách sử dụng chất khử trùng theo chỉ dẫn trên nhãn và các biện pháp phòng ngừa. Hãy cân nhắc dán lịch làm vệ sinh trong phòng vệ sinh và đánh dấu khi sau mỗi lần hoàn thành một lượt làm vệ sinh.

  • Tuân theo hướng dẫn của CDC về việc vệ sinh và khử trùng.
  • Chờ 24 tiếng trước khi tiến hành vệ sinh và khử trùng để giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm do các giọt bắn từ đường hô hấp. Nếu việc chờ 24 không khả thi, hãy chờ càng lâu càng tốt.
  • Mở cửa ngoài và cửa sổ để tăng cường lưu thông không khí trong khu vực đó.

Nhân viên vệ sinh nên vệ sinh và khử trùng mọi khu vực bao gồm các văn phòng, toa-lét và các khu vực dùng chung, đặc biệt là các bề mặt mọi người thường chạm vào.

  • Vệ sinh các bề mặt nhiễm bẩn bằng xà phòng và nước trước khi khử trùng.
  • Tiếp theo, khử trùng các bề mặt bằng sản phẩm đủ tiêu chuẩn của EPA dùng để chống SARS-Cov-2external icon, vi-rút gây bệnh COVID-19 và phù hợp dùng cho bề mặt đó.
  • Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với tất cả các sản phẩm vệ sinh và khử trùng về nồng độ, cách dùng và thời gian tiếp xúc cũng như trang bị bảo hộ cá nhân cần thiết.

Quý vị có thể tái hoạt động ngay khi hoàn tất vệ sinh và khử trùng.

Có.

Tia cực tím diệt khuẩn (GUV), hoặc Chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím (UVGI), là một công cụ khử trùng được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như khu dân cư, thương mại, giáo dục và y tế. Công nghệ sử dụng năng lượng tia cực tím (UV) để bất hoạt (tiêu diệt) vi sinh vật, bao gồm cả vi-rút, khi được thiết kế và lắp đặt đúng cách.

Vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19, và khả năng lây lan và phát tán các phần tử vi-rút trong không khí. Tuy nhiên, GUV có thể bất hoạt vi-rút trong không khí và trên các bề mặt*. Việc thiết kế và định cỡ hệ thống khử trùng GUV hiệu quả đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cụ thể.

Tham khảo ý kiến của nhà sản xuất GUV có uy tín hoặc nhà thiết kế hệ thống GUV có kinh nghiệm trước khi lắp đặt hệ thống GUV. Những chuyên gia này có thể hỗ trợ bằng cách thực hiện các tính toán cần thiết, cách chọn dụng cụ, lắp đặt hệ thống đúng cách và kiểm tra khả năng hoạt động phù hợp với nơi lắp đặt.

*Lưu ý: Khuyến nghị của CDC về khử trùng bề mặt chính trong các môi trường có người ở là tuân theo Hướng dẫn của CDC/EPA về khử trùng bề mặt.

  • GUV vùng trên
    GUV vùng trên (hoặc không gian phía trên) sử dụng các dụng cụ gắn lắp GUV được thiết kế đặc biệt gắn trên tường hoặc trần nhà để tạo ra vùng khử trùng của năng lượng tia cực tím (UV) tập trung vào phần trên trong phòng và cách xa con người. Các dụng cụ này khử trùng không khí khi không khí lưu thông từ hệ thống thông gió cơ học, quạt trần hoặc chuyển động của không khí tự nhiên. Ưu điểm của GUV vùng trên là khử trùng không khí ở gần và phía trên những người ở trong phòng. Kể từ những năm 1980, hệ thống GUV đã được sử dụng rộng rãi để kiểm soát bệnh lao (TB). Hướng dẫn của CDC Kiểm soát môi trường đối với bệnh lao: Hướng dẫn cơ bản về chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím ở vùng trên cho cơ sở chăm sóc sức khỏebiểu tượng pdf cung cấp thông tin về thiết kế hệ thống GUV thích hợp, vận hành an toàn liên quan và bảo trì.
    Dựa trên dữ liệu về các loại vi-rút Corona khác ở người, hệ thống GUV được thiết kế để bảo vệ chống lại sự lây lan của bệnh lao sẽ có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa SARS-CoV-2, là vi-rút gây ra COVID-19, và do đó ngăn chặn sự lây lan. Hệ thống GUV thường yêu cầu một vài dụng cụ gắn lắp GUV để có hiệu quả. Ví dụ, phòng chờ hình chữ nhật có 10-30 người ở sẽ cần 2-3 dụng cụ gắn lắp GUV cho vùng không khí phía trên. Lưu ý, khả năng phản xạ năng lượng tia cực tím vào không gian có người phía dưới là một mối quan tâm về sự an toàn tiềm ẩn với các hệ thống GUV vùng trên. Tuy nhiên, một nhà sản xuất GUV có uy tín hoặc một nhà thiết kế hệ thống GUV có kinh nghiệm nên biết các kỹ thuật phòng ngừa để ngăn chặn sự phơi nhiễm tia cực tím có hại cho những người có mặt trong không gian đó. [Ứng dụng tiềm năng: Có thể sử dụng trong mọi môi trường trong nhà; hữu ích nhất trong những không gian có nhiều người đang hoặc có thể mắc bệnh.]
  • GUV trong đường ống
    Hệ thống GUV trong đường ống được lắp đặt trong hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC). Các hệ thống này được thiết kế để phục vụ một trong hai mục đích:

    GUV xử lý ống xoắn giữ cho ống xoắn HVAC, khay xả nước và bề mặt ẩm ướt không có sự phát triển của vi khuẩn. Các thiết bị này tạo ra mức năng lượng UV tương đối thấp. Năng lượng này được cung cấp liên tục 24 giờ một ngày, đó là lý do tại sao chúng hoạt động hiệu quả. Thiết bị GUV xử lý ống xoắn không được thiết kế để khử trùng không khí và không được lắp đặt cho mục đích khử trùng không khí. [Ứng dụng tiềm năng: Có thể sử dụng để giảm thiểu hoạt động bảo trì HVAC và cải thiện hiệu quả hoạt động trong các hệ thống HVAC thương mại, lớn hoặc hệ thống HVAC dân dụng; không được khuyến nghị để vô hiệu hóa các mầm bệnh trong không khí.]

    Các hệ thống GUV khử trùng không khí có thể hiệu quả trong việc vô hiệu hóa các mầm bệnh trong không khí khi chúng di chuyển trong ống dẫn HVAC. Hệ thống GUV khử trùng không khí HVAC thường yêu cầu đèn UV mạnh hơn hoặc số lượng đèn nhiều hơn, hoặc cả hai, để cung cấp GUV cần thiết để bất hoạt các mầm bệnh trong một khoảng thời gian ngắn. Hệ thống khử trùng không khí thường được đặt ở phía dưới của ống xoắn HVAC. Vị trí này giữ cho ống xoắn, khay xả nước và các bề mặt ẩm ướt không có sự phát triển của vi khuẩn và cũng khử trùng luồng không khí khi di chuyển. [Ứng dụng tiềm năng: Có thể được sử dụng bên trong bất kỳ hệ thống HVAC nào để khử trùng các mầm bệnh truyền nhiễm trong không khí.]
  • UV xa (hoặc UVC xa)
    UV xa là một trong nhiều công nghệ mới nổi đã trở nên phổ biến trong đại dịch COVID-19. Trong khi các dụng cụ gắn lắp GUV tiêu chuẩn phát ra năng lượng UV ở bước sóng khoảng 254 nanomet (nm), các thiết bị UV xa sử dụng các loại đèn khác nhau để phát ra năng lượng UV ở bước sóng khoảng 222 nm. Ngoài bước sóng, sự khác biệt lớn giữa hai công nghệ là các hệ thống GUV tiêu chuẩn được thiết kế đặc biệt để tránh cho con người tiếp xúc với năng lượng tia cực tím, trong khi nhiều thiết bị tia cực tím xa được bán trên thị trường là an toàn để con người và môi trường trực tiếp tiếp xúc với năng lượng tia cực tím. Một đánh giá của các tài liệu đã được đánh giá ngang hàng chỉ ra rằng các bước sóng tia cực tím xa có thể bất hoạt hiệu quả các vi sinh vật, bao gồm cả vi-rút Corona ở người, khi áp dụng liều lượng tia cực tím thích hợp. Vẫn còn các câu hỏi về cơ chế tiêu diệt vi sinh vật và sự an toàn tổng thể. Tia UV xa có thể tỏ ra hiệu quả trong việc khử trùng không khí và bề mặt mà không cần một số biện pháp phòng ngừa an toàn cần thiết cho GUV tiêu chuẩn. Thiết bị UV xa được xem là công nghệ mới và đang phát triển. [Ứng dụng tiềm năng: Chưa được xác định.]
    Người tiêu dùng đang xem xét một công nghệ mới nổi như UV xa có thể nghiên cứu hệ thống được đề xuất.  Yêu cầu nhà cung cấp đưa ra bằng chứng về hiệu quả và hiệu suất thể hiện lợi ích bảo vệ rõ ràng. Có sự tham gia của một kỹ sư thông gió và nếu kỹ sư đề xuất lắp đặt một hệ thống như vậy, hãy yêu cầu có sự đảm bảo về hiệu suất khử trùng mong đợi. Khi đánh giá bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống, hãy chú trọng đến các ấn phẩm nghiên cứu hơn là những tuyên bố mang tính giai thoại và xem xét các câu hỏi sau:
    • Có các nghiên cứu độc lập chứng minh hiệu suất mong muốn của công nghệ này không?
    • Môi trường nghiên cứu có đại diện cho môi trường và mục đích sử dụng của quý vị không?
    • Kết quả hiệu suất đã được công bố trên tạp chí khoa học hoặc y học nào chưa?
    • Công nghệ có được đánh giá về khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc phơi nhiễm nghề nghiệp không?
    • Công nghệ đang được sử dụng ở đâu?

Cơ Sở Hạ Tầng Thiết Yếu

Sở An Ninh Nội Địa đã xây dựng một danh sáchexternal icon nhân viên lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng thiết yếu để trợ giúp cho viên chức tiểu bang và địa phương trong quá trình họ làm việc để bảo vệ các cộng đồng chúng ta, đồng thời đảm bảo tính liên tục của các nghiệp vụ quan trọng đối với sự an toàn và sức khỏe công cộng cũng như an ninh kinh tế và quốc gia. Các viên chức địa phương và tiểu bang đưa ra quyết định cuối cùng cho khu vực phân quyền của họ về nhân công thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Duy trì hoạt động cơ sở hạ tầng quan trọngpdf iconexternal icon là rất cấp bách trong quá trình ứng phó với tình hình khẩn cấp do COVID-19, đối với cả sự an toàn và sức khỏe công cộng cũng như hạnh phúc của cộng đồng. Khi không thể tiến hành làm việc từ xa, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu nên sử dụng các chiến lược nhằm giảm khả năng lây lan dịch bệnh. Điều này bao gồm nhưng không nhất thiết giới hạn đối với việc phân tách nhân viên bằng cách dịch chuyển ngày hoặc giờ làm việc và thực hiện cách ly giao tiếp xã hội. Những bước này có thể bảo tồn và bảo vệ lực lượng lao động, đồng thời cho phép doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động.

Để đảm bảo hoạt động liên liên tục của cơ sở hạ tầng thiết yếu, CDC khuyến cáo nhân viên cơ sở hạ tầng thiết yếu có thể được phép tiếp tục làm việc sau khi phơi nhiễm COVID-19, với điều kiện là họ không có triệu chứng và thực hành các biện pháp an toàn bổ sung để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, theo như đề cập trong hướng dẫn về cơ sở hạ tầng thiết yếu, việc những những nhân viên đã phơi nhiễm và không có triệu tiếp tục được làm việc tại chỗ không nên giải thích một cách nhầm lẫn rằng đây luôn là lựa chọn hàng đầu hoặc phù hợp nhất để quản lý những công việc thiết yếu. Ở nhà có thể vẫn là lựa chọn tối ưu và bảo vệ tốt nhất cho những nhân viên đã phơi nhiễm. Các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng thiết yếu có nghĩa vụ phải hạn chế, trong phạm vi có thể, việc đưa trở lại làm việc những nhân viên đã phơi nhiễm COVID-19 nhưng không có triệu chứng, theo cách bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của nhân viên, đồng nghiệp của họ và người dân.

Lập kế hoạch ứng phó trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu. Huấn luyện chéo cho nhân viên về cách thực hiện các chức năng công việc quan trọng để có thể vận hành công việc ngay cả khi những nhân viên chủ chốt vắng mặt, và phân công những chức năng công việc quan trọng cho những nhân viên có kỹ năng và năng lực tương đương khác mà chưa bị phơi nhiễm với COVID-19.

Nhân viên cơ sở hạ tầng thiết yếu đã phơi nhiễm nhưng không có triệu chứng và phải trở lại làm việc trực tiếp cần tuân thủ các biện pháp thực hành sau đây trước và trong ca làm việc của họ:

  • Sàng lọc trước các triệu chứng
  • Thường xuyên theo dõi các triệu chứng
  • Đeo khẩu trang vải
  • Thực hành cách ly giao tiếp xã hội
  • Vệ sinh và khử trùng nơi làm việc

Nhân viên có triệu chứng nên được đưa về nhà và không được quay lại nơi làm việc cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí ngừng cách ly tại nhà.

Xem mục Áp dụng các biện pháp thực hành an toàn cho nhân viên cơ sở hạ tầng thiết yếu mà có thể đã tiếp xúc với người bị nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 để biết thêm thông tin.

CDC có hướng dẫn dành cho những người ứng phó đầu tiên và lực lượng thực thi pháp luật cũng như một loạt các tờ thông tin dành cho các nhóm nhân viên cụ thể trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng. Trừ khi được yêu cầu khác đi, hướng dẫn tạm thời dành cho doanh nghiệp và chủ hãng sỡ của CDC áp dụng với cả những nơi làm việc thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Thông gió

Nguy cơ lây lan vi-rút Corona gây ra dịch bệnh 2019 (COVID-19) qua hệ thống thông gió chưa phổ biến ở thời điểm này. Vi-rút RNA được phát hiện ở lưới không khí hoàn lưu, trong ống dẫn khí hoàn lưu, ở bộ lọc của hệ thống sưởi, điều hòa, thông gió (HVAC), nhưng việc phát hiện vi-rút RNA nói riêng không có nghĩa là vi-rút được ghi lại có khả năng truyền dịch bệnh. Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu, việc sử dụng phương pháp lấy mẫu không khí mới đã giúp họ tìm thấy các hạt vi-rút sống được trong phòng bệnh viện của bệnh nhân COVID-19external icon dù được thông khí tốt, lọc và khử trùng bằng tia cực tím (UV) (ở khoảng cách đến 16 feet so với bệnh nhân). Tuy nhiên, việc tập trung vào các vi-rút có thể sống đã được phát hiện được coi là chưa đủ để gây ra lây truyền dịch bệnh. Có thể hệ thống HVAC sẽ được cân nhắc áp dụng một số thay đổi liên quan đến những phát hiện này, tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để kết luận một cách chắc chắn. Dù việc có nhiều luồng không khí trong một khu vực cụ thể có thể khiến việc lây lan dịch bệnh trở nên dễ dàng hơn, chưa có bằng chứng nào ở hiện tại cho thấy vi-rút có thể sống được truyền qua hệ thống HVAC để gây ra lây lan dịch bệnh cho những người ở khu vực khác sử dụng chung một hệ thống thông gió.

Các cơ sở y tế áp dụng những yêu cầu về thông gió để giúp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh lây nhiễm liên quan đến môi trường y tế. Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn Kiểm soát Lây nhiễm Dịch bệnh trong Môi trường Cơ sở Y tế.

Các chủ tòa nhà và quản lý những cơ sở không phải y tế (doanh nghiệp và trường học) nên giữ gìn hệ thống thông gió của tòa nhà theo quy định nhà cao tầng của địa phương/tiểu bang và các hướng dẫn có thể áp dụng. Việc bảo đảm tỷ lệ thông gió và lượng không khí ngoài trời thích hợp là một bước quan trọng mà chủ sở hữu và người quản lý tòa nhà có thể thực hiện để bảo đảm chất lượng không khí trong nhà. Những lưu ý về việc thông gió và các giả định kiểm soát quy trình liên quan dành cho các doanh nghiệp và trường học được nêu trong trang web của CDC dưới đây: COVID-19 Thông tin về chủ lao động cho các tòa nhà văn phòng và Chiến lược Bảo vệ K-12 nhân viên trường học khỏi dịch COVID-19.

Khi những giọt nước lớn (từ 100 micrometer [µm] trở lên) sẽ lắng xuống các bề mặt xung quanh trong vài giây, những hạt nhỏ hơn có thể ngưng đọng trong không khí lâu hơn. Có thể mất vài phút để các hạt có kích thước 10 µm lắng xuống, trong lúc các hạt có kích thước từ 5 µm trở xuống có thể không lắng xuống trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Thông gió pha loãng và lọc các hạt thường được sử dụng để loại bỏ những hạt nhỏ hơn này khỏi không khí. Những hạt lớn hơn cũng có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng những chiến thuật này, nhưng vì các hạt này thường lắng xuống nhanh nên có khả năng không bị hút đi bởi hệ thống lọc. Thời gian cần thiết để loại bỏ các hạt trong không khí ở một không gian có thể được ước tính sau khi nguồn các hạt gây lây nhiễm không còn ở nơi đó và không khí pha loãng không còn hạt gây lây nhiễm (ví dụ như đó là nguồn không khí không bị nhiễm khuẩn hoặc thông khí sạch từ hệ thống lọc/quạt không khí hạt hiệu quả cao (HEPA) [Xem thảo luận về thiết bị lọc HEPA dưới đây]). Bảng B.1 trong Hướng dẫn về Kiểm soát Lây nhiễm trong Môi trường ở Các Cơ sở Y tế (2003) cho biết các ước tính về thời gian cần thiết để loại bỏ những chất nhiễm khuẩn trong không khí, bao gồm hạt chứa vi-rút trong không khí, theo luồng không khí đi qua thông gió, hút và lọc pha loãng. Bảng dưới đây cung cấp các ước tính về thời gian để loại bỏ các chất nhiễm khuẩn trong không khí dựa trên tỷ lệ thông gió của phòng, được đo bởi sự thay đổi trong không khí theo giờ (ACH) và tính hiệu quả của việc loại bỏ được mong muốn (99% hoặc 99,9%).

Dù có một số bệnh truyền nhiễm trong không khí (như bệnh sởi) nơi CDC cung cấp hướng dẫn cụ thể đối với 99. 9% thời gian chờ diệt khuẩn, khuyến nghị chung trong Hướng dẫn Kiểm soát Lây nhiễm trong Môi trường ở Các Cơ sở Y tế của CDC đang đợi để có một đợt giảm 99% các hạt trong không khí được tạo ra trước khi quay trở lại căn phòng. Nếu không có hướng dẫn cụ thể nêu rõ thời gian chờ lâu hơn đối với vi-rút gây ra COVID-19, SARS-CoV-2, thời gian chờ có liên quan đến tỷ lệ làm sạch 99% là phù hợp đối với không gian y tế và các không gian khác. Bất kể cột 99% hay 99,9% trong Bảng B.1 được sử dụng, giá trị trong bảng thường thấp hơn thời gian làm sạch pha loãng trong thực tế như đã được ghi chú trong phần chú thích, bao gồm câu sau: "Những khoảng thời gian được nêu giả định độ hòa trộn hoàn hảo của không khí ở trong một không gian (nghĩa là yếu tố hòa trộn = 1). Tuy nhiên, mức độ hòa trộn hoàn hảo thường không xảy ra. Thời gian loại bỏ trong các phòng hoặc khu vực có điều kiện hòa trộn không khí không hoàn hảo hoặc không khí ứ trệ." Để sử dụng Bảng B.1 đúng cách nhằm thiết lập thời gian làm sạch ở bất cứ không gian nào, phải nhân thời gian trong bảng với hệ số hòa trộn (k), dao động từ 1 đến 10. Hệ số này đại diện cho mức độ hòa trộn và làm loãng mật độ hạt có trong không khi bên trong phòng bằng hệ thống thông gió. Theo quy tắc may rủi, những căn phòng có lưu lượng dòng khí cao hơn (6 ACH trở lên) và cách bố trí lưới cấp và thoát khí tốt (phòng cách ly bệnh truyền nhiễm theo đường không khí của bệnh viện) được xem là có độ hòa trộn "tốt", do đó thường sử dụng hệ số hòa trộn k = 3 cho các không gian này. Trong trường hợp đó, thời gian được chỉ ra ở Bảng B.1 phải được nhân với 3 để xác định thời gian làm sạch thực tế trước khi đi vào không gian đó lần nữa.  Những không gian không được thông khí hoặc thông khí kém có giá trị k điển hình dao động từ 8 đến 10. ACH tăng thường dẫn đến giảm k, mặc dù k cũng có thể giảm bằng cách sử dụng quạt trong không gian, điều này không ảnh hưởng đến ACH.  Cuối cùng, thời gian chờ có thể giảm xuống bằng cách tăng ACH, giảm k hoặc kết hợp cả hai.

Ví Dụ 1: Phòng có kích thước 12 feet x 10 feet, trần cao 9 feet, được lắp đặt một hệ thống thông khí 100% với ngoài trời, đưa vào lượng khí cấp là 65 feet khối/phút (cfm) (Qs = 65 cfm) và lượng khí thoát từ phòng ra là 72 cfm (Qe = 72 cfm). Phòng này có mức độ hòa trộn không khí trung bình, nên được gán giá trị k = 5. Thời gian cần để giảm 99% mật độ hạt trong không khí là bao lâu?

Do Qe lớn hơn Qs 7 cfm, hệ thống sưởi, thông khí và điều hòa không khí (HVAC) đưa 7 cfm không khí từ các khu vực liền kề (VD: phòng áp suất âm) vào trong phòng. Trong ví dụ này, giả sử 7 cfm khí đưa vào không có các hạt mang bệnh truyền nhiễm trong không khí. Lưu lượng dòng khí sạch tính theo đơn vị thể tích (Q) lớn hơn giá trị trong khoảng từ Qs đến Qe, do đó Q = 72 cfm. Bây giờ, ta tính lượng khí thay đổi trong mỗi giờ:

ACH = [Q x 60] / (thể tích phòng) = (72 cfm x 60) / (12' x 10' x 9') = 4320/1080 = 4.0 ACH

Theo Bảng B.1 thời gian chờ hòa trộn hoàn hảo căn cứ trên 4 ACH và mức giảm 99% lượng hạt trong không khí là 69 phút.

Lấy hệ số hòa trộn bằng 5, thời gian chờ ước tính để giảm 99% lượng chất ô nhiễm trong không khí trong phòng là 5 x 69 = 345 phút, tức 5 giờ 45 phút.

Lưu ý:  Việc xác định giá trị đúng của hệ số hòa trộn là rất khó và đòi hỏi phải có thiết bị đặc biệt để đo lưu lượng khí cũng như tiến hành thử nghiệm phân rã khí đánh dấu. Vì vậy, các ước tính k thận trọng thường được sử dụng (như mô tả trên đây)  Ngoài ra, việc bổ sung thiết bị làm sạch không khí (ví dụ: bộ lọc HEPA di động) trong cùng một phòng sẽ giảm thời gian chờ đợi.  Tốc độ lưu thông từ thiết bị làm sạch không khí có thể được thêm vào Q đã xác định trên, điều này sẽ làm tăng tổng ACH trong phòng.  Chuyển động của không khí do thiết bị làm sạch không khí tạo ra cũng có thể làm giảm giá trị k.  Tuy nhiên, ACH tăng và k giảm có thể giúp giảm đáng kể thời gian chờ. Xem Ví dụ 2 để biết thêm thông tin, bao gồm ví dụ về cách tính toán.

Các bộ lọc được sử dụng trong hệ thống sưởi, thông khí và điều hòa không khí (HVAC) thường được thử nghiệm theo các quy trình được nêu trong Tiêu Chuẩn ANSI/ASHRAE 52.2-2017-Phương Pháp Thử Nghiệm Thiết Bị Làm Sạch Không Khí Thông Gió Thông Thường để đạt Hiệu Suất Loại Bỏ theo Kích Cỡ Hạt. Để tham khảo tiêu chuẩn này, người dùng cuối thường phải mua bộ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ASHRAE, một tổ chức thế giới chuyên về các hệ thống trong tòa nhà, chất lượng không khí trong nhà và tính bền vững của môi trường xây dựng, đã đăng tải tài liệu này lên để xem trực tuyến miễn phíexternal icon trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra. Dựa trên hiệu quả lọc xác định bởi quy trình thử nghiệm, các bộ lọc được chỉ định với một Giá Trị Báo Cáo Hiệu Quả Tối Thiểu (MERV). MERV cung cấp thước đo "hiệu quả lọc" trong phạm vi kích thước hạt được quy định trong quy trình thử nghiệm. Giá trị MERV nằm trong khoảng từ 1 đến 16 và giá trị MERV càng cao thì bộ lọc càng có hiệu quả cao hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng kích thước hạt của vi-rút gây ra COVID-19 SARS-CoV-2 vào khoảng 0.1 micromet (µm). Tuy nhiên, nhìn chung vi-rút không chỉ tự di chuyển trong không khí. Những vi-rút này sản sinh từ cơ thể con người, do đó vi-rút chứa trong các giọt bắn từ đường hô hấp và nhân giọt bắn (giọt bắn từ đường hô hấp đã khô) có kích thước lớn hơn một vi-rút độc lập. Hầu hết các giọt và hạt bắn từ đường hô hấp bay ra khi nói, hát, thở và ho có kích thước nhỏ hơn 5 µm. CDC khuyến nghị sử dụng các bộ lọc thông gió hiệu quả cao nhất có thể mà không ảnh hưởng xấu đến hiệu suất tổng thể của hệ thống HVAC. ASHRAE có hướng dẫn tương tự, tuy nhiên, họ đề xuất mục tiêu hiệu quả lọc tối thiểu là MERV 13, miễn là không có tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu suất hệ thống HVAC và sự thoải mái của mọi người. Bộ lọc MERV 13 có hiệu suất​​​​​​​ giữ các hạt với phạm vi kích thước từ 0,3 µm đến 1,0 ít nhất là 50% và phạm vi kích thước từ 1 µm đến 3 µm là 85%.  Nói chung, những hạt này có khả năng tồn tại trong không khí trong nhiều giờ và chủ yếu sẽ xâm nhập sâu vào phổi. Bộ lọc MERV 14 có thể giữ lại các hạt với hiệu quả tối thiểu lần lượt là 75% và 90%. Hiệu quả của các bộ lọc MERV 15 và MERV 16 thậm chí còn cao hơn. Do đó, các bộ lọc được khuyến nghị có hiệu quả hơn đáng kể trong việc giữ lại các hạt so với bộ lọc MERV 8 điển hình, chỉ có hiệu quả khoảng 20% đối với các hạt có kích thước khoảng 1 µm đến 3 µm và không có hiệu quả giữ lại các hạt có kích thước nhỏ hơn 0,3 µm đến 1,0 µm.

Tăng hiệu quả lọc có thể làm tăng khả năng giảm áp suất trên các bộ lọc. Điều này có thể dẫn đến tăng mức năng lượng quạt cần sử dụng, giảm tốc độ luồng không khí và/hoặc các vấn đề về kiểm soát nhiệt độ trong nhà và mức độ ẩm tương đối. Các phát triển khoa học trong thiết kế bộ lọc đã hạn chế độ giảm áp suất và tác động của bộ lọc đối với hoạt động của hệ thống HVAC, nhưng không phải tất cả các bộ lọc đều áp dụng công nghệ mới hơn. Trước khi nâng cấp bộ lọc, bộ lọc cụ thể đang được xem xét cần được điều tra về xếp hạng độ giảm áp suất ở (các) tốc độ luồng khí dự kiến sẽ sử dụng và các tác động tiềm ẩn của độ giảm áp suất đó được đánh giá dựa trên khả năng của hệ thống HVAC hiện tại.

Bộ lọc không khí dạng hạt (HEPA) hiệu quả cao thậm chí còn hiệu quả hơn trong việc lọc các hạt lây nhiễm do con người sinh ra so với bộ lọc MERV 16. Tuy nhiên, ngoài một số ứng dụng nhất định, bộ lọc HEPA hiếm khi được sử dụng trong hệ thống HVAC trung tâm. [Xem câu hỏi vềBộ lọc HEPA di động để tìm hiểu thêm và ứng dụng của bộ lọc trong việc làm sạch không khí để bảo vệ sức khỏe].

Luồng khí có định hướng là một khái niệm thông gió bảo vệ trong đó luồng không khí chuyển động theo hướng từ sạch đến kém sạch. Khái niệm thông gió này được áp dụng cho các khu vực mà môi trường "sạch" yêu cầu mức độ bảo vệ cao hơn và/hoặc nơi môi trường "kém sạch" có nguy cơ chứa các chất gây ô nhiễm trong không khí cao hơn (các hoạt động hoặc nơi cư trú của các cá nhân có nguy cơ bị lây nhiễm). Những ví dụ về không gian "sạch" có thể bao gồm các trạm phân loại của cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc các phòng/hành lang tiếp giáp với các hoạt động có nguy cơ cao. Những ví dụ về không gian "kém sạch" có thể bao gồm không gian chứa những người đã biết/nghi ngờ có nhiễm hoặc không gian nơi một hoạt động đã biết làm tăng khả năng tạo ra các hạt lây nhiễm trong không khí.

Việc tạo ra luồng không khí định hướng có thể được thực hiện trong một không gian cụ thể hoặc giữa hai không gian liền kề. Điều này có thể được thực hiện một cách thụ động, thông qua việc bố trí có chủ đích hệ thống cung cấp và thải nhiệt, hệ thống thông gió và điều hòa không khí (HVAC) hoặc bằng cách tạo ra sự chênh lệch áp suất có chủ đích giữa các không gian liền kề thông qua đặc điểm kỹ thuật của tốc độ dòng khí thải và dòng khí cung cấp. Việc tạo ra luồng không khí định hướng cũng có thể được thực hiện một cách chủ động, thông qua việc sử dụng quạt hút gió qua cửa sổ mở, vị trí chiến lược của hệ thống ống dẫn gắn với bộ lọc HEPA di động hoặc hệ thống hút khí chuyên dụng (lắp đặt hoặc di động) tạo ra luồng gió mong muốn bằng cách xả khí ra cửa sổ, cửa ra vào hoặc thông qua các ống dẫn tạm thời.  Trong các cài đặt cụ thể, cũng có thể sử dụng các biện pháp can thiệp thông gió kiểm soát cục bộ chuyên biệt để thiết lập hướng luồng không khí mong muốn (xem NIOSH Đầu giường thông gió ).

Các luồng không khí định hướng phải được đánh giá cẩn thận. Kiểm tra hiệu quả của luồng không khí định hướng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật đánh dấu trực quan sử dụng "ống khói" hoặc "máy tạo sương mù" cầm tay. Có thể sử dụng các công cụ khác, màn hình điện tử hoặc thiết bị hỗ trợ trực quan để theo dõi chênh lệch áp suất khi luồng không khí định hướng được thiết lập giữa hai không gian liền kề. Để giảm khả năng hướng luồng không khí lây nhiễm sang những người ở trong không gian không lây nhiễm, điều quan trọng là phải thiết lập các xác định không gian "sạch" và "kém sạch" bằng cách sử dụng các lưu ý đánh giá rủi ro kiểm soát lây nhiễm.

Nghiên cứu cho thấy rằng kích thước hạt của vi-rút gây ra COVID-19 SARS-CoV-2 vào khoảng 0.1 micromet (µm). Tuy nhiên, nhìn chung vi-rút không chỉ tự di chuyển trong không khí. Các hạt vi-rút này do con người tạo ra, vì vậy vi-rút bị mắc kẹt trong các giọt bắn từ đường hô hấp và các hạt nhân nhỏ (giọt bắn từ đường hô hấp đã khô) là lớn hơn. Hầu hết các giọt và hạt bắn từ đường hô hấp bay ra khi nói, hát, thở và ho có kích thước nhỏ hơn 5 µm. Theo định nghĩa, bộ lọc Không khí hạt hiệu quả cao (HEPA) có kích thước tối thiểu là 99,97% hiệu quả trong việc thu giữ các hạt có kích thước 0,3 µm. Hạt 0,3 µm này gần đúng với kích thước hạt xuyên qua (MPPS) qua bộ lọc. Bộ lọc HEPA thậm chí còn hiệu quả hơn trong việc bắt các hạt lớn hơn nhỏ hơn MPPS. Do đó, các bộ lọc HEPA đạt hiệu suất không dưới 99,97% trong việc giữ lại các hạt chứa vi-rút SARS-CoV-2 từ cơ thể con người.

Các thiết bị lọc HEPA lưu động kết hợp một một bộ lọc HEPA với hệ thống quạt điện là một lựa chọn tuyệt vời để làm sạch không khí phụ trợ, đặc biệt là trong những môi trường có nguy cơ cao hơn như phòng khám, địa điểm xét nghiệm y tế, phòng tập thể dục hay khu vực chờ công cộng. Các cài đặt khác có thể được hưởng lợi từ việc lọc HEPA di động có thể được xác định bằng cách sử dụng các thông số đánh giá rủi ro điển hình, chẳng hạn như tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng, kỳ vọng tuân thủ việc đeo khẩu trang và mật độ người ở trong phòng. Khi chọn thiết bị HEPA di động, bạn muốn chọn một hệ thống có kích thước thích hợp cho khu vực mà nó được lắp đặt. Một cách để làm điều này cho các thiết bị làm sạch không khí phòng là lựa chọn một hệ thống quạt lọc HEPA có Tốc Độ Phân Phối Không Khí Sạch (CADR) [Xem Hướng Dẫn của EPA cho Thiết Bị Làm Sạch Không Khí Trong Nhàpdf iconexternal icon] đáp ứng hoặc vượt quá diện tích của phòng nơi sử dụng thiết bị. CADR càng lớn thì tốc độ làm sạch không khí trong phòng càng nhanh. Nếu phòng có sử dụng thiết bị làm sạch không khí có trần cao trên 8 feet, hãy chọn thiết bị làm sạch không khí có CADR cao hơn đáng kể thay vì chỉ dựa vào diện tích. Dù các hệ thống này không đưa không khí biến loãng từ ngoài trời vào, nhưng chúng vẫn làm sạch không khí hết sức hiệu quả trong các không gian để giảm mật độ hạt lơ lửng trong không khí, bao gồm cả hạt vi-rút SARS-CoV-2. Do đó, những thiết bị này cho hiệu quả lưu thông không khí tốt mà không cần điều hòa không khí ngoài trời.

Có thể sử dụng các hệ thống quạt lọc HEPA như thiết bị độc lập, hoặc nhiều thiết bị cỡ lớn hơn cho phép gắn đường ống thông gió linh hoạt vào đường hút khí vào và/hoặc đẩy khí ra (lưu ý, các thiết bị có ống dẫn lớn hơn không rơi vào nhóm được mô tả là "thiết bị làm sạch không khí phòng" và có thể không có xếp hạng CADR). Nếu sử dụng đường ống thông gió và đặt hệ thống lọc HEPA một cách có phương pháp trong không gian sẽ có thể giúp đem lại dòng khí từ sạch đến gần sạch ở nơi cần thiết. Hệ thống lọc HEPA cũng có thể được sử dụng để thực hiện can thiệp giữ không khí trực tiếp ngay từ nguồn cho các tình huống điều trị và/hoặc xét nghiệm cho bệnh nhân (Xem nội dung thảo luận của CDC/NIOSH về Vách thông khí đầu giường). Tùy thuộc vào kích thước của các loại quạt/bộ lọc HEPA và cách thiết lập tại cơ sở nơi các thiết bị được sử dụng, nhiều thiết bị HEPA di động nhỏ được triển khai tới các khu vực có nguy cơ cao có thể hữu ích hơn một thiết bị HEPA lớn phục vụ một không gian kết hợp.

Ví Dụ 2:  Phòng được mô tả trong Ví Dụ 1 nay đã được bổ sung thêm một thiết bị làm sạch không khí lưu động tích hợp HEPA với CADR bằng 145 cfm (Qhepa = 145 cfm). Chuyển động bổ sung của không khí bên trong phòng giúp cải thiện mức độ hòa trộn nói chung, nên gán giá trị k = 3. Chúng ta tiết kiệm được bao nhiêu thời gian để đạt đúng mức giảm chất gây ô nhiễm trong không khí 99% khi bổ sung thiết bị lọc HEPA lưu động cho căn phòng?

Việc bổ sung thiết bị lọc HEPA giúp cung cấp thêm không khí sạch cho phòng.  Ở đây, lưu lượng dòng khí sạch tính theo thể tích (Q) là:  Q = Qe + Qhepa = 72 cfm + 145 cfm = 217 cfm.

ACH = [Q x 60] / (thể tích phòng) = (217 cfm x 60) / (12' x 10' x 9') = 13,020/1080 = 12.06 ACH (làm tròn xuống còn 12).

Theo Bảng B.1 thời gian chờ hòa trộn hoàn hảo căn cứ trên 12 ACH và mức giảm 99% lượng hạt trong không khí là 23 phút.

Lấy hệ số hòa trộn bằng 3, thời gian chờ ước tính để giảm 99% lượng chất ô nhiễm trong không khí trong phòng là 3 x 23 = 69 phút.  Do đó, giá trị ACH tăng lên và giá trị k thấp hơn được kết hợp với bộ lọc HEPA di động đã giảm thời gian chờ từ 5 giờ và 45 phút ban đầu xuống chỉ còn 1 giờ và 9 phút, tiết kiệm được tổng cộng 4 giờ và 36 phút trước khi có thể sử dụng lại căn phòng một cách an toàn.

Kết luận, việc bổ sung thiết bị HEPA di động đã làm tăng tốc độ thông gió hiệu quả và cải thiện sự hòa khí trong phòng, dẫn đến giảm 80% thời gian để loại bỏ các hạt có khả năng gây nhiễm trong không khí trong phòng.

Có.

Tia cực tím diệt khuẩn (GUV), hoặc Chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím (UVGI), là một công cụ khử trùng được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như khu dân cư, thương mại, giáo dục và y tế. Công nghệ sử dụng năng lượng tia cực tím (UV) để bất hoạt (tiêu diệt) vi sinh vật, bao gồm cả vi-rút, khi được thiết kế và lắp đặt đúng cách.

Vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19, và khả năng lây lan và phát tán các phần tử vi-rút trong không khí. Tuy nhiên, GUV có thể bất hoạt vi-rút trong không khí và trên các bề mặt*. Việc thiết kế và định cỡ hệ thống khử trùng GUV hiệu quả đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cụ thể.

Tham khảo ý kiến của nhà sản xuất GUV có uy tín hoặc nhà thiết kế hệ thống GUV có kinh nghiệm trước khi lắp đặt hệ thống GUV. Những chuyên gia này có thể hỗ trợ bằng cách thực hiện các tính toán cần thiết, cách chọn dụng cụ, lắp đặt hệ thống đúng cách và kiểm tra khả năng hoạt động phù hợp với nơi lắp đặt.

*Lưu ý: Khuyến nghị của CDC về khử trùng bề mặt chính trong các môi trường có người ở là tuân theo Hướng dẫn của CDC/EPA về khử trùng bề mặt.

  • GUV vùng trên
    GUV vùng trên (hoặc không gian phía trên) sử dụng các dụng cụ gắn lắp GUV được thiết kế đặc biệt gắn trên tường hoặc trần nhà để tạo ra vùng khử trùng của năng lượng tia cực tím (UV) tập trung vào phần trên trong phòng và cách xa con người. Các dụng cụ này khử trùng không khí khi không khí lưu thông từ hệ thống thông gió cơ học, quạt trần hoặc chuyển động của không khí tự nhiên. Ưu điểm của GUV vùng trên là khử trùng không khí ở gần và phía trên những người ở trong phòng. Kể từ những năm 1980, hệ thống GUV đã được sử dụng rộng rãi để kiểm soát bệnh lao (TB). Hướng dẫn của CDC về Kiểm soát môi trường đối với bệnh lao: Hướng dẫn cơ bản về chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím ở vùng trên không gian phòng cho cơ sở chăm sóc sức khỏebiểu tượng pdf cung cấp thông tin về thiết kế hệ thống GUV thích hợp, vận hành an toàn liên quan và bảo trì. Dựa trên dữ liệu về các loại vi-rút Corona khác ở người, hệ thống GUV được thiết kế để bảo vệ chống lại sự lây lan của bệnh lao sẽ có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa SARS-CoV-2, là vi-rút gây ra COVID-19, và do đó ngăn chặn sự lây lan. Hệ thống GUV thường yêu cầu một vài dụng cụ gắn lắp GUV để có hiệu quả. Ví dụ, phòng chờ hình chữ nhật có 10-30 người ở sẽ cần 2-3 dụng cụ gắn lắp GUV cho vùng không khí phía trên. Lưu ý, khả năng phản xạ năng lượng tia cực tím vào không gian có người phía dưới là một mối quan tâm về sự an toàn tiềm ẩn với các hệ thống GUV vùng trên. Tuy nhiên, một nhà sản xuất GUV có uy tín hoặc một nhà thiết kế hệ thống GUV có kinh nghiệm nên biết các kỹ thuật phòng ngừa để ngăn chặn sự phơi nhiễm tia cực tím có hại cho những người có mặt trong không gian đó. [Ứng dụng tiềm năng: Có thể sử dụng trong mọi môi trường trong nhà; hữu ích nhất trong những không gian có nhiều người đang hoặc có thể mắc bệnh.]
  • GUV trong đường ống
    Hệ thống GUV trong đường ống được lắp đặt trong hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC). Các hệ thống này được thiết kế để phục vụ một trong hai mục đích:
    • GUV xử lý ống xoắn giữ cho ống xoắn HVAC, khay xả nước và bề mặt ẩm ướt không có sự phát triển của vi khuẩn. Các thiết bị này tạo ra mức năng lượng UV tương đối thấp. Năng lượng này được cung cấp liên tục 24 giờ một ngày, đó là lý do tại sao chúng hoạt động hiệu quả. Thiết bị GUV xử lý ống xoắn không được thiết kế để khử trùng không khí và không được lắp đặt cho mục đích khử trùng không khí. [Ứng dụng tiềm năng: Có thể sử dụng để giảm thiểu hoạt động bảo trì HVAC và cải thiện hiệu quả hoạt động trong các hệ thống HVAC thương mại, lớn hoặc hệ thống HVAC dân dụng; không được khuyến nghị để vô hiệu hóa các mầm bệnh trong không khí.]
    • Các hệ thống GUV khử trùng không khí có thể hiệu quả trong việc vô hiệu hóa các mầm bệnh trong không khí khi chúng di chuyển trong ống dẫn HVAC. Hệ thống GUV khử trùng không khí HVAC thường yêu cầu đèn UV mạnh hơn hoặc số lượng đèn nhiều hơn, hoặc cả hai, để cung cấp GUV cần thiết để bất hoạt các mầm bệnh trong một khoảng thời gian ngắn. Hệ thống khử trùng không khí thường được đặt ở phía dưới của ống xoắn HVAC. Vị trí này giữ cho ống xoắn, khay xả nước và các bề mặt ẩm ướt không có sự phát triển của vi khuẩn và cũng khử trùng luồng không khí khi di chuyển. [Ứng dụng tiềm năng: Có thể được sử dụng bên trong bất kỳ hệ thống HVAC nào để khử trùng các mầm bệnh truyền nhiễm trong không khí.]
  • UV xa (hoặc UVC xa)
    UV xa là một trong nhiều công nghệ mới nổi đã trở nên phổ biến trong đại dịch COVID-19. Trong khi các dụng cụ gắn lắp GUV tiêu chuẩn phát ra năng lượng UV ở bước sóng khoảng 254 nanomet (nm), các thiết bị UV xa sử dụng các loại đèn khác nhau để phát ra năng lượng UV ở bước sóng khoảng 222 nm. Ngoài bước sóng, sự khác biệt lớn giữa hai công nghệ là các hệ thống GUV tiêu chuẩn được thiết kế đặc biệt để tránh cho con người tiếp xúc với năng lượng tia cực tím, trong khi nhiều thiết bị tia cực tím xa được bán trên thị trường là an toàn để con người và môi trường trực tiếp tiếp xúc với năng lượng tia cực tím. Một đánh giá của các tài liệu đã được đánh giá ngang hàng chỉ ra rằng các bước sóng tia cực tím xa có thể bất hoạt hiệu quả các vi sinh vật, bao gồm cả vi-rút Corona ở người, khi áp dụng liều lượng tia cực tím thích hợp. Vẫn còn các câu hỏi về cơ chế tiêu diệt vi sinh vật và sự an toàn tổng thể. Tia UV xa có thể tỏ ra hiệu quả trong việc khử trùng không khí và bề mặt mà không cần một số biện pháp phòng ngừa an toàn cần thiết cho GUV tiêu chuẩn. Thiết bị UV xa được xem là công nghệ mới và đang phát triển. [Ứng dụng tiềm năng: Chưa được xác định.] Người tiêu dùng đang xem xét một công nghệ mới nổi như UV xa có thể nghiên cứu hệ thống được đề xuất. Yêu cầu nhà cung cấp đưa ra bằng chứng về hiệu quả và hiệu suất thể hiện lợi ích bảo vệ rõ ràng. Có sự tham gia của một kỹ sư thông gió và nếu kỹ sư đề xuất lắp đặt một hệ thống như vậy, hãy yêu cầu có sự đảm bảo về hiệu suất khử trùng mong đợi. Khi đánh giá bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống, hãy chú trọng đến các ấn phẩm nghiên cứu hơn là những tuyên bố mang tính giai thoại và xem xét các câu hỏi sau:
    • Có các nghiên cứu độc lập chứng minh hiệu suất mong muốn của công nghệ này không?
    • Môi trường nghiên cứu có đại diện cho môi trường và mục đích sử dụng của quý vị không?
    • Kết quả hiệu suất đã được công bố trên tạp chí khoa học hoặc y học nào chưa?
    • Công nghệ có được đánh giá về khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc phơi nhiễm nghề nghiệp không?
    • Công nghệ đang được sử dụng ở đâu?

CDC không đưa ra khuyến nghị ủng hộ hay phản đối bất cứ nhà sản xuất hay sản phẩm nào. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trên thị trường có nhiều loại thiết bị đang được tiếp thị rầm rộ là có thể làm sạch không khí. Một số thiết bị phổ biến nhất là thiết bị ion hóa và/hoặc thiết bị oxy già khô. Một số thiết bị còn tích hợp cả hai loại công nghệ. Dù các biến thể của những công nghệ này đã hiện diện nhiều thập kỷ, có liên quan đến các công nghệ làm sạch hoặc khử trùng không khí khác, song xét về khả năng làm sạch/khử trùng thể tích không khí lưu chuyển lớn và nhanh chóng trong các hệ thống sưởi, thông khí và điều hòa không khí (HVAC) hay thậm chí bên trong từng phòng, thì chúng chưa có nhiều ứng dụng được ghi nhận. Điều này không hẳn là ám chỉ những công nghệ này không đạt hiệu quả như quảng cáo. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nhiều bằng chứng được bình xét và đã được củng cố cho thấy hiệu lực và độ an toàn đã được chứng minh trong các điều kiện như thực tế. Do đó, các công nghệ này vẫn bị nhiều người xem là "mới nổi". Cũng như với mọi công nghệ mới nổi, chúng tôi khuyến khích người tiêu dùng thận trọng và tự tìm hiểu thêm. Người tiêu dùng nên nghiên cứu về công nghệ, cố gắng so khớp mọi tuyên bố cụ thể với mục đích sử dụng sản phẩm. Người tiêu dùng nên yêu cầu cung cấp dữ liệu xét nghiệm thể hiện, về mặt định lượng, lợi ích bảo vệ rõ ràng và độ an toàn cho người có mặt trong không gian đó, dưới những điều kiện phù hợp với mục đích sử dụng. Tốt hơn là phải có dữ liệu hiệu suất được ghi chép lại trong điều kiện sử dụng thông thường từ nhiều nguồn, trong đó có một số nguồn độc lập, của bên thứ ba. Quý vị nên đặt ra nghi vấn đối với những tuyên bố về hiệu suất chưa được chứng minh hoặc có số nghiên cứu trường hợp hạn chế chỉ với một thiết bị trong một phòng và không có điều khiển tham chiếu. Tối thiểu là, nếu quý vị đang cân nhắc mua và sử dụng các thiết bị này, quý vị nên biết chắc là thiết bị đó đáp ứng chứng nhận chất lượng UL 867 (Tiêu Chuẩn dành cho Thiết Bị Làm Sạch Không Khí Tĩnh Điện) áp dụng cho thiết bị sản sinh mức ozone chấp nhận được, hoặc tốt hơn là chứng nhận tiêu chuẩn UL 2998 (Quy Trình Xác Thực Tuyên Bố Môi Trường (ECVP) về Lượng Ozone Sản Sinh từ Thiết Bị Làm Sạch Không Khí Bằng 0), vốn nhằm mục đích xác thực là không có khí ozone sinh ra.

Cập nhật lần cuối ngày 30 tháng 12 năm 2020