Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Các Lưu Ý Về Công Bằng Y Tế Và Nhóm Chủng Tộc Và Dân Tộc Thiểu Số

Các Lưu Ý Về Công Bằng Y Tế Và Nhóm Chủng Tộc Và Dân Tộc Thiểu Số
Cập nhật ngày 24 tháng 7 năm 2020
Biểu ngữ minh họa nhiều người từ nhiều nguồn gốc khác nhau ở nhiều tình huống khác nhau

Sự bất công bằng xã hội và hệ thống y tế đã tồn tại từ lâu đã khiến nhiều người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và chết do COVID-19 gia tăng. Thuật ngữ "nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số" bao gồm người da màu với những trải nghiệm và xuất xứ khác nhau. Nhưng một số trải nghiệm khá quen thuộc với rất nhiều người trong những nhóm này, và các yếu tố quyết định đến sức khỏe mang tính xã hội đã từng khiến họ không thể có cơ hội thụ hưởng quyền lợi kinh tế, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần công bằng. [1]

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một vài nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số đang phải chịu ảnh hưởng không công bằng do COVID-19. [2], [3], [4], [5], [6] Sự bất bình đẳng về các yếu tố quyết định đến sức khỏe mang tính xã hội, ví dụ như nghèo đói và tiếp cận với y tế, ảnh hưởng đến những nhóm này là tương quan với nhau và ảnh hưởng đến nhiều hệ quả và rủi ro về sức khỏe và chất lượng cuộc sống .[1] Để đạt được sự công bằng về sức khỏe, các rào cản phải được xóa bỏ để tất cả mọi người đều có cơ hội công bằng để khỏe mạnh nhất có thể.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ

Một vài trong số rất nhiều điều bất công về yếu tố quyết định đến sức khỏe mang tính xã hội khiến cho các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số có nguy cơ bị bệnh và chết do COVID-19 cao hơn bao gồm:

  • Phân biệt đối xử: Thật đáng tiếc, sự phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại trong những hệ thống có sứ mệnh bảo vệ sức khỏe hoặc hạnh phúc của chúng ta. Ví dụ về các hệ thống đó bao gồm y tế, nhà ở, giáo dục, tư pháp hình sự và tài chính. Phân biệt đối xử, bao gồm chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, có thể dẫn đến những căng thẳng kéo dài và nguy hại cũng như tạo thành các yếu tố kinh tế-xã hội khiến những người đến từ các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19.[5], [7], [8], [9]
  • Sử dụng và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Những người đến từ một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số có nhiều khả năng không được bảo hiểm hơn hơn so với người da trắng không phải gốc nói tiếng Tây Ban Nha. [10] Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng có thể rất hạn chế đối với những nhóm này vì nhiều yếu tố, ví dụ như không có phương tiện đi lại, dịch vụ trông trẻ hay khả năng xin nghỉ làm; rào cản ngôn ngữ và giao tiếp; khác biệt về văn hóa giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ; và sự phân biệt đối xử đã tồn tại cho đến tận ngày nay trong các hệ thống y tế. [11] Một số người thuộc nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số có thể lo ngại trong việc tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế vì họ không tin tưởng chính quyền cũng như các hệ thống y tế chịu trách nhiệm cho sự bất công trong điều trị [12] và những sự kiện trước đây như Nghiên Cứu Bệnh Giang Mai Không Điều Trị Ở Nam Giới Người Mỹ Gốc Phi Tuskegee và khử trùng trái phép. [13], [14], [15], [16]
  • Nghề nghiệp: Những người đến từ một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số làm việc trong các ngành nghề thiết yếu như cơ sở y tế, trang trại, nhà máy, cửa hàng tạp hóa và vận chuyển công cộng. [17] Một vài người làm việc trong những môi trường này có nhiều nguy cơ phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19 hơn do một vài yếu tố, ví dụ như tiếp xúc gần với cộng đồng hay người lao động khác, không có khả năng làm việc tại nhà và không được hưởng lương khi nghỉ bệnh. [18]
  • Khoảng cách về trình độ giáo dục, thu nhập và tài sản: Sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cao đối với một vài nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số có thể dẫn đến tỷ lệ tốt nghiệp trung học thấp hơn và tạo ra rào cản đối với việc theo đuổi bậc đại học. Điều này có thể làm hạn chế các lựa chọn việc làm và họ chỉ có thể chấp nhận những việc làm có mức lương thấp hơn hay kém ổn định hơn. [19] Những người có ít lựa chọn việc làm sẽ ít có khả năng nghỉ việc hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19. Những người trong những tình huống này thường không thể bỏ lỡ công việc, ngay cả khi họ mắc bệnh, vì họ không có đủ tiền tiết kiệm cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và các nhu cầu sống quan trọng khác.
  • Nhà ở: Một số người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số sống trong điều kiện chật chội đông người khiến cho việc theo các chiến lược phòng ngừa trở nên khó khăn hơn. Trong một số nền văn hóa, các thành viên gia đình của nhiều thế hệ sống chung trong một hộ gia đình là điều bình thường. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và không cân xứng đối với một số nhóm dân tộc và chủng tộc thiểu số trong đại dịch COVID-19[19] có thể dẫn đến nguy cơ cao bị đuổi ra khỏi nhà và vô gia cư hoặc dùng chung nhà ở.

Các yếu tố này và các yếu tố khác có liên quan đến nhiều ca bệnh, nhập viện và tử vong do COVID-19 hơn ở các khu vực nơi các nhóm dân tộc và chủng tộc thiểu số sống, học tập, làm việc, vui chơi và thờ cúng.[5],[10], [20], [21] Các yếu tố này cũng đã đóng góp cho tỷ lệ mắc một số bệnh cao hơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Ngoài ra, các chiến lược cộng đồng để làm chậm sự lây lan của COVID-19 có thể gây ra tác hại không chủ ý, như bị mất tiền lương, giảm khả năng tiếp cận dịch vụ và căng thẳng cao hơn, đối với một số nhóm dân tộc và chủng tộc thiểu số. [22]

Chúng Ta Có Thể Làm Gì

Đại dịch COVID-19 có thể thay đổi một số cách thức chúng ta kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Khi các cá nhân và cộng đồng ứng phó với các khuyến nghị và tình huống của COVID-19 (ví dụ: đóng cửa trường học, đóng cửa nơi làm việc, cách ly giao tiếp​​​​​​​ xã hội), thường có những tác động tiêu cực không lường trước đến tình trạng sức khỏe như mất kết nối xã hội và hỗ trợ. Sự gắn kết về đức tin, gia đình và văn hóa chung là nguồn hỗ trợ xã hội phổ biến. Tìm cách duy trì sự hỗ trợ và kết nối, ngay cả khi có sự xa cách về mặt địa lý, có thể tăng cường khả năng và khuyến khích các cá nhân và cộng đồng bảo vệ bản thân, chăm sóc cho những người mắc bệnh, giữ sức khỏe cho trẻ emđối phó với căng thẳng tốt hơn.

Các tổ chức cộng đồng và tôn giáo, chủ lao động, hệ thống và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ quan y tế công cộng, nhà hoạch định chính sách và những người khác đều góp phần giúp thúc đẩy sự tiếp cận công bằng với dịch vụ y tế. Để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, chúng ta phải làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng mọi người có các nguồn lực nhằm duy trì và quản lý sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm dễ dàng tiếp cận thông tin, dễ dàng được xét nghiệm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và y tế. Chúng ta cần các chương trình và thực tiễn phù hợp với cộng đồng nơi các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số sống, học tập, làm việc, vui chơi và thờ phụng.

Dữ liệu về COVID-19 và Chủng Tộc và Dân Tộc

Nguồn thông tin của CDC

Các nguồn lực khác

Tham Khảo

[1] U.S. Department of Health and Human Services. Social Determinants of Health [online]. 2020 [cited 2020 Jun 20]. available from https://www.healthypeople.gov/2020/topics-objectives/topic/social-determinants-of-healthexternal icon

[2] Stokes EK, Zambrano LD, Anderson KN, et al. Coronavirus Disease 2019 Case Surveillance — United States, January 22–May 30, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020;69:759–765. DOI: http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.mm6924e2external icon.

[3] Killerby ME, Link-Gelles R, Haight SC, et al. Characteristics Associated with Hospitalization Among Patients with COVID-19 — Metropolitan Atlanta, Georgia, March–April 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. ePub: 17 June 2020. DOI: http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.mm6925e1external icon.

[4] Gold JA, Wong KK, Szablewski CM, et al. Characteristics and Clinical Outcomes of Adult Patients Hospitalized with COVID-19 — Georgia, March 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020;69:545–550. DOI: http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.mm6918e1external icon.

[5] Price-Haygood EG, Burton J, Fort D, Seoane L. Hospitalization and Mortality among Black Patients and White Patients with Covid-19. N Engl J Med 2020. DOI: https://doi.org/10.1056/nejmsa2011686external icon.

[6] Millet GA, Jones AT, Benkeser D, et al. Assessing Differential Impacts of COVID-19 on Black Communities. Ann Epidemiol. 2020;47:37-44. DOI: https://doi.org/10.1016/j.annepidem.2020.05.003external icon.

[7] Paradies Y. A systematic review of empirical research on self-reported racism and health. Int J Epidemiol. 2006; 35(4):888–901. DOI: https://doi.org/10.1093/ije/dyl056external icon.

[8] Simons RL, Lei MK, Beach SRH, et al. Discrimination, segregation, and chronic inflammation: Testing the weathering explanation for the poor health of Black Americans. Dev Psychol. 2018;54(10):1993-2006. DOI: https://doi.org/10.1037/dev0000511external icon.

[9] Cordes J, Castro MC. Spatial Analysis of COVID-19 Clusters and Contextual Factors in New York City. Spat Spatiotemporal Epidemiol. 2020;34:100355. DOI: https://dx.doi.org/10.1016%2Fj.sste.2020.100355external icon.

[10] Berchick, Edward R., Jessica C. Barnett, and Rachel D. Upton Current Population Reports, P60-267(RV), Health Insurance Coverage in the United States: 2018, U.S. Government Printing Office, Washington, DC, 2019.

[11] Institute of Medicine (US) Committee on the Consequences of Uninsurance. Care Without Coverage: Too Little, Too Late. Washington (DC): National Academies Press (US); 2002. DOI: https://doi.org/10.17226/10367external icon.

[12] Institute of Medicine. 2003. Unequal Treatment: Confronting Racial and Ethnic Disparities in Health Care. Washington, DC: The National Academies Press. DOI: https://doi.org/10.17226/10260external icon.

[13] U.S. National Library of Medicine. Native Voices: Timeline: Government admits forced sterilization of Indian Women [online]. 2011 [cited 2020 Jun 24]. Available from URL: https://www.nlm.nih.gov/nativevoices/timeline/543.htmlexternal icon

[14] Novak NL, Lira N, O’Connor KE, Harlow SD, Kardia SLR, Stern AM. Disproportionate Sterilization of Latinos Under California’s Eugenic Sterilization Program, 1920-1945. Am J Public Health. 2018;108(5):611-613. DOI: https://dx.doi.org/10.2105%2FAJPH.2018.304369external icon.

[15] Stern AM. Sterilized in the name of public health: race, immigration, and reproductive control in modern California. Am J Public Health. 2005 Jul;95(7):1128-38. DOI: https://dx.doi.org/10.2105%2FAJPH.2004.041608external icon.

[16] Prather C, Fuller TR, Jeffries WL 4th, et al. Racism, African American Women, and Their Sexual and Reproductive Health: A Review of Historical and Contemporary Evidence and Implications for Health Equity. Health Equity. 2018;2(1):249-259. DOI: https://dx.doi.org/10.1089%2Fheq.2017.0045external icon.

[17] U.S. Bureau of Labor Statistics. Labor force characteristics by race and ethnicity, 2018 [online]. 2019 [cited 2020 Jun 24]. Available from URL: https://www.bls.gov/opub/reports/race-and-ethnicity/2018/home.htmexternal icon

[18] Economic Policy Institute. Black workers face two of the most lethal preexisting conditions for coronavirus—racism and economic inequality [online]. 2020 [cited 2020 Jun 28]. Available from URL: https://www.epi.org/publication/black-workers-covid/external icon

[19] The Annie E. Casey Foundation. Unequal Opportunities in Education [online]. 2006 [cited 2020 Jun 24]. Available from: https://www.aecf.org/m/resourcedoc/aecf-racemattersEDUCATION-2006.pdfpdf iconexternal icon

[20] Wadhera RK, Wadhera P, Gaba P, Figueroa JF, Joynt Maddox KE, Yeh RW, & Shen C. Variation in COVID-19 Hospitalizations and Deaths Across New York City Boroughs. JAMA. 2020;323(21),2192–2195. https://doi.org/10.1001/jama.2020.7197external icon

[21] Kim SJ, Bostwick W. Social Vulnerability and Racial Inequality in COVID-19 Deaths in Chicago. Health Educ Behav. 2020;47(4):509-513. DOI: https://doi.org/10.1177/1090198120929677external icon.

[22] Webb Hooper M, Nápoles AM, Pérez-Stable EJ. COVID-19 and Racial/Ethnic Disparities. JAMA. 2020;323(24):2466–2467. DOI: https://doi.org/10.1001/jama.2020.8598external icon.

Cập nhật lần cuối ngày 24 tháng 7 năm 2020