Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Nghiên cứu Ca bệnh và Truy Dấu Tiếp Xúc tại Nơi Làm Việc Không Phải Là Cơ Sở Y Tế: Thông Tin Dành Cho Chủ Hãng Sở

Nghiên cứu Ca bệnh và Truy Dấu Tiếp Xúc tại Nơi Làm Việc Không Phải Là Cơ Sở Y Tế: Thông Tin Dành Cho Chủ Hãng Sở
Cập nhật ngày 22 tháng 10 năm 2020

CDC khuyến khích chủ hãng sở phối hợp với các sở y tế khi điều tra phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm tại nơi làm việc, bao gồm cả COVID-19. Hành động phối hợp và nhanh chóng, bao gồm cả nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc, có thể làm giảm tình trạng phải đóng cửa kinh doanh để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Sự tham gia của chủ hãng sở cùng với giới chức sở y tế vào quá trình nghiên cứu ca bệnh hoặc truy dấu tiếp xúc có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào thẩm quyền, trách nhiệm và năng lực của các sở y tế; luật pháp và quy định của liên bang, tiểu bang và địa phương; cũng như mức độ quan tâm và năng lực của chủ hãng sở. Chủ hãng sở có thể tham khảo ý kiến với bộ phận nhân sự của công ty, hướng dẫn về pháp lý, y tế, an toàn nghề nghiệp và sức khỏe, các chính sách và nguồn lực khác để hỗ trợ phát triển và thực hiện kế hoạch chuẩn bị, ứng phó và kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Trang web của CDC về Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19) Doanh Nghiệp và Nơi Làm Việc cung cấp thông tin để giúp các doanh nghiệp hạn chế sự lây lan của COVID-19 tại nơi làm việc.  Tài liệu này đưa ra những lời khuyên và lưu ý về cách chủ hãng sở có thể hợp tác với các sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương hoặc lãnh thổ (STLT) và làm việc với nhân viên của họ nhằm nỗ lực ứng phó với COVID-19.

Những thông tin mà chủ hãng sở cần biết về nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc COVID-19

COVID-19 là một căn bệnh đáng chú ý trên toàn quốcexternal icon, và khi được chẩn đoán hoặc xác nhận nhiễm bệnh, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng thí nghiệm phải báo cáo đến các sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương hoặc lãnh thổ (STLT).  Sở y tế chịu trách nhiệm dẫn dắt việc nghiên cứu ca bệnh, truy dấu tiếp xúc và điều tra ổ dịch.  Nghiên cứu ca bệnh là việc xác định và điều tra các cá nhân đã xác nhận và chẩn đoán có thể mắc bệnh truyền nhiễm theo báo cáo, chẳng hạn như bệnh COVID-19.​​​​​​​ Truy dấu tiếp xúc là bước tiếp theo của nghiên cứu ca bệnh và là một quy trình để xác định, theo dõi và hỗ trợ các cá nhân có thể đã phơi nhiễm với người mắc bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như COVID-19.  Sở y tế cũng quản lý các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong phạm vi thẩm quyền để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.  Điều này bao gồm làm việc với các bệnh nhân và người tiếp xúc về việc cô lập (tách riêng người bị lây nhiễm với người chưa bị lây nhiễm) và cách ly (cách ly người có khả năng đã phơi nhiễm với COVID-19 khỏi người khác).  Với số lượng lớn ca nhiễm COVID-19 được báo cáo về các sở y tế, cùng với sự lây lan dễ dàng và nhanh chóng của vi-rút, nguồn lực của các sở y tế có thể bị quá tải.  Khi sở y tế yêu cầu, sự tham gia của các chủ hãng sở có thể hỗ trợ việc hạn chế sự lây lan của COVID-19 tại môi trường làm việc.

Sự tham gia của chủ hãng sở

Khi nhân viên sở y tế nghiên cứu ca bệnh, họ sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng công việc và môi trường làm việc, những người mà họ đã tiếp xúc gần cũng như các địa điểm mà người bệnh đã đến trong thời gian họ có thể lây lan COVID-19 sang người khác.  Nếu sở y tế biết một người thuộc trường hợp đã xác nhận hoặc có khả năng đã nhiễm COVID-19 và tiếp xúc gần với người khác tại nơi làm việc (nhân viên, khách hàng hoặc thành viên trong cộng đồng), sở y tế có thể liên hệ với chủ hãng sở, nhân viên hoặc khách hàng để cho họ biết về nguy cơ phơi nhiễm tiềm ẩn của mình.  Thông tin bí mật về cá nhân bị nhiễm bệnh, bao gồm tên và các thông tin nhận dạng cá nhân khác, sẽ được bảo vệ và không tiết lộ nếu chưa có sự cho phép của cá nhân đó. Chủ hãng sở có thể hỗ trợ sở y tế bằng cách cung cấp thêm thông tin để xác định những người tiếp xúc tiềm ẩn trong cùng một ca làm việc và cùng một khu vực, tổ chức cho nhân viên của sở y tế tới thăm nhằm quan sát nơi làm việc và đưa ra các khuyến nghị về hoạt động tại nơi làm việc để giúp ngăn ngừa sự lây lan thêm của vi-rút và tạo điều kiện giao tiếp với nhân viên.

Mức độ tương tác giữa sở y tế và chủ hãng sở sẽ khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như quy mô và kiểu môi trường làm việc, số ca bệnh ảnh hưởng đến nơi làm việc, năng lực của sở y tế cũng như luật pháp và quy định của địa phương, tiểu bang và liên bang.

Nói chung, khi xác định ca nhiễm COVID-19 có ảnh hưởng đến nơi làm việc, sở y tế có thể yêu cầu chủ hãng sở giúp đỡ theo một số cách, bao gồm:

  • Yêu cầu chủ hãng sở giúp đỡ trong việc hiểu được nguy cơ lây truyền tại nơi làm việc cũng như xác định các phơi nhiễm và tiếp xúc tại nơi làm việc.  Điều này có thể bao gồm các cuộc phỏng vấn do sở y tế khởi xướng, tới thăm địa điểm và ghi lại đánh giá để xác định những người tiếp xúc gần có thể đã phơi nhiễm với vi-rút để hiểu rõ hơn về nguy cơ lây truyền tại nơi làm việc (ví dụ: tấm chắn dùng cho cách ly giao tiếp xã hội hoặc sử dụng khẩu trang vải).
  • Tin cậy vào các thông tin của chủ hãng sở về xác định các tiếp xúc tại nơi làm việc.  Mặc dù đây không phải là biện pháp phổ biến nhưng một số sở y tế có hoặc có thể đưa ra một thỏa thuận với chủ hãng sở có các chương trình y tế hoặc sức khỏe nghề nghiệp hoặc đội ngũ nhân viên được đào tạo về sức khỏe và an toàn lao động mà có thể thực hiện được một số khía cạnh trong việc truy dấu tiếp xúc tại nơi làm việc một cách chính thức và bảo mật. Trong những tình huống như vậy, để bảo vệ quyền riêng tư của nhân viên, sở y tế sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc bên ngoài nơi làm việc. Nếu chủ hãng sở quan tâm đến thỏa thuận này, họ có thể liên hệ trước với sở y tế để thảo luận về khả năng và chi tiết của lựa chọn này.
  • Thực hiện truy dấu tiếp xúc tại nơi làm việc mà không có sự tham gia trực tiếp của các chủ hãng sở. Sở y tế có thể quyết định rằng họ không cần hỗ trợ hoặc thông tin từ chủ hãng sở do nguy cơ lây truyền thêm tại nơi làm việc là thấp. Một lý do khác là sở y tế có thể không có nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ chủ hãng sở.  Có thể sở y tế không được cho phép liên quan đến chủ hãng sở theo luật về quyền riêng tư của địa phương hoặc tiểu bang về hạn chế sự tham gia của bên thứ ba trong việc truy dấu tiếp xúc mà không có sự đồng ý của bệnh nhân đã mắc bệnh.

Chuẩn bị phối hợp với sở y tế

Những điều mà chủ hãng sở có thể làm để hỗ trợ ứng phó với COVID-19:

  • Thành lập một đội hoặc điều phối viên ứng phó với COVID-19. Việc xác định một đội hoặc điều phối viên để thực hiện giám sát các hoạt động liên quan đến phòng chống COVID-19 có thể giúp ích cho các chủ hãng sở. Điều phối viên/đội ứng phó với COVID-19 sẽ đóng vai trò là một nguồn lực đối với sở y tế và nơi làm việc như một đầu mối liên lạc để điều phối tất cả các hoạt động phòng chống COVID-19. Điều phối viên/đội ứng phó với COVID-19 cần hỗ trợ để phát triển và thực hiện các hoạt động đánh giá mối nguy hiểm được thảo luận dưới đây.
    Điều phối viên/đội ứng phó với COVID-19 có thể xem hướng dẫn về Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19) Truy Dấu Tiếp Xúc để chuẩn bị và hiểu rõ hơn về các quy trình này. Điều phối viên/đội ứng phó với COVID-19 cũng có thể truy cập trang web của sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương hoặc lãnh thổ (STLT) để xem có sẵn thông tin cụ thể của địa phương dành cho các chủ hãng sở hay không. Một số khu vực phân quyền có thể hỗ trợ thông qua chương trình giám sát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại tiểu bang.
    Mặc dù điều phối viên/đội ứng phó với COVID-19 của chủ hãng sở có thể hỗ trợ sở y tế khi được yêu cầu thực hiện một số hoạt động truy dấu tiếp xúc giữa các nhân viên nhưng họ không có thẩm quyền để thực hiện mọi khía cạnh của các chức năng này mà không tham khảo ý kiến với sở y tế.  Chẳng hạn, chủ hãng sở có thể giới hạn tiếp cận vào nơi làm việc của nhân viên dựa trên chính sách của chủ hãng sở về việc có đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ hay không, nhưng chủ hãng sở không thể đưa ra các câu hỏi về các hoạt động hoặc tiếp xúc của nhân viên ở bên ngoài nơi làm việc.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuẩn bị, ứng phó và kiểm soát dịch bệnh. Chủ hãng sở có thể sử dụng hướng dẫn từ trang web của CDC về Dịch Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19) Doanh Nghiệp và Nơi Làm Việc để xây dựng kế hoạch chuẩn bị, ứng phó và kiểm soát COVID-19.  Xây dựng kế hoạch này sẽ giúp chủ hãng sở đánh giá được nguy cơ và quyết định các hành động để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19 tại nơi làm việc. Kế hoạch cũng sẽ cho phép chủ hãng sở nhanh chóng thu thập thông tin về nhân viên và nơi làm việc, khi cần thiết, để hỗ trợ nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc do sở y tế khởi xướng. Chủ hãng sở cũng có thể quyết định phân bổ kế hoạch này trong suốt quá trình kinh doanh của họ.
  • Thu thập thông tin về nơi làm việc.  Một trong những điều hữu ích nhất mà chủ hãng sở có thể làm là chuẩn bị và nhanh chóng cung cấp thông tin và hồ sơ về nơi làm việc, tiếp xúc tiềm ẩn tại nơi làm việc và hoạt động tại nơi làm việc nếu cần đến sở y tế, mà không tiết lộ thông tin bí mật của nhân viên hoặc thông tin kinh doanh.  Có thể tìm thấy các ví dụ về thông tin hữu ích trong công cụ Tạm Thời Có Thể Tùy Chỉnh về Ứng Phó và Đánh Giá Kiểm Soát Lây Nhiễm tại Nơi Làm Việc Không Phải Cơ Sở Y Tế (WICAR) - Bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19).
    Lưu ý rằng tất cả các hoạt động và thông tin được thu thập bởi chủ hãng sở phải giới hạn trong môi trường làm việc và phù hợp với các quy định và luật pháp hiện hành về quyền riêng tư, sức khỏe/y tế và nơi làm việc của địa phương, tiểu bang và liên bang (ví dụ: Ủy Ban Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng Hoa Kỳ (EEOC)external iconĐạo Luật về Người Khuyết Tật Hoa Kỳ (ADA)external icon).
    Hướng dẫn tạm thời của Cơ Quan Quản Lý Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp (OSHA)external icon đưa ra các yêu cầu chủ hãng sở ghi chép lại thông tin về bệnh nghề nghiệp, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm COVID-19. Theo các yêu cầu lưu trữ hồ sơ của OSHA, COVID-19 là một bệnh có thể ghi lại được và do đó, chủ lao động có trách nhiệm ghi lại các ca bệnh COVID-19, nếu ca bệnh đáp ứng một số yêu cầu nhất định.  Chủ hãng sở được khuyến khích thường xuyên kiểm tra trang web của OSHA để cập nhật những thông tin mới nhất về COVID-19external icon.
  • Hỗ trợ nhân viên và thực hiện đánh giá mối nguy hiểm tại nơi làm việc và các hành động ngăn ngừa. Như lưu ý trong Hướng Dẫn Tạm Thời của CDC Dành Cho Các Doanh Nghiệp và Chủ Hãng Sở để Ứng Phó với Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19), tháng 5 năm 2020, chủ hãng sở phải cung cấp  môi trường làm việc an toàn và lành mạnhexternal icon để không có các mối nguy đã biết có thể gây tử vong hoặc mối gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.  Nếu nhân viên, khách hàng hoặc khách viếng thăm tiếp cận nơi làm việc có các triệu chứng phù hợp với biểu hiện của COVID-19, hãy tự báo cáo về chẩn đoán COVID-19 hoặc tiếp xúc gần với người đã xác nhận hoặc có thể đã nhiễm  COVID-19, chủ hãng sở nên nhanh chóng hành động bằng cách tiến hành các hoạt động đánh giá và phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc. Những hành động này có thể giúp hạn chế sự lây lan của COVID-19 tại nơi làm việc.
    COVID-19 là một mối nguy hiểm mới tại nơi làm việc, chủ hãng sở cũng nên xem xét thực hiện đánh giá mối nguy hiểmexternal icon phù hợp để giúp xác định các mối nguy hiểm tiềm ẩn có liên quan đến COVID-19.  Sau đó, chủ hãng sở nên sử dụng hệ thống phân cấp các biện pháp kiểm soát phù hợp để hạn chế sự lây lan của COVID-19 tại các cơ sở làm việc.
  • Trao đổi với nhân viên. Chủ hãng sở nên thông báo cho nhân viên rằng sở y tế sẽ liên hệ với những người được chẩn đoán mắc COVID-19 hoặc những người đã tiếp xúc gần với người có xét nghiệm dương tính với COVID-19.  Chủ hãng sở nên khuyến khích nhân viên làm việc với sở y tế để thảo luận về tình trạng bệnh, phơi nhiễm và các tiếp xúc của họ để sở y tế có thể hạn chế sự lây lan thêm của COVID-19.
    Nếu chủ hãng sở được thông báo về trường hợp  đã nhiễm hoặc phơi nhiễm với COVID-19, họ phải tuân thủ việc bảo vệ và luật pháp về quyền riêng y tế và tại nơi làm việc.  Chủ hãng sở cũng nên thông báo cho nhân viên rằng khi sở y tế thông báo những người đã bị phơi nhiễm tại nơi làm việc (người tiếp xúc), họ sẽ chỉ chia sẻ rằng có thể họ đã phơi nhiễm với COVID-19; mà không chia sẻ tên hoặc bất kỳ thông tin cá nhân hoặc thông tin về y tế của người bị bệnh cho người tiếp xúc đó. Sở y tế sẽ đưa ra các khuyến nghị về xét nghiệm và cách ly dựa trên phơi nhiễm đó.
Cập nhật lần cuối ngày 22 tháng 10 năm 2020