Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Giới Thiệu về Giám Sát Huyết Thanh Học

Giới Thiệu về Giám Sát Huyết Thanh Học
Cập nhật ngày 6 tháng 7 năm 2020

Phát Hiện Tình Trạng Nhiễm SARS-CoV-2 thông qua Xét Nghiệm Huyết Thanh Học (hay Kháng Thể)

Giám Sát Huyết Thanh Học Phát Hiện Tình Trạng Nhiễm Vi-rút Bị Bỏ Sót

Số ca bệnh vi-rút Corona, COVID-19, đã được báo cáo chỉ chiếm một phần trong tổng số ca SARS-CoV-2, chủng vi rút gây lây nhiễm COVID-19. Nguyên nhân có thể là do có một tỷ lệ chưa rõ những người:

  • có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng,
  • không tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế, hoặc
  • không được xét nghiệm khi chăm sóc y tế.

Vào giai đoạn đầu của đợt bùng phát, việc xét nghiệm vi-rút chỉ giới hạn ở nhiều khu vực hoặc chỉ dành cho các bệnh nhân hoặc nhân viên y tế có triệu chứng của COVID-19; sau đó, năng lực xét nghiệm đã tăng lên đáng kể.

Từng vấn đề trong những vấn đề này có thể góp phần dẫn đến việc báo cáo chưa đầy đủ về tình hình nhiễm SARS-CoV-2 từ phía các cơ sở y tế, như bệnh viện hoặc phòng khám ngoại trú.

CDC đang sử dụng thông tin từ khảo sát tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 theo huyết thanh học để tìm hiểu thêm về các ca lây nhiễm SARS-CoV-2 từ trước nhưng chưa được tính vào số ca bệnh được báo cáo. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học là những khảo sát có sử dụng xét nghiệm huyết thanh học (còn được gọi là xét nghiệm tìm kháng thể) để hiểu rõ hơn xem có bao nhiêu ca nhiễm SARS-CoV-2 đã xảy ra vào các thời điểm khác nhau, trên nhiều địa điểm và nhóm đối tượng khác nhau ở Hoa Kỳ.

Xét Nghiệm cho Các Ca Lây Nhiễm Trước Đây

Xét nghiệm tìm kháng thể sẽ tìm kiếm các kháng thể - loại protein hình thành để phản ứng với tình trạng nhiễm bệnh - trong máu người, cho biết họ đã bị nhiễm SARS-CoV-2 từ lúc đầu đại dịch. Các xét nghiệm này có thể giúp ích trong việc xác định những người lây nhiễm nhẹ hoặc không có triệu chứng, hay những người chưa từng được xét nghiệm chẩn đoán dù có triệu chứng.

Tỷ lệ phần trăm số người trong một nhóm dân cư có kháng thể đối với một tác nhân lây nhiễm được gọi là tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học. Kết quả của khảo sát tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học có thể giúp chúng tôi hiểu được trong một nhóm đối tượng cụ thể có bao nhiêu người có thể đã từng nhiễm SARS-CoV-2 trước đây.

Bằng việc xác định tỷ lệ mắc bệnh của một mẫu đại diện trong nhóm đối tượng, các nghiên cứu viên có thể ước tính tỷ lệ phần trăm số người trong nhóm đối tượng rộng hơn có khả năng đã nhiễm SARS-CoV-2. Nhờ ước tính tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học và tính đến đặc trưng của một nhóm đối tượng, chẳng hạn như tỷ lệ về độ tuổi, các nghiên cứu viên có thể ước tính số ca nhiễm bệnh có thể đã xảy ra trong một khu vực.

Các Loại Khảo Sát Tỷ Lệ Mắc Bệnh theo Huyết Thanh Học

CDC đang hợp tác với các đối tác tư nhân và y tế công cộng trên nhiều khảo sát về tỷ lệ bệnh theo huyết thanh học ở nhiều quy mô, địa điểm và nhóm dân cư khác nhau. Mục tiêu là ước tính tỷ lệ mắc bệnh trong nhóm dân cư hoặc tỷ lệ của nhóm dân cư đã có bằng chứng cho thấy từng nhiễm SARS-CoV-2. Các loại khảo sát tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học mà CDC đang tiến hành bao gồm:

Điều Chúng Ta Tìm Hiểu Được từ Tỷ Lệ Mắc Bệnh Theo Huyết Thanh Học

Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học cung cấp thông tin để chúng ta hiểu về dịch tễ học của COVID-19. Tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học được ước tính ban đầu cho thấy số ca nhiễm bệnh cao hơn nhiều so với số ca được báo cáo, có thể phản ánh những người đã có triệu chứng nhẹ hoặc không phát bệnh hoặc những người không tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế hay được xét nghiệm, nhưng là những người vẫn có thể góp phần vào việc lây truyền vi-rút đang diễn ra trong nhóm dân cư.

Hoạt động truy dấu tỷ lệ mắc bệnh trong nhóm dân cư theo thời gian ở các khu vực địa lý cụ thể khác nhau sẽ là cơ sở thông tin để có các mô hình lây truyền vi-rút và những quyết sách liên quan đến tác động của cách ly giao tiếp xã hội cũng như các biện pháp phòng ngừa khác. CDC có kế hoạch tiến hành khảo sát liên tục về tỷ lệ mắc bệnh theo huyết thanh học trên khắp Hoa Kỳ.

Do không phải trường hợp nào người ta cũng biết là mình nhiễm SARS-CoV-2, người dân nên tiếp tục thực hiện các biện pháp để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, như đeo khẩu trang vải khi không ở nhà, duy trì khoảng cách sáu feet với người khác, thường xuyên rửa tay và ở nhà khi bị bệnh.

Cập nhật lần cuối ngày 6 tháng 7 năm 2020