Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Câu Hỏi Thường Gặp

Câu Hỏi Thường Gặp
Cập nhật ngày 14 tháng 1 năm 2021
In
Quý vị muốn tìm kiếm thông tin gì?
Nhập vào từ hoặc cụm từ dưới đây để tìm câu hỏi và đáp án phù hợp.
×

Thông Tin Cơ Bản

Vi-rút corona mới là loại vi-rút corona mới chưa từng được phát hiện trước đây. Vi-rút gây ra bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19), không cùng loại vi-rút corona thường lan truyền ở người và gây ra bệnh nhẹ, giống như cảm lạnh thông thường.

Vào ngày 11 tháng 2, 2020 Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tuyên bố tên chính thức cho căn bệnh đang gây bùng phát là vi-rút corona 2019 mới, lần đầu được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc. Tên mới cho căn bệnh này là bệnh vi-rút corona 2019, gọi tắt là COVID-19. Trong chữ COVID-19, 'CO' viết tắt của từ 'corona,' 'VI' viết tắt của từ 'vi-rút,' và 'D' là bệnh. Trước đó, căn bệnh này được gọi là "vi-rút corona mới 2019" hoặc "nCoV-2019".

Có nhiều loại vi-rút corona ở người bao gồm một số loại thường gây ra các chứng bệnh nhẹ ở đường hô hấp trên. COVID-19 là một bệnh mới, do một loại vi-rút corona mới chưa từng thấy ở người gây ra.

Sự Lây Lan

  • Vi-rút gây ra COVID-19 chủ yếu lây lan giữa những người tiếp xúc gần với nhau (trong phạm vi 6 feet hoặc 2 sải tay).
  • Vi-rút này lây lan qua các giọt bắn từ đường hô hấp hoặc các hạt nhỏ, chẳng hạn như các hạt lơ lửng trong không khí, tạo ra khi người bị bệnh ho, hắt hơi, ca hát, trò chuyện hoặc hít thở.
    • Các hạt này có thể được hít vào mũi, miệng, đường thở và phổi và gây lây nhiễm. Đây được xem là con đường lây lan chính của vi-rút.
    • Các giọt bắn cũng có thể rơi trên các bề mặt và đồ vật rồi lây truyền sang người do tiếp xúc. Một người có thể bị nhiễm COVID-19 khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút trên đó rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình. Lây lan do chạm vào các bề mặt vào không được cho là con đường lây lan chính của vi-rút.
  • COVID-19 có thể lây lan qua các giọt bắn và các hạt trong không khí hình thành khi một người mắc COVID-19 ho, hắt hơi, ca hát, trò chuyện hoặc hít thở. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các giọt bắn và các hạt có thể lơ lửng trong không khí rồi bị người khác hít vào và phát tán với khoảng cách xa hơn 6 feet (ví dụ: trong khi diễn tập hợp xướng, trong nhà hàng hoặc trong các lớp tập thể dục). Nhìn chung, môi trường trong nhà không có hệ thống thông gió tốt sẽ làm tăng nguy cơ này.

COVID-19 dường như lây lan dễ dàng và kéo dài trong cộng đồng ("lây lan trong cộng đồng") tại nhiều khu vực địa lý bị ảnh hưởng. Lây lan trong cộng đồng nghĩa là mọi người bị lây nhiễm vi-rút trong một khu vực, bao gồm cả một số đối tượng không biết rõ họ đã bị lây nhiễm ở đâu và bằng cách nào.

Chúng ta vẫn chưa biết liệu thời tiết và nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lây lan của COVID-19 hay không. Một số loại vi-rút khác, như vi-rút gây cảm lạnh và cúm thông thường, lây lan nhiều hơn trong những tháng thời tiết lạnh nhưng điều đó không có nghĩa là không thể mắc bệnh với những vi-rút này trong những tháng khác.  Vẫn còn rất nhiều thứ cần được tìm hiểu về khả năng lây truyền, tính chất nghiêm trọng và các đặc tính khác liên quan tới  COVID-19. Hiện tại các cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn.

Lây lan trong cộng đồng nghĩa là mọi người bị lây nhiễm vi-rút trong một khu vực, bao gồm cả một số đối tượng không biết rõ họ đã bị lây nhiễm ở đâu và bằng cách nào. Mỗi sở y tế xác định sự lây lan trong cộng đồng khác nhau tùy theo tình hình địa phương. Để biết thêm thông tin về lây lan trong cộng đồng tại khu vực của quý vị, xin vui lòng truy cập trang web của sở y tế của quý vị.​

Tại thời điểm này, CDC không có dữ liệu nào cho thấy muỗi hoặc ve lây lan loại vi-rút corona mới này hoặc các loại vi-rút corona tương tự khác. Cách chính mà COVID-19 lây lan là từ người sang người. Xem Vi-rút corona lây lan như thế nào để biết thêm thông tin.

Phòng Ngừa

Truy cập trang Cách Bảo Vệ Bản Thân Và Người Khác để tìm hiểu thêm về cách bảo vệ bản thân khỏi  các bệnh về hô hấp như COVID-19.

Đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng khi ở gần những người không sống cùng nhà quý vị và đặc biệt tại các địa điểm khó duy trì các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội như cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc và trạm xăng. Khẩu trang có thể làm chậm sự lây lan của vi-rút và giúp những người có thể nhiễm vi-rút và không biết về việc này tránh lây nhiễm sang người khác. Khẩu trang cũng giúp bảo vệ phần nào cho người đeo.

COVID-19 có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng và không biết rằng họ đã bị nhiễm. Đây là lý do tại sao rất quan trọng khi mọi người thực hành cách ly giao tiếp xã hội (cách nhau ít nhất 6 feet) và đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Khẩu trang cung cấp thêm lớp bảo vệ để giúp ngăn chặn các giọt bắn từ đường hô hấp di chuyển trong không khí và bắn vào người khác cũng như bảo vệ cho người đeo.

Khẩu trang được khuyên dùng không phải là khẩu trang y tế hoặc mặt nạ N-95. Đó là những nguồn cung cấp quan trọng phải tiếp tục dành riêng cho nhân viên chăm sóc sức khỏe và những người ứng phó đầu tiên khác trong ngành y tế, theo khuyến nghị của hướng dẫn CDC hiện tại.

Quý vị có thể tìm thêm thông tin về khẩu trang trên trang về khẩu trang của chúng tôi.

  • Việc tiếp tục chăm sóc cho sức khỏe thể chất và tinh thần của quý vị là rất quan trọng.
  • Tiếp tục dùng thuốc và không thay đổi kế hoạch điều trị khi chưa trao đổi với bác sĩ của quý vị.
  • Tiếp tục quản lý bệnh của quý vị theo cách mà nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị đã cho biết.
  • Chuẩn bị lượng thuốc đủ dùng cho tối thiểu 2 tuần gồm thuốc theo đơn và không theo đơn.
  • Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị xem liệu quý vị đã được chủng ngừa đầy đủ chưa.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị
    • nếu quý vị có lo ngại về bệnh của mình hoặc nếu bị bệnh.
    • để tìm hiểu các cách khác nhau mà quý vị có thể sử dụng để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm quản lý bệnh mãn tính hoặc các bệnh khác.
  • Không trì hoãn chăm sóc cấp cứu đối với vấn đề sức khỏe của quý vị hay bất kỳ bệnh nào cần phải được xử trí ngay.
    • Nếu quý vị cần được cấp cứu, gọi số 911.
    • Các khoa cấp cứu có kế hoạch phòng ngừa lây nhiễm để bảo vệ quý vị tránh nhiễm bệnh COVID-19 nếu quý vị cần được chăm sóc cho bệnh trạng của mình.
  • Tiếp tục thực hành phòng ngừa hàng ngày. Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần, đeo khẩu trang, che miệng, mũi khi ho và hắt hơi, vệ sinh và khử trùng thường xuyên các bề mặt hay chạm vào.

Để biết thêm thông tin, hãy xemCác Nhóm có Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghiêm Trọng Cao Hơn.

Vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về COVID-19 và cách lây lan của vi-rút. Vi-rút corona được cho là lây lan thường xuyên nhất thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp. Mặc dù vi-rút có thể tồn tại trong một thời gian ngắn trên một số bề mặt, nhưng vi-rút không có khả năng lây lan từ thư, sản phẩm hoặc bao bì trong nước hoặc quốc tế. Tuy nhiên, mọi người có thể mắc bệnh COVID-19 do chạm vào bề mặt hoặc vật có vi-rút trên đó và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt của mình, nhưng đây không được cho là cách lây lan chính của vi-rút.

Tìm hiểu thêm về cách xử lý an toàn hàng giao nhận và thư từ.

Trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe trên khắp Hoa Kỳ, hiến tặng máu là một phần cứu cánh, thiết yếu cho việc chăm sóc bệnh nhân. Nhu cầu hiến máu là không đổi, và các trung tâm máu mở cửa và rất cần sự hiến máu. CDC khuyến khích những người khỏe mạnh tiếp tục hiến máu nếu có thể, ngay cả khi họ đang thực hành cách ly xã hội vì COVID-19. CDC hỗ trợ các trung tâm máu bằng cách đưa ra các khuyến nghị giữ an toàn cho những người hiến máu và nhân viên. Ví dụ về các khuyến nghị này bao gồm đặt ghế của người hiến máu cách nhau 6 feet tương đương khoảng 2 mét, tuân thủ triệt để các biện pháp vệ sinh môi trường và khuyến khích người hiến máu đặt lịch hẹn hiến máu từ trước.

  • Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy người đeo kính áp tròng có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn so với người đeo kính mắt.
  • Người đeo kính áp tròng nên tiếp tục thực hành thói quen vệ sinh về chăm sóc và đeo kính áp tròng an toàn để giúp tránh lây nhiễm bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào liên quan đến kính áp tròng, như luôn rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi thao tác với kính áp tròng.
  • Những người khỏe mạnh có thể tiếp tục đeo và chăm sóc kính áp tròng theo quy định của chuyên gia nhãn khoa.

Tìm hiểu thêm thông tin về cách lây lan của vi-rút coronacách bảo vệ bản thân.

Truy cập Trang web của CDC về kính áp tròng để biết thêm thông tin về việc đeo và chăm sóc kính áp tròng đúng cách.

  • Các hệ thống dựa trên hydro peroxyt để làm sạch, khử trùng và bảo quản kính áp tròng phải có hiệu quả chống lại vi-rút gây ra COVID-19.
    • Đối với các phương pháp khử trùng khác, như dung dịch đa năng và chất tẩy rửa siêu âm, hiện tại không có đủ bằng chứng khoa học để xác định hiệu quả chống lại vi-rút.
  • Luôn sử dụng dung dịch để khử trùng kính áp tròng và hộp đựng để tiêu diệt vi trùng có thể có.
  • Xử lý kính áp tròng trên bề mặt đã được làm sạch và khử trùng.

Tìm hiểu thêm thông tin về cách lây lan của vi-rút coronacách bảo vệ bản thân.

Truy cập Trang web của CDC về kính áp tròng để biết thêm thông tin về việc đeo và chăm sóc kính áp tròng đúng cách.

Rửa tay là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình tránh mắc bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có độ cồn ít nhất là 60%.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, các bề mặt, tay cầm, bàn làm việc, điện thoại, bàn phím, nhà vệ sinh, vòi và bồn rửa.  Nếu bề mặt bị bẩn, hãy làm sạch bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước trước khi khử trùng. Để khử trùng, hầu hết các chất khử trùng dùng cho gia đình đã có đăng ký EPA đều có tác dụng. Xem khuyến nghị của CDC về việc làm sạch và khử trùng trong gia đình.

Nếu quý vị hoặc ai đó quý vị biết bị bệnh hoặc đã có tiếp xúc gần với người mắc bệnh COVID-19

Hầu hết mọi người mắc bệnh COVID-19 có thể phục hồi tại nhà. CDC có chỉ đạo cho những người đang hồi phục tại nhà và những người chăm sóc họ, bao gồm:

  • Ở nhà khi quý vị mắc bệnh, trừ khi cần chữa bệnh.
  • Sử dụng phòng riêng và phòng vệ sinh riêng cho các thành viên gia đình mắc bệnh (nếu có thể).
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
  • Nếu xà phòng và nước không có sẵn, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có độ cồn ít nhất là 60%. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn rõ ràng.
  • Cung cấp cho thành viên gia đình mắc bệnh của quý vị khẩu trang sạch dùng một lần để đeo ở nhà, nếu có, để giúp ngăn ngừa lây lan COVID-19 sang người khác. Mọi người khác nên đeo khẩu trang tại nhà. Khẩu trang cung cấp khả năng bảo vệ cho người đeo và cũng giúp bảo vệ những người xung quanh người đeo, trong trường hợp họ bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19.​
  • Vệ sinh phòng có người bệnh và phòng vệ sinh, khi cần thiết, để tránh tiếp xúc không cần thiết với người bệnh.

Tuy nhiên, một số người có thể cần dịch vụ chăm sóc y tế cấp cứu. Theo dõi các triệu chứng và biết khi nào cần được chăm sóc y tế cấp cứu.

Khi Nào Thì Cần Cấp Cứu Y Tế

Để ý các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu* đối với COVID-19. Nếu ai đó thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này, hãy tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế cấp cứu ngay lập tức

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực thường xuyên
  • Trạng thái lẫn lộn mới
  • Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo
  • Môi hoặc mặt xanh tái

*Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện. Hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị về bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc đáng lo đối với quý vị.

Gọi 911 hoặc gọi trước cho cơ sở cấp cứu tại địa phương của quý vị: Thông báo cho người trực tổng đài rằng quý vị đang tìm kiếm dịch vụ chăm sóc cho người đã mắc hoặc có thể mắc bệnh COVID-19.

Vắc-xin

Xem Câu hỏi thường gặp về tiêm chủng COVID-19 để biết giải đáp cho những câu hỏi thường gặp về tiêm chủng COVID-19.

Trẻ em

Trẻ em có thể bị lây nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 và có thể bị bệnh do COVID-19. Hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 có các triệu chứng nhẹ hoặc có thể không có triệu chứng nào ("không có triệu chứng"). Số trẻ em bị bệnh do nhiễm COVID-19 ít hơn so với người lớn. Tuy nhiên, trẻ em mắc một số bệnh nền nhất định và trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) có thể có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Một số trẻ đã phát triển một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có liên quan đến COVID-19 được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).

Để biết thêm thông tin dành cho các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc của trẻ em, hãy xem Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên  và Bộ Công Cụ Tham Khảo về COVID-19 Dành Cho Các Bậc Phụ Huynh.

Để biết thêm thông tin về con đường lây nhiễm vi-rút gây ra COVID-19, hãy xem Cách thức COVID-19 Lây Lan.

Nói chung, trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang. Khẩu trang cung cấp một số biện pháp bảo vệ cho quý vị, đồng thời cũng nhằm bảo vệ những người xung quanh quý vị, trong trường hợp quý vị vô tình bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19. Tuy nhiên, CDC nhận thấy rằng việc đeo khẩu trang có thể không khả thi trong mọi tình huống hoặc đối với một số người. Việc sử dụng khẩu trang phù hợp và thường xuyên có thể gây khó khăn cho một số trẻ, chẳng hạn như trẻ em khuyết tật, bao gồm các rối loạn về nhận thức, trí tuệ, phát triển, giác quan và hành vi. Tìm hiểu thêm về những điều nên làm nếu con em của quý vị hoặc quý vị không thể đeo khẩu trang trong một số trường hợp nhất định.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là một tình trạng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 trong đó các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, hoặc cơ quan tiêu hóa. Để biết thêm thông tin, hãy xem MIS-C.

Con quý vị càng tương tác với nhiều người và thời gian tiếp xúc càng lâu, thì nguy cơ lây lan COVID-19 càng cao. Mặc dù con quý vị có thể dành thời gian với những người khác khi chúng quay lại cơ sở trông trẻ hoặc trường học, nhưng việc giảm số người mà trẻ tương tác với những người bên ngoài không phải người cùng nhà, cơ sở trông trẻ hoặc trường học có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm và lây lan vi-rút gây COVID-19. CDC khuyến nghị trẻ em từ 2 tuổi trở lên đeo khẩu trang ở những địa điểm công cộng hoặc khi ở xung quanh có những người không sống cùng, đặc biệt là khi khó có thể duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác. Tuy nhiên, khẩu trang không thay thế cho các biện pháp phòng ngừa khác như rửa tay thường xuyên và duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Giúp Ngăn Chặn Sự Lây Lan của COVID-19 ở Trẻ Em và những lưu ý đối với Hoạt Động Hàng Ngày.

Người cao tuổi và những người mắc một số bệnh nền nhất định có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

  • Nếu quý vị sống với người có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19, hãy cân nhắc tách con của quý vị khỏi họ nếu trẻ thường xuyên tương tác với những người bên ngoài nhà (như ở trường học hoặc các địa điểm khác).
  • Cân nhắc hoãn các chuyến thăm hoặc các chuyến đi để gặp ông bà, các thành viên lớn tuổi trong gia đình hoặc các thành viên gia đình mắc bệnh nền trong thời điểm mức độ lây truyền cao (hoặc số ca nhiễm COVID-19 cao) trong cộng đồng của quý vị.
  • Nếu con quý vị gặp ai đó trên 65 tuổi hoặc có sẵn bệnh nền làm cho họ thuộc nhóm có rủi ro mắc bệnh nghiêm trọng, con quý vị nên giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với người đó. Mọi người nên đeo khẩu trang khi gặp gỡ. Không đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, bất kỳ ai bị khó thở hoặc bất tỉnh và bất kỳ người nào mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.
  • Thực hiện các bước để giúp bảo vệ con quý vị khỏi COVID-19 để giảm nguy cơ lây lan vi-rút gây ra COVID-19 của trẻ cho những người khác, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng.

Người mắc một số bệnh nền nhất định ở mọi độ tuổi có thể có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Ngoài việc thực hiện theo các khuyến nghị để phòng ngừa nhiễm bệnh, các gia đình có thể thực hiện các bước được khuyến nghị dành cho trẻ mắc các bệnh nền.

  • Cân nhắc việc xác định những người chăm sóc thay thế có thể, trong trường hợp quý vị hoặc những người chăm sóc thường xuyên khác mắc bệnh và không thể chăm sóc con của quý vị. Nếu có thể, những người chăm sóc thay thế này phải là người không có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19 Để biết thêm thông tin, hãy xem Cha Mẹ và Người Chăm Sóc Bị Bệnh. Đảm bảo rằng những người chăm sóc này thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung nếu con quý vị là trẻ khuyết tật.
  • Nếu con quý vị nhận được bất kỳ dịch vụ chăm sóc hỗ trợ nào tại nhà, chẳng hạn như dịch vụ từ người chăm sóc cá nhân, chuyên gia hỗ trợ trực tiếp hoặc nhà trị liệu, hãy lập kế hoạch những điều cần làm nếu người chăm sóc trực tiếp trẻ hoặc bất kỳ ai trong gia đình quý vị bị bệnh. Quý vị có thể xem lại các khuyến nghị của CDC dành cho Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Trực Tiếp.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên và Những Người Khác Cần Các Biện Pháp Phòng Ngừa Bổ Sung.

Chuẩn Bị Ứng Phó Với Dịch Bệnh Bùng Phát

Lập một kế hoạch hành động cho gia đình để giúp bảo vệ sức khỏe của quý vị và sức khỏe của những người mà quý vị quan tâm trong trường hợp bùng phát COVID-19 trong cộng đồng:

  • Nói chuyện với những người cần được đưa vào kế hoạch của quý vị và thảo luận về những việc cần làm nếu xảy ra sự bùng phát COVID-19 trong cộng đồng.
  • Lên kế hoạch các cách thức chăm sóc cho những người có thể có nguy cơ cao hơn mắc các biến chứng nghiêm trọng.
    • Đảm bảo rằng họ có đủ 2 tuần thuốc và vật dụng trong trường hợp quý vị cần ở nhà trong thời gian dài.
  • Tìm hiểu hàng xóm của quý vị và tìm hiểu xem khu phố của quý vị có trang web hoặc trang phương tiện truyền thông xã hội để duy trì kết nối hay không.
  • Tạo một danh sách các tổ chức địa phương mà quý vị và gia đình quý vị có thể liên hệ trong trường hợp quý vị cần tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ và nguồn lực.
  • Tạo một danh sách liên lạc khẩn cấp của gia đình, bạn bè, hàng xóm, người lái xe chở khách, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo viên, chủ lao động, sở y tế công cộng địa phương và các nguồn lực cộng đồng khác.

Lập kế hoạch cho những thay đổi có thể xảy ra tại nơi làm việc. Nói chuyện với chủ lao động của quý vị về kế hoạch làm việc khẩn cấp của họ, bao gồm các chính sách nghỉ ốm và các lựa chọn làm việc từ xa. Tìm hiểu các doanh nghiệp và chủ lao động có thể lập kế hoạch và ứng phó với COVID-19 như thế nào.

CDC không khuyến khích sản xuất và sử dụng các sản phẩm dung dịch sát trùng tay tự chế bởi vì lo ngại về cách sử dụng đúng các thành phầnbiểu tượng bên ngoài và sự cần thiết phải làm việc trong điều kiện vô trùng khi sản xuất sản phẩm. Các ngành tại địa phương đang tìm cách sản xuất dung dịch sát trùng tay để lấp đầy sự thiếu hụt thương mại có thể tham khảo Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.biểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoài Các tổ chức nên quay lại sử dụng sản phẩm được sản xuất thương mại, được FDA chấp thuận khi các nguồn cung cấp đó có sẵn trở lại.

  • Để đạt hiệu quả diệt một số loại mầm bệnh, dung dịch sát trùng tay phải có nồng độ cồn tối thiểu 60% và được sử dụng khi tay không thấy rõ bị bẩn hoặc dính dầu mỡ.
  • Không dựa vào công thức "Tự làm" hoặc "DIY" chỉ dựa trên các loại tinh dầu hoặc công thức mà không có thực hành pha chế chính xác.
  • Không sử dụng dung dịch sát trùng tay để khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào. Xem thông tin của CDC để làm sạch và vệ sinh nhà quý vị.

Các Triệu Chứng & Dấu Hiệu Cảnh Báo Cấp Cứu

Những người mắc COVID-19 đã báo cáo về rất nhiều triệu chứng khác nhau - từ các triệu chứng nhẹ cho đến bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút. Nếu quý vị bị sốt, ho hoặc có các triệu chứng khác, quý vị có khả năng nhiễm COVID-19.​​​​​​​

Tìm các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu* của COVID-19. Nếu có người đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào trong số này, hãy tìm đến chăm sóc y tế cấp cứu ngay lập tức

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực thường xuyên
  • Trạng thái lẫn lộn mới
  • Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo
  • Môi hoặc mặt xanh tái

*Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện. Hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị về bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc đáng lo đối với quý vị.

Gọi 911 hoặc gọi trước cho cơ sở cấp cứu địa phương: Thông báo cho nhân viên trực tổng đài rằng quý vị đang tìm kiếm sự chăm sóc cho một người nhiễm hoặc có thể nhiễm COVID-19.

Có. Có thể có xét nghiệm dương tính với cúm (cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác) và COVID-19 cùng một lúc. Bởi vì cúm và COVID-19 có một số các triệu chứng tương tự nhau nên có thể khó để phân biệt hai loại bệnh này chỉ dựa trên triệu chứng. Có thể cần thực hiện xét nghiệm để giúp xác nhận chẩn đoán bệnh.

Cách tốt nhất để phòng cúm theo mùa là tiêm vắc-xin mỗi năm. Vắc-xin cúm sẽ không ngăn chặn được COVID-19, nhưng chúng sẽ giúp giảm khả năng mắc bệnh cúm. Xem phần Ngăn ngừa cúm mùa để biết thêm thông tin.

Xét Nghiệm

Có. Xét nghiệm và lấy mẫu tại nhà cho phép quý vị lấy mẫu ở nhà và gửi đến cơ sở xét nghiệm hoặc thực hiện xét nghiệm tại nhà.

Quý vị và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể cân nhắc sử dụng bộ lấy mẫu tại nhà hoặc xét nghiệm tại nhà nếu quý vị có các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 hoặc nếu quý vị không thể đi xét nghiệm tại một cơ sở y tế địa phương.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Xét nghiệm tại nhà.

Có thể; không phải ai cũng cần xét nghiệm COVID-19.

Nếu quý vị có các triệu chứng COVID-19 và muốn được xét nghiệm, trước tiên hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hầu hết mọi người sẽ mắc bệnh nhẹ và có thể phục hồi tại nhà mà không cần chăm sóc y tế và có thể không cần phải xét nghiệm.

CDC có các hướng dẫn dành cho người nên được xét nghiệm, nhưng quyết định về xét nghiệm là do các sở y tế tiểu bang và địa phương hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đưa ra.

Quý vị cũng có thể truy cập trang web của sở y tế tiểu bang hoặc địa phương để tìm kiếm thông tin mới nhất về xét nghiệm tại địa phương.

Việc xét nghiệm sẽ do nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc sở y tế tiểu bangđịa phươngexternal icon quyết định. Nếu quý vị có các triêu chứng của COVID-19 và chưa được xét nghiệm, điều quan trọng là quý vị hãy ở nhà.  Những việc cần làm nếu quý vị mắc bệnh.

Xét nghiệm COVID-19 khác nhau theo địa điểm. Nếu quý vị có các triệu chứng của COVID-19 và muốn được xét nghiệm, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị trước. Quý vị cũng có thể truy cập trang web của sở y tế của tiểu bang hoặc địa phươngbiểu tượng bên ngoài để tìm thông tin mới nhất tại địa phương về xét nghiệm. Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép thực hiện các xét nghiệm vi-rút cho phép quý vị tự lấy dịch phết mũi họngexternal icon hoặc mẫu nước bọtexternal icon tại nhà. Tuy nhiên, quý vị vẫn sẽ cần gửi mẫu của mình  đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Nếu quý vị có xét nghiệm dương tính với COVID-19, quý vị nên biết các bước bảo vệ cần thực hiện nếu quý vị mắc bệnh hoặc đang chăm sóc cho người khác.

Nếu quý vị có xét nghiệm âm tính với COVID-19, có thể quý vị không mắc bệnh tại thời điểm thu thập mẫu của quý vị. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quý vị sẽ không mắc bệnh. Kết quả xét nghiệm đó chỉ có nghĩa là quý vị không mắc bệnh COVID-19 tại thời điểm xét nghiệm. Quý vị có thể có xét nghiệm âm tính nếu mẫu được thu thập sớm trong giai đoạn lây nhiễm của quý vị và xét nghiệm dương tính sau này trong khi diễn ra bệnh này. Quý vị cũng có thể phơi nhiễm với COVID-19 sau khi xét nghiệm và bị lây nhiễm sau đó. Điều này có nghĩa là quý vị vẫn có thể lây lan vi-rút. Nếu sau đó quý vị hình thành triệu chứng, quý vị có thể cần thực hiện một xét nghiệm khác để xác định mình có nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 hay không.

Để biết thêm thông tin về xét nghiệm vi-rút, vui lòng truy cập Xét Nghiệm Cho Lây nhiễm Hiện Tại.

Xét nghiệm kháng thể đối với COVID-19 có sẵn thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng thí nghiệm. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để xem họ có cung cấp xét nghiệm kháng thể hay không và liệu quý vị có nên thử không.

Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy quý vị có thể có kháng thể do nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên vẫn có khả năng kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là quý vị có kháng thể do mắc phải một loại vi-rút cùng họ với vi-rút (gọi là vi-rút Corona), như loại gây ra bệnh cảm lạnh thông thường.

Việc có kháng thể đối với vi-rút gây bệnh COVID-19 có thể tạo rào chắn chống nhiễm lại vi-rút đó lần nữa. Nếu có, chúng ta chưa biết các kháng thể đó có mức độ bảo vệ như thế nào hoặc sự bảo vệ này có thể kéo dài trong bao lâu. Các ca nghi bị nghi ngờ và xác nhận có tái nhiễm đã được báo cáo nhưng vẫn còn hiếm.

Quý vị nên tiếp tục bảo vệ bản thân và người khác vì quý vị có thể nhiễm vi-rút đó lần nữa.

Nếu quý vị có xét nghiệm âm tính, có thể quý vị chưa từng nhiễm COVID-19. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về kết quả xét nghiệm và loại xét nghiệm quý vị đã thực hiện để hiểu kết quả của quý vị có ý nghĩa gì.

Bất kể quý vị có xét nghiệm dương tính hay âm tính, kết quả không xác nhận liệu quý vị có khả năng lây lan vi-rút gây ra COVID-19 hay không. Cho đến khi chúng ta biết thêm, hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân và người khác.

Nếu quý vị cần biết thêm thông tin về xét nghiệm kháng thể, xem Xét Nghiệm Cho Lây Nhiễm Trước Đây.

Có, có thể. Quý vị có thể có xét nghiệm âm tính nếu mẫu được thu thập sớm trong giai đoạn lây nhiễm của quý vị và xét nghiệm dương tính sau này trong khi diễn ra bệnh này. Quý vị cũng có thể phơi nhiễm với COVID-19 sau khi xét nghiệm và bị lây nhiễm sau đó. Ngay cả khi có kết quả xét nghiệm âm tính, quý vị vẫn nên thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ bản thân và người khác. Xem Xét nghiệm lây nhiễm hiện tại để biết thêm thông tin.

Những Người Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Nghiêm Trọng Cao Hơn

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng bao gồm:

Người có thai cũng có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn.

Sự bất công bằng xã hội và hệ thống y tế đã tồn tại từ lâu khiến nhiều người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số có nguy cơ cao mắc bệnh và tử vong do COVID-19.

Ngoài những người có nguy cơ cao, một số nhóm người nhất định cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung trong đại dịch.

Hiện tại, không có bằng chứng cho thấy việc dùng bất kỳ loại thuốc cụ thể nào, như thuốc điều trị bệnh huyết áp hoặc ibuprofen, có thể dẫn đến mắc bệnh nghiêm trọng hơn do COVID-19.

  • Tiếp tục dùng thuốc và tuân theo kế hoạch điều trị theo quy định của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị. Mọi thay đổi về loại thuốc của quý vị đều chỉ được đưa ra sau khi đã bàn bạc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.
  • Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu có câu hỏi hoặc lo ngại.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Những Người Mắc Bệnh Nền.

Người lớn khuyết tật có nhiều khả năng mắc bệnh nền khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19, bao gồm nhưng không giới hạn ở bệnh tim, đột quỵ, bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính, ung thư, huyết áp cao và béo phì. Ngoài ra, khuyết tật có thể khiến quý vị khó thực hành cách ly giao tiếp xã hội, đeo khẩu trang và thực hành vệ sinh tay.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Người Khuyết TậtNhững Người Có thể Cần Các Biện Pháp Phòng Ngừa Bổ Sung.

Người Bị Dị Ứng Theo Mùa

COVID-19 là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp gây ra bởi việc nhiễm chủng vi-rút Corona mới (được gọi là SARS-CoV-2, vi-rút gây ra dịch bệnh COVID-19). Dị ứng theo mùa do phấn hoa trong không khí gây ra, có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng theo mùa, đồng thời ảnh hưởng đến mũi, xoang, viêm kết mạc dị ứng theo mùa và ảnh hưởng đến mắt.

COVID-19 và dị ứng theo mùa có nhiều triệu chứng giống nhau, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt quan trọng. Ví dụ, COVID-19 có thể gây sốt, nhưng đây không phải triệu chứng phổ biến của dị ứng theo mùa. Hình ảnh dưới đây so sánh các triệu chứng dị ứng và COVID-19 gây ra.

Vì COVID-19 và dị ứng theo mùa có một số triệu chứng giống nhau, quý vị có thể khó phân biệt hai loại bệnh này và cần phải thực hiện xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán của mình.

so sánh giữa triệu chứng của dị ứng theo mùa và COVID-19

Phiên bản 508

*Dị ứng theo mùa thường không gây ra các triệu chứng như hụt hơi hoặc khó thở, trừ khi một người mắc bệnh liên quan đến hô hấp như bệnh hen thì có thể khởi phát triệu chứng này do tiếp xúc với phấn hoa.

Danh sách này không bao gồm đầy đủ tất cả các triệu chứng có thể có của bệnh COVID-19hoặc dị ứng theo mùa. Các triệu chứng xuất hiện khác nhau ở mỗi người và có mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Quý vị có thể biểu hiện các triệu chứng của COVID-19 và dị ứng theo mùa cùng lúc.

Nếu quý vị cho rằng mình bị COVID-19, hãy làm theo hướng dẫn của CDC về "Quý vị cần làm gì nếu bị nhiễm bệnh." Nếu quý vị có dấu hiệu cảnh báo cấp cứu (bao gồm cả khó thở), hãy tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế cấp cứu ngay lập tức.

Tìm hiểu thêm thông tin về Triệu chứng của COVID-19 hoặc các thông tin bổ sung về triệu chứng của dị ứng theo mùaexternal icon.

Hiện vẫn chưa có đủ thông tin khoa học để biết liệu rằng liệu dị ứng theo mùa có làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 hoặc nếu mắc COVID-19 thì các triệu chứng có biểu hiện nghiêm trọng hơn hay không. Chúng tôi biết rằng người cao tuổi và những người mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc phổi có nguy cơ cao phát triển những biến chứng nặng hơn khi mắc COVID-19. Tìm hiểu thêm thông tin về những người có nguy cơ cao bị mắc COVID-19 nghiêm trọng.

CDC khuyến cáo nên đeo khẩu trang để làm chậm sự lây lan của COVID-19. Mọi người nên đeo khẩu trang trừ trẻ em dưới 2 tuổi, người có vấn đề về hô hấp, bất tỉnh, mất khả năng hoặc cần trợ giúp khi tháo khẩu trang.  Khẩu trang ngăn người đeo hít phải các hạt lớn hơn nên có tác dụng phần nào bảo vệ chống lại dị ứng theo mùa. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh dị ứng theo mùa, quý vị không nên coi việc đeo khẩu trang là biện pháp bảo vệ duy nhất để ngăn tiếp xúc với phấn hoa vì các hạt nhỏ hơn vẫn có thể lọt qua khẩu trang và bị hít vào.

Giặt khẩu trang sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt nếu quý vị mắc dị ứng theo mùa vì khẩu trang có thể bị dính các hạt như phấn hoa. Xem thông tin về cách  giặt khẩu trang.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi dị ứng theo mùa là hạn chế tiếp xúc với phấn hoa. Trong những ngày có nhiều phấn hoa:

  • Hạn chế thời gian ở ngoài trời và tìm các không gian trong nhà có không khí trong lành.
  • Tạo không gian trong lành hơn tại nhà để bảo vệ quý vị khỏi các tác nhân gây kích ứng trong không khí ngoài trời trong đại dịch COVID-19. Sử dụng máy làm sạch không khí di động trong một hay nhiều phòng. Máy làm sạch không khí di động hoạt động tốt nhất khi chạy liên tục đồng thời đóng cửa ra vào và cửa sổ. Quạt hộp tự làm có bộ lọc là giải pháp thay thế với chi phí thấp nhưng quý vị không nên bỏ mặc chúng tự hoạt động mà không chú ý tới chúng.
  • Sử dụng điều hòa không khí, máy bơm nhiệt, quạt và rèm che cửa sổ để duy trì không gian với không khí trong lành với nhiệt độ dễ chịu.
  • Nếu nhà của quý vị có hệ thống thông gió cưỡng bức trong nhà mình, hãy tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) về các loại bộ lọc khác nhau (HEPA hoặc MERV-13 trở lên) và có thể sử dụng các cài đặt ("Tuần hoàn khí" và "Bật" thay vì "Tự động") để giảm các tác nhân gây kích ứng trong không khí trong nhà.
  • Tránh các hoạt động ngoài trời làm phát tán phấn hoa, chẳng hạn như cắt cỏ hoặc quét dọn lá. Khi quay về nhà, quý vị hãy đi tắm và thay quần áo.

Quý vị có thể tìm hiểu thêm thông tin về cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà thông qua trang web EPA về không khí trong nhà và COVID-19external icon và Hướng Dẫn của EPA về Máy Làm Sạch Không Khípdf iconexternal icon. Quý vị cũng có thể tìm hiểu mức độ phấn hoa hàng ngày trong khu vực của mình bằng cách theo dõi dự báo thời tiết tại địa phương và trạm đếm phấn hoaexternal icon. Tìm hiểu thêm về cách giảm tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh liên quan đến hô hấp.

Truy Dấu Tiếp Xúc

Truy dấu người tiếp xúc đã được dùng bởi các sở y tế địa phương và tiểu bang trong nhiều thập kỷ để làm chậm và ngừng lây lan các căn bệnh lây nhiễm.

Truy dấu người tiếp xúc làm chậm sự lây lan của COVID-19

Trong khi truy dấu người tiếp xúc, nhân viên sở y tế sẽ không hỏi quý vị về

  • Tiền
  • Số an sinh xã hội
  • Thông tin tài khoản ngân hàng
  • Thông tin lương
  • Số thẻ tín dụng

Các cuộc thảo luận với nhân viên sở y tế đều được bảo mật. Điều này có nghĩa là thông tin y tế và thông tin cá nhân của quý vị sẽ được giữ riêng tư và chỉ được chia sẻ với những người có thể cần phải biết như nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Nếu quý vị đã được chẩn đoán mắc COVID-19, tên của quý vị sẽ không được chia sẻ với những người quý vị đã có tiếp xúc. Sở y tế sẽ chỉ thông báo cho những người mà quý vị đã tiếp xúc gần rằng họ có thể đã phơi nhiễm với COVID-19. Mỗi tiểu bang và khu vực phân quyền sẽ sử dụng phương thức của riêng họ để thu thập và bảo vệ thông tin y tế.  Để tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với sở y tế địa phương hoặc tiểu bang của họ.

Quý vị cũng có thể quan tâm tới việc: Nếu tôi tham gia vào việc truy dấu tiếp xúc vì COVID-19 bằng công cụ kỹ thuật số, thông tin y tế cá nhân của tôi được bảo mật không?

Đối với COVID-19, một người tiếp xúc gần là người ở trong phạm vi 6 feet so với người bị nhiễm bệnh trong ít nhất 15 phút trở lên. Người nhiễm bệnh có thể lây lan COVID-19 bắt đầu từ 48 giờ (hoặc 2 ngày) trước khi người đó có bất kỳ triệu chứng nào hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Có, quý vị vẫn được coi là người có tiếp xúc gần ngay cả khi quý vị có đeo khẩu trang khi ở gần người bị nhiễm COVID-19. Mặc dù khẩu trang có thể giúp bảo vệ người đeo ở một chừng mực nhất định, vẫn luôn có khả năng quý vị bị nhiễm bệnh.

Nếu quý vị đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19, quý vị nên tiến hành xét nghiệm, ngay cả khi không có các triệu chứng của COVID-19. Sở y tế có thể cung cấp nguồn lực để xét nghiệm tại khu vực của quý vị.

  • Khi quý vị chờ kết quả xét nghiệm COVID-19, hãy ở nhà và tránh xa người khác (tự cách ly) và theo dõi sức khỏe của quý vị xem có các triệu chứng về COVID-19 để bảo vệ bạn bè, gia đình và người khác khỏi nguy cơ nhiễm COVID-19.
  • Nếu xét nghiệm là dương tính, quý vị nên tiếp tục ở nhà và tự cách ly với người khác và theo dõi sức khỏe của mình. Nếu quý vị có các triệu chứng về COVID-19 và chúng ngày càng tệ hơn hoặc trở nên trầm trọng, quý vị nên được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm khó thở, đau hoặc tức ngực liên tục, bị lú lẫn, không thể thức dậy hoặc tỉnh táo hay mặt hoặc môi có sắc xanh. Ai đó từ sở y tế có thể gọi cho quý vị để
    • Hỏi thăm tình trạng sức khỏe của quý vị,
    • Thảo luận về những người quý vị đã ở gần và 
    • Hỏi về địa điểm quý vị đã tới trong thời gian quý vị có thể đã có khả năng lây nhiễm COVID-19 cho người khác.
  • Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.
  • Nếu có kết quả xét nghiệm âm tínhkhông có triệu chứng, quý vị nên tiếp tục ở nhà và tự cách ly với người khác trong 14 ngày kể từ lần phơi nhiễm COVID-19 gần nhất và tuân thủ tất cả các khuyến cáo của sở y tế. Điều này rất quan trọng vì các triệu chứng có thể xuất hiện tối đa 14 ngày sau khi quý vị bị phơi nhiễm và bị nhiễm bệnh. Kết quả âm tính trước khi kết thúc thời gian cách ly không loại trừ khả năng có thể lây nhiễm. Ngoài ra, quý vị không cần lặp lại xét nghiệm trừ khi quý vị thấy có các triệu chứng hoặc nếu quý vị cần xét nghiệm để trở lại làm việc.
  • Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính và có triệu chứng, quý vị nên tiếp tục tự cách ly với người khác trong 14 ngày kể từ lần phơi nhiễm COVID-19 gần nhất và tuân thủ tất cả các khuyến cáo của sở y tế. Quý vị có thể cần tham vấn y tế bổ sung và xét nghiệm lần thứ hai nếu các triệu chứng không được cải thiện.

Nếu quý vị được chẩn đoán nhiễm COVID-19, có người từ sở y tế có thể gọi cho quý vị để kiểm tra tình hình sức khỏe của quý vị, thảo luận về những người quý vị đã ở gần và hỏi địa điểm quý vị đã từng có mặt trong thời gian quý vị có thể có khả năng lây lan COVID-19 cho người khác. Quý vị cũng sẽ được đề nghị tiếp tục ở nhà và tự cô lập với người khác.

  • Tên của quý vị sẽ không được chia sẻ với những người quý vị có tiếp xúc gần.
  • Nhân viên sở y tế sẽ không hỏi quý vị về
    • Tiền
    • Số an sinh xã hội
    • Thông tin tài khoản ngân hàng
    • Thông tin lương, hoặc
    • Số thẻ tín dụng
  • Tự cách ly có nghĩa là ở tại nhà trong một phòng riêng cách xa người khác và thú cưng và dùng nhà vệ sinh riêng, nếu có thể.
  • Tự cô lập giúp làm chậm tốc độ lây lan COVID-19 và có thể giúp bảo vệ sức khỏe của gia đình, bạn bè, hàng xóm và những người khác mà quý vị có thể tiếp xúc gần.
  • Nếu quý vị cần hỗ trợ hoặc trợ giúp khi đang tự cô lập, sở y tế hoặc tổ chức cộng đồng của quý vị có thể cung cấp trợ giúp.

Theo dõi hoặc kiểm soát các triệu chứng về COVID-19 của quý vị. Nếu các triệu chứng của quý vị tồi tệ hơn hoặc trở nên trầm trọng, quý vị nên được chăm sóc y tế.

Nếu quý vị ở gần ai đó đã được chẩn đoán nhiễm COVID-19, người từ sở y tế có thể gọi để báo quý vị biết rằng mình có thể đã bị phơi nhiễm với COVID-19.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này. Nhân viên sở y tế sẽ giúp xác định thời gian cho thời gian tự cách ly của quý vị. Nhân viên sở y tế cũng có thể cung cấp nguồn thông tin về xét nghiệm COVID-19 tại khu vực của quý vị.

  • Tự cách ly nghĩa là ở nhà cách xa người khác và theo dõi tình hình sức khỏe của quý vị.
  • Nếu quý vị cần ở gần người khác hoặc động vật trong hoặc ngoài nhà, hãy đeo khẩu trang. Điều này sẽ giúp bảo vệ những người xung quanh quý vị.
  • Nếu quý vị cần hỗ trợ hoặc trợ giúp khi đang tự cách ly, sở y tế hoặc tổ chức cộng đồng có thể cung cấp trợ giúp.

Theo dõi tình hình sức khỏe của quý vị và theo dõi các triệu chứng về COVID-19. Xin nhớ rằng, các triệu chứng có thể xuất hiện trong 2-14 ngày sau khi quý vị bị phơi nhiễm với COVID-19. Báo cho sở y tế nếu quý vị thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Báo với những người quý vị đã ở gần trong thời gian gần đây nếu quý vị bị bệnh để họ có thể theo dõi tình hình sức khỏe của mình. Nếu các triệu chứng của quý vị tồi tệ hơn hoặc trở nên trầm trọng, quý vị nên được chăm sóc y tế. Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm khó thở, thấy tức ngực hoặc đau liên tục ở ngực, có tình trạng lẫn lộn mới, không thể thức dậy hoặc tỉnh táo, môi hay mặt tái xanh.

Nhân viên sở y tế sẽ không hỏi quý vị về

  • Tiền
  • Số an sinh xã hội
  • Thông tin tài khoản ngân hàng
  • Thông tin lương, hoặc
  • Số thẻ tín dụng

Có. Quý vị vẫn cần tự cách ly trong 14 ngày kể từ lần phơi nhiễm cuối cùng. Có thể cần tới 14 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút để một người phát triển các triệu chứng của COVID-19. Kết quả âm tính trước khi kết thúc giai đoạn cách ly 14 ngày không loại trừ khả năng có thể lây nhiễm. Với việc tự cách ly trong 14 ngày, quý vị giảm bớt khả năng làm cho người khác bị phơi nhiễm với COVID-19. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.

Những người mắc COVID-19 vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng gì. Nếu quý vị ở gần ai đó mắc COVID-19, điều đặc biệt quan trọng là quý vị nên ở nhà và cách xa người khác trong 14 ngày kể từ ngày cuối cùng quý vị ở gần người đó. Việc ở nhà và cách xa người khác toàn bộ thời gian sẽ hỗ trợ sở y tế của quý vị trong cuộc chiến chống lại COVID-19 và bảo vệ an toàn cho quý vị, gia đinh và cộng đồng. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.

Nếu quý vị đã ở gần một người được xác định có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19, hãy theo dõi chặt chẽ xem bản thân có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 không. Quý vị không cần phải tự cách ly trừ khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu người được xác định là người có tiếp xúc gần phát triển các triệu chứng của COVID-19.

Không, sẽ không có ứng dụng của quốc gia để truy dấu người tiếp xúc. Hiện có sẵn rất nhiều lựa chọn và mỗi tiểu bang và cá nhân tự quyết định công cụ nào phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

Có, nếu quý vị đồng ý tham gia truy dấu tiếp xúc về COVID-19 với sở y tế, thông tin của quý vị sẽ được bảo mật.
Các cuộc thảo luận với nhân viên sở y tế đều được bảo mật. Điều này có nghĩa là thông tin y tế và thông tin cá nhân của quý vị sẽ được giữ riêng tư và chỉ được chia sẻ với những người có thể cần phải biết như nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị. Tên của quý vị sẽ không được chia sẻ với những người quý vị đã tiếp xúc. Nếu quý vị được chẩn đoán mắc COVID-19, ​​​​​​​sở y tế sẽ chỉ thông báo cho những người mà quý vị đã tiếp xúc gần rằng họ có thể đã phơi nhiễm với COVID-19.

Các sở y tế có thể sử dụng công cụ quản lý ca bệnh để giúp quá trình truy dấu người tiếp xúc hiệu quả hơn. Nếu quý vị lựa chọn cung cấp thông tin qua một trong những công cụ này, thông tin của quý vị sẽ được bảo mật và lưu tại sở y tế. Những công cụ này cũng giúp các sở y tế nhanh chóng nhận được và phân tích thông tin về COVID-19. Các công cụ quản lý ca bệnh đều chịu sự chi phối của cùng các quy định và luật pháp đối với việc sử dụng thông tin y tế nhạy cảm (vd. HIPPA). Quý vị phải cung cấp văn bản chấp thuận để sở y tế thu thập thông tin bằng công cụ quản lý ca bệnh. Giống như hình thức truy dấu người tiếp xúc thông thường, các công cụ kỹ thuật số sẽ không thu thập thông tin liên quan tới tiền bạc, số an sinh xã hội, thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin lương hoặc số thẻ tín dụng.

Công cụ thông báo phơi nhiễm có thể là ứng dụng mà quý vị có thể tải về trên điện thoại di động cá nhân của mình. Nếu quý vị chọn tải về ứng dụng thông báo phơi nhiễm với COVID-19, thông tin của quý vị sẽ được bảo mật. Ứng dụng thông báo phơi nhiễm được phát triển hợp tác cùng với hoặc được các sở y tế xác nhận. Những ứng dụng này đã trải qua việc kiểm tra nghiêm ngặt để xác định tính tín cậy, độ bảo mật và khả năng bảo vệ quyền riêng tư của mọi người. Cho đến khi quý vị đồng ý chia sẻ thông tin với sở y tế địa phương, mọi thông tin quý vị đã nhập vào ứng dụng được lưu chỉ trên điện thoại cá nhân của quý vị. Thông tin của quý vị chỉ được lưu trên điện thoại cá nhân của quý vị và không được gửi tới sở y tế hay bất kỳ bên thứ ba nào khác. Quý vị có thể xóa ứng dụng và thông tin của mình vào bất kỳ lúc nào. Khi quý vị đồng ý chia sẻ thông tin với sở y tế địa phương, thông tin của quý vị sẽ được bảo mật.

Không, quý vị không cần phải tải về ứng dụng để cung cấp thông tin cho việc truy dấu người tiếp xúc với COVID-19. Các sở y tế thường dùng các công cụ quản lý ca bệnh để giúp quá trình truy dấu người tiếp xúc trở nên hiệu quả hơn. Những loại công cụ này không được tải về trên điện thoại di động cá nhân.

Nếu quý vị chọn cung cấp thông tin cho sở y tế địa phương hoặc tiểu bang để truy dấu người tiếp xúc với COVID-19, quý vị không cần tải ứng dụng về điện thoại di động của mình. Nhân viên sở y tế có thể gọi cho quý vị để

  • Hỏi thăm tình trạng sức khỏe của quý vị,
  • Thảo luận về những người quý vị đã ở gần và 
  • Hỏi về địa điểm quý vị đã tới trong thời gian quý vị có thể đã có khả năng lây nhiễm COVID-19 cho người khác.

Quý vị có quyền quyết định liệu mình có tải về ứng dụng thông báo phơi nhiễm với COVID-19.

Tang Lễ

Hiện thời người ta vẫn chưa rõ về nguy cơ liên quan tới việc ở cùng phòng tại tang lễ hoặc đám viếng với thi thể người đã chết vì COVID-19. Tuy nhiên, quý vị có thể có nguy cơ nhiễm COVID-19 nếu tham dự tang lễ có nhiều người tụ tập. Để biết thêm thông tin về những điều quý vị có thể thực hiện để giúp bảo vệ bản thân và những người khác khỏi COVID-19 trong các dịch vụ này và giúp ứng phó khi trải qua cảm xúc mất mát người thân yêu, hãy xem Hướng Dẫn về Tang Lễ.

Vi-rút gây ra COVID-19 được cho là có thể lây lan khi tiếp xúc gần (tức là trong phạm vi 6 feet) với người bị nhiễm vi-rút. Vi-rút chủ yếu lây lan qua các giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc trò chuyện.

Loại lây lan này không phải là mối lo ngại sau khi chết. Một người có thể nhiễm COVID-19 khi chạm tay vào bề mặt hoặc đồ vật có dính vi-rút trên đó, sau đó lại chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ. Tuy nhiên người ta không cho rằng đây là con đường chính lây lan vi-rút. Nếu người chết đã xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, tránh hôn, tắm rửa hoặc khâm liệm thi thể trước, trong và sau khi thi thể đã được chuẩn bị, nếu có thể. Để biết thêm thông tin về các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị khi xử lý đồ đạc và thi thể của người chết do bệnh COVID-19, hãy xem Hướng Dẫn về Tang Lễ .

Vệ Sinh và Khử Trùng

Với sự hợp tác của EPAexternal icon, CDC mong rằng tất cả các sản phẩm trong Danh sách N: Các chất khử trùng dùng cho Vi-rút Corona (COVID-19)external icon có thể diệt được tất cả các dòng SARS-CoV-2, chủng vi-rút gây bệnh COVID-19.

Đột biến gien ở COVID-19 không gây ảnh hưởng đến hiệu quả của các chất khử trùng. Việc phá hủy một vi-rút phụ thuộc và đặc tính sinh học của nó, và những thay đổi di truyền gần đây chưa làm thay đổi đặc tính sinh học cơ bản của chủng vi-rút gây bệnh COVID-19.​

Tìm hiểu thêm về các khuyến cáo làm sạch và khử trùng cho cơ sở vật chất và nhà ở.

Người ta có thể nhiễm COVID-19 khi chạm tay vào bề mặt hoặc đồ vật có dính vi-rút trên đó , sau đó lại chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình nhưng đó không phải là cách chủ yếu mà vi-rút lây lan. CDC khuyến nghị vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường chạm vào và rửa tay thường xuyên hoặc dùng dùng dịch sát trùng tay với nồng độ cồn tối thiểu 60% là biện pháp thực hành tốt nhất nhằm ngăn chặn COVID-19 và các loại bệnh về hô hấp khác do vi-rút gây ra.

Một số sản phẩm vệ sinh và khử trùngexternal icon không được khuyên dùng cho ghế xe ô tô và ghế gắn thêm. Chủ xe nên tuân thủ hướng dẫn vệ sinh ghế xe và ghế gắn thêm của nhà sản xuất.

Các vụ đụng xe là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tử vong ở trẻ em tại Hoa Kỳ. Luôn giữ cố định trẻ bằng đai an toàn, ghế gắn thêm và ghế xe ô tô phù hợp với độ tuổi và kích thước của trẻ khi đưa trẻ đi trên xe.

Vệ sinh bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa loại bỏ mầm bệnh, bụi bẩn và tạp chất khỏi bề mặt. Phương pháp này làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Khử trùng bằng chất khử trùng gia dụng có trong Danh sách N: Chất khử trùng đối với vi-rút Corona (COVID-19)external icon diệt các mầm bệnh trên bề mặt. Bằng việc khử trùng hoặc tiêu diệt mầm bệnh trên bề mặt sau khi làm sạch bề mặt có thể làm giảm nguy cơ lây lan lây nhiễm hơn. Để biết thêm thông tin, hãy xem lại các khuyến nghị làm sạch và khử trùng các cơ sở và nhà ở.

Nguy cơ lây lan SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19, trong quá trình hút bụi chưa được xác định. Tại thời điểm này chưa có ca bệnh COVID-19 nào được báo cáo có liên quan đến hút bụi.

Cân nhắc loại bỏ hoàn toàn thảm nhỏ trong khu vực, nếu có thể, để giảm nhu cầu làm sạch, khử trùng và hút bụi.

Nếu việc hút bụi là cần thiết hoặc bắt buộc,

  • Trước tiên, hãy thực hiện theo các khuyến nghị của CDC về Làm Sạch và Khử Trùng Các Cơ Sở Cộng Đồng.
  • Đóng cửa các khu vực mà người bệnh đã đến. Mở cửa chính và cửa sổ, sử dụng quạt thông gió để tăng lưu thông không khí trong khu vực. Chờ 24 giờ hoặc đến chừng nào có thể, trước khi bắt đầu làm sạch và khử trùng.
  • Sau khi làm sạch và khử trùng, các khuyến cáo sau đây có thể giúp giảm nguy cơ cho người lao động và các cá nhân khác khi hút bụi.
    • Sử dụng máy hút bụi được trang bị bộ lọc hạt nhỏ trong không khí với hiệu suất cao (HEPA), nếu có.
    • Không hút bụi trong phòng hoặc không gian đang có người ở bên trong. Hãy chờ tới khi phòng hoặc không gian đó không còn ai mới hút bụi, chẳng hạn như vào ban đêm đối với không gian chung hoặc ban ngày với phòng riêng.
    • Tạm thời tắt điều hòa trong phòng, gắn ở cửa sổ hoặc trên tường để tránh ô nhiễm bộ HVAC.
    • KHÔNG hủy kích hoạt hệ thống HVAC trung tâm. Các hệ thống này dùng để cung cấp khả năng lọc tốt hơn và đưa không khí bên ngoài vào khu vực mà chúng bao phủ.

Làm sạch định kỳ là các biện pháp vệ sinh hàng ngày mà doanh nghiệp và cộng đồng thường làm để duy trì môi trường đảm bảo sức khỏe.

Các bề mặt thường xuyên có nhiều người chạm vào, chẳng hạn như tay nắm cửa, bề mặt phòng vệ sinh và tay vịn, cần được làm sạch và khử trùng bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa. Các bề mặt này nên được làm sạch ít nhất mỗi ngày khi các cơ sở đang được sử dụng.

Tùy theo mức độ sử dụng mà có thể yêu cầu làm sạch và khử trùng thường xuyên hơn. Ví dụ như, quý vị nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật tại nơi công cộng trước mỗi lần sử dụng, chẳng hạn như xe đẩy chở hàng và phím bấm tại các máy tính tiền, trước mỗi lần sử dụng.

Nhân viên vệ sinh định kỳ có thể làm sạch và khử trùng cơ sở. Nhân viên vệ sinh phải được đào tạo về cách sử dụng hóa chất tẩy rửa và khử trùng thích hợp, đồng thời được cung cấp và đeo khẩu trang và trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) yêu cầu khi sử dụng tất cả các loại hóa chất.

Tính hiệu quả của các phương pháp khử trùng này đối với chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 vẫn còn chưa rõ. EPA chỉ khuyến cáo sử dụng các chất khử trùng bề mặt được chỉ ra trong Danh Sách Nexternal icon để chống lại chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. EPA không định kỳ đánh giá mức độ an toàn hay tính hiệu quả của các thiết bị diệt sâu bọ như đèn UV, đèn LED hay thiết bị siêu âm. Tuy nhiên, CDC đang xây dựng hướng dẫn về việc sử dụng tia cực tím Diệt khuẩn như một phương pháp khử trùng thay thế. Vì vậy, EPA không thể xác nhận liệu các sản phẩm đó có thể có hiệu quả chống lây lan COVID-19 hay không hay chúng đạt hiệu quả trong điều kiện nào. Để biết thêm thông tin về các khuyến nghị của CDC về khử trùng bề mặt chính trong môi trường có người ở, vui lòng truy cập Hướng dẫn của CDC/EPA về khử trùng bề mặt.

CDC không khuyến cáo sử dụng các đường ống sát khuẩn. Không có bằng chứng nào cho thấy hệ thống này có hiệu quả trong việc giảm lây lan COVID-19. Ngoài ra, các loại hóa chất được sử dụng trong đường ống sát khuẩn có thể gây kích ứng hoặc thương tổn cho da, mắt hoặc cơ quan hô hấp.

 

CDC không khuyến nghị khử trùng vỉa hè, đường phố hoặc hầu hết các không gian ngoài trời khác. Phun chất khử trùng trên vỉa hè, đường và các không gian ngoài trời khác không phải là cách sử dụng hiệu quả các nguồn cung cấp chất khử trùng và chưa được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ COVID-19 đối với công chúng. Nguy cơ lây lan chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 từ các bề mặt này là rất thấp và việc khử trùng không có hiệu quả trên các bề mặt này.

Thú Cưng và Động Vật

Dựa trên thông tin có giới hạn có sẵn cho đến nay, nguy cơ động vật lây lan COVID-19 cho người được coi là thấp. Hãy xem mục Nếu quý vị có nuôi thú cưng dể có thêm thông tin khác về thú cưng và COVID-19.

Tuy nhiên, vì động vật có thể truyền các bệnh khác cho người, nên quý vị luôn nên thực hành các thói quen lành mạnh với thú cưng và các động vật khác, chẳng hạn như rửa tay và giữ vệ sinh tốt. Để biết thêm thông tin về các lợi ích từ việc sở hữu thú cưng, như sống an toàn và khỏe mạnh cùng động vật kể cả thú cưng, gia súc và động vật hoang dã, hãy truy cập trang web Thú Nuôi Khỏe Mạnh, Con Người Mạnh Khỏe của CDC.

Mặc dù chúng ta biết một số vi khuẩn và nấm có thể được mang trên lông mao và lông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy vi-rút, bao gồm vi-rút gây ra COVID-19, có thể lây sang người từ da, lông mao hoặc lông của thú cưng.

Tuy nhiên, vì động vật đôi khi có thể mang mầm bệnh khác có thể làm cho con người mắc bệnh, nên phải luôn luôn thực hành thói quen lành mạnh đối với thú cưng và các động vật khác, bao gồm rửa tay trước và sau khi chơi với chúng.

Đừng lau hoặc tắm cho thú cưng bằng chất khử trùng hóa học, cồn, hydro peroxyt hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác như dung dịch sát trùng tay, khăn lau vệ sinh hoặc các chất tẩy rửa bề mặt hay công nghiệp khác. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào về các sản phẩm thích hợp để tắm hoặc vệ sinh thú cưng, hãy nói chuyền với bác sĩ thú y của quý vị. Nếu dung dịch sát trùng tay dính trên da hoặc lông, quý vị hãy rửa sạch hoặc lau sạch ngay bằng nước cho thú cưng . Nếu thú cưng của quý vị nuốt phải dung dịch sát trùng tay (như nhai chai đựng) hoặc thể hiện các dấu hiệu bệnh sau khi sử dụng, hãy liên hệ với bác sĩ thú y hay bộ phận kiểm soát ngộ độc cho thú cưng ngay.

Công viên chó tạo ra môi trường để chó giao tiếp và tập thể dục, đó là một phần quan trọng cho sự hạnh phúc của chúng. Vì có nguy cơ những người mắc COVID-19 có thể lây lan sang động vật, CDC khuyên quý vị không nên để thú cưng tương tác với những người bên ngoài nhà mình, đặc biệt là ở những nơi có sự lây lan COVID-19 trong cộng đồng. Do đó, quý vị nên tránh công viên chó hoặc những nơi khác tập trung nhiều người và chó.

Một số khu vực đang cho phép mở cửa công viên chó. Nếu quý vị quyết định đi đến công viên chó, hãy làm theo hướng dẫn của địa phương. Có nhiều cách để giảm nguy cơ cho quý vị hoặc chú chó của quý vị lây nhiễm COVID-19 nếu quý vị đến công viên chó.

  • Không đưa chó của quý vị đến công viên chó nếu quý vị mắc bệnh hoặc nếu gần đây quý vị đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh COVID-19.
  • Không đưa chó của quý vị đến công viên chó nếu chó của quý vị mắc bệnh. Các dấu hiệu bệnh ở chó có thể bao gồm sốt, ho, khó thở hoặc hụt hơi, lờ đờ, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc mắt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Nếu chó của quý vị có xét nghiệm dương tính cho vi-rút gây ra COVID-19, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về thời điểm thích hợp để thú cưng của quý vị quay trở lại hoạt động bình thường.
  • Cố gắng hạn chế sự tương tác của chó của quý vị với những người khác bên ngoài nhà mình khi ở công viên chó.
  • Ở mức tối đa có thể, tránh chạm vào những vật dụng thông thường trong công viên chó như bát nước. Rửa tay hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay sau khi chạm vào các đồ vật trong công viên. Để đảm bảo chó của quý vị có nước sạch, hãy cân nhắc mang theo bát nước riêng của quý vị.
  • Hạn chế mang theo các đồ vật khác của thú cưng đến công viên chó, chẳng hạn như đồ chơi. Làm sạch và khử trùng mọi thứ đã mang đến công viên và mang trở về nhà (dây xích, đồ chơi, bát nước).
  • Đừng lau hoặc tắm cho thú cưng bằng chất khử trùng hóa học, cồn, hydro peroxyt hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác như dung dịch sát trùng tay, khăn lau vệ sinh hoặc các chất tẩy rửa bề mặt hay công nghiệp khác Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào về các sản phẩm thích hợp để tắm hoặc vệ sinh thú cưng, hãy nói chuyền với bác sĩ thú y của quý vị.

Xem thêm thông tin về thú cưng và COVID-19 và các khuyến nghị cách giữ an toàn cho thú cưng của quý vị.

Đến khi chúng ta biết nhiều hơn về cách vi-rút -này tác động tới động vật, CDC khuyến khích những người nuôi thú cưng nên ứng xử với thú cưng như cách quý vị ứng xử với các thành viên khác trong gia đình để bảo vệ chúng tránh các khả năng lây nhiễm có thể xảy ra. Điều này có nghĩa là hạn chế sự tiếp xúc giữa thú cưng của quý vị và những người bên ngoài nhà mình ở mức tối đa có thể và tránh những nơi tập trung nhiều người.

Một số nơi cho phép cơ sở làm đẹp và chỗ ở tạm cho thú cưng như trung tâm chăm sóc ban ngày cho thú cưng hoạt động. Nếu quý vị phải đưa thú cưng của mình tới cơ sở làm đẹp và chỗ ở tạm, hãy tuân thủ mọi quy định hiện hành tại cơ sở đó, như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét giữa quý vị và người khác khi có thể.

Hạn chế mang đồ của thú cưng đưa từ nhà tới cơ sở làm đẹp và chỗ ở tạm và khử trùng mọi vật dụng được mang vào cơ sở và đưa trở về nhà (như dây xích, bát ăn hoặc đồ chơi của thú cưng). Dùng chất khử trùng đã đăng ký EPAexternal icon để làm sạch các vật dụng, sau đó xả kỹ bằng nước sạch. Đừng lau hoặc tắm cho thú cưng bằng chất khử trùng hóa học, cồn, hydro peroxyt hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác như dung dịch sát trùng tay, khăn lau vệ sinh hoặc các chất tẩy rửa bề mặt hay công nghiệp khác Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào về các sản phẩm thích hợp để tắm hoặc vệ sinh thú cưng, hãy nói chuyền với bác sĩ thú y của quý vị.

Không đeo khẩu trang cho thú cưng và không đưa thú cưng bị bệnh tới cơ sở làm đẹp hoặc chỗ ở tạm. Các dấu hiệu bệnh ở chó có thể bao gồm sốt, ho, khó thở hoặc hụt hơi, lờ đờ, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc mắt, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu quý vị nghĩ rằng thú cưng của mình bị bệnh, hãy gọi cho bác sĩ thú ý của mình. Một số bác sĩ thú y có thể cung cấp tư vấn điều trị từ xa hoặc cách khác để khám thú cưng mắc bệnh. Bác sĩ thú y của quý vị có thể khám thú cưng của quý vị và xác định các bước tiếp theo để chăm sóc và điều trị cho thú cưng của quý vị.

Xem thêm thông tin về thú cưng và COVID-19 cũng như các khuyến nghị về cách giúp giữ an toàn cho thú cưng của quý vị.

Hấu hết thú cưng bị bệnh vì nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 bị nhiễm bệnh sau khi có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Nói chuyện với bác sĩ thú y của quý vị về bất kỳ mối lo ngại sức khỏe nào của quý vị về thú cưng của mình.

Nếu thú cưng của quý vị bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, hãy gọi cho bác sĩ thú y và cho họ biết thú cưng đó đã ở gần người bị nhiễm COVID-19. Nếu quý vị bị nhiễm COVID-19, đừng tự mang thú cưng đến phòng khám thú y. Một số bác sĩ thú y có thể cung cấp tư vấn điều trị từ xa hoặc cách khác để khám thú cưng mắc bệnh. Bác sĩ thú y của quý vị có thể khám thú cưng của quý vị và xác định các bước tiếp theo để chăm sóc và điều trị cho thú cưng của quý vị. Tại thời điểm này, không nên xét nghiệm COVID-19 thông thường cho động vật.

Dựa trên thông tin có giới hạn có sẵn cho đến nay, nguy cơ động vật lây lan COVID-19 cho người được coi là thấp. Tuy nhiên, có vẻ như vi-rút gây ra COVID-19 có thể lây lan từ người sang động vật sau khi có sự tiếp xúc gần với người mắc COVID-19.

Cho đến khi chúng tôi tìm hiểu thêm về việc vi-rút này ảnh hưởng đến động vật như thế nào, hãy sử dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự cho thú cưng và các động vật khác trong cơ sở của quý vị như quý vị thực hiện đối với những người khác trong cơ sở của mình. Điều này sẽ giúp bảo vệ cả người và thú cưng trong cơ sở của quý vị tránh mắc COVID-19.

  • Không để thú cưng trong cơ sở tương tác với người bệnh.
  • Thú cưng hoặc động vật khác không được phép đi lang thang tự do xung quanh cơ sở.
  • Cư dân nên tránh tối đa để thú cưng của mình tương tác với mọi người.
  • Chó phải có dây buộc khi đi dạo và cách ít nhất 6 feet (2 mét) với những người khác.
  • Những người mắc bệnh COVID-19 phải tránh tiếp xúc với thú cưng và các động vật khác.
  • Không để thú cưng vào các khu vực chung của cơ sở như nhà ăn và khu vực giao lưu.
  • Mèo phải giữ trong nhà để ngăn chúng tương tác với các động vật khác hoặc những người bên ngoài cơ sở.

Nói chuyện với bác sĩ thú y nếu thú cưng trong cơ sở của quý vị mắc bệnh hoặc nếu quý vị có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe của bất kỳ thú cưng nào trong cơ sở. Nếu quý vị cho rằng một thú cưng trong cơ sở đã phơi nhiễm với hoặc đang thể hiện các dấu hiệu phù hợp với COVID-19, hãy liên hệ với nhân viên y tế tiểu bang để thảo luận về hướng dẫn xét nghiệm thú cưng hoặc các động vật khác để tìm vi-rút gây ra COVID-19.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 phải tránh việc chăm sóc cho thú cưng mắc bệnh, nếu có thể.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web Nếu quý vị có thú cưng của CDC.

CDC không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy động vật hoặc sản phẩm động vật nhập khẩu có nguy cơ lây lan COVID-19 tại Hoa Kỳ. Đây là tình huống diễn tiến nhanh và thông tin sẽ được cập nhập ngay khi có sẵn. CDC, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cơ quan Dịch vụ Động Vật Hoang Dã và Hải sản (FWS) Hoa Kỳ đóng vai trò riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau trong việc điều phối hoạt động nhập khẩu động vật sống và các sản phẩm từ động vật vào Hoa Kỳ.

  • CDC đưa ra quy định về động vật và các sản phẩm động vật gây ra mối đe dọa cho sức khỏe con người,
  • USDA có quy định vềexternal icon động vật và các sản phẩm từ động vật mà có thể gây hại tới nông nghiệp; và
  • FWS có quy định vềexternal icon việc nhập khẩu các loài và động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng có thể gây hại cho sức khỏe và phúc lợi của con người, lợi ích của nông nghiệp, nghề làm vườn hoặc lâm nghiệp và phúc lợi cũng như sự sống còn của tài nguyên thiên nhiên hoang dã.

Vui lòng tham khảo Yêu cầu của CDC về việc đưa chó đến Hoa Kỳ. Các yêu cầu tiêm phòng bệnh dại hiện tại được áp dụng cho chó nhập từ các nước có nguy cơ cao mắc bệnh dại.

Động vật nhập khẩu sẽ phải đáp ứng các yêu cầu của CDCUSDAexternal iconexternal icon để nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Tại thời điểm này, không có bằng chứng cho thấy động vật đồng hành, bao gồm cả thú cưng và động vật phục vụ, có thể lây lan vi-rút gây ra COVID-19. Như bất kỳ động vật nào được đưa vào môi trường mới, động vật đã được nhập khẩu gần đây nên được quan sát hàng ngày để phát hiện các dấu hiệu bệnh. Nếu động vật bị ốm thì chúng cần được bác sĩ thú y thăm khám. Hãy gọi cho phòng khám thú y tại địa phương trước khi đưa động vật đến phòng khám và cho họ biết rằng động vật gần đây đã được nhập khẩu từ một quốc gia khác.

Đây là tình huống diễn tiến nhanh và thông tin sẽ được cập nhập ngay khi có sẵn.

Hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy vi-rút gây ra COVID-19 đang lưu hành trong động vật hoang dã sống tự do ở Hoa Kỳ hoặc động vật hoang dã có thể là nguồn lây nhiễm cho người dân ở Hoa Kỳ.

Nếu một động vật hoang dã bị nhiễm vi-rút, chúng ta không biết liệu sự lây nhiễm có thể lây lan giữa các động vật hoang dã hay động vật này có thể lây lan sang các động vật khác, bao gồm cả thú cưng hay không. Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để hiểu xem và làm thế nào các động vật khác nhau, bao gồm cả động vật hoang dã, có thể bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Vì động vật hoang dã có thể mang các bệnh khác, ngay cả khi nhìn bề ngoài không có bệnh, điều quan trọng là luôn chiêm ngưỡng động vật hoang dã từ xa.

Thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh từ động vật hoang dã ở Hoa Kỳ:

  • Giữ gia đình của quý vị, bao gồm cả thú cưng, ở một khoảng cách an toàn với động vật hoang dã.
  • Không cho động vật hoang dã ăn hoặc chạm vào phân của động vật hoang dã.
  • Luôn rửa tay và giám sát trẻ rửa tay sau khi làm việc hoặc chơi bên ngoài.
  • Không động đến động vật mồ côi. Thông thường, cha mẹ ở gần và sẽ trở về với con của chúng.
  • Tham khảo hướng dẫn của cơ quan động vật hoang dã tiểu bang của quý vị nếu quý vị đang chuẩn bị hoặc tiêu thụ thịt thú săn được thu hoạch hợp pháp.
  • Không lại gần hoặc chạm vào động vật mắc bệnh hoặc đã chết - thay vào đó hãy liên hệ với cơ quan động vật hoang dã.

Xem COVID-19 và Động vật để biết thêm thông tin.

Các loại vi-rút corona khác đã được tìm thấy ở dơi Bắc Mỹ trong quá khứ, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy loại vi-rút gây ra COVID-19 có trong bất kỳ động vật hoang dã sống tự do nào ở Hoa Kỳ, kể cả dơi. Nói chung, vi-rút corona không gây ra bệnh hoặc tử vong ở dơi, nhưng chúng ta vẫn chưa biết liệu vi-rút corona mới này có làm cho loài dơi Bắc Mỹ mắc bệnh hay không. Dơi là một phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên và quần thể của chúng đã đang dần giảm đi ở Hoa Kỳ. Quần thể dơi có thể tiếp tục bị đe dọa bởi chính căn bệnh này hoặc do tác hại gây ra cho dơi do quan niệm sai lầm rằng dơi đang lây lan bệnh COVID-19. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy dơi ở Hoa Kỳ là nguồn vi-rút gây ra COVID-19 cho con người. Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để hiểu xem và làm thế nào dơi có thể bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

HIện thời chưa có bằng chứng nào cho thấy quý vị có thể nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 do ăn thực phẩm, bao gồm cả thịt đi săn được. Tuy nhiên, người săn bắn có thể nhiễm bệnh khác khi xử lý hoặc ăn thịt săn.  Người săn bắn phải luôn thực hành vệ sinh tốt khi xử lý động vật bằng cách làm theo các khuyến nghị an toàn thực phẩm này:

  • Không thu thập động vật nhìn có vẻ ốm yếu hoặc thấy đã chết.
  • Bảo quản thịt sạch sẽ và làm mát thịt ngay khi có thể sau khi săn được động vật.
  • Tránh cắt qua sống lưng và các mô tủy, không ăn não của bất kỳ loài động vật hoang dã nào.
  • Khi xử lý và làm sạch thịt săn:
    • Đeo găng tay cao su hoặc loại dùng một lần.
    • Không ăn, uống hoặc hút thuốc.
  • Khi hoàn tất việc xử lý và làm sạch chiến lợi phẩm:
    • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước.
    • Vệ sinh dao, thiết bị và các bề mặt có tiếp xúc với thịt săn bằng xà phòng và nước, sau đó khử trùng chúng. Các khuyến nghị này áp dụng với tất cả các thực hành an toàn thực phẩm chung, nếu quý vị lo ngại về COVID-19, quý vị có thể sử dụng sản phẩm thuộc danh sách chất khử trùng của EPA dùng để diệt vi-rút COVID-19external icon.
  • Nấu kỹ toàn bộ thịt săn (tới mức nhiệt độ trong là 165°F trở lên).
  • Kiểm tra với cơ quan quản lý động vật hoang dã tiểu bang của quý vị về bất kỳ yêu cầu xét nghiệm các loại bệnh nào khác và bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào liên quan tới việc chuẩn bị, vận chuyển và tiêu thụ thịt săn được.

Quý vị nên tuân thủ theo hướng của tiểu bang và/hoặc khu vực phân quyền địa phương về việc tiếp tục vận hành cơ sở của mình. Chưa có báo cáo nào về việc ngựa được xét nghiệm dương tính với vi-rút gây ra COVID-19. Dựa trên thông tin có giới hạn có sẵn cho đến nay, nguy cơ động vật lây lan vi-rút gây ra COVID-19 cho người được coi là thấp. COVID-19 chủ yếu lây từ người sang người, vì vậy cần thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ cho những người đến thăm cơ sở của quý vị.

  • Khuyến khích nhân viên và khách đến thăm khác, bao gồm người cưỡi ngựa, chủ sở hữu, thợ đóng móng ngựa, bác sĩ thú y và những người theo học, không được vào bên trong cơ sở nếu bị bệnh. Nhân viên không nên trở lại làm việc cho đến khi đáp ứng các tiêu chí ngừng cách ly tại nhà, sau khi bàn bạc với bác sĩ của họ. Thực hiện các chính sách nghỉ đau bệnh linh hoạt, không áp dụng hình phạt và phù hợp với hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, cho phép nhân viên ở nhà nếu họ có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Cân nhắc việc kiểm tra sức khỏe hàng ngày (ví dụ như kiểm tra triệu chứng và/hoặc đo thân nhiệt) của nhân viên và những người khác đến thăm cơ sở trước khi họ vào cơ sở. Không nên tiếp nhận những người bị sốt 100.40(38.00C) hoặc cao hơn, hoặc có các dấu hiệu bị bệnh khác vào cơ sở. Nếu triển khai khám sức khỏe, hãy thực hiện một cách an toàn và tôn trọng. Xem Câu Hỏi Thường Gặp Chung cho Doanh Nghiệp để biết thêm thông tin.
    • Nhân viên hoặc khách thăm có biểu hiện triệu chứng khi đến hoặc bị bệnh khi đang thăm cơ sở phải được lập tức tách khỏi những nhân viên và khách thăm khác, và được đưa ngay về nhà.
  • Hạn chế số lượng người vào cơ sở. Cân nhắc sắp xếp xen kẽ các buổi học và thời gian tham quan để hạn chế số lượng người trong cơ sở và giảm tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Nếu khả thi, quý vị cũng có thể thực hiện các biện pháp để giảm các khu vực có nhiều người qua lại bằng cách giới hạn các khu vực mở cửa cho khách/chủ nhân hoặc sắp xếp xen kẽ thời gian sử dụng các khu vực chung như khu vực chăm sóc hoặc buồng tắm và phòng chứa đồ.
  • Tăng khoảng cách và giới hạn thời gian tiếp xúc giữa nhân viên và khách trong cơ sở. Bất cứ khi nào có thể, mọi người nên duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet trong cơ sở, bao gồm cả người hướng dẫn đang dạy các bài học. Thực hiện cách ly giao tiếp xã hội và tránh để nhiều người có mặt trong cơ sở, kể cả ở những khu vực chỉ dành cho nhân viên.
  • Khách thăm và nhân viên nên đeo khẩutrang đặc biệt là những nơi khó có thể duy trì các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội. Khẩu trang cung cấp khả năng bảo vệ cho người đeo và cũng giúp bảo vệ những người xung quanh người đeo, trong trường hợp họ bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19. Việc đeo khẩu trang KHÔNG thay thế được nhu cầu thực hiện cách ly giao tiếp xã hội.
  • Thiết lập các điểm vệ sinh tay tại lối vào và trong cơ sở, để nhân viên và người vào cơ sở có thể rửa tay trước khi họ bước vào. Nhân viên phải vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Có thể sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn, nhưng nếu tay bị bẩn rõ ràng, thì nên rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn. Ví dụ về các điểm vệ sinh tay chẳng hạn như vòi nước và xà phòng đặt tại các lối vào để mọi người có thể rửa tay trước khi vào.
  • Định kỳ làm sạch các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như dụng cụ chải lông, dây cương, dây dắt, trang thiết bị dùng chung cho ngựa và tay nắm cửa/cổng (kể cả tay nắm trên cửa chuồng và khu vực chăn thả/xe kéo). Để khử trùng, hãy dùng những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí của EPA để sử dụng chống external icon vi-rút gây ra COVID-19 và phù hợp với bề mặt, các dung dịch thuốc tẩy gia dụng pha loãng theo hướng dẫn trên nhãn của nhà sản xuất để khử trùng hoặc dung dịch cồn có ít nhất 70% cồn. Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, đặc biệt là về thời gian tiếp xúc của sản phẩm và việc bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm hóa học do chất tẩy rửa và chất khử trùng gây ra.
  • Làm theo hướng dẫn có sẵn của địa phương về nơi trú ẩn và khuyến cáo đi lại khi cần di chuyển để trình diễn, huấn luyện hoặc cưỡi ngựa trên đường.
  • Nếu đến một cơ sở mới, hãy hãy hạn chế tiếp xúc giữa người, ngựa, trang bị, thiết bị và vật dụng khác với nhau từ những cơ sở khác, đồng thời duy trì khoảng cách tối thiểu 6 giữa ngựa và người cưỡi.
    • Tuân theo hướng dẫn của địa phương và tiểu bang về đi lại. Những người bị bệnh không nên đi đến các cơ sở khác.
    • Những người đến thăm các cơ sở khác phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa như lệ thường, bao gồm duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet, đeo khẩu trang để bảo vệ người khác và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
  • Nếu có động vật khác, chẳng hạn như mèo nuôi ở vùng nông thôn, hiện diện tại cơ sở, xin lưu ý rằng đã có báo cáo cho biết một số ít thú cưng đã nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19, hầu như là sau khi tiếp xúc với người mắc COVID-19.

Để biết thêm thông tin, hãy xem Hướng dẫn chuẩn bị sẵn sàng tại nơi làm việc để ứng phó với COVID-19pdf iconexternal iconHướng dẫn tạm thời cho doanh nghiệp và chủ hãng sở để lập kế hoạch ứng phó với bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19).

SARS-CoV-2 (vi-rút gây ra COVID-19) có thể được thải ra theo phân của người mắc COVID-19. Vật liệu di truyền từ SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong nước thải chưa qua xử lý. Tuy nhiên, hiện dữ liệu còn hạn chế cũng như có rất ít bằng chứng về vi-rút truyền nhiễm trong nước thải và cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào cho thấy có người đã nhiễm COVID-19 do tiếp xúc với nước thải. Động vật hoang dã có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với nước thải chưa qua xử lý, nhưng bằng chứng từ các nghiên cứu về khả năng lây nhiễm vi-rút trong phân và khả năng tồn tại của vi-rút trong nước thải cho thấy rằng con đường lây truyền này khó có thể xảy ra.

Giảm Nhẹ Nguy Cơ trong Cộng Đồng

Giảm thiểu nguy cơ trong cộng đồng là tập hợp các hành động mà mọi người và cộng đồng có thể thực hiện để làm chậm sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như COVID-19. Mục tiêu giảm thiểu trong cộng đồng ở khu vực có sự lây truyền COVID-19 tại địa phương là làm chậm sự lây lan và bảo vệ tất cả mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của các chiến lược này. Để biết thêm thông tin, hãy xem Khung Hành Động Giảm Thiểu Nguy Cơ Trong Cộng Đồng.

Các cá nhân và cộng đồng có thể thực hiện một số hành động để giúp giảm thiểu nguy cơ của bản thân, gia đình và bạn bè cũng như cộng đồng khỏi nhiễm COVID-19. Nói chung, số ca nhiễm lây lan trong cộng đồng càng lớn thì quý vị và gia đình có nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao. Ngoài ra, một cá nhân tương tác với càng nhiều người và thời gian mỗi lần tương tác càng kéo dài thì nguy cơ lây lan vi-rút càng cao. Địa điểm cũng có thể là một yếu tố, với các hoạt động ngoài trời thường ít rủi ro hơn các hoạt động trong nhà.

 Các cá nhân có thể thực hiện các hành động giảm thiểu nguy cơ trong cộng đồng sau:

  • Đeo khẩu trang (trừ một số trường hợp ngoại lệ) khi ở nơi công cộng hoặc xung quanh những người khác không sống trong cùng nhà
  • Thực hiện các biện pháp thực hành vệ sinh lành mạnh, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên
  • Thực hành cách ly giao tiếp xã hội
  • Ở tại nhà khi bị bệnh
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào hàng ngày

Các cộng đồng có thể thực hiện các hành động sau:

  • Thúc đẩy các hành vi ngăn chặn sự lây lan
  • Duy trì môi trường lành mạnh
  • Đảm bảo các tổ chức trong cộng đồng đang thực hành các biện pháp phòng ngừa thích hợp
  • Chuẩn bị ứng phó khi có người bị bệnh.
  • Đóng cửa các doanh nghiệp và trường học, đồng thời hạn chế các dịch vụ khác

Để biết thêm thông tin, hãy xemHướng Dẫn Dành Cho Cộng Đồng, Giảm Thiểu Nguy Cơ Trong Cộng ĐồngKhung Hành Động Giảm Thiểu Nguy Cơ Trong Cộng Đồng.

Thực Phẩm và Nước

Hiện không có bằng chứng cho thấy mọi người có thể nhiễm COVID-19 từ việc ăn uống hoặc xử lý thực phẩm.

Có thể mọi người có thể nhiễm COVID-19 qua việc chạm vào bề mặt hoặc vật dụng, chẳng hạn như bao gói thực phẩm hoặc đồ nấu ăn có vi-rút trên đó, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt của họ. Tuy nhiên người ta không cho rằng đây là con đường chính lây lan vi-rút. Làm theo hướng dẫn an toàn thực phẩm khi xử lý và làm sạch nông sản tươi. Không rửa nông sản bằng xà phòng, chất tẩy rửa, chất sát trùng, cồn, chất khử trùng hay bất kỳ loại hóa chất nào khác.

Hiện cũng không có bằng chứng nào cho thấy mọi người có thể nhiễm COVID-19 qua việc uống nước. Vi-rút COVID-19 chưa được phát hiện trong nước uống. Các phương pháp xử lý nước thông thường sử dụng bộ lọc và khử trùng, chẳng hạn như trong hầu hết các hệ thống nước uống của thành phố, sẽ loại bỏ hoặc tiêu diệt vi-rút gây ra COVID-19. Tìm hiểu thêm về thực phẩm và COVID-19.

Vi-rút gây bệnh COVID-19 chưa được phát hiện trong nước uống đã qua xử lý. Các nhà máy xử lý nước sử dụng hệ thống lọc và chất khử trùng để loại bỏ hoặc giết chết mầm bệnh như loại vi-rút gây bệnh COVID-19. Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường yêu cầu các nhà máy xử lý nước phải đảm bảo nước đã qua xử lý là an toàn để uống.

Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy vi-rút gây ra COVID-19 có thể bị lây lan sang người qua nước uống đã qua xử lý. COVID-19 lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần từ người sang người Quý vị có thể tiếp tục sử dụng và uống nước từ vòi nước máy như bình thường.

Vi-rút gây bệnh COVID-19 đã được tìm thấy trong phân của một số bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu vi-rút tìm thấy trong phân có khả năng gây bệnh COVID-19 hay không. Hiện vẫn chưa có bất kỳ báo cáo đã xác nhận nào về việc vi-rút lây lan từ phân sang người, Các nhà khoa học cũng chưa biết mức rủi ro mà vi-rút đó có thể lây lan từ phân của người nhiễm sang người khác. Tuy nhiên họ cho rằng nguy cơ này thấp dựa trên dữ liệu về việc bùng phát trước đây của các loại bệnh do các loại vi-rút corona liên quan gây ra, như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

SARS-CoV-2 (vi-rút gây ra COVID-19) có thể được thải ra theo phân của người mắc COVID-19. Vật liệu di truyền từ SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong nước thải chưa qua xử lý. Tuy nhiên, hiện dữ liệu còn hạn chế cũng như có rất ít bằng chứng về vi-rút truyền nhiễm trong nước thải và cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào cho thấy có người đã nhiễm COVID-19 do tiếp xúc với nước thải. Các nhà máy xử lý nước thải sử dụng hóa chất và quy trình khử trùng khác để loại bỏ và phân hủy nhiều loại vi-rút và vi khuẩn. SARS-CoV-2 bị bất hoạt bởi các phương pháp khử trùng sử dụng trong xử lý nước thải. Hiện tại, nguy cơ lây truyền vi-rút gây bệnh COVID-19 qua các hệ thống nước thải được thiết kế và bảo trì phù hợp được cho là thấp.

Gần đây, axit ribonucleic (RNA) từ vi-rút gây bệnh COVID-19 đã được tìm thấy trong nước thải chưa qua xử lý. Hiện dữ liệu còn hạn chế cũng như có rất ít bằng chứng về vi-rút truyền nhiễm trong nước thải và cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào cho thấy có người đã bị nhiễm COVID-19 do tiếp xúc với nước thải.

Các biện pháp thực hành chuẩn liên quan tới việc vận hành các nhà máy xử lý nước thải cần đủ để bảo vệ công nhân xử lý nước thải khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19. Những biện pháp thực hành tiêu chuẩn có thể bao gồm các biện pháp phòng ngừa vệ sinh, kiểm soát về quy trình và hành chính, các biện pháp thực hành an toàn cụ thể trong công việc và trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) thường cần có để xử lý nước thải chưa qua xử lý. Không có thêm các biện pháp bảo vệ cụ thể liên quan tới COVID-19 được khuyến nghị cho công nhân liên quan tới hoạt động quản lý nước thải, bao gồm cả những người làm tại cơ sở xử lý nước thải.

Xem thông tin cho nhân viên về nước thải và hệ thống vệ sinh liên quan đến COVID-19 để biết thêm thông tin.

Trong hầu hết các trường hợp, việc rửa tay bằng xà phòng và nước máy trong khi có Tư vấn dùng nước đun sôi là an toàn. Hãy làm theo hướng dẫn từ các nhân viên y tế cộng đồng tại địa phương. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có ít nhất 60% cồn.

Chưa có bằng chứng nào về việc COVID-19 có thể lây lan sang người qua nước, bao gồm nước lũ.

Nước lũ đôi khi có thể hòa lẫn với nước thải. CDC chưa biết đến bất kỳ báo cáo khoa học nào liên quan đến thông tin vi-rút lây lan khi nuốt hoặc tiếp xúc với nước bị nhiễm phân của người nhiễm bệnh. Tránh xa nước lũ để tránh các mối nguy và mắc bệnh từ các chất gây ô nhiễm không liên quan đến COVID-19. Để tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa COVID-19 và nước thải, hãy xem câu hỏi, "Vi-rút COVID-19 có thể lây lan qua hệ thống thoát nước không?"

Bể Bơi, Bể Tắm Nước Nóng và Sân Chơi Nước

CDC chưa biết đến báo cáo khoa học nào cho biết chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 có lây lan sang người qua nước trong bể bơi, bể tắm nước nóng hay sân chơi nước. Ngoài ra, việc vận hành đúng cách bể bơi công cộng, bể tắm nước nóng và sân chơi nước (chẳng hạn như tại khu đô thị chung cư hoặc thuộc sở hữu của cộng đồng) và khử trùng nước (bằng clo hoặc brom) sẽ làm vô hiệu hóa vi-rút.

Vi-rút lây lan chủ yếu khi giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh rơi vào miệng hoặc mũi của người khác hay có thể là khi người khác hít vào phổi. Nếu bể bơi công cộng, bể tắm nước nóng hay sân chơi nước mở cửa, điều quan trọng là tất cả các khách và nhân viên đều phải thực hiện các bước nhằm làm chậm sự lây lan của vi-rút:

  • Hãy ở nhà nếu quý vị bị nhiễm hoặc có thể bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19.
  • Duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet (dưới nước hoặc trên cạn) với người không sống cùng với quý vị.
  • Đeo khẩu trang vải khi không ở dưới nước.
  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy (hoặc dùng mặt trong khuỷu tay của quý vị), vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây Sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có sẵn xà phòng và nước.

Xem Lưu Ý đối với bể Bơi Công Cộng, Bể Tắm Nước Nóng và Sân Chơi Nước để biết thêm thông tin.

CDC chưa biết đến báo cáo khoa học nào liên quan đến thông tin vi-rút gây bệnh COVID-19 có thể lây lan sang người qua nước trong bể bơi, bao gồm cả bể bơi nước mặn. Ngoài ra, vận hành đúng cách các bể bơi công cộng (chẳng hạn như tại khu đô thị chung cư hoặc thuộc sở hữu của cộng đồng) và khử trùng nước (bằng clo hoặc brom) có thể vô hiệu hóa vi-rút. Bể bơi nước mặn là các hồ bơi đã được khử trùng bằng clo.

Trong các bể bơi truyền thống, các sản phẩm từ clo (như chất tẩy rửa dạng hạt hoặc dạng lỏng) được thêm vào nước để khử trùng. Trong các bể bơi nước mặn, muối tinh (có thành phần từ natri và clorua) được thêm vào nước, sau đó cho dòng điện sau chạy qua nước chứa muối hòa tan. Cách này tạo ra cùng một dạng khử trùng như sử dụng clo khi thêm các sản phẩm từ clo vào nước trong các bể bơi truyền thống.

CDC chưa biết đến báo cáo khoa học nào liên quan đến thông tin vi-rút gây bệnh COVID-19 có thể lây lan sang người qua nước trong hồ, biển, sông hoặc các vùng nước tự nhiên khác.

Vi-rút lây lan chủ yếu khi giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh rơi vào miệng hoặc mũi của người khác hay có thể là khi người khác hít vào phổi. Nếu bãi biển công cộng hoặc khu vực bơi lội khác trong vùng nước tự nhiên mở cửa, điều quan trọng là tất cả du khách và nhân viên phải thực hiện các bước để làm chậm sự lây lan của vi-rút:

  • Hãy ở nhà nếu quý vị bị nhiễm hoặc có thể bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19.
  • Duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet (dưới nước hoặc trên cạn) với người không sống cùng với quý vị.
  • Đeo khẩu trang vải khi không ở dưới nước.
  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy (hoặc dùng mặt trong khuỷu tay của quý vị), vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây Sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có sẵn xà phòng và nước.

Xem Lưu Ý đối với Bãi Biển Công Cộng để biết thêm thông tin.

RNAexternal icon của chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 đã được tìm thấy trong nước thải chưa qua xử lý từ hệ thống thoát nước thải kết hợpexternal icon (nước không thấm vào đất, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) cùng các nguồn khácexternal icon (như nước rỉ từ bể phốt hoặc từ chất thải động vật từ các nông trại ở gần) và xâm nhập vào khu vực bơi lội. Hiện dữ liệu còn hạn chế cũng như có rất ít bằng chứng về vi-rút truyền nhiễm trong nước thải. Ngoài ra, CDC chưa biết đến bất kỳ báo cáo khoa học nào liên quan đến thông tin lây lan vi-rút khi nuốt hoặc tiếp xúc với nước bị nhiễm chất thải (phân) của người bị nhiễm bệnh.

Tại các hồ, biển và sông triển khai các chương trình giám sát chất lượng nước định kỳ, nhân viên cần xác định những thay đổi về mức độ nhiễm phân trong nước. Các cố vấn về chất lượng nước và việc đóng cửa bãi biển cảnh báo công chúng bơi dưới nước hoặc trên mặt nước do mức độ ô nhiễm phân cao. Tìm hiểu thêm về bơi lội an toàn trong các vùng nước tự nhiên và truy cập thông tin về chất lượng nước theo tiểu bang.

Không, KHÔNG đeo khẩu trang vải ở dưới nước. Đeo khẩu trang vải bị ướt có thể khiến quý vị khó thở. Ngoài ra, khẩu trang vải ướt không có tác dụng làm chậm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19 như khẩu trang vải khô. Tất cả những điều này nhấn mạnh một lưu ý quan trọng là phải duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với những người không sống cùng quý vị khi ở dưới nước.

Để tránh trường hợp vô tình làm khẩu trang vải bị ướt, mọi người nên mang theo khẩu trang vải thứ hai (hoặc dự phòng) khi đến bể bơi hoặc bãi biển công cộng.

CDC chưa có bằng chứng nào về mức độ hiệu quả của các loại vật liệu vải khác nhau.

Khẩu trang cung cấp một số biện pháp bảo vệ cho quý vị, đồng thời cũng nhằm bảo vệ những người xung quanh quý vị, trong trường hợp quý vị vô tình bị nhiễm vi-rút gây ra COVID-19. Đảm bảo khẩu trang vải của quý vị:

  • vừa khít nhưng phải thoải mái ở hai bên mặt,
  • che hoàn toàn mũi và miệng,
  • giữ chắc bằng dây hoặc dây vòng qua tai,
  • có nhiều lớp vải,
  • cho phép hít thở dễ dàng mà không bị hạn chế và
  • có thể giặt và sấy khô bằng máy mà không bị hư hại hoặc thay đổi hình dạng.

KHÔNG đeo khẩu trang vải cho trẻ em dưới 2 tuổi hoặc bất cứ ai bị khó thở, hoặc bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp. Tìm hiểu thêm về cách đeo, tháo và giặt khẩu trang vải của quý vị. 

Thiết kế của bể bơi công cộng, bể tắm nước nóng hoặc sân chơi nước và sàn bể bơi xung quanh và việc du khách có sống cùng nhau hay không có thể ảnh hưởng đến số người có thể duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với những người không sống cùng với họ.

CDC khuyến nghị người vận hành bể bơi công cộng, bể tắm nước nóng và sân chơi nước nên:

  • tuân thủ các chính sách và yêu cầu của cơ quan quản lý địa phương, tiểu bang, lãnh thổ, liên bang và bộ lạc về việc tụ tập (số người bơi dưới nước không nhiều hơn mức tối đa cho phép) và
  • giáo dục và nhấn mạnh về cách ly giao tiếp xã hội (cách ly tiếp xúc) giữa du khách và nhân viên.

Người vận hành có thể muốn giới hạn số người ở dưới nước và xung quanh khu vực nước trong trường hợp cần tháo nước (do sét hoặc mối đe dọa liên quan sức khỏe hoặc an toàn khác), vẫn có thể duy trì khoảng cách ly giao tiếp xã hội trên sàn bể bơi. Hoặc nếu tháo nước và không thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội trên sàn bể bơi, hãy đóng cửa khu vực này không cho du khách vào. Không có một công thức tiêu chuẩn nào để xác định số người có thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội khi ở dưới nước và trên sàn bể bơi xung quanh.

Xem Lưu Ý đối với bể Bơi Công Cộng, Bể Tắm Nước Nóng và Sân Chơi Nước để biết thêm thông tin.

Không. Chỉ nên sử dụng chất khử trùng thuộc Danh Sách N được Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ phê chuẩnexternal icon để khử trùng các bề mặt (chẳng hạn như lan can và trong phòng tắm) và các đồ vật dùng chung (như phao ván và phao ống tập bơi).

Danh sách bao gồm hàng trăm chất khử trùng. Người vận hành các bể bơi công cộng, bể tắm nước nóng hoặc sân chơi nước (chẳng hạn như tại khu chung cư đô thị hoặc thuộc sở hữu của cộng đồng) nên tham khảo ý kiến của công ty hoặc kỹ sư thiết kế để xác định loại chất khử trùng phù hợp nhất đối với các bề mặt và với nhà sản xuất để xác định loại chất khử trùng phù hợp nhất đối với các đồ vật dùng chung.

Lưu ý làm sạch các bề mặt và đồ vật dùng chung trước khi khử trùng và làm theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm vệ sinh và chất khử trùng.

Chúng tôi chưa nắm được điều này. Các dữ liệu khoa học ban đầu cho thấy ánh sáng UV của mặt trời có thể làm vô hiệu hóa SARS-CoV-2, chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có thêm nghiên cứu về khả năng ánh sáng UV của mặt trời vô hiệu hóa vi-rút trên các bề mặt (như lan can và trong phòng tắm) cũng như các đồ vật dùng chung (như phao ván và phao ống tập bơi). Các yếu tố như mức độ bao phủ của mây, vĩ độ (khoảng cách so với đường xích đạo), thời gian trong ngày và khoảng thời gian có ánh sáng UV từ mặt trời sẽ quyết định mức độ hiệu quả vô hiệu hóa vi-rút.

Lưu ý làm sạch các bề mặt và đồ vật dùng chung trước khi khử trùng và làm theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm vệ sinh và chất khử trùngexternal icon.

Bề mặt bị nhiều người chạm vào càng thường xuyên thì nên được làm sạch và khử trùng thường xuyên bằng một sản phẩm khử trùng trong Danh Sách N đã được Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ phê chuẩnexternal icon. Các bề mặt tiếp xúc thường xuyên phải được làm sạch và khử trùng ít nhất là hằng ngày.

Lưu ý làm sạch các bề mặt và đồ vật dùng chung trước khi khử trùng và làm theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm vệ sinh và chất khử trùng.

Không. RNAexternal icon của chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 đã được tìm thấy trong phân người. Hiện dữ liệu còn hạn chế cũng như có rất ít bằng chứng về vi-rút truyền nhiễm trong phân. Ngoài ra, CDC chưa biết đến bất kỳ báo cáo khoa học nào liên quan đến thông tin lây lan vi-rút khi nuốt hoặc tiếp xúc với nước bị nhiễm phân của người bị nhiễm bệnh. Do đó, CDC không thay đổi các khuyến nghị về ứng phó sự cố liên quan đến chất thải phân. Lưu ý, KHÔNG hút phân ra khỏi nước.

Không giám sát những việc đó khi nhân viên cứu hộ đang thực hiện nhiệm vụ giám sát để cứu hộ. Nhân viên cứu hộ đang thực hiện nhiệm vụ của mình không nên làm các nhiệm vụ khác có thể khiến họ phân tâm. Nguyên nhân để xảy ra chết đuối một phần có thể do nhân viên cứu hộ bị phân tâm.

Đuối nước có thể xảy ra một cách nhanh chóng và lặng lẽ. Tìm hiểu và thực hiện các bước để phòng ngừa đuối nước.

Các huấn luyện viên cứu hộ có thể cân nhắc các bước sau để làm chậm sự lây lan của chủng vi-rút gây bệnh COVID-19:

  • Quý vị nhiễm vi-rút? Hãy ở nhà vì tính mạng của mọi người.
    • Đào tạo giáo viên hướng dẫn, sinh viên cứu hộ và những người khác về thời điểm nên ở nhà để cách ly (nếu họ có các triệu chứng của COVID-19 hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19) hoặc cách ly (nếu họ đã tiếp xúc gần với người đã mắc COVID-19) và thời điểm họ có thể quay lại hoặc sắp xếp lại lịch đào tạo.
    • Tiến hành kiểm tra sức khỏe hàng ngày (xem câu hỏi thường gặp khi khám sàng lọc) hoặc yêu cầu giáo viên hướng dẫn, sinh viên và những người khác tự kiểm tra (chẳng hạn như kiểm tra thân nhiệt hoặc kiểm tra triệu chứng), nếu có thể.
      • Tiến hành kiểm tra sức khỏe một cách an toàn và tôn trọng cũng như phù hợp với bất kỳ luật pháp, quy tắc và quy định hiện hành nào về quyền riêng tư và bảo mật của địa phương, tiểu bang, lãnh thổ, liên bang và bộ lạc.
  • Lưu ý cách nhau tối thiểu 6 feet
    • Thực hiện đào tạo kiến thức bằng phương thức trên mạng hoặc trực tuyến, khi có thể, để hạn chế sự tiếp xúc giữa giáo viên hướng dẫn, sinh viên và người khác.
    • Giáo dục và nhấn mạnh về cách ly giao tiếp xã hội (cách ly tiếp xúc) trong quá trình đào tạo kỹ năng trực tiếp ở dưới nước hoặc trên cạn - duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet giữa những người không sống cùng nhau.
      • Bố trí các dấu hiệu hoặc vật hướng dẫn (ví dụ như dây phao ngăn làn bơi dưới nước hoặc ghế và bàn trên sàn bể bơi) và các dấu hiệu trực quan (ví dụ như dán biển báo hoặc băng dính trên sàn bể bơi).
    • Hạn chế tiếp xúc gần, đặc biệt là tương tác trực tiếp giữa những người không sống cùng nhau, theo khuyến nghị của tổ chức chứng nhận cứu hộ. Chẳng hạn như
      • Cứu hộ thủy sinh
        • Đối với thực hành cứu hộ
          • Yêu cầu mỗi sinh viên thực hành cứu hộ đối với thành viên gia đình thay vì với sinh viên khác.
        • Đối với cứu hộ thực tế
          • Nhấn mạnh tính cần thiết phải duy trì số người tham gia cứu hộ và hồi sức ở mức tối thiểu để đảm bảo chăm sóc phù hợp.
          • Nhấn mạnh tính thiết yếu của 1) việc thực hiện cứu hộ từ sàn bể bơi (sử dụng thiết bị phóng dây cứu hộ) nếu điều kiện cho phép và 2) nếu có thể, yêu cầu những người trên sàn bể bơi đeo khẩu trang vải khi di chuyển nạn nhân khỏi mặt nước do không thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội. Nếu cần thực hiện cứu hộ dưới nước, hãy hạn chế tối đa tiếp xúc với mặt của người bơi gặp nạn mà không có trang bị bảo hộ, nếu có thể tiếp cận người đó từ phía sau.
      • Hồi sức tim phổi (CPR)
        • Đối với thực hành hồi sức
          • Giới hạn tỷ lệ sinh viên trên hình nộm cứu hộ và tỷ lệ sinh viên trên máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED) thành 1:1. Yêu cầu mỗi học sinh sử dụng tấm chắn mặt dùng khi cứu hộ của cá nhân để thực hành hô hấp trên hình nộm cứu hộ.
        • Đối với hồi sức thực tế
          • Nhấn mạnh nhu cầu có trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) và đào tạo cách sử dụng PPE trong quá trình hồi sức, theo khuyến cáo của tổ chức cấp chứng chỉ CPR (chẳng hạn như Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳexternal icon) và sử dụng bóng bóp trợ thở (BVM) có màng lọc vi hạt hiệu suất cao (HEPA). Bóng bóp trợ thở được thực hiện tốt nhất với hai người cứu hộ.
  • Đeo khẩu trang. Bảo vệ tính mạng.
    • Giáo dục và nhấn mạnh việc sử dụng khẩu trang vải tại các địa điểm công cộng khi ở gần những người không sống cùng quý vị, đặc biệt khi khó duy trì cách ly giao tiếp xã hội.
      • Khuyên những người đeo khẩu trang không đeo chúng khi ở dưới nước. Đeo khẩu trang vải bị ướt có thể khiến quý vị khó thở. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc duy trì cách ly giao tiếp xã hội trong môi trường nước. Ngoài ra, khẩu trang vải ướt không có tác dụng làm chậm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19 như khẩu trang vải khô.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi
    • Giáo dục và nhấn mạnh việc che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy (hoặc sử dụng mặt trong khuỷu tay của quý vị), vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay.
  • Rửa tay thường xuyên
    • Giáo dục và nhấn mạnh việc rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi ở khu vực công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
      • Sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có sẵn xà phòng và nước.
  • Làm sạch và sau đó khử trùng

CDC có thêm các lưu ý liên quan đến COVID-19 dành cho các bể bơi công cộng và bãi biển công cộng và các nguồn thông tin không liên quan đến COVID-19 khác về bơi lội lành mạnh và an toàn.