Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Bộ Công Cụ Tham Khảo về COVID-19 cho Các Bậc Cha Mẹ - Khi Con Ở Giai Đoạn Thơ Ấu

Bộ Công Cụ Tham Khảo về COVID-19 cho Các Bậc Cha Mẹ - Khi Con Ở Giai Đoạn Thơ Ấu

Tâm Trạng Giao Tiếp Xã Hội, Cảm Xúc và Tinh Thần của Trẻ Em trong Bối Cảnh COVID-19

Cập nhật ngày 16 tháng 9 năm 2020

Bệnh do vi-rút Corona (COVID-19) có thể gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến trẻ em. Ngoài việc mắc bệnh, đại dịch còn ảnh hưởng đến tâm trạng giao tiếp xã hội, cảm xúc và tinh thần của nhiều trẻ. Tổn thương mà các em phải đối mặt ở giai đoạn phát triển này có thể để lại hậu quả lâu dài trong cuộc đời. Bộ Công Cụ Tham Khảo về COVID-19 dành cho Các Bậc Cha Mẹ: Đảm Bảo Tâm Trạng Giao Tiếp Xã Hội, Cảm Xúc và Tinh Thần cho Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên do CDC biên soạn có thể giúp hỗ trợ các bậc cha mẹ, người chăm sóc và những người lớn khác đang chăm sóc trẻ em và thanh thiếu niên trong việc nhận biết các khó khăn về mặt xã hội, cảm xúc và tinh thần đối với trẻ em và thanh thiếu niên cũng như giúp đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần cho các em.

Các Khó Khăn

Thay đổi nếp sinh hoạt

Duy Trì Kết Nối với Gia Đình nhờ Công Nghệ

Ngoài các bước phòng tránh COVID-19 hằng ngày, giữ khoảng cách hoặc cách ly giao tiếp xã hội là một trong các công cụ tốt nhất mà chúng ta có để tránh phơi nhiễm vi-rút và làm chậm sự lây lan của vi-rút này. Tuy nhiên, thật khó khăn khi phải giữ khoảng cách với những người quý vị yêu thương - như ông bà, bạn bè, cộng đồng tôn giáo hoặc người nhà bị bệnh. Điều quan trọng là người lớn phải hỗ trợ trẻ dành thời gian hỏi thăm bạn bè và gia đình để biết tình hình của mọi người.

Gián đoạn quá trình học tập liên tục

Bạn nam dùng máy tính xách tay để làm bài tập về nhà

Trường học đóng cửa đồng nghĩa với việc trẻ phải ở nhà cùng cha mẹ và người chăm sóc, những người phải xoay xở với trách nhiệm chăm nom, giám sát hoạt động học tập, đồng thời có thể phải làm việc từ xa. Việc theo học tại nhà là một cách để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Các nền tảng trực tuyến và cộng đồng học tập đã trở nên thiết yếu khi trẻ và gia đình chuyển sang các giải pháp kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết để hỗ trợ việc học tập của trẻ. Thật không may là nhu cầu có các trường học ảo và học tập trực tuyến trước mắt đã bộc lộ sự bất bình đẳng về nguồn lực, khả năng tiếp cận và kết nối giữa các học sinh và các cộng đồng. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ phải liên lạc với giáo viên, ban giám hiệu nhà trường hoặc chuyên gia tư vấn của trường để thảo luận về những khó khăn mà gia đình quý vị có thể gặp phải khi hỗ trợ hoạt động học tập trực tuyến. Quý vị có thể cùng nhau trao đổi về các phương án có thể áp dụng thông qua nhà trường hoặc quận. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng một số học sinh có thể bộc lộ những hành vi căng thẳng hoặc lo âu do chưa chắc chắn về việc đi học trở lại. Các gia đình và cộng đồng có thể chung tay để tìm ra các phương thức nhằm giúp cho việc chuyển trở lại môi trường học tập trực tiếp được an toàn và đảm bảo sức khỏe.

Gián đoạn quá trình chăm sóc sức khỏe

cha và con gái

Các bậc cha mẹ có thể đã phải tránh tìm đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe do lệnh yêu cầu ở nhà và điều này có thể vẫn tiếp diễn do lo sợ nhiễm COVID-19. Việc này bao gồm thăm khám sức khỏe trẻ em, tiêm chủngchăm sóc sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, việc trường học đóng cửa đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ sức khỏe tâm thần và trị liệu âm ngữ của trẻ. Điều quan trọng là phải đảm bảo trẻ được tiếp tục chăm sóc y tế, bao gồm kiểm tra sự phát triển qua các cuộc thăm khám sức khỏe toàn diện cho trẻ em, tiếp tục các dịch vụ trị liệu âm ngữ và sức khỏe tâm thần (VD: thông qua điều trị từ xa) cũng như được chủng ngừa các bệnh như sởi, cúm, ho gà và bệnh khác - kể cả COVID-19, khi đã có vắc-xin.

Bỏ lỡ các sự kiện quan trọng trong đời

Việc giữ khoảng cách có thể gây ra cảm giác như thể cuộc sống của cả gia đình bị đình trệ. Sự thật là kim đồng hồ vẫn chạy. Các dịp sinh nhật, lễ tốt nghiệp, chương trình biểu diễn tài năng, kế hoạch đi nghỉ, sinh nở và tang lễ chỉ là ví dụ trong nhiều sự kiện quan trọng của cuộc đời mà trẻ có thể đã bỏ lỡ trong thời buổi COVID-19. Cách ly giao tiếp xã hội, lệnh ở nhà và quy định hạn chế tụ tập đã ảnh hưởng đến việc bạn bè và gia đình gặp nhau chia vui hay phân ưu theo những cách thông thường. Đau buồn là một phản ứng bình thường khi mất ai đó hoặc điều gì đó quan trọng đối với quý vị. Việc giúp trẻ hiểu được rằng tổ chức hội họp trong đại dịch COVID-19 có thể gây nguy hiểm cho những người muốn tham gia là rất quan trọng. Gia đình và bạn bè có thể giúp các em tìm những cách khác để kết nối và hỗ trợ lẫn nhau từ xa.

Mất an ninh và an toàn

bạn nam

Thu nhập hộ gia đình của nhiều gia đình có trẻ em đã bị ảnh hưởng trong đại dịch COVID-19 do tình trạng mất việc và không có lương. Mất ổn định kinh tế luôn có liên quan đến những hệ quả bất lợi về sự phát triển, thành tích học tập và sức khỏe của trẻ. Điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng thường xuyên tiếp cận thực phẩm tốt cho sức khỏe, phương tiện đi lại an toàn và nơi ăn chốn ở. Những nguyên nhân làm tăng cảm giác căng thẳng cũng có thể làm gia tăng nguy cơ tiếp xúc với bạo lực ở trẻ em. Cùng với các lệnh yêu cầu ở nhà trong đại dịch COVID-19, một số trẻ có thể phải tiếp xúc với nạn lạm dụng và bỏ bê trẻ em, bạo hành gia đình do người bạn đời gây ra tại nhà cũng như bạo lực tình dục, diễn ra ngày càng nhiều. Việc trẻ hoạt động trên mạng nhiều hơn cũng đặt các em trước các nguy cơ rình rập trên mạng cao hơnpdf iconexternal icon, chẳng hạn như bóc lột tình dục trên mạng, bắt nạt qua mạng, hành vi chịu rủi ro trên mạng và tiếp xúc với các nội dung có hại. Các bậc cha mẹ và người chăm sóc rất cần phải nuôi dưỡng một mối quan hệ tin cậy và duy trì đối thoại cởi mở với trẻ, quan sát những thay đổi trong hành vi vốn có thể cho thấy dấu hiệu của sự đau khổ.

Quý vị có thể làm gì?

Các Bước Giúp Đem Lại Sự Ổn Định và Hỗ Trợ cho Trẻ

  • Duy trì nếp sinh hoạt bình thường
  • Trò chuyện, lắng nghe và khuyến khích bộc lộ cảm xúc
  • Đưa ra những thông tin chính xác và trung thực
  • Dạy trẻ các bước đơn giản để giữ gìn sức khỏe
  • Để ý đến mọi thay đổi về hành vi.
  • Trấn an trẻ về sự an toàn và sức khỏe thể chất, tinh thần của các em

Nhận biết và khắc phục nỗi sợ, căng thẳng và thay đổi trong hành vi

Trẻ có thể lo lắng chuyện bản thân cũng như người thân nhiễm COVID-19. Cảm giác lo lắng hoặc buồn bã quá độ, thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ không lành mạnh và tình trạng khó tập trung, chú ý là một số dấu hiệu của sự căng thẳng ở trẻ em. Người lớn có thể thực hiện các bước để đem lại sự ổn định và hỗ trợ nhằm giúp trẻ em đối phó.

Dạy và củng cố các hành động phòng ngừa hàng ngày

Chúng ta có thể thực hiện các bước để phòng tránh nhiễm bệnh và làm chậm sự lây lan của COVID-19. Hãy là một tấm gương sáng - nếu người lớn rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách 6 feet với người khác và đeo khẩu trang ở nơi công cộng để giúp bảo vệ bản thân và người khác, thì có khả năng rất cao là trẻ sẽ thực hiện đúng như vậy.

Giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ

Lên lịch khám sức khỏe toàn diện và chủng ngừa cho trẻ. Duy trì tính liên tục trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần và sức khỏe cơ năng. Giúp trẻ ăn lành mạnhuống nước - thay vì đồ uống có đường - để răng chắc khỏe. Khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời - điều này rất tốt cho sức khỏe thể chất và tâm thần, đồng thời có thể giúp trẻ giữ gìn sức khỏe và duy trì khả năng tập trung.

Giúp trẻ duy trì sự kết nối xã hội

Liên lạc với bạn bè và gia đình qua điện thoại hoặc trò chuyện qua video. Ghi thiệp hoặc viết thư gửi các thành viên trong gia đình mà chúng chưa thể gặp gỡ. Các trường học có thể có các lời khuyên và hướng dẫn để giúp hỗ trợ nhu cầu về xã hội và cảm xúc của trẻ.

Các Nguồn Tham Khảo theo Loại

Khám phá các loại thông tin tham khảo khác nhau để giúp hỗ trợ tâm trạng giao tiếp xã hội, cảm xúc và tinh thần của trẻ trong đại dịch COVID-19 và sau đó nữa.

Cập nhật lần cuối ngày 16 tháng 9 năm 2020