Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Cộng Đồng Nông Thôn

Cộng Đồng Nông Thôn
Cập nhật ngày 3 tháng 8 năm 2020
biểu ngữ với nhiều người. Người vùng nông thôn được làm nổi bật

Khoảng 46 triệu người Mỹ sống ở ở khu vực nông thôn, đang phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong đại dịch COVID-19.

Sự bất bình đẳng về xã hội và hệ thống y tế kéo dài đã đẩy một số cư dân ở vùng nông thôn đối mặt với nguy cơ cao trong việc lây nhiễm COVID-19 hoặc mắc bệnh nghiêm trọng. Nhìn chung, người Mỹ ở khu vực nông thôn có tỷ lệ người hút thuốc, huyết áp cao và béo phì cao hơn cũng như ít tiếp cận với chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe. Họ cũng là đối tượng thường không có bảo hiểm y tế.

Cộng đồng nông thôn cũng đang trở nên đa dạng hơn về mặt chủng tộc và dân tộc. Các nhóm dân tộc thiểu số bao gồm, người Mỹ gốc Phi, người gốc nói tiếng Tây Ban Nha và người gốc châu Mỹ La tinh, người Mỹ gốc Ấn/thổ dân Alaska và người gốc Á/người đảo Thái Bình Dương, có nguy cao cơ mắc COVID-19 và các bệnh nghiêm trọng.

Khu vực nông thôn có thể phải đối mặt với những thách thức về y tế khác nhau tùy thuộc từng khu vực. Mỗi cộng đồng nông thôn nên đánh giá mức độ dễ mắc bệnhpdf iconexternal icon và dễ tổn thương xã hội riêng đối với COVID-19. Nhiều cộng đồng nông thôn được xem là có mức độ dễ bị tổn thương cao theo Chỉ Số Dễ Bị Tổn Thương Xã Hội của CDC (SVI). Chỉ số SVI bao gồm các yếu tố như nhà ở, giao thông, tình trạng kinh tế xã hội, chủng tộc và dân tộc và ngôn ngữ, là những khía cạnh hữu ích để xác định cách hỗ trợ các cộng đồng nông thôn trước, trong và sau dịch COVID-19.

Cộng đồng nông thôn cũng có những thế mạnh, tài sản và các biện pháp phòng ngừa mà y tế công cộng có thể sử dụng để điều chỉnh thiết kế các chính sách nhằm:

  1. giảm thiểu nguy cơ lây lan COVID-19 trong cộng đồng và
  2. cải thiện sức khỏe chung của người dân tại các khu vực nông thôn, có thể giúp giảm thiểu tính chất nghiêm trọng của COVID-19.

Các Biện Pháp Cộng Đồng Nông Thôn Có Thể Thực Hiện Để Ứng Phó Với COVID-19 

Phương pháp tiếp cận cho các chuyên gia y tế công cộng

  • Xem dữ liệu và các thông tin khác để hiểu rõ hơn về gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng và tiểu bang của quý vị.
  • Kết nối và phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các tổ chức khác (ví dụ: sở y tế ở các khu vực phân quyền khác, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, nhân viên y tế cộng đồng, nhà giáo dục, cố vấn, doanh nghiệp và tổ chức vận động, cộng đồng, lao động và các tổ chức tôn giáo).
  • Xác định nhu cầu của các đối tác và cách thức để tiếp cận các nguồn lực như trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), thuốc men (bao gồm naloxone khi sử dụng opioid quá liều) và các vật dụng cần thiết khác.
  • Phối hợp với các tổ chức vận động, cộng đồng, các tổ chức lao động, và tôn giáo để hiểu rõ hơn về kiến thức, nhu cầu, khó khăn và thách thức của cộng đồng để phòng ngừa COVID-19
    • Bao gồm các nhà lãnh đạo cộng đồng đáng tin cậy phục vụ các nhóm dân tộc thiểu số, chủng tộc và người khuyết tật.
    • Tìm hiểu những thách thức đặc biệt hoặc quan niệm sai lầm mà các đối tác có thể gặp phải trong quá trình tương tác với các thành viên cộng đồng và giúp xác định các cơ hội để tham gia với cộng đồng.
    • Điều chỉnh các chiến lược truyền thông để giáo dục và thông báo cho cư dân nông thôn về COVID-19 và cách thức tự bảo vệ bản thân, cùng với giáo dục chung về hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh, quản lý bệnh mãn tính và ứng phó với căng thẳng.
    • Thu thập thông tin đầu vào khi phát triển các tài liệu, nếu có thể.
    • Để tăng độ tin cậy và uy tín, hãy chia sẻ các thông điệp và tài liệu liên quan các thách thức về vấn đề sức khỏe, tiếp cận chăm sóc và lối sống.

Phương pháp tiếp cận dành cho các hệ thống y tế và nhà cung cấp cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Lập kế hoạch

Chăm Sóc Bệnh Nhân

  • Liên hệ tới Trung Tâm Hỗ Trợ Trực Tuyến Bác Sĩ Lâm Sàng, một đường dây nóng 24 giờ với các bác sĩ lâm sàng được đào tạo chuyên môn của CDC để trả lời các câu hỏi về COVID-19.
    • Gọi 1-800-CDC-INFO (800-232-4636) và đặt câu hỏi cho Trung Tâm Hỗ Trợ Trực Tuyến Bác Sĩ Lâm Sàng.
  • Giải thích cho bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng từ COVID-19 về cách thức để tự bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm, ngày cả khi tỷ lệ lây truyền trong cộng đồng của quý vị thấp.
  • Chia sẻ các tài nguyên về ứng phó COVID-19 để giúp bệnh nhân luôn được cập nhập tin tức, an toàn và được trang bị đầy đủ kiến thức.
  • Tìm hiểu cách nộp đơn xinexternal icon bồi hoàn phí cung cấp xét nghiệm COVID-19 hoặc điều trị cho các bệnh nhân không có bảo hiểm.
  • Tìm hiểu cách thức để đảm bảo đáp ứng nhu cầu xét nghiệm COVID-19 bằng cách làm việc với các sở y tế và phòng thí nghiệm thương mại của tiểu bang và địa phương.
  • Đánh giá nguy cơ với tác hại của việc sử dụng opioid vì có khả năng nhiều người sử dụng chất kích thích một mình mà không có người ở bên cạnh để cho uống naloxone, thực hiện các biện pháp cứu sống hoặc gọi trợ giúp trong trường hợp quá liều.

Phương pháp tiếp cận cho các tổ chức và nhóm lợi ích cộng đồng

Lập kế hoạch và truyền đạt thông tin nhất quán về các hoạt động giảm thiểu nguy cơ lây lan do không có biện pháp điều trị, vắc-xin hoặc thuốc để phòng chống COVID-19.

  • Giúp các thành viên cộng đồng tham gia vào các chiến dịch giáo dục và nỗ lực giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. 
    • Người dân, doanh nghiệp địa phương và phương tiện truyền thông có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo về cách bảo vệ cộng đồng của mình.
    • Tìm ý tưởng sáng tạo tại Trung Tâm Thông Tin Y Tế Nông Thôn (RHIhubexternal icon).
  • Lưu ý về khả năng bị kỳ thị liên quan đến thực hiện xét nghiệm và mắc COVID-19.
  • Làm việc với các nhà cung cấp và tổ chức chăm sóc sức khỏe tại địa phương để phát triển chương trình Công Tác Y Tế Công Cộng (CHW) external icon nếu cộng đồng đó chưa có.
  • Thực hiện mọi nỗ lực để tiếp tục cung cấp các dịch vụ dành cho người vô gia cư ở khu vực nông thôn trong trường hợp lây lan COVID-19 trong cộng đồng. Xem thông tin của CDC về hỗ trợ người vô gia cư
  • Xem thông tin truyền thông của CDC.

Phương pháp tiếp cận dành cho dân cư ở khu vực nông thôn

  • Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh là tránh phơi nhiễm với vi-rút. Điều này có nghĩa là quý vị nên ở nhà bất cứ khi nào có thể và tránh những nơi công cộng tập trung nhiều người. Nếu quý vị ở gần người khác, hãy cố gắng duy trì khoảng cách 6 feet với nhau (khoảng hai sải tay).
  • Dùng khẩu trang và các hành vi phòng ngừa COVID-19 để hạn chế phơi nhiễm với vi-rút.
  • Biết cách liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị hoặc thành viên trong gia đình bị bệnh.
  • Duy trì các cuộc hẹn về chăm sóc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe thông thường khác, chẳng hạn như tiêm chủng và kiểm tra huyết áp, khi có thể. Kiểm tra với nhà cung cấp của bạn về biện pháp phòng ngừa an toàn khi đến khám tại phòng bệnh.
  • Tình nguyện liên hệ với các tổ chức dịch vụ cộng đồng và đề xuất giúp đỡ.
    • Tạo và phân phát khẩu trang cho người khác trong cộng đồng.
    • Giúp người cao tuổi, người khuyết tật và những người khác có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng trong gia đình hoặc trong cộng đồng bằng cách giúp họ mua thực phẩm hoặc chạy việc vặt.
  • Tạo một thẻ thông tin có ghi số điện thoại và địa chỉ của các cơ sở chăm sóc sức khỏe, gia đình và bạn bè sống gần quý vị nhất.
    • Xác định trước các trung tâm y tế của tiểu bang, địa phương hoặc bộ lạc để tìm nơi xét nghiệm COVID-19, cùng với các thông tin y tế khác về COVID-19.
  • Tạo một mô hình cây hệ thống số điện thoại với gia đình, bạn bè và hàng xóm có thể hữu ích trong việc giúp quý vị chia sẻ thông tin và nhanh chóng gửi tin nhắn đi nếu dịch COVID-19 ảnh hưởng đến cộng đồng của quý vị.
  • Biết được các loại thuốc mà các thành viên gia đình của quý vị có thể cần và xem liệu quý vị có thể lấy thêm thuốc dự trữ để giảm việc đi đến nhà thuốc trong bối cảnh COVID-19 đang lây lan trong cộng đồng.
    • Nhiều chương trình bảo hiểm y tế hiện cho phép người dùng lấy đơn thuốc sớm hơn và lấy được hơn 90 ngày thuốc.
  • Tìm các biện pháp mà quý vị và gia đình có thể  ứng phó với căng thẳng.

Phương pháp tiếp cận dành cho doanh nghiệp và nơi làm việc

  • Tham khảo với sở y tế địa phương của quý vị để nhận thông tin cập nhật về các ca nhiễm COVID-19 trong khu vực.
  • Xem thông tin dành cho các doanh nghiệp của CDC.
  • Trò chuyện với nhân viên về mối lo lắng của họ và chia sẻ nguồn lực để giữ an toàn cho nhân viên và gia đình đồng thời giúp họ ứng phó với căng thẳng.
  • Sử dụng các chiến lược giúp ngăn ngừa sự lây lan COVID-19 tại nơi làm việc và giúp bảo vệ nhân viên, bao gồm cả những người có gnuy cơ cao. Các chiến lược này bao gồm:
    • Xem xét sắp xếp làm việc từ xa, nếu có thể, cùng với các biện pháp thực hành cách ly giao tiếp xã hội khác (duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác. Điều này cũng có thể bao gồm việc thay đổi các yếu tố trong môi trường, chẳng hạn như thêm các rào chắn (dải phân cách).
    • Khuyến khích nhân viên ở nhà khi bị bệnh và áp dụng các chính sách nghỉ bệnh có lương và không bị phạt.
    • Khuyến khích rửa tay.
    • Cung cấp vật dụng để làm sạch và khử trùng không gian làm việc và các trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp.

Lưu ý bổ sung

Người sống tại các khu vực nông thôn thường tiếp xúc gần với động vật bao gồm cả gia súc, thú cưng và động vật hoang dã. Tương tác giữa người và động vật có thể xảy ra trong quá trình nuôi, làm việc với động vật, tương tác với thú cưng, tham quan hội chợ hoặc triển lãm động vật hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã khi săn bắn, đi bộ đường dài hoặc trong các hoạt động ngoài trời khác, cũng như khi động vật hoang dã đi lang thang ở gần nhà. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về chủng vi-rút gây bệnh COVID-19, nhưng có vẻ chủng vi-rút này có thể lây lan từ người sang một số loại động vật, bao gồm cả thú cưng trong một số trường hợp. Dựa trên thông tin có giới hạn có sẵn cho đến nay, nguy cơ động vật lây lan COVID-19 cho người được coi là thấp.

Tại Sao Cộng Đồng Nông Thông Có Nguy Cơ Lây Nhiễm Cao Hơn Trong Đại Dịch COVID-19

Sức khỏe của người dân tại vùng nông thôn Mỹ

Người dân tại vùng nông thôn Mỹ có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng từ COVID-19 bởi vì họ:

  • Cao tuổiexternal icon hơn so với người không sống ở vùng nông thôn.
  • tỷ lệ cao mắc các bệnh mãn tính tiềm ẩn ngay cả khi điều chỉnh theo độ tuổi.
  • Có nhiều khả năng là người khuyết tật:
    • Theo báo cáo, có tới một phần ba người lớn tuổi sống ở khu vực nông thôn là người khuyết tật, cao hơn 9% so với người sống ở khu vực thành thị.
    • Theo báo cáo, có tới 1 trong 12 số những người lớn tuổi sống ở các quận nông thôn có ba hoặc nhiều hơn các khuyết tật trên cơ thể, cao hơn 24% so với những người sống tại các khu vực thành thị.
    • Tại Hoa Kỳ, những người khuyết tật lớn tuổi có nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường hoặc ung thư cao hơn 3 lần so với người bình thường.

Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe

Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tại khu vực nông thôn còn hạn chế. Kể từ 2005, 170 bệnh viện đã đóng cửaexternal icon và 700 nhiều cơ sở khám bệnh khác hiện cũng có nguy cơ phải đóng cửa. Nhiều bệnh viện ở nông thôn còn hạn chế về số lượng giường bệnh, giường ICU hoặc máy thở, có thể ảnh hưởng đến khả năng điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Cư dân ở khu vực nông thôn nếu muốn tìm các dịch vụ chăm sóc thường phải di chuyển quãng đường dài để đến bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe và các chuyên gia lâm sàng.

Các vấn đề cơ sở hạ tầng khác ảnh hưởng đến khả năng ứng phó COVID-19 của cộng đồng nông thôn bao gồm:

  • Các dịch vụ y tế khẩn cấp (EMS) thường sử dụng các tình nguyện viên phải di chuyển quãng đường dài để phản hồi lại một liên hệ cần hỗ trợ.
  • Tình trạng thiếu chuyên gia y tế để chăm sóc ban đầu rất phổ biến ở nhiều vùng nông thôn.
  • Các sở y tế công cộng phục vụ khu vực nông thôn thường phục vụ các khu vực địa lý lớn, bao gồm cả người không sống ở vùng nông thôn, gây áp lực thêm lên nguồn lực còn hạn chế.
  • Không thể sử dụng rộng rãi y tế từ xa tại một số khu vực vì không có băng thông và giao tiếp qua internet hoặc không ổn định.

Ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm

Các ngành chế biến thịt, gia cầm và thực phẩm chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nghề nghiệp  trong các ngành này thường yêu cầu làm việc trong khoảng cách gần hơn 6-foot so với khuyến nghị, khiến người lao động có nguy cơ cao mắc và lây truyền COVID-19. Không chỉ người lao động gặp nguy cơ vì các điều kiện trong ngành này, mà các ngành được coi là rất quan trọng và ít có khả năng phải đóng cửa, khiến người lao động không có nhiều sự lựa chọn mà phải đến làm việc ngay cả khi các doanh nghiệp khác đóng cửa vì lây nhễm trong cộng đồng cao. Sự bùng phát COVID-19 giữa những người lao động tại các cơ sở chế biến thịt và gia cầm có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến số lượng lớn công nhân và lây lan rộng ra cộng đồng nơi họ sinh sống. Can thiệp tại nơi làm việc và nỗ lực phòng ngừa trọng tâm được điều chỉnh cho phù hợp với các nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19 có vai trò quan trọng để làm giảm thiểu nguy cơ mắc COVID-19 tại nơi làm việc.

Để biết thêm thông tin về những hành động của CDC trong lĩnh vực y tế nông thôn, hãy liên hệ: ruralhealth@cdc.gov.

Cập nhật lần cuối ngày 3 tháng 8 năm 2020