Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

COVID-19 tại Trẻ em và thanh thiếu niên 

COVID-19 tại Trẻ em và thanh thiếu niên 

Thông tin dành cho cha mẹ và người chăm sóc về COVID-19 ở trẻ em và trẻ vị thành niên

Cập nhật ngày 18 tháng 12 năm 2020

Tóm Tắt các Thay Đổi Gần Đây

Tính đến ngày 18 tháng 12, 2020:

  • Cập nhật ngôn ngữ để làm rõ
  • Cập nhật ngôn ngữ để đồng nhất với hướng dẫn khác về COVID-19 của CDC

Những điều quý vị cần biết

Trẻ em và trẻ vị thành niên có thể mắc COVID-19.

Trong khi trẻ ít bị bệnh do COVID-19 hơn so với người lớn, trẻ em vẫn có thể bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19, có thể bị bệnh do COVID-19 và có thể lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19 cho người khác. Trẻ em, giống như người lớn, nhiễm COVID-19 mà không biểu hiện triệu chứng ("không triệu chứng") vẫn có thể lây vi-rút cho người khác.

Hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ hay không hề có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trẻ em có thể bị bệnh nặng do COVID-19. Các trẻ em này có thể cần phải nhập viện, săn sóc tích cực hay sử dụng máy thở để hô hấp. Trong một số ít trường hợp, các em có thể tử vong.

CDC và các đối tác đang nghiên cứu một bệnh hiếm nhưng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 ở trẻ em có tên là Hội Chứng Viêm Đa Hệ Thống Ở Trẻ Em (MIS-C). Chúng tôi chưa biết điều gì gây ra MIS-C và ai có nguy cơ cao hơn bị bệnh này. Tìm hiểu thêm về MIS-C.

Những trẻ em dưới 1 tuổi và trẻ em với bệnh nền nhất định có thể có khả năng cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Trẻ em dưới 1 tuổi có thể có khả năng mắc bệnh nghiêm trọng hơn do COVID-19. Những trẻ em khác, bất kể ở độ tuổi nào, với bệnh nền sau đây cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng so với những trẻ em khác:

  • Bệnh hen suyễn hay phổi mãn tính
  • Tiểu đường
  • Bệnh về di truyền, thần kinh hay chuyển hóa
  • Bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Ức chế miễn dịch (hệ miễn dịch yếu do các bệnh nhất định hay đang sử dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ làm suy yếu hệ miễn dịch)
  • Tính phức tạp về mặt y tế (những trẻ có nhiều bệnh mãn tính ảnh hưởng tới nhiều phần của cơ thể hoặc phụ thuộc vào công nghệ và các hỗ trợ quan trọng khác cho cuộc sống hàng ngày)
  • Béo phì

Danh sách này không bao gồm mọi bệnh nền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. Khi có thêm thông tin, CDC sẽ tiếp tục cập nhật và chia sẻ thông tin về nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ở trẻ em.

Nếu con quý vị có sẵn một bệnh nền, nhớ thảo luận về khả năng mắc bệnh nặng của con trẻ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế của chúng. Các triệu chứng của COVID-19 giữa người trưởng thành và trẻ nhỏ đều giống nhau và giống như các triệu chứng của những căn bệnh thông thường khác như cảm lạnh, viêm họng liên cầu khuẩn hoặc dị ứng. Những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 ở trẻ em là sốt và ho, nhưng trẻ có thể có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của COVID-19 như sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • Đau họng
  • Hụt hơi hoặc khó thở
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Chán ăn hay mất khẩu vị, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi

Quý vị có thể làm gì

Theo dõi các triệu chứng COVID-19 ở trẻ mỗi ngày.

Đặc biệt chú ý đến:

  • Sốt (nhiệt độ từ 100,4 °F trở lên)
  • Đau họng
  • Các cơn ho mới khó kiểm soát gây khó thở (với trẻ có bệnh dị ứng/hen suyễn mãn tính, hãy kiểm tra xem có gì khác so với cơn ho bình thường hay không)
  • Tiêu chảy, nôn hoặc đau bụng
  • Khởi phát triệu chứng mới là đau đầu dữ dội, đặc biệt là kèm sốt.
Theo dõi người mà trẻ có tiếp xúc gần

Nếu con quý vị hoặc quý vị ở gần người mắc COVID-19, nhân viên của sở y tế có thể liên lạc với quý vị để truy dấu tiếp xúc. Hãy nói chuyện và làm theo lời khuyên của họ.

Thực hiện các bước để bảo vệ con của quý vị nếu quý vị bị bệnh và làm chậm lây lan COVID-19.

Để tìm hiểu thêm về cách bảo vệ bản thân khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19, hãy truy cập trang về Cách bảo vệ bản thân và người khác.

Hãy theo dõi con quý vị tại nhà và gọi cho nhà cung cấp dịch vụ y tế nếu con quý vị bị bệnh

Nếu con quý vị có triệu trứng có thể đã phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19 hoặc đã tới khu vực nơi vi-rút lây lan.

  • Hãy theo dõi trẻ tại nhà
  • Hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của con quý vị để thảo luận xem liệu con quý vị có cần được đánh giá hay xét nghiệm COVID-19 không. Nếu quý vị nghi ngờ con mình hay ai đó mà trẻ quen đã mắc COVID-19 hay đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19, hãy truy cập Bộ Câu Hỏi Tự Kiểm Tra Vi-rút Corona. Công cụ trực tuyến này sẽ giúp quý vị xác định khi nào nên xét nghiệm hay chăm sóc y tế cho con quý vị.
  • Bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 trong khi chăm sóc cho con quý vị
  • Thông báo cho trường học của con quý vị rằng con quý vị bị ốm. Đồng thời thông báo cho trường học nếu con quý vị đã xét nghiệm COVID-19 và kết quả là gì, nếu có.
  • Xem lại các chính sách của trường học của con quý vị (hay cơ sở trông trẻ khác) để biết khi nào trẻ bị bệnh có thể quay lại học
  • Chỉ đưa trẻ quay lại trường học hay tham gia các hoạt động trực tiếp khác nếu chúng có thể an toàn khi ở cạnh những người khác

Nếu con quý vị bị bệnh nhưng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói với quý vị rằng con quý vị không mắc COVID-19, con quý vị có thể vẫn cần phải ở nhà. Thảo luận vấn đề này với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho con quý vị và xem xét các chính sách của trường học hoặc cơ sở trông trẻ để biết thời điểm con quý vị có thể quay lại trường học hoặc các hoạt động trực tiếp khác.

Trong trường hợp khẩn cấp về y tế, hãy gọi 911 hoặc đưa trẻ đến khoa cấp cứu.

Không trì hoãn việc tìm kiếm chăm sóc y tế cho trẻ chỉ vì quý vị lo lắng về việc lây lan COVID-19. Khoa cấp cứu có các chương trình phòng ngừa lây nhiễm để bảo vệ quý vị và con quý vị khỏi bị bệnh do COVID-19 nếu con quý vị cần chăm sóc khẩn cấp.

Nếu con quý vị đang biểu hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo cấp cứu nào, hãy tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực mà không hết
  • Trạng thái lẫn lộn mới
  • Không thể thức dậy hoặc giữ tỉnh táo khi không mệt mỏi
  • Môi hoặc mặt xanh tái

Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện.

Hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ y tế nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc đáng lo đối với quý vị.

Thông Tin Bổ Sung

Để tìm hiểu thêm về cách bảo vệ bản thân khỏi vi-rút gây bệnh COVID-19, hãy truy cập trang về Cách bảo vệ bản thân và người khác.

Để tìm hiểu thêm về việc khám sàng lọc về COVID-19 ở trường học hoặc cơ sở trông trẻ, hãy truy cập trang về Khám sàng lọc học sinh K-12 về các triệu chứng của COVID-19.

Truy cập Danh sách kiểm tra lên kế hoạch quay lại trường học cho các bậc phụ huynh, người chăm sóc và người giám hộ để biết thông tin hữu ích trong việc lên kế hoạch quay lại trường học của con quý vị.

Cập nhật lần cuối ngày 18 tháng 12 năm 2020