Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Thai Kỳ, Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ và Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh

Thai Kỳ, Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ và Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh
Cập nhật ngày 28 tháng 12 năm 2020

COVID-19 và thai kỳ

Dựa trên những gì chúng tôi biết tại thời điểm này, người mang thai có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 và tử vong, so với người không mang thai. Ngoài ra, người mang thai có mắc COVID-19 có thể có nguy cơ cao gặp phải các kết quả bất lợi khác như sinh non (sinh sớm hơn 37 tuần).

Giảm nguy cơ nhiễm COVID-19

Phụ nữ mang thai trong hiệu tạp hóa

Khi ra ngoài hoặc tương tác với người khác không phải cùng nhà với quý vị, hãy đeo khẩu trang.

Điều đặc biệt quan trọng đối vói người mang thai và những người sống cùng với họ là bảo vệ bản thân để không bị nhiễm COVID-19.

Không có cách nào để không gặp rủi ro nhiễm bệnh nhưng điều quan trọng là cẩn phải biết cách để giữ an toàn tối đa. Nói chung, càng có nhiều người xung quanh và càng tiếp xúc gần với họ và càng kéo dài thời gian tương tác, nguy cơ nhiễm và lây lan COVID-19 càng cao. Cân nhắc mức độ rủi ro khi quyết định liệu có nên ra ngoài hoặc tương tác với những người không sống cùng quý vị. Nếu quý vị không ra ngoài, hãy đảm bảo quý vị và những người sống cùng quý vị thực hiện các bước để bảo vệ bản thân.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và giúp làm giảm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19 là:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người có thể đã tiếp xúc với hoặc những người có thể đã bị nhiễm COVID-19, bao gồm những người trong cùng nhà với quý vị càng nhiều càng tốt.
  • Thực hiện các bước nhằm ngăn chặn nhiễm COVID-19 khi quý vị tương tác với người khác.
    • Đeo khẩu trang, đặc biệt là khi quý vị không thể giữ khoảng cách với người khác. Hãy tránh những người không đeo khẩu trang hoặc yêu cầu những người xung quanh quý vị đeo khẩu trang.
    • Duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét với những người khác không ở cùng nhà của quý vị.
    • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
    • Tránh các hoạt động khi có thể thực hiện được các bước này.

Nếu quý vị bị bệnh hoặc cho là mình đã bị phơi nhiễm với COVID-19

  • Nếu quý vị cho rằng mình có thể đã phơi nhiễm với ai đó mắc bệnh COVID-19, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị. Nếu quý vị không có nhà cung cấp dịch vụ y tế, hãy liên hệ với trung tâm sức khỏe cộng đồngexternal icon hoặc sở y tế gần nhất.

Duy trì sự khỏe mạnh trong giai đoạn thai kỳ

  • Duy trì tất cả các buổi hẹn thăm khám sức khỏe trong và sau thai kỳ. Tới khám tại nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả các buổi hẹn khám bệnh theo khuyến nghị. Nếu quý vị lo ngại về việc đi tới cuộc hẹn vì COVID-19, hãy đề nghị nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế của quý vị về những bước họ đang thực hiện để tách riêng bệnh nhân khỏe mạnh khỏi những người có khả năng bị bệnh. Nếu quý vị cần giúp tìm một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, hãy liên hệ với phòng khám bệnh gần nhất, trung tâm y tế cộng đồngexternal icon hoặc sở y tế
    • Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về cách giữ sức khỏe và chăm sóc bản thân cũng như con của quý vị.
    • Đặt các câu hỏi mà quý vị có thể có về nơi tốt nhất để sinh con. Việc sinh con luôn là an toàn nhất dưới sự giám sát của các chuyên viên y tế đã được đào tạo.
  • Tiêm vắc-xin được khuyên dùng. Việc tiêm vắc-xin trong thai kỳ đã khuyến nghị có thể giúp bảo vệ quý vị và em bé của quý vị.
    • Tiêm vắc-xin chống bệnh cúm. Những người khác sống cùng gia đình quý vị cũng nên tiêm vắc-xin để bảo vệ bản thân họ và quý vị.
    • Tiêm vắc-xin chống ho gà (Tdap) trong thai kỳ để bảo vệ em bé của quý vị không bị ho gà, loại bệnh cũng có thể gây xuất hiện những triệu chứng tương tự như COVID-19.
  • Giữ ít nhất 30 ngày cấp thuốc kê đơn và không kê đơn. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, công ty bảo hiểm hoặc dược sĩ về việc mua thêm thuốc (ví dụ, hơn 30 ngày) thuốc kê đơn nếu có thể, để giảm số lần phải đi tới cửa hàng thuốc.
  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế nếu quý vị có bất kỳ lo ngại nào về thai kỳ của quý vị hoặc nếu quý vị bị bệnh và cho rằng mình có thể bị nhiễm COVID-19. Quý vị cho rằng mình đang gặp phải trầm cảm trong hoặc sau thai kỳ.
  • Đừng trì hoãn chăm sóc cấp cứu vì COVID-19. Các khoa cấp cứu luôn có sẵn các bước để bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm COVID-19 nếu quý vị cần được chăm sóc. Nếu quý vị cần cấp cứu, hãy gọi 911 ngay lập tức. Báo cho họ biết rằng quý vị đang mang thai và đang trong tình trạng khẩn cấp. Nếu ai đó đang lái xe, hãy gọi trong khi quý vị đang trên đường tới nơi. Nếu quý vị cần tự mình lái xe tới khoa cấp cứu, hãy gọi trước khi bắt đầu lái xe.​
biểu tượng hộp khăn giấy

Bảo vệ sức khỏe của quý vị trong mùa cúm này

Vi-rút cúm và vi-rút gây ra COVID-19 đều có thể sẽ lây lan vào mùa thu và mùa đông này. Dưới đây là những điều quý vị nên biết trong mùa cúm này, bao gồm thông tin về cách bảo vệ bản thân và gia đình quý vị khỏi bệnh cúm bằng cách tiêm vắc-xin cúm.

Chăm sóc trẻ sơ sinh khi người mẹ nhiễm COVID-19

Vẫn còn nhiều điều chưa biết về những nguy cơ của COVID-19 đối với trẻ sơ sinh của các bà mẹ đang nhiễm COVID-19, chúng tôi biết rằng:

  • COVID-19 không phổ biến ở những trẻ sơ sinh đối với những bà mẹ mắc COVID-19 trong thai kỳ.
  • Một số trẻ sơ sinh có xét nghiệm dương tính với COVID-19 ngay sau khi sinh. Hiện vẫn chưa rõ liệu những đứa trẻ sơ sinh này nhiễm vi-rút trước, trong hoặc sau khi sinh.
  • Hầu hết trẻ sơ sinh xét nghiệm dương tính với COVID-19 không có hoặc có các triệu chứng nhẹ và đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, có một vài báo cáo về trẻ sơ sinh mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng.

Hãy chăm sóc trẻ sơ sinh của quý vị tại bệnh viện nếu quý vị được chẩn đoán hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Bằng chứng hiện tại cho thấy nguy cơ để trẻ sơ sinh nhiễm COVID-19 từ mẹ chúng khá thấp, đặc biệt là khi bà mẹ thực hiện các bước (như đeo khẩu trang và rửa tay) nhằm tránh lây bệnh trước và trong khi chăm sóc em bé.

Quyết định liệu bé sơ sinh của quý vị có nên ở cùng phòng với quý vị trong bệnh viện hay không.

Thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về những nguy cơ và lợi ích của việc để trẻ sơ sinh ở cùng phòng với quý vị. Để trẻ sơ sinh ở cùng phòng với quý vị tạo thuận lợi để nuôi con bằng sữa mẹ và tạo dựng gắn kết giữa người mẹ và trẻ sơ sinh. Hãy bắt đầu cuộc thảo luận này trước khi sinh em bé nếu có thể.

Người phụ nữ ôm bé sơ sinh

Nếu quý vị đang cách ly vì COVID-19 và ở cùng phòng với em bé của mình, hãy đeo khẩu trang khi ở trong khoảng cách 6 feet với bé sơ sinh của quý vị.

Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu bé sơ sinh của quý vị ở cùng phòng với quý vị trong bệnh viện.

Nếu quý vị đang cách ly vì COVID-19 và ở cùng phòng với bé sơ sinh của mình, hãy thực hiệc các bước sau để giảm nguy cơ lây vi-rút cho bé mới sinh của quý vị:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi bế ẵm hoặc chăm sóc bé sơ sinh của quý vị. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
  • Đeo khẩu trang khi ở trong khoảng cách 6 feet với trẻ sơ sinh.
  • Giữ trẻ sơ sinh cách xa quý vị hơn 6 feet càng nhiều càng tốt.
  • Thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về những cách thức bảo vệ em bé sơ sinh của quý vị như dùng các hàng rào thực thể (ví dụ, để bé sơ sinh trong lồng ấp) khi ở trong bệnh viện.

Sau khi giai đoạn cách ly kết thúc, quý vị vẫn nên rửa tay trước khi chăm bé mới sinh của quý vị nhưng quý vị không cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác. Quý vị rất có thể sẽ không truyền vi-rút sang cho em bé mới sinh hoặc bất kỳ người tiếp xúc gần nào khác sau khi kết thúc giai đoạn cách ly.

  • Nếu quý vị đã có các triệu chứng, thời gian cách ly của quý vị sẽ kết thúc sau:
    • 10 ngày kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, 
    • 24 giờ mà không bị sốt mà không dùng thuốc giảm sốt, 
    • Các triệu chứng khác của COVID-19 đang cải thiện
  • Nếu quý vị chưa bao giờ có triệu chứng bệnh, thời gian cách ly của quý vị sẽ kết thúc sau
    • 10 ngày đã qua kể từ ngày có xét nghiệm dương tính với COVID-19 của quý vị.

Chăm sóc em bé mới sinh của quý vị tại nhà nếu quý vị được chẩn đoán hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Nếu quý vị đang trong giai đoạn cô lập vì COVID-19, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho đến khi giai đoạn cô lập kết thúc:

  • Hãy ở nhà phân tách bản thân với những người khác không cùng nhà với quý vị.
  • Cô lập (tránh xa) các thành viên khác trong gia đình những người không bị nhiễm và có đeo khẩu trang tại các không gian chung.
  • Hãy để một người chăm sóc khỏe mạnh không thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng chăm sóc cho bé mới sinh của quý vị.
    • Người chăm sóc nên rửa tay ít nhất 20 giây trước khi chạm vào bé sơ sinh của quý vị. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
    • Nếu người chăm sóc ở cùng nhà hoặc có tiếp xúc gần với quý vị, họ có thể đã bị phơi nhiễm. Họ nên đeo khẩu trang khi họ ở trong khoảng cách 6 feet với bé sơ sinh của mình trong toàn bộ thời gian quý vị đang cô lập và trong thời gian tự cách ly của họ sau khi quý vị hoàn thành khoảng thời gian cách ly của mình.
  • Nếu không có sẵn người chăm sóc khỏe mạnh, quý vị có thể chăm sóc bé sơ sinh của mình nếu quý vị đủ sức khỏe.
    • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi chạm vào bé sơ sinh của quý vị. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
    • Đeo khẩu trang khi ở trong phạm vi 6 feet với bé sơ sinh của quý vị và người khác trong toàn bộ thời gian cách ly của quý vị. Khẩu trang giúp ngăn ngừa việc lân lan vi-rút từ quý vị sang người khác.
  • Những người khác trong gia đình quý vị và người chăm sóc bị COVID-19, nên cách ly và tránh chăm sóc cho trẻ sơ sinh càng nhiều càng tốt. Nếu họ phải chăm sóc trẻ sơ sinh, họ nên làm theo các khuyến nghị về rửa tay và khẩu trang ở trên.

Sau khi giai đoạn cô lập kết thúc, quý vị vẫn nên rửa tay trước khi chăm bé mới sinh của quý vị nhưng quý vị không cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác. Nhiều khả năng quý vị sẽ không truyền vi-rút sang bé sơ sinh của mình hay bất kỳ người tiếp xúc gần nào khác sau khi thời gian cách ly đã chấm dứt.

  • Nếu quý vị đã có các triệu chứng, thời gian cách ly của quý vị sẽ kết thúc sau:
    • 10 ngày kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, 
    • 24 giờ không bị sốt mà không dùng thuốc hạ sốt, 
    • Các triệu chứng khác của COVID-19 đang cải thiện
  • Nếu quý vị chưa bao giờ có triệu chứng bệnh, thời gian cách ly của quý vị sẽ kết thúc sau
    • 10 ngày đã qua kể từ ngày có xét nghiệm dương tính với COVID-19 của quý vị.

Nuôi con bằng sữa mẹ và COVID-19

Bằng chứng hiện tại cho thấy sữa mẹ khó có khả năng lây vi-rút sang cho các em bé.

Cùng với gia đình và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quý vị nên quyết định xem có nên nuôi con bằng sữa mẹ hay không. Sữa mẹ bảo vệ trẻ sơ sinh trước nhiều loại bệnh tật và là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với hầu hết các trẻ sơ sinh.

Những lời khuyên hữu ích về việc bắt đầu hoặc tái bắt đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ

Quý vị có thể thấy sẽ khó hơn để bắt đầu hoặc tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ nếu không ở chung phòng với bé sơ sinh của mình tại bệnh viện. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

  • Việc dùng tay ép hoặc vắt sữa thường xuyên sẽ giúp quý vị thiết lập và tạo lập nguồn cấp sữa nếu quý vị bị tách riêng khỏi em bé sơ sinh của quý vị tại bệnh viện.
  • Vắt sữa bằng máy hoặc cho bé ăn 2-3 giờ một lần (ít nhất 8-10 lần trong 24 giờ, kể cả vào ban đêm), đặc biệt là trong vài ngày đầu tiên. Điều này giúp cho vú tạo ra sữa và ngăn chặn sự nhiễm trùng các tuyến sữa và vú.
  • Nếu quý vị không thể bắt đầu tạo sữa trong bệnh viện sau khi sinh hoặc nếu quý vị tam thời ngừng cho con bú sữa mẹ trong khi bị mắc COVID-19 vì cảm thấy không đủ khỏe, hãy xin trợ giúp từ một nhà cung cấp hỗ trợ cho con bú. Tìm hiểu thêm về việc tái bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ (còn gọi là tái cho con bú).

Quý vị nên luôn rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây trước khi cho con bú hoặc vắt sữa,  dù quý vị không bị COVID-19. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.

Nếu quý vị mắc bệnh COVID-19 và chọn cho con bú sữa mẹ

  • Rửa tay trước khi cho con bú
  • Đeo khẩu trang trong khi cho con bú và bất cứ khi nào quý vị ở trong khoảng cách 6 feet với em bé của quý vị.

Nếu quý vị nhiễm COVID-19 và chọn vắt sữa mẹ để cho con bú

  • Dùng máy hút sữa của riêng quý vị (loại không dùng chung với bất kỳ ai khác), nếu có thể.
  • Đeo khẩu trang trong khi vắt sữa.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi chạm vào bất kỳ phần nào của thiết bị vắt hoặc bình sữa và trước khi vắt sữa.
  • Làm theo các khuyến nghị làm sạch máy vắt sữa thích hợp sau mỗi lần sử dụng.  Vệ sinh tất cả các bộ phận máy vắt sữa có tiếp xúc với sữa vắt ra.
  • Cân nhắc tìm người chăm sóc khỏe mạnh không bị nhiễm COVID-19, không thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19 và đang sống cùng nhà cho em bé bú sữa đã vắt. Nếu người chăm sóc ở cùng nhà hoặc có tiếp xúc gần với quý vị, họ có thể đã bị phơi nhiễm. Mọi người chăm sóc khi cho em bé bú đều nên đeo khẩu trang khi chăm sóc cho em bé toàn bộ thời gian quý vị phải cô lập và trong giai đoạn cách ly của họ sau khi quý vị kết thúc cô lập.

Giữ cho con quý vị an toàn và khỏe mạnh

Đừng đeo tấm chắn mặt hoặc khẩu trang cho em bé của quý vị.

  • Trẻ nhỏ dưới hai tuổi không nên đeo khẩu trang.
  • Tấm chắn mặt có thể làm gia tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc tình trạng ngạt thở và tắc thở bất ngờ. Trẻ nhỏ thường không ở yên một chỗ và cử động của chúng có thể làm cho tấm chắn mặt bằng nhựa chặn mũi và miệng của chúng hoặc làm cho dây đeo có thể siết cổ chúng.
  • CDC không khuyến nghị dùng tấm chắn mặt làm vật thay thế cho khẩu trang.

Hạn chế khách tới thăm bé sơ sinh mới của quý vị

Việc sinh một em bé mới là một sự kiện quan trọng trong đời, thường thì các gia đình sẽ tụ họp lại để ăn mừng và hỗ trợ em bé cùng người mẹ. Tuy nhiên, trước khi cho phép hoặc mời khách vào nhà hay ở gần em bé của quý vị, hãy cân nhắc về rủi ro COVID-19 với bản thân quý vị, em bé của quý vị, những người sống cùng quý vị và khách thăm (vd. ông bà hoặc những người cao tuổi và các đối tượng khác thuộc nhóm có inguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19).

  • Việc đưa những người không sống cùng vào nhà quý vị có thể tăng nguy cơ lây lan COVID-19.
  • Một số người không có triệu chứng có thể lây lan vi-rút.
  • Hạn chế tụ tập trực tiếp và cân nhắc về các lựa chọn khác như ăn mừng qua mạng cho những người muốn gặp em bé mới của quý vị. Nếu quý vị có kế hoạch tổ chức chuyến thăm trực tiếp, hãy đề nghị khách ở nhà nếu họ bị bệnh và yêu cầu họ ở cách 6 feet với quý vị và em bé của quý vị, hãy đeo khẩu trang và rửa tay khi tới nhà quý vị. Để biết thêm thông tin, hãy xem Lưu ý khi tham dự hoặc tổ chức buổi tụ tập nhỏ.

Giữ khoảng cách giữa em bé của quý vị với những người không sống cùng với quý vị hoặc người đang bị bệnh

  • Cân nhắc rủi ro lây lan COVID-19 cho quý vị và em bé của quý vị trước khi quý vị quyết định có nên ra ngoài cho các hoạt động không phải là trông trẻ hoặc đi khám chữa bệnh.
  • Giữ khoảng cách 6 feet giữa em bé của quý vị với những người không sống cùng với quý vị.
  • Hỏi nơi trông trẻ về những kế hoạch họ có sẵn để bảo vệ em bé của quý vị, gia đình và nhân viên của họ chống lại COVID-19.

Biết về những dấu hiệu và triệu chứng có thể có về việc nhiễm COVID-19 trong số bọn trẻ

  • Hầu hết những em bé xét nghiệm dương tính với COVID-19 không có hoặc có triệu chứng nhẹ.
  • Đã có báo cáo bệnh nghiêm trọng trong bọn trẻ nhưng có vẻ tình trạng này hiếm xảy ra. Những em bé có sẵn bệnh nền và những em bé sinh non (sớm hơn37 tuần) có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19 cao hơn.
  • Các dấu hiệu được báo cáo trong số các bé sơ sinh mắc COVID-19 bao gồm sốt, lờ đờ (mệt mỏi quá mức hoặc không hoạt động), sổ mũi, ho, nôn mửa, tiêu chảy, bú kém và thở nặng nhọc hoặc thở nông.
  • Nếu em bé của quý vị bộc lộ các triệu chứng hoặc quý vị cho rằng em bé của quý vị có thể đã bị phơi nhiễm với COVID-19:
    • Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế của em bé trong vòng 24 giờ và làm theo các bước để chăm sóc trẻ mắc COVID-19.
    • Nếu em bé của quý vị có các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu COVID-19 (như khó thở), tìm kiếm dịch vụ chăm sóc cấp cứu ngay lập tức. Gọi cho số 911.

Đưa em bé của quý vị tới thăm khám cho trẻ sơ sinh.

Lý tưởng là nên trực tiếp đưa bé đi thăm khám cho trẻ sơ sinh để nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của em bé có thể:

  • Khám tổng quát xem quý vị và em bé đang như thế nào.
  • Kiểm tra sự phát triển và việc bú của bé.
  • Kiểm tra em bé của quý vị có bị vàng da không (màu vàng ở da hoặc mắt).
  • Đảm bảo đã thực hiện các xét nghiệm sàng lọc cho trẻ sơ sinh (bao gồm vết máu, kiểm tra thính lực và kiểm tra dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng) và lặp lại hoặc thực hiện việc xét nghiệm tiếp theo, nếu cần thiết.

Gọi điện và thông báo với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho em bé của quý vị trước khi tới khám nếu quý vị hoặc em bé của quý vị bị nhiễm COVID-19. 

Đảm bảo giấc ngủ an toàn cho em bé của quý vị

Trong khi xảy ra đại dịch COVID-19, các bậc phụ huynh có thểcăng thẳng và mệt mỏi hơn. Việc đảm bảo các bậc phụ huynh và trẻ sơ sinh có giấc ngủ đủ chất lượng là chuyện rất quan trọng. Thực hiện các bước giúp giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) và các trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ khác, bằng cách làm như sau:

  • Đặt trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa vào mọi lúc, dù là ngủ ngắn hay ngủ đêm.
  • Sử dụng bề mặt phẳng, chắc chắn cho trẻ ngủ, chẳng hạn như tấm đệm trong cũi, phủ ga chun.
  • Cho em bé nằm chung phòng với quý vị nhưng không nằm cùng giường. Không nên để em bé của quý vị ngủ trên giường của người lớn, giường nhỏ, đệm hơi, sofa hoặc trên ghế dù em bé ngủ một mình, cùng với quý vị hoặc với bất kỳ ai khác. 
  • Để các đồ phủ ga giường mềm như chăn, gối, miếng đệm và thú nhồi bông tránh xa khu vực ngủ của em bé.
  • Không phủ thứ gì lên đầu bé hay để bé bị nóng quá mức. Dấu hiệu cho thấy bé có thể đang bị nóng quá mức gồm đổ mồ hôi hoặc vùng ngực bé cho cảm giác nóng.
  • Đừng hút thuốc hoặc cho phép bất kỳ ai hút thuốc xung quanh em bé của quý vị.

Đảm bảo sức khỏe xã hội, cảm xúc và tinh thần của chính quý vị.

  • Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị cho rằng mình đang gặp phải tình trạng trầm cảm sau thai kỳ.
  • Tim hiểu thêm về các cách thức ứng phó với căng thẳng và các bí quyết để chăm sóc bản thân trong khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Để biết thêm thông tin, hãy xem phần

Cập nhật lần cuối ngày 28 tháng 12 năm 2020