Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Lưu ý đối với kho thực phẩm và địa điểm phân phối thực phẩm

Lưu ý đối với kho thực phẩm và địa điểm phân phối thực phẩm
Cập nhật ngày 8 tháng 12 năm 2020

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những thách thức mới đối với an ninh lương thực trên khắp Hoa Kỳ. Việc tiếp cận với các lựa chọn thực phẩm lành mạnh và dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần tổng quát. Tình trạng mất ổn định thực phẩm dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng đối với nhiều hộ gia đình có nhiều trẻ em không đến trường và các cơ sở trông trẻ (nguồn cung cấp bữa ăn dinh dưỡng cho nhiều học sinh) cũng như với những thay đổi về tình trạng việc làm trong đại dịch COVID-19.

Tìm thực phẩm và tài nguyên hệ thống thực phẩm trong giai đoạn COVID-19 cho các cá nhân đang cần sự hỗ trợ, các chương trình hỗ trợ thực phẩm và các bên liên quan đến hệ thống thực phẩm.

Các kho lương thực và địa điểm phân phối thực phẩm cung cấp thực phẩm quyên góp miễn phí cho những người ít được tiếp cận và đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng. Các tổ chức cộng đồng thường làm việc với kho thực phẩm để cung cấp thực phẩm cho các gia đình. Các kho thực phẩm có thể có trụ sở riêng, ở trường học hoặc nhà thờ, có thể di động (ví dụ: trong xe tải) hoặc phân phối thực phẩm theo các cách khác, chẳng hạn như phân phối tại các điểm lái xe qua để nhận đồ. Quản lý các kho thực phẩm và địa điểm phân phối cần có những biện pháp phòng ngừa đặc biệt để đảm bảo an toàn cho nhân viên, tình nguyện viên mà vẫn tiếp tục ưu tiên tôn trọng và thái độ lịch sự với khách hàng.

Quản lý kho thực phẩm và địa điểm phân phối thực phẩm có thể xem xét các bước này để giúp đảm bảo khách hàng của mình an toàn tiếp cận thực phẩm đồng thời giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Những lưu ý này nhằm bổ sung thay vì thay thế bất kỳ luật, quy tắc và quy định về sức khoẻ và an toàn của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ nào mà các tổ chức phải tuân thủ. Quản lý kho và địa điểm phân phối thực phẩm có thể phối hợp với các nhân viên y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ để xác định mức độ cần thiết và cách thức áp dụng những lưu ý này, thực hiện điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu và tình trạng riêng của cộng đồng địa phương.

Các nhà lập kế hoạch và quản lý kho thực phẩm và địa điểm phân phối thực phẩm cũng có thể tận dụng từ việc xem xét hướng dẫn và lưu ý COVID-19 của CDC về các tổ chức cộng đồng, nơi làm việc, sự kiện và cuộc tụ tậpnhân viên bán lẻ nhu yếu phẩm và thực phẩm.

Các nhà lập kế hoạch và quản lý nên xem xét thông tin của CDC về những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, chủ hãng sở có công nhân với nguy cơ mắc bệnh caonhững người vô gia cư . Cần cung cấp các biện pháp phòng ngừa bổ sung cho nhân viên, tình nguyện viên và khách hàng có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn hoặc có thể đang trong tình trạng vô gia cư để bảo vệ và giúp họ tránh tiếp xúc với vi-rút gây ra COVID-19.

Các lưu ý vận hành

  • Tuân thủ các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ về việc tụ tập theo nhóm và xác định xem các hoạt động phân phối thực phẩm có cần được điều chỉnh để tiếp tục giúp khách hàng tiếp cận nguồn thực phẩm mà vẫn khắc phục những hạn chế đó hay không.
  • Xác định phương thức phân phối thực phẩm để sử dụng dựa trên các chính sách địa phương và mức độ lan truyền tại địa phương.
    • Quản lý kho thực phẩm nên liên tục đánh giá cách sửa đổi phương thức phân phối thực phẩm của mình (ví dụ: giao cho khách hàng hoặc sử dụng dịch vụ nhận tại chỗ) dựa trên mức độ lây lan hiện tại trong mỗi cộng đồng đang phục vụ.
    • Phân phối thực phẩm theo cách giảm thiểu tương tác trực tiếp có rủi ro thấp hơn so với phương thức phân phối tại chỗ, trong nhà.
  • Cân nhắc mở rộng giờ làm việc để giúp giảm thiểu số lần cả nhân viên/tình nguyện viên và khách hàng có mặt tại cơ sở.
  • Yêu cầu tất cả nhân viên và tình nguyện viên rửa tay trước, sau và thường xuyên trong ca làm việc và đeo khẩu trang, nếu khả thi.
  • Xem xét việc thường xuyên kiểm tra triệu chứng của nhân viên, tình nguyện viên và khách hàng đến tại cơ sở.
  • Tạo điều kiện tăng tiếp cận cho người khuyết tật nếu những thay đổi trong chế độ thiết lập hay phân phối hoặc bối cảnh COVID-19 tạo ra những thách thức mới. Ví dụ: đảm bảo độ cao của các sản phẩm thực phẩm được xếp chồng lên nhau có thể với đến được từ xe lăn trong các phòng đựng thức ăn tại kho. Đảm bảo bảng chỉ dẫn về các phương thức mới được điều chỉnh phù hợp với đối tượng có trình độ đọc hiểu hạn chế và được cung cấp bằng các ngôn ngữ khác nhau của khách hàng.

Chọn chế độ phân phối

Hàng giao tận nhà

  • Dựa trên mức độ lây lan trong cộng đồng của quý vị cũng như mức độ an toàn và khả năng tiếp cận các phương án vận chuyển, việc đóng gói trước và giao thực phẩm cho cá nhân và gia đình có nguy cơ lây lan COVID-19 thấp nhất nhưng lại có phạm vi tiếp cận lớn nhất tới mọi người. Phương án này cũng hợp lý nhất trong trường hợp phục vụ khách hàng cần ở nhà vì bị bệnh, mới tiếp xúc với người bị bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
    • Thiết lập vị trí giao hàng (chẳng hạn như trước cửa nhà) và thời gian để giao thực phẩm mà không cần tiếp xúc trực tiếp, khi khách hàng có nhà và có thể mang thực phẩm vào trong để bảo quản thích hợp ngay lập tức.
    • Cố gắng bao gồm đầy đủ các loại thực phẩm đồng thời phù hợp với quy mô gia đình và mọi chế độ ăn hoặc cho trẻ sơ sinh cũng như ưu tiên theo tôn giáo hoặc văn hóa.
    • Cung cấp thức ăn trong nhiều ngày và đủ thức ăn trong ít nhất một tuần nếu có thể để giúp giảm số lần tương tác cần thiết.
    • Để nâng cao thói quen lành mạnh và giáo dục dinh dưỡng, hãy xem xét điều chỉnh mô hình lựa chọn chế độ giao hàng. Cung cấp trước danh sách các lựa chọn và thu thập các lựa chọn của khách hàng qua điện thoại trước khi giao hàng để khách hàng có thể nhận được sản phẩm thực phẩm ưa thích của mình.

Phân phối tại cơ sở

  • Nếu có thể, hãy phân phối thực phẩm ngoài trời.
  • Nếu có sẵn nguồn lực, hãy cân nhắc để nước rửa tay với ít nhất 60% cồn và khẩu trang (có thể để sẵn cho mọi người để ai cũng có thể dùng) ở cửa ra vào để khách hàng sử dụng khi đến.
  • Cân nhắc phương pháp sắp xếp thời gian khách hàng đến tại cơ sở để giới hạn số lượng người tại mọi thời điểm và tránh tập trung đông người.
  • Sửa đổi bố cục nếu cần để tạo điều kiện thuận lợi cho cách ly giao tiếp xã hội giữa nhân viên, tình nguyện viên và khách hàng (duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet giữa mọi người).
  • Xem xét cung cấp mô hình lái xe qua để nhận hàng, khi đó nhân viên hoặc tình nguyện có thể trực tiếp đặt hộp thức ăn vào xe của khách hàng. 

Kho tùy chọn

  • Kho thực phẩm tùy chọn là các địa điểm phân phối được thiết lập giống như một cửa hàng thực phẩm. Khách hàng vào và chọn các sản phẩm thực phẩm của mình cùng với một tình nguyện viên. Mặc dù các kho thực phẩm tùy chọn được coi là mô hình tốt nhất cho các cửa hàng thực phẩm theo góc nhìn dinh dưỡng, nhưng cần phải đặc biệt cân nhắc nếu dịch COVID-19 đang lan rộng trong cộng đồng, đồng thời các kho thực phẩm tùy chọn phải hoạt động theo các chính sách y tế công cộng của địa phương.
  • Áp dụng các lưu ý hoạt động (lên lịch ca làm việc chéo, biện pháp đeo khẩu trang, bố trí bên ngoài, v.v.) tương tự như phân phối tại chỗ.
  • Vì các kho thực phẩm tùy chọn có thiết kế tương tự như cửa hàng nhu yếu phẩm, quản lý, nhân viên và tình nguyện viên nên xem xét các thông tin dành cho nhân viên cửa hàng nhu yếu phẩm và bán lẻ thực phẩm của CDC.

Làm sạch và khử trùng

Tuân thủ Hướng dẫn Làm sạch và Khử trùng của CDC để chuẩn bị và duy trì môi trường an toàn cho công nhân và khách hàng.

Khuyến khích ở nhà khi bị bệnh hoặc mới tiếp xúc gần với người mắc COVID-19

*Xem xét điều chỉnh để cung cấp cho khách hàng cần ở nhà vì bị bệnh, mới tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc có nguy cơ cao các bệnh do thực phẩm. Các điều chỉnh có thể bao gồm cung cấp dịch vụ giao hàng cho những khách hàng này, nếu khả thi/giá cả phải chăng hoặc cho phép khách hàng nhờ những người không sống cùng nhà có thể mua thực phẩm và giao đến tận nhà cho họ.

Lập kế hoạch cho những việc cần làm nếu có một nhân viên, tình nguyện viên hoặc khách hàng đến tại cơ sở bị bệnh bằng cách tham khảo các mục liên quan trong Các Lưu ý của CDC Cho Những Tổ Chức Cộng Đồng.  

An toàn của Tình nguyện viên và Nhân viên

  • Huấn luyện viên và tình nguyện viên về quy trình mới. Nếu có thể, hãy tiến hành giảng dạy qua mạng để tất cả mọi người có thể tham gia mà không cần tụ tập với nhau.
    • Đặt các biển hiệu và nhắc nhở bằng hình ảnh về những biện pháp phòng ngừa xung quanh khu vực làm việc, bao gồm cả điểm đánh dấu để cách nhau ít nhất 6 feet.
  • Yêu cầu nhân viên và tình nguyện viên phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây trước, trong và sau ca làm việc. Sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn nếu không có sẵn xà phòng và nước.
  • Cung cấp thời gian nghỉ rửa tay mỗi 2 giờ một lần cũng như cho phép nhân viên và tình nguyện viên rửa tay thường xuyên hơn nếu họ muốn.
  • Cung cấp cho nhân viên và tình nguyện viên găng tay dùng một lần vì họ có thể trao đổi hoặc chuyền sản phẩm từ người khác, nông sản không sạch hoặc sản phẩm có cạnh sắc trên bao bì.
    • Nhắc nhở nhân viên và tình nguyện viên tránh chạm vào mặt khi đeo găng tay, đồng thời rửa tay trước khi đeo và sau khi cởi găng tay.
  • Yêu cầu nhân viên và tình nguyện viên đeo khẩu trang, trừ khi họ khó thở hoặc không thể tự tháo khẩu trang mà không được trợ giúp.
    • Cung cấp thông tin cho tất cả nhân viên và tình nguyện viên về cách sử dụng phù hợp và giặt khẩu trang.
    • Chủ hãng sở nên mang theo số lượng khẩu trang dư mỗi ngày phòng trường hợp khẩu trang bị ướt hoặc bẩn và một túi nhựa có thể niêm kín để đựng khẩu trang đã sử dụng.
  • Nếu có thể, hãy cung cấp các lựa chọn làm việc từ xa cho nhân viên và tình nguyện viên, đặc biệt nếu họ có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Các nhiệm vụ có thể được thực hiện từ xa bao gồm liên hệ với khách hàng qua điện thoại để đánh giá, cũng như lên lịch và làm việc qua mạng với các nhà cung cấp và nhà tài trợ.
  • Giới hạn số lượng nhân viên, tình nguyện viên và khách hàng tại các thời điểm được chỉ định để có thể duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet giữa mọi người.

Tuyên Truyền cho Khách Hàng

  • Nâng cao nhận thức về các thay đổi liên quan đến phân phối thực phẩm. Một số người trước đây không cần hỗ trợ thì hiện nay có thể cần đến sự hỗ trợ do những thay đổi mà đại dịch gây ra.
  • Hãy mời các khách hàng hiện hữu chia sẻ thông tin nếu như nhu cầu của họ đã thay đổi. Một số khách hàng có thể cần bổ sung thêm thực phẩm bổ sung vào thời điểm này.
  • Báo cho khách hàng biết về bất kỳ thay đổi nào về cách thức, thời gian hoặc địa điểm mà quý vị sẽ phân phối thực phẩm. Sử dụng các bảng chỉ dẫn và tài nguyên đơn giản bằng nhiều ngôn ngữ, đồng thời khuyến khích tuyên truyền qua hình thức truyền miệng và mạng xã hội, nếu có thể và áp dụng được.
  • Cân nhắc tiếp nhận đơn hàng qua điện thoại khi có thể.
  • Chia sẻ tài liệu in về phòng ngừa COVID-19 tại cơ sở, hoặc trên các túi hoặc hộp được cung cấp cho khách hàng. Các tài liệu chọn lọc của CDC bao gồm: Cách bảo vệ bản thân và người khácpdf icon, Giúp bảo vệ bản thân và người khác ở nơi công cộngpdf icon, Ngăn chặn lây lan mầm bệnhpdf iconCác triệu chứng của vi-rút Corona​​​​​​​ (COVID-19)pdf icon. Danh sách tài liệu in của CDC thường xuyên được cập nhật và cung cấp nhiều tài liệu bằng các ngôn ngữ khác.

Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ngay cả trong ngắn hạn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong thời điểm khó khăn này, kho lương thực và các địa điểm phân phối thực phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các nhà quản lý có thể đưa ra các lựa chọn an toàn và linh hoạt để giúp những người bị mất ổn định thực phẩm, đồng thời ưu tiên sức khỏe và an toàn của khách hàng, nhân viên và tình nguyện viên.

Cập nhật lần cuối ngày 8 tháng 12 năm 2020