Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hướng dẫn tạm thời về những người vô gia cư không nơi trú ẩn và bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19) cho các quan chức địa phương và nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư

Hướng dẫn tạm thời về những người vô gia cư không nơi trú ẩn và bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19) cho các quan chức địa phương và nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư

Hướng Dẫn Tạm Thời

Cập nhật ngày 6 tháng 8 năm 2020

Hướng dẫn tạm thời này dựa trên những gì hiện đã biết về bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19). Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) sẽ cập nhật hướng dẫn tạm thời này khi cần thiết và khi nhận được thêm thông tin.

Tóm Tắt các Thay Đổi Gần Đây

Sửa đổi thực hiện vào ngày 10/5/2020 để thể hiện các nội dung sau:

  • Sửa đổi để sắp xếp tài liệu cho rõ ràng
  • Mô tả phương thức tiếp cận "toàn cộng đồng" 
  • Làm rõ về hướng dẫn nhân viên hỗ trợ
  • Làm rõ hướng dẫn về khu lều trại ở tạm

Người vô gia cư không có nơi cư trú (những người ngủ ngoài trời hoặc tại những nơi không phải là nơi sinh sống) có thể có nguy cơ nhiễm bệnh khi có sự lây lan COVID-19 trong cộng đồng. Hướng dẫn tạm thời này dùng để hỗ trợ nỗ lực ứng phó với COVID-19 của các sở y tế địa phương và tiểu bang, hệ thống dịch vụ cho người vô gia cư, nhà chức trách về nhà ở, những người lập kế hoạch khẩn cấp, các cơ sở chăm sóc y tế và các dịch vụ hỗ trợ người vô gia cư. Các cơ sở trú ẩn cho người vô gia cư và các cơ sở khác cũng nên tham khảo Hướng Dẫn Tạm Thời Cho Cơ Sở Trú Ẩn Cho Người Vô Gia Cư. Các tổ chức cộng đồng và tôn giáo có thể tham khảo Hướng Dẫn Tạm Thời cho Các Cộng Đồng Tôn Giáo để biết thông tin khác liên quan đến nhân sự và tổ chức của mình.

Bệnh COVID-19 là do một chủng vi-rút corona mới gây ra. Chúng tôi hiện đang tìm hiểu về cách thức lây lan, mức độ trầm trọng cũng như những đặc tính khác của dịch bệnh.

Việc thiếu nhà ở góp phần vào tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần kém, việc tạo nối kết với nơi ở ổn định lâu dài cho những người đang lâm vào tình trạng vô gia cư nên tiếp tục được coi là một ưu tiên. Trong bối cảnh lây truyền COVID-19, các rủi ro liên quan tới việc ngủ ngoài trời hoặc trong môi trường lều trại ở tạm khác hẳn so với việc được ở trong nhà trong một môi trường tập trung như nhà trú ẩn khẩn cấp hoặc cơ sở sống tập trung khác. Môi trường ngoài trời có thể khiến người ta gia tăng khoảng cách giữa bản thân và người khác. Tuy nhiên, việc ngủ ngoài trời thường không giúp bảo vệ khỏi các yếu tố tác động từ môi trường, không được tiếp cận đầy đủ tới các thiết bị và điều kiện vệ sinh hay kết nối với các dịch vụ và hoạt động chăm sóc sức khỏe. Chúng ta phải xem xét cân nhắc giữa các rủi ro đối với từng cá nhân bị vô gia cư không có nơi trú ẩn.

Phòng tránh và ứng phó với COVID-19 dựa trên liên minh cộng đồng

Việc lên kế hoạch và ứng phó với tình trạng lây truyền COVID-19 trong số những người vô gia cư đòi hỏi phương thức tiếp cận "toàn cộng đồng"external icon, nghĩa là đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tác trong việc phát triển kế hoạch ứng phó, với các vai trò và trách nhiệm được xác định rõ ràng. Bảng 1 phác họa một số hoạt động và những đối tác chính cần xem xét cho phương thức tiếp cận toàn cộng đồng.

Bảng 1: Dùng phương thức tiếp cận toàn cộng đồng để chuẩn bị ứng phó với COVID-19 cho những người vô gia cư

bảng 1
Kết nối với kế hoạch toàn cộng đồng
Kết nối với các đối tác chính nhằm đảm bảo rằng tất cả quý vị đều có thể dễ dàng trao đổi với nhau trong khi chuẩn bị và ứng phó với các tình huống. Liên minh cộng đồng tập trung vào việc lên kế hoạch và ứng phó nên bao gồm:
  • Các sở y tế địa phương và tiểu bang
  • Các nhóm tiếp cận và nhà cung cấp thuốc trên đường phố
  • Các nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư và Lãnh đạo chương trình Chăm Sóc Liên Tục
  • Bộ phận quản lý khẩn cấp
  • Lực lượng thực thi pháp luật
  • Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  • Cơ quan quản lý về nhà ở
  • Lãnh đạo chính quyền địa phương
  • Những dịch vụ hỗ trợ khác như quản lý ca bệnh, chương trình thực phẩm khẩn cấp, chương trình dịch vụ ống tiêm và hỗ trợ sức khỏe hành vi
  • Những người đã từng sống vô gia cư

Những người đã từng sống vô gia cư có thể hỗ trợ trong việc lên kế hoạch và ứng phó. Những cá nhân này có thể hỗ trợ với vai trò người định hướng đồng đẳng nhằm đẩy mạnh các nỗ lực tiếp cận hỗ trợ và gắn kết. Xây dựng ban cố vấn với đại diện từ người hiện đang sống vô gia cư và những đối tượng đã từng sống vô gia cư nhằm đảm bảo các kế hoạch cộng đồng có hiệu quả.

Xác định nguồn lực và địa điểm bổ sung
Việc tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho người vô gia cư khi xảy ra tình trạng lây lan COVID-19 trong cộng đồng là một việc hết sức quan trọng. Lên kế hoạch duy trì các dịch vụ cho tất cả những người vô gia cư không nơi trú ẩn. Ngoài ra, những khách hàng dương tính với COVID-19 cần được tiếp cận với các dịch vụ và một nơi an toàn để ở, tách biệt với những người không bị nhiễm bệnh. Để tạo điều kiện tiếp tục duy trì các dịch vụ, các liên minh cộng đồng nên xác định các nguồn lực nhằm hỗ trợ những người ngủ ngoài trời cũng như các địa điểm tạm trú bổ sung, bao gồm những nơi có phòng riêng có thể cung cấp các dịch vụ, nguồn cung ứng và bố trí nhân viên phù hợp. Những địa điểm này bao gồm:
  • Các địa điểm bố trí khi quá tải nhằm giãn bớt mật độ tập trung tại nơi tạm trú và các nhu cầu nhà tạm trú cao hơn.
  • Các địa điểm cách ly cho người đã xác nhận dương tính với COVID-19 theo xét nghiệm phòng thí nghiệm
  • Các địa điểm kiểm dịch cho những người đang chờ được xét nghiệm, đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc những người đã phơi nhiễm với COVID-19
  • Nơi ở được bảo vệ dành cho những người có nguy cơ cao  mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19

Tùy vào nguồn lực và tình trạng nhân viên có sẵn, những lựa chọn nhà ở có các phòng riêng (như khách sạn/nhà trọ) với phòng vệ sinh riêng nên được cân nhắc làm nơi ở có bảo vệ, địa điểm cách ly và địa điểm tạm trú bố trí khi quá tải. Ngoài ra, lên kế hoạch về cách thức kết nối các khách hàng với những cơ hội nhà ở sau khi họ đã kết thúc thời gian ở tại các địa điểm tạm thời này.

Truyền thông

Nhân viên tiếp cận hỗ trợ và các đối tác cộng đồng khác, như chương trình cung cấp thực phẩm khẩn cấp hoặc lực lượng hành pháp có thể giúp đảm bảo những người ngủ ngoài trời được tiếp cận với thông tin cập nhật về COVID-19 và có nguồn tiếp cận với các dịch vụ.

  • Liên tục cập nhật thông tin về mức độ lây truyền COVID-19 tại địa phương thông qua các sở y tế địa phươngexternal icon và tiểu bang của quý vị.
  • Xây dựng trên mối quan hệ hợp tác hiện có với những người định hướng đồng đẳng, họ có thể giúp liên lạc với người khác.
  • Duy trì thông tin liên hệ cập nhật và các khu vực thường xuyên lưu tới của mỗi người.
  • Trao đổi rõ ràng với những người ngủ ngoài trời.
    • Sử dụng các thông điệp và tài liệu về sức khỏe được soạn thảo bởi các nguồn y tế công cộng đáng tin cậy, chẳng hạn như các sở y tế công cộng địa phương và tiểu bang hoặc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
    • Dựng các bảng báo hiệu ở những địa điểm chiến lược (vd. gần thiết bị rửa tay) cung cấp hướng dẫn về rửa taylưu ý che mũi, miệng khi hopdf icon.
    • Cung cấp các tài liệu giáo dục về COVID-19 cho các đối tượng không nói tiếng Anh, những người có trình độ học vấn thấp hoặc bị thiểu năng trí tuệ hoặc người bị khiếm thính hay khiếm thị.
    • Đảm bảo truyền đạt thông tin với các đối tượng vô gia cư và đối tác chính về những thay đổi trong các chính sách dịch vụ cho  người vô gia cư và/hoặc những thay đổi về địa điểm dịch vụ thực tế như thực phẩm, nước, các thiết bị vệ sinh, nguồn lực chăm sóc sức khỏe thường xuyên và sức khỏe hành vi.
  • Xác định và giải quyết các rào cản tiềm ẩn về ngôn ngữ, văn hóa và tình trạng khuyết tật liên quan đến việc truyền đạt thông tin COVID-19 cho nhân viên, tình nguyện viên và những người quý vị phục vụ. Tìm hiểu thêm về cách tiếp cận những người có ngôn ngữ và văn hóa khác.

Các cân nhắc cho nhân viên hỗ trợ

Các chính sách và đào tạo nhân viên

  • Cung cấp tài liệu đào tạo và giáo dục liên quan tới COVID-19 cho nhân viên.
  • Giảm thiểu số lượng nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
  • Xây dựng và sử dụng các kế hoạch dự phòng khi có sự gia tăng tình trạng nghỉ việc do nhân viên mắc bệnh hoặc do các thành viên gia đình của nhân viên mắc bệnh. Các kế hoạch này có thể bao gồm kéo dài thời gian, đào tạo chéo cho nhân viên hiện tại hoặc thuê nhân viên tạm thời.
  • Giao cho nhân viên hỗ trợ có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng từ COVID-19 các nhiệm vụ không yêu cầu họ phải tương tác trực tiếp với khách hàng.
  • Nhân viên hỗ trợ người vô gia cư nên xem xét các tài liệu về căng thẳng và cách ứng phó cho bản thân họ và khách hàng của họ trong thời gian này.

Các biện pháp phòng ngừa cho nhân viên

  • Khuyến khích nhân viên hỗ trợ người vô gia cư giữ vệ sinh tay tốt bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc dùng dung dịch sát trùng tay (chứa hàm lượng cồn tối thiểu là 60%) thường xuyên, kể cả trước và sau khi giao tiếp trực tiếp với mỗi khách hàng.
  • Khuyên nhân viên giữ khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét khi giao tiếp với khách hàng và nhân viên khác khi có thể.
  • Yêu cầu nhân viên hỗ trợ đeo khẩu trang khi làm việc tại những địa điểm công cộng hoặc tương tác với khách hàng. Họ cũng nên giữ khoảng cách 6 feet với người khác và khách hàng, kể cả khi đã đeo khẩu trang.
  • Khuyên nhân viên hỗ trợ người vô gia cư tránh cầm, xách tư trang của khách hàng. Nếu nhân viên tiếp xúc với đồ đạc của khách hàng, họ nên sử dụng găng tay dùng một lần, nếu có. Đảm bảo huấn luyện bất kỳ nhân viên nào khi họ dùng găng tay để đảm bảo họ sử dụng đúng cách và vệ sinh tay trước và sau khi sử dụng. Nếu không có sẵn găng tay, nhân viên nên thực hiện vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc với đồ đạc cá nhân của khách hàng.
  • Nhân viên hỗ trợ làm nhiệm vụ kiểm tra thân nhiệt khách hàng nên dùng hệ thống tạo vách chắn giữa khách hàng và người kiểm tra thân nhiệt như mô tả ở đây.
    • Khi có thể, người đo thân nhiệt nên đứng phía sau vách ngăn, chẳng hạn như cửa sổ xe hơi có thể bảo vệ mặt nhân viên tránh các giọt bắn từ đường hô hấp có thể xuất hiện nếu khách hàng hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.
    • Nếu không thể thực hiện cách ly giao tiếp xã hội hoặc kiểm soát bằng rào chắn/vách ngăn trong khi khám sàng lọc, quý vị có thể sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) (tức là khẩu trang, đồ bảo vệ mắt [kính hoặc tấm che mặt dùng một lần che cả phía trước và hai bên khuôn mặt] và đôi găng tay dùng một lần)  khi ở trong phạm vi 6 feet so với khách hàng.
    • Tuy nhiên do tình trạng thiếu đồ trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), các yêu cầu về huấn luyện và vì chỉ PPE không thôi vẫn không hiệu quả bằng một tấm che chắn nên quý vị hãy thử sử dụng tấm che chắn bất cứ khi nào có thể.
  • Với các nhân viên phát thuốc trên đường phố hoặc chăm sóc sức khỏe khác đang cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho khách hàng nghi nhiễm COVID-19 và không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet), ít nhất nên đeo đồ bảo hộ mắt (kính hoặc tấm che mặt), mặt nạ N95 hoặc cao hơn (hoặc khẩu trang nếu không có sẵn mặt nạ hoặc nhân viên chưa được thử mức độ vừa khít của mẫu mặt nạ), áo choàng dùng một lần và găng tay dùng một lần. Khẩu trang không phải là trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) và không nên dùng trong trường hợp được chỉ định phải dùng mặt nạ. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên tuân theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm.
  • Những nhân viên hỗ trợ không tiếp xúc gần (vd. trong phạm vi 6 feet) với khách hàng bị bệnh và không phải lau dọn môi trường có khách hàng không cần thiết phải sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).
  • Nhân viên hỗ trợ nên giặt đồng phục lao động hoặc quần áo sau khi sử dụng với nhiệt độ nước cao nhất thích hợp cho món đồ và sấy đồ khô hoàn toàn.

Quy trình cho nhân viên hỗ trợ

  • Trong quá trình tiến hành hỗ trợ, nhân viên nên
    • Chào khách từ vị trí cách 6 feet tương đương 2 mét và giải thích rằng mình đang áp dụng thêm các biện pháp dự phòng để bảo vệ bản thân mình và khách hàng khỏi COVID-19.
    • Nếu khách hàng không đeo khẩu trang, hãy cung cấp khẩu trang cho họ.
    • Sàng lọc khách hàng có các triệu chứng bằng cách hỏi liệu họ có cảm thấy họ bị sốt, ho hoặc các triệu chứng khác giống với COVID-19.
    • Trẻ em có các triệu chứng tương tự người lớn và thường mắc bệnh nhẹ.
      • Người cao tuổi và những người mắc sẵn các bệnh mãn tính khác có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp và sốt chậm hơn.
      • Nếu cần được chăm sóc y tế, hãy dùng quy trình giúp đỡ tiêu chuẩn để tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế.
    • Tiếp tục trò chuyện và cung cấp thông tin đồng thời duy trì khoảng cách 6 feet tương đương 2 mét.
    • Nếu vào bất cứ lúc nào quý vị cảm thấy mình không thể tự bảo vệ bản thân hoặc khách hàng của mình khỏi sự lây lan của COVID-19, hãy ngừng tương tác và thông báo cho cấp trên trực tiếp của quý vị. Các ví dụ gồm có trường hợp khách hàng từ chối đeo khẩu trang hoặc quý vị không thể duy trì khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét.

Các cân nhắc dành cho người đang lâm vào tình trạng vô gia cư không nơi trú ấn

Giúp khách hàng tránh mắc bệnh COVID-19

  • Cân nhắc việc cân bằng giữa các yếu tố rủi ro này khi đề cập tới các lựa chọn để giảm tình trạng lây lan COVID-19. Những người vô gia cư không nơi trú ẩn phải đối mặt với một số các rủi ro về an toàn và sức khỏe của họ.
  • Tiếp tục liên kết với các dịch vụ cho người vô gia cư, nhà ở, y tế, sức khỏe tâm thần, dịch vụ cung cấp ống tiêm và điều trị việc sử dụng các chất gây nghiện, bao gồm việc cung cấp các phương pháp trị liệu có hỗ trợ thuốc (vd. buprenorphine, duy trì methadone, v.v.). Hãy sử dụng dịch vụ y tế từ xa khi có thể.
  • Một số người ở trong tình trạng vô gia cư không có nơi cư trú có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng từ COVID-19 do cao tuổi hoặc một số bệnh lý nền như bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh tim nghiêm trọng.
    • Thường xuyên tiếp xúc với những khách hàng này nhằm đảm bảo họ được nối kết với dịch vụ chăm sóc khi cần thiết.
    • Ưu tiên cung cấp các phòng riêng cho những khách hàng này, khi có sẵn phòng.
  • Khuyến nghị tất cả khách hàng đeo khẩu trang bất cứ khi nào họ ở gần người khác. Không nên đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, bất cứ ai bị khó thở, hoặc bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.
  • Cung cấp các vật dụng vệ sinh cho khách hàng khi có sẵn.
  • Không khuyến khích khách hàng dành thời gian ở những nơi đông người hay tụ tập theo nhóm lớn ví dụ tại các địa điểm phân phát thực phẩm, nước hoặc vật dụng vệ sinh.
    • Nếu khách hàng và nhân viên không thể tránh những nơi đông người, hãy khuyến khích mọi người giãn cách (tối thiểu 6 feet với người khác) trong chừng mực có thể và đeo khẩu trang.

Giúp liên kết khách hàng với dịch vụ chăm sóc y tế

  • Thường xuyên đánh giá các triệu chứng cho khách hàng.
    • Khách hàng có các triệu chứng có thể có hoặc không có nhiễm COVID-19. Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương nhằm đảm bảo họ có một nơi để có thể ở an toàn.
    • Nếu có sẵn, một y tá tại chỗ hoặc nhân viên lâm sàng khác có thể giúp khám lâm sàng. Những nhân viên lâm sàng này nên thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân.
    • Cung cấp khẩu trang cho bất cứ người nào có các triệu chứng.
    • Tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế không khẩn cấp khi cần thiết.
    • Dùng các quy trình hỗ trợ tiêu chuẩn để xác định liệu khách hàng có cần được chăm sóc y tế ngay lập tức không. Các dấu hiệu cấp cứu bao gồm (danh sách này không bao gồm mọi dấu hiệu. Vui lòng giới thiệu khách hàng tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu có bất kỳ các triệu chứng nghiêm trọng nào khác hoặc làm quý vị lo ngại):
      • Khó thở
      • Đau hoặc tức ngực thường xuyên
      • Trở nên lẫn lộn và không thể thức dậy
      • Môi hoặc mặt xanh tái
    • Thông báo với cơ sở y tế và nhân sự đã chỉ định để chuyển khách hàng có thể mắc COVID-19 đi.
  • Nếu khách hàng đã xét nghiệm dương tính với COVID-19
    • Dùng các quy trình hỗ trợ tiêu chuẩn để xác định liệu khách hàng có cần được chăm sóc y tế ngay lập tức không.
    • Nếu không cần phải chăm sóc y tế ngay, hãy hỗ trợ phương tiện chuyên chở tới địa điểm cách ly.
    • Thông báo với nhân sự và cơ sở y tế đã chỉ định rằng khách hàng đó đã xét nghiệm dương tính với COVID-19.
    • Nếu không cần thiết phải chăm sóc y tế và nếu không có sẵn lựa chọn cách ly nào khác, hãy khuyến nghị cá nhân đó phương thức tự cách ly trong khi đang nỗ lực tìm thêm hỗ trợ bổ sung cho họ.
    • Trong khi cách ly, hãy đảm bảo tiếp tục cung cấp hỗ trợ sức khỏe hành vi cho những người có sử dụng chất gây nghiện hoặc có rối loạn sức khỏe tâm thần.
    • Trong một số tình huống, ví dụ do bệnh tâm thần nặng không được điều trị, cá nhân đó có thể sẽ không thể tuân thủ các khuyến nghị về cách ly. Trong những hoàn cảnh như vậy, nhà lãnh đạo cộng đồng nên tham vấn các cơ quan y tế địa phương để xác định các phương án thay thế.
    • Đảm bảo khách hàng có nơi an toàn để hồi phục (vd. chăm sóc nghỉ ngơi) sau khi hoàn tất yêu cầu cách ly và theo dõi nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu y tế trung và dài hạn.

Các cân nhắc về khu lều trại ở tạm

  • Nếu không có sẵn các lựa chọn nhà ở riêng, hãy cho phép những người sống vô gia cư hoặc ở các khu vực lều trại tạm thời ở nguyên nơi họ đang sống.
    • Phá dỡ nơi dựng lều trại có thể khiến người ở đó tản ra khắp cộng đồng và phá vỡ mối liên hệ với những nhà cung cấp dịch vụ. Điều này sẽ tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm.
  • Khuyến khích mọi người ở lại trong những nơi dựng lều trại để dựng lều/nơi ngủ của họ với không gian tối thiểu là 12 feet x 12 feet cho mỗi cá nhân.
    • Nếu khu lều trại không thể cung cấp đủ không gian cho mỗi người, hãy cho phép mọi người ở tại nơi họ đang sống nhưng giúp giảm tải khu vực lều trại đó bằng cách nối kết những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng tới các phòng riêng hoặc nơi trú ẩn an toàn.
  • Làm việc với các thành viên liên minh cộng đồng để cải thiện vệ sinh tại các khu lều trại tạm thời.
  • Bảo đảm các nhà vệ sinh ở gần đó có vòi nước hoạt động bình thường, có vật tư để bảo đảm vệ sinh tay (xà phòng, vật tư làm khô tay) và giấy vệ sinh, và luôn mở cửa cho người vô gia cư 24 giờ mỗi ngày.
  • Nếu không có sẵn các trang thiết bị rửa tay hoặc toa-lét ở gần đó, hãy hỗ trợ cung cấp nhà vệ sinh lưu động có thiết bị rửa tay cho khu vực lều trại tạm thời có trên 10 người. Những thiết bị đó đó nên có sẵn dung dịch sát trùng tay (tối thiểu chứa cồn có nồng độ 60%)

COVID-19 Nguồn lực về việc chuẩn bị sẵn sàng

Cập nhật lần cuối ngày 6 tháng 8 năm 2020