Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Giảm Kỳ Thị

Giảm Kỳ Thị

Kỳ thị là sự phân biệt đối xử đối với nhóm người, một địa điểm hoặc một quốc gia có thể xác định được. Sự kỳ thị liên quan tới việc thiếu kiến thức về cách lây lan của COVID-19, nhu cầu đổ lỗi cho một ai đó, nỗi sợ hãi về căn bệnh và sự chết chóc cũng như tin đồn lan truyền về những điều vô căn cứ, không có thật.

Không có cá nhân đơn lẻ hay một nhóm người nào có nguy cơ làm lây lan COVID-19 nhiều hơn những người khác. Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe công cộng như đại dịch này là giai đoạn căng thẳng cho người dân và các cộng đồng. Cảm giác sợ hãi và lo âu về một căn bệnh có thể dẫn đến sự kỳ thị trong xã hội, là những quan điểm và niềm tin tiêu cực đối với con người, nơi chốn hoặc sự vật nào đó. Sự kỳ thị có thể dẫn đến việc gán mác, gây ấn tượng nhất định, phân biệt đối xửexternal icon và các hành vi tiêu cực khác đối với người khác. Ví dụ như, sự kỳ thị và phân biệt đối xử có thể xảy ra khi người ta liên hệ một căn bệnh như COVID-19 với một nhóm đối tượng, cộng đồng hay quốc tịch nào đó. Sự kỳ thị cũng có thể xảy ra sau khi một người khỏi COVID-19 hay được kết thúc thời gian cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung.

Một số nhóm người có thể gặp phải sự kỳ thị trong đại dịch COVID-19 bao gồm:

  • Một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số, bao gồm người Mỹ gốc Á, người Đảo Thái Bình Dương và người da đen hay người Mỹ gốc Phi;
  • Người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 hoặc kết thúc cách ly tập trung do COVID-19;
  • Những người thuộc lực lượng ứng cứu khẩn cấp hoặc nhân viên y tế;
  • Các nhân viên khác ở tuyến đầu, như nhân viên bán hàng ở cửa hàng thực phẩm, tài xế giao hàng hoặc công nhân nông trại hay nhà máy chế biến thực phẩm;
  • Người có khuyết tật hay rối loạn phát triển hoặc hành vi, là những người có thể gặp khó khăn trong việc tuân thủ khuyến cáo;
  • Người có bệnh nền gây ho;
  • Người sống trong các cơ sở tập trung (nhóm), như người vô gia cư.

Sự kỳ thị làm tổn thương tất cả mọi người bằng cách tạo thêm sự sợ hãi hoặc tức giận đối với người bình thường thay vì tập trung vào bệnh đang gây ra vấn đề. Sự kỳ thị cũng có thể khiến người ta dễ giấu triệu chứng hoặc giấu bệnh hơn, khiến họ không tìm được sự chăm sóc y tế tức thì, và cản trở người ta áp dụng các hành vi giữ gìn sức khỏe. Điều này có nghĩa là sự kỳ thị có thể khiến việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh bùng phát còn khó khăn hơn.

Những nhóm người bị kỳ thị cũng có thể bị phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử này có thể ở các hình thức sau:

  • Người khác tránh né hoặc từ chối họ;
  • Bị từ chối chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở hoặc việc làm;
  • Lạm dụng bằng lời nói; hoặc
  • Sự bạo hành

Sự kỳ thị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, cảm xúc và tâm thần của các nhóm người bị kỳ thị và cộng đồng nơi họ sinh sống. Những người bị kỳ thị có thể bị cô lập, trầm cảm, lo âu hoặc bị bêu xấu ở nơi công cộng. Việc ngăn chặn sự kỳ thị là rất quan trọng để giúp tất cả các cộng đồng và thành viên trong cộng đồng được an toàn và mạnh khỏe hơn. Mọi người đều có thể chung tay chặn đứng kỳ thị liên quan tới COVID-19 bằng cách hiểu rõ sự thật chia sẻ chúng với người khác trong cộng đồng của mình.

Những người lãnh đạo cộng đồng và nhân viên y tế công cộng có thể giúp ngăn chặn sự kỳ thị bằng cách:

  • Giữ quyền riêng tư và bảo mật thông tin cho những người cần được chăm sóc y tế và những đối tượng có thể là một phần trong bất kỳ cuộc điều tra có tiếp xúc với người bệnh nào.
  • Nhanh chóng truyền đạt về nguy cơ hoặc nguy cơ thấp từ việc tiếp xúc với các sản phẩm, con người và địa điểm.
  • Sửa những lời nói tiêu cực có thể gây kỳ thị bằng cách chia sẻ thông tin chính xác về cách vi-rút lây lan.
  • Lên tiếng chống lại các hành vi và lời lẽ tiêu cực, kể cả trên mạng xã hội.
  • Đảm bảo những hình ảnh được sử dụng trong các nội dung truyền thông cho thấy các cộng đồng đa dạng và không ủng hộ việc có định kiến về một mẫu hình nào đó.
  • Sử dụng các kênh truyền thông, bao gồm truyền thông tin tức và mạng xã hội để lên tiếng chống lại định kiến với những nhóm người bị kỳ thị do COVID-19.
  • Tri ân các nhân viên y tế, lực lượng ứng phó và những người khác làm việc nơi tuyến đầu.
  • Đề xuất các nguồn thông tin trên mạng về sức khỏe tâm thần hoặc các dịch vụ hỗ trợ xã hội khác dành cho những người đã bị kỳ thị hay phân biệt đối xử.
Cập nhật lần cuối ngày 11 tháng 6 năm 2020