Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Lưu ý đối với các sự kiện và tụ họp

Lưu ý đối với các sự kiện và tụ họp
Cập nhật ngày 8 tháng 1 năm 2021

Tiếng Hindu    Tiếng Nepal    Tiếng Dzongkha

Khi một số cộng đồng ở Hoa Kỳ bắt đầu lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện và các cuộc tụ họp, CDC đưa ra các lưu ý sau đây để tăng cường bảo vệ các cá nhân và cộng đồng và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19). Các nhà hoạch định sự kiện và các quan chức có thể xác định, phối hợp với nhân viên y tế tiểu bang và địa phương, liệu và làm thế nào để thực hiện những lưu ý này, thực hiện các điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh đặc thù của cộng đồng địa phương. Vì sự lan truyền vi-rút COVID-19 khác nhau trong các cộng đồng, những lưu ý này có nghĩa là để bổ sung-chứ không phải thay thế-bất kỳ luật, quy tắc và quy định nào về sức khỏe và an toàn của tiểu bang, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc bộ lạc. Các nhà tổ chức nên tiếp tục đánh giá, dựa trên các điều kiện hiện tại, nên hoãn lại, hủy bỏ hay giảm đáng kể số lượng người tham dự cho các cuộc tụ họp.

Sau khi xem xét các vấn đề cần lưu ý được nêu ở trang này, người quản lý và lên kế hoạch sự kiện có thể sử dụng Công Cụ Lập Kế Hoạch và Sẵn Sàng của CDC dành cho các sự kiện và tụ tập đông người của CDCpdf icon[9 trang] để bảo vệ cho nhân viên, tình nguyện viên và người tham dự.

Nguyên tắc hướng dẫn

  • Một cuộc tụ họp là một sự kiện có kế hoạch hoặc tự phát, trong nhà hoặc ngoài trời, với một số ít người tham gia hoặc một số lượng lớn người tham dự như một sự kiện cộng đồng hoặc tụ họp, hòa nhạc, lễ hội, hội nghị, diễu hành, đám cưới hoặc sự kiện thể thao.
  • Một người giao tiếp với càng nhiều người tại một cuộc tụ họp và thời gian giao tiếp càng lâu, nguy cơ nhiễm COVID-19 và COVID-19 càng cao.
  • Cấp độ lan truyền trong cộng đồng càng cao trong khu vực tổ chức cuộc tụ họp, nguy cơ COVID-19 lây lan trong khi tụ họp càng cao.
  • Quy mô của một sự kiện hoặc tụ họp nên được xác định dựa trên các luật và quy định về an toàn của tiểu bang, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc bộ lạc.

Nguy cơ COVID-19 lây lan tại các sự kiện và tụ họp gia tăng như sau:

Nguy cơ thấp nhất: Các hoạt động, sự kiện và tụ họp chỉ thực hiện qua mạng.

Nguy cơ cao hơn: Những buổi tụ tập trực tiếp và ngoài trời ở quy mô nhỏ hơn, theo đó các cá nhân từ những gia đình khác nhau duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet, đeo khẩu trang, không dùng chung vật dụng và đến từ cùng một khu vực tại địa phương (vd. cộng đồng, thị trấn, thành phố hoặc quận).

Nguy cơ cao hơn: Các cuộc tụ họp trực tiếp có quy mô trung bình được điều chỉnh để cho phép mọi người cách nhau ít nhất 6 feet và những người tham dự đến từ bên ngoài khu vực địa phương.

Nguy cơ cao nhất: Các cuộc tụ họp đông người, ở đó mọi người khó có thể cách nhau ít nhất 6 feet và người tham dự đến từ bên ngoài khu vực địa phương.

Tấn công sự lây lan COVID-19

SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19, được cho là chủ yếu lây lan bởi các giọt bắn từ đường hô hấp bắn ra khi mọi người nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Người ta cho rằng vi-rút cũng có thể lây sang tay từ bề mặt nhiễm bẩn và sau đó đến mũi, miệng hoặc mắt, gây ra lây nhiễm. Do đó các biện pháp ngăn ngừa cá nhân (như rửa tay, ở nhà khi bị bệnh, duy trì khoảng cách 6 feetđeo khẩu trang) và các biện pháp bảo vệ môi trường (chẳng hạn như vệ sinh và khử trùng) là những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa lây lan vi-rút.

Những nguyên tắc phòng ngừa này được đề cập trong tài liệu này. Các nguyên tắc này mang đến cho các nhà hoạch định sự kiện và các cá nhân những hành động giúp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm và lây lan COVID-19 trong các cuộc tụ họp và sự kiện.

Thúc đẩy các hành vi giữ gìn sức khỏe làm giảm sự lây lan

Các nhà hoạch định sự kiện nên xem xét thực hiện các chiến lược khuyến khích các hành vi làm giảm sự lây lan của COVID-19 giữa nhân viên và người tham dự.

  • Giữ vệ sinh tay và quy ước vệ sinh cơ quan hô hấp 
    • Yêu cầu nhân viên thường xuyên rửa tay (ví dụ: trước, trong và sau khi lấy vé; sau khi chạm vào rác) bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây và tăng cường giám sát để đảm bảo sự tuân thủ.
    • Nếu không có xà phòng và nước, nhân viên có thể sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn và chà tay cho đến khi khô.
    • Khuyến khích nhân viên che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi. Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay ngay lập tức bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
    • Khuyến khích người tham dự rửa tay thường xuyên và che miệng khi ho và hắt hơi.
    • Người tham dự thường bắt tay nhau, chạm nắm đấm và đập tay nhau trong các cuộc họp và sự kiện thể thao. Trưng bày các biển hiệu (biển báo thực và/hoặc điện tử) không khuyến khích những hành động này trong sự kiện.
  • Khẩu trang  
    • Yêu cầu nhân viên sử dụng khẩu trang. Khẩu trang cần thiết nhất khi khó có thể duy trì khoảng cách (ví dụ: khi di chuyển trong đám đông hoặc khán giả).
    • Cung cấp cho mọi nhân viên thông tin về các sử dụng, tháo và giặt khẩu trang đúng cách.
    • Khuyên nhân viên không nên đeo khẩu trang cho:
      • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
      • Bất cứ ai bị khó thở
      • Bất cứ người nào bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang vải nếu không có sự trợ giúp
    • Khuyến khích người tham dự trước khi tham gia sự kiện nên mang và sử dụng khẩu trang tại sự kiện.
    • Khẩu trang có ý nghĩa bảo vệ người khác trong trường hợp người đeo không biết là mình nhiễm bệnh nhưng không có các triệu chứng. Khẩu trang không thay thế cho trang bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang y tế, mặt nạ hoặc các thiết bị y tế bảo hộ cá nhân khác.
    • Khẩu trang rất được khuyến khích ở những nơi mọi người có thể cao giọng (vd. la hét, tụng kinh hoặc hát).
  • Có Đầy Đủ Vật Tư  
    • Đảm bảo quý vị có đủ vật tư và bồn rửa tay mà mọi người có thể tiếp cận để vệ sinh và che miệng và mũi khi ho và hắt hơi. Các vật tư bao gồm xà phòng, nước, cách lau khô tay (như là khăn lau bằng giấy, mấy làm khô tay), khăn giấy, dung dịch sát trùng tay có độ cồn tối thiểu 60%, khăn lau khử trùng, khẩu trang (nếu khả thi) và thùng rác không chạm/có bàn đạp chân (tốt nhất là có nắp đậy).

Duy Trì Môi Trường Lành Mạnh

Các nhà hoạch định sự kiện nên xem xét thực hiện một số chiến lược để duy trì môi trường lành mạnh.

  • Vệ Sinh và Khử Trùng 
    • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào tại địa điểm đó ít nhất là hàng ngày hoặc giữa các lần sử dụng càng nhiều càng tốt - ví dụ: tay nắm cửa, tay cầm bồn rửa, vòi nước uống, thanh nắm, lan can tay và quầy tính tiền.
    • Làm sạch và khử trùng đồ vật dùng chung giữa các lần sử dụng - ví dụ: thiết bị thanh toán đầu cuối, bàn, mặt bếp, thanh chắn và giá đỡ gia vị.
    • Xem xét đóng cửa các khu vực như vòi nước uống không thể làm sạch và khử trùng đầy đủ trong một sự kiện.
    • Xây dựng lịch trình tăng cường làm sạch và khử trùng thường xuyên.
    • Lập kế hoạch và ban hành các thủ tục dọn dẹp này khi thuê không gian sự kiện và đảm bảo rằng các nhóm khác có thể sử dụng các cơ sở của quý vị tuân theo các thủ tục này.
    • Nếu nhân viên sự kiện sử dụng các phương tiện giao thông như xe buýt, lái xe nên thực hành tất cả các hành động và giao thức an toàn như đã chỉ định cho các nhân viên khác - ví dụ, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang và duy trì cách ly giao tiếp xã hội cho người đi xe buýt. Để làm sạch và khử trùng xe buýt sự kiện, xe tải hoặc các phương tiện khác, hãy xem hướng dẫn dành cho người điều khiển xe buýtlái xe thuê, và điều chỉnh thích nghi theo nhu cầu.
    • Đảm bảo sử dụng an toàn và đúng cách và bảo quản chất làm sạch và khử trùngbiểu tượng bên ngoài để tránh gây hại cho nhân viên và các cá nhân khác. Luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn cho từng sản phẩm và bảo quản sản phẩm cách xa trẻ em.
    • Sử dụng chất khử trùng được EPA phê chuẩn chống COVID-19biểu tượng bên ngoài.
    • Không sử dụng sản phẩm làm sạch gần trẻ em. Nhân viên cần đảm bảo rằng có đủ thông gió khi sử dụng các sản phẩm này để tránh không để người tham dự hoặc chính họ hít phải hơi độc.
    • Sử dụng găng tay dùng một lần khi tháo túi rác hoặc xử lý và vất bỏ rác.
      • Sau khi sử dụng găng tay dùng một lần, hãy vứt găng tay vào thùng rác có lót bao rác.
      • Không khử trùng hoặc tái sử dụng găng tay.
      • Rửa tay sau khi tháo găng tay.
  • Phòng vệ sinh
    • Cân nhắc giới hạn số người sử dụng nhà vệ sinh cùng một lúc để cho phép cách ly giao tiếp xã hội.
    • Không cho phép xếp hàng hoặc hình thành đám đông gần phòng vệ sinh mà không duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet với người khác. Cũng có thể có ích khi trưng các biển hiệu hoặc đánh dấu để giúp người tham dự duy trì cách ly giao tiếp xã hội thích hợp ít nhất là 6 feet.
    • Đảm bảo các nhà vệ sinh còn mở phải:
      • Hoạt động với nhà vệ sinh còn hoạt động.
      • Các bề mặt hay chạm vào được làm sạch và khử trùng thường xuyên như vòi nước, nhà vệ sinh, cửa sạp, tay nắm cửa, mặt bệ, bàn thay tã và công tắc đèn.
        • Làm sạch và khử trùng nhà vệ sinh hàng ngày hoặc thường xuyên hơn, nếu có thể, bằng chất khử trùng được EPA phê chuẩn chống COVID-19.
        • Đảm bảo sử dụng chất khử trùng đúng cách và an toàn cũng như để các sản phẩm này tránh xa trẻ em.
      • Dự trữ đầy đủ vật tư dùng cho việc rửa tay, bao gồm xà phòng và nước, phương thức để làm khô tay (như là khăn lau bằng giấy, máy sấy khô tay), khăn giấy và dung dịch sát trùng tay với độ cồn tối thiểu là 60% (cho nhân viên và những trẻ lớn hơn có thể dùng dung dịch sát trùng tay một cách an toàn), khăn giấy và thùng rác không cần chạm tay/dùng bàn đạp chân (tốt nhất là có nắp đậy).
        • Nếu bạn cung cấp nhà vệ sinh di động, bạn cũng nên cung cấp các trạm rửa tay di động và đảm bảo rằng chúng vẫn được bổ sung trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Nếu có thể, hãy cung cấp các trạm sát trùng tay không chạm.
  • Thông gió 
    • Đảm bảo rằng hệ thống thông gió hoạt động bình thường và tăng lưu thông không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt, ví dụ bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào. Không mở cửa sổ và cửa ra vào nếu làm như vậy có thể gây ra nguy cơ về an toàn hoặc sức khỏe cho nhân viên hoặc người tham dự (ví dụ: nguy cơ té ngã hoặc gây ra các triệu chứng bệnh hen suyễn).
    • Nếu sử dụng thiết bị thông gió cầm tay như quạt, hãy thực hiện các bước để giảm thiểu không khí từ thiết bị thổi trực tiếp từ người này sang người khác để giảm khả năng lây lan của bất kỳ loại vi-rút nào trong không khí hoặc khí dung.
  • Hệ Thống Nước 
    • Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bệnh Lê Dương (bệnh viêm phổi không điển hình) và các bệnh khác liên quan tới nước và thực hiện các bước nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống nước và các chức năng (vd., vòi nước ở bồn rửa, vòi nước để uống, đài phun nước trang trí) đều an toàn sử dụng sau khi đóng cửa cơ sở trong một thời gian dài. Phải làm sạch và vệ sinh vòi nước uống, nhưng khuyến khích nhân viên và người tham dự mang theo nước, nếu có thể, để giảm thiểu việc chạm và sử dụng vòi nước uống.
  • Điều Chỉnh Lại Bố Cục 
    • Hạn chế sự tham dự hoặc chỗ ngồi để cho phép cách ly giao tiếp xã hội hoặc tổ chức sự kiện nhỏ hơn trong phòng lớn hơn.
    • Sử dụng nhiều lối vào và lối ra và không khuyến khích các khu vực chờ đông người.
    • Chặn các hàng hoặc khu vực chỗ ngồi để đủ không gian cho mọi người cách nhau ít nhất 6 feet.
    • Loại bỏ các dòng người hoặc hàng đợi nếu có thể hoặc khuyến khích mọi người cách nhau ít nhất 6 feet bằng cách cung cấp các biển hiệu hoặc các dấu hiệu khác có thể nhìn thấy như đánh dấu bằng băng dán hoặc phấn.
    • Ưu tiên các hoạt động ngoài trời khi có thể duy trì khoảng cách khi giao tiếp càng nhiều càng tốt.
    • Cung cấp các lựa chọn tham dự trực tuyến bên cạnh tham dự trực tiếp để giúp giảm số lượng người tham dự.
  • Rào Cản Cụ Thể và Chỉ Dẫn 
    • Đưa ra các dẫn hướng cụ thể, chẳng hạn như băng dính trên sàn hoặc vỉa hè và biển báo trên tường, để đảm bảo rằng mọi người vẫn cách nhau ít nhất 6 feet khi xếp hàng và tại các thời điểm khác (ví dụ: hướng dẫn tạo tuyến đường một chiều).
    • Lắp đặt rào chắn, chẳng hạn như bộ phận chống hắt hơi và phân cách, trong các khu vực mà mọi người khó có thể cách nhau ít nhất 6 feet. Rào chắn có thể hữu ích tại quầy tính tiền và các khu vực khác, nơi khó có thể duy trì khoảng cách 6 feet.
    • Thay đổi bố trí chỗ ngồi hoặc chỗ ngồi trống để mọi người có thể cách nhau ít nhất 6 feet.
  • Không Gian Chung 
    • Sử dụng lệch giờ các không gian dùng chung trong nhà như phòng ăn, phòng trò chơi và phòng chờ ở mức tối đa có thể và làm sạch và khử trùng các không gian này sau mỗi lần sử dụng.
    • Bổ sung rào chắn, chẳng hạn như màn chắn mềm bằng nhựa, giữa các bồn rửa trong phòng tắm và giường, đặc biệt là khi chúng không thể cách nhau ít nhất 6 feet.
    • Thường xuyên làm sạch và khử trùng phòng vệ sinh (ví dụ: vào buổi sáng và buổi tối hoặc sau khi sử dụng nhiều) bằng chất khử trùng có đăng ký EPAbiểu tượng bên ngoài.
    • Để biết thêm thông tin về không gian chung trong nhà ở của sự kiện (ví dụ: phòng giặt ủi, phòng vệ sinh chung và khu vực giải trí) hãy xem Hướng dẫn của CDC cho nhà ở tập trung hoặc nhà ở chung.
  • Dịch vụ ăn uống
    • Không có bằng chứng nào cho thấy COVID-19 lây lan theo đường thực phẩm. Tuy nhiên, những người dùng chung dụng cụ ăn uống và tụ tập xung quanh các khu vực phục vụ đồ ăn có thể gây nguy cơ.
    • Nếu sự kiện bao gồm phục vụ đồ ăn, hãy tham khảo lưu ý về COVID-19 của CDC cho nhà hàng và quán bar.
    • Sử dụng phương thức thanh toán không chạm tay càng nhiều càng tốt, nếu có.
    • Yêu cầu khách hàng và nhân viên trao đổi tiền mặt hoặc thanh toán bằng thẻ bằng cách đặt chúng trên khay tiếp nhận hoặc trên quầy thay vì bằng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp bằng tay.
    • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên bị đụng chạm như bút, mặt quầy hoặc các bề mặt cứng sau mỗi lần sử dụng và khuyến khích khách hàng sử dụng bút của riêng họ.
    • Đưa ra các dẫn hướng cụ thể, chẳng hạn như băng dính trên sàn hoặc vỉa hè và các biển báo trên tường, để đảm bảo rằng mọi người vẫn cách nhau ít nhất 6 feet khi xếp hàng để đặt hàng hoặc nhận hàng.
    • Nếu sử dụng căng-tin hoặc phòng ăn theo nhóm, hãy phục vụ các bữa ăn đặt trên đĩa riêng hoặc các lựa chọn lấy đồ và mang đi và tổ chức các hoạt động ở các khu vực riêng biệt.
    • Sử dụng các đồ dùng phục vụ đồ ăn dùng một lần bao gồm dụng cụ ăn và bát đĩa. Nếu vật dụng dùng một lần không khả thi hoặc không mong muốn, hãy đảm bảo có đeo găng tay khi xử lý và rửa các vật dụng chứa đồ ăn không phải loại dùng một lần, rửa bằng xà phòng và nước nóng hoặc trong máy rửa bát đĩa.
    • Các cá nhân nên rửa tay sau khi tháo găng tay hoặc sau cầm nắm trực tiếp và các vật dụng chứa đồ ăn.
    • Tránh cung cấp bất kỳ tùy chọn tự phục vụ thực phẩm hoặc đồ uống nào, chẳng hạn như tiệc đứng tự chọn, quầy salad, và trạm đồ uống. Cân nhắc việc dùng hộp hoặc túi đóng gói sẵn cho mỗi người tham dự.
  • Các Đồ Vật Dùng Chung 
    • Không khuyến khích mọi người dùng chung những đồ dùng khó làm sạch, vệ sinh hoặc khử trùng.
    • Hạn chế việc nhân viên chia sẻ thực phẩm, dùng chung dụng cụ, thiết bị hoặc vật tư.
    • Đảm bảo đủ nguồn cung ứng để giảm thiểu việc dùng chung các vật liệu hay chạm vào ở mức độ có thể; mặt khác, hạn chế chỉ cho sử dụng vật tư và thiết bị cho một nhóm nhân viên hoặc người tham dự tại một thời điểm, và làm sạch và khử trùng vật liệu này giữa mỗi lần sử dụng.

Duy Trì Hoạt Động Lành Mạnh

Các nhà tổ chức sự kiện và nhân viên có thể xem xét thực hiện một số chiến lược để duy trì hoạt động lành mạnh.

  • Nhận Thức về Quy Định
    • Hãy lưu ý đến các chính sách của cơ quan quản lý tiểu bang hoặc địa phương về việc tụ họp đông người nhằm xác định xem có được tổ chức các sự kiện không.
  • Các biện pháp bảo vệ cho nhân viên và người tham dự có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19
    • Đưa ra các lựa chọn cho nhân viên có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng (bao gồm người lớn tuổi và người ở mọi lứa tuổi có các bệnh nền) hạn chế nguy cơ phơi nhiễm. Ví dụ:
      • Cung cấp dịch vụ làm việc từ xa và sửa đổi trách nhiệm cho nhân viên, chẳng hạn như tổ chức sự kiện thay vì làm việc tại bàn đăng ký.
      • Thay thế các cuộc họp trực tiếp bằng các cuộc gọi hội nghị hoặc qua video bất cứ khi nào có thể.
    • Nếu có thể, đưa ra nhiều lựa chọn cho người tham dự có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm của họ (ví dụ: tham dự qua mạng).
    • Cân nhắc hạn chế việc tham dự sự kiện cho nhân viên và khách sống ở khu vực địa phương (ví dụ: cộng đồng, thành phố, thị trấn hoặc quận) để giảm nguy cơ lây lan vi-rút từ các khu vực có cấp độ COVID-19 cao hơn. Nếu nhân viên và khách từ các cộng đồng, thành phố, thị trấn hoặc quận khác có thể tham dự, hãy cung cấp thông tin cho người tham dự để họ có thể đưa ra quyết định có căn cứ về việc tham gia.
    • Đưa ra các chính sách để bảo vệ quyền riêng tư của mọi người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng liên quan đến bệnh nền của họ.
  • Thời gian tham dự và ca làm việc có giới hạn, lệch thời gian nhau hoặc xoay vòng
    • Xem xét các cách để giảm đáng kể số lượng người tham dự.
    • Sử dụng các địa điểm làm việc linh hoạt (ví dụ: làm việc từ xa) và giờ làm việc linh hoạt (ví dụ: ca làm việc lệch thời gian nhau) để giúp thiết lập các chính sách và thực hành cách ly giao tiếp xã hội 6 feet giữa nhân viên, tình nguyện viên và những người khác.
    • Xoay vòng hoặc xếp lệch thời gian ca làm việc và thời gian đến để giới hạn số lượng nhân viên tại một địa điểm cùng một lúc.
    • Xếp lệch thời gian và giới hạn thời gian tham dự để giảm thiểu số lượng khách tại một địa điểm.
  • Đi lại và giao thông
    • Khuyến khích nhân viên sử dụng các lựa chọn giao thông giúp giảm thiểu tiếp xúc gần với người khác (ví dụ: đi bộ hoặc đi xe đạp, lái xe hoặc đi xe hơi - một mình hoặc chỉ với các thành viên trong cùng nhà). Xem xét việc đưa ra dịch vụ hỗ trợ sau:
    • Sắp xếp lại bãi đỗ xe để hạn chế các điểm tập trung và đảm bảo phân tách nhân viên hợp lý (ví dụ: đậu một chỗ, bỏ trống một chỗ).
    • Khuyến khích lái xe đi xe chung để làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào trong xe và tránh cung cấp các chuyến đi gộp lại hoặc đón nhiều hành khách, những người không đi cùng nhau trên cùng một tuyến đường.
  • Chỉ Định Đầu Mối Liên Lạc về COVID-19 
    • Chỉ định một người quản lý hoặc văn phòng chịu trách nhiệm giải đáp các mối lo ngại về COVID-19. Tất cả nhân viên và người tham dự nên biết người này là ai hoặc văn phòng ở đâu và làm thế nào để liên hệ với họ.
  • Hệ Thống Thông Tin Liên Lạc 
    • Đưa ra các hệ thống để:
      • Khuyến khích nhân viên và người tham dự tự báo cáo cho nhân viên sự kiện hoặc đầu mối liên hệ COVID-19 nếu họ có các triệu chứng của COVID-19, xét nghiệm dương tính với COVID-19, hoặc đã phơi nhiễm với người mắc bệnh COVID-19 trong vòng 14 ngày qua, tuân theo các quy định về chia sẻ thông tin y tế về COVID-19 (ví dụ: xem "Thông báo cho nhân viên y tế và những người tiếp xúc gần" trong phần Chuẩn bị khi có người mắc bệnh dưới đây), và các luật và quy định về quyền riêng tư và bảo mật hiện hành khác.
      • Khuyên người tham dự trước sự kiện hoặc cuộc tụ họp rằng họ không nên tham dự nếu họ có các triệu chứng, xét nghiệm dương tính hoặc gần đây đã bị phơi nhiễm (trong vòng 14 ngày) với COVID-19.
      • Thông báo cho nhân viên, người tham dự và công chúng về việc hủy bỏ và hạn chế để hạn chế sự phơi nhiễm của mọi người với COVID-19 (ví dụ: số giờ hoạt động có giới hạn).
      • Xác định và giải quyết các rào cản ngôn ngữ, văn hóa và khuyết tật tiềm ẩn liên quan đến việc truyền đạt thông tin COVID-19 cho nhân viên sự kiện và người tham gia. Điều chỉnh thông tin cho dễ hiểu đối với nhiều đối tượng khác nhau và có sẵn ở các định dạng và ngôn ngữ khác.
      • Tìm hiểu thêm về cách tiếp cận những người có ngôn ngữ và văn hóa đa dạng bằng cách truy cập: Tìm Hiểu Đối Tượng Khán Giả Của Quý Vị. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách truyền thông cho nhân viên khi có khủng hoảng tại: Kế hoạch truyền thông khủng hoảng.biểu tượng bên ngoài
  • Chính Sách Nghỉ Phép 
    • Thực hiện các chính sách và thực hành nghỉ bệnh linh hoạt không mang tính trừng phạt và cho phép nhân viên ở nhà khi họ mắc bệnh, đã bị phơi nhiễm, đang chăm sóc người mắc bệnh, hoặc phải ở nhà cùng với trẻ em nếu trường học hoặc trung tâm trông trẻ đóng cửa.
    • Kiểm tra và sửa đổi các chính sách nghỉ phép, làm việc từ xa và chế độ thu nhập cho nhân viên khi cần thiết.
    • Đảm bảo tuyên truyền mọi chính sách có liên quan cho nhân viên.
  • Chính Sách Nhân Sự Dự Phòng 
    • Theo dõi tình hình nghỉ bệnh của nhân viên, nhân sự đào tạo chéo và phân công nhân sự dự phòng đã được đào tạo.
    • Phát triển các chính sách cho các cơ sở quay trở lại làm việc và sự kiện sau khi nhân viên nhiễm bệnh COVID-19. Các tiêu chí của CDC ngừng cách ly tại nhà và kiểm dịch có thể được sử dụng khi lập những chính sách này.
  • Huấn Luyện Nhân Viên
    • Huấn luyện nhân viên về tất cả các quy trình an toàn. Cân nhắc sử dụng Hướng dẫn tạm thời cho các doanh nghiệp và chủ lao động của CDC làm hướng dẫn.
    • Tiến hành đào tạo qua mạng để đảm bảo duy trì cách ly giao tiếp xã hội trong quá trình đào tạo.
    • Nếu cần phải thực hiện đào tạo trực tiếp, hãy duy trì sự cách ly giao tiếp xã hội. Đào tạo qua mạng rõ ràng là tốt hơn để kiểm soát sự lây nhiễm khi việc này là khả thi.
  • Nhận Biết các Dấu Hiệu và Triệu Chứng 
    • Nếu có thể, hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe hàng ngày (ví dụ: sàng lọc thân nhiệt và/hoặc kiểm tra triệu chứng) cho nhân viên và người tham dự một cách an toàn và tôn trọng, và theo bất kỳ luật và quy định hiện hành nào về quyền riêng tư.
    • Người quản lý sự kiện có thể xem xét sử dụng các ví dụ về phương pháp khám sàng lọc trong Câu hỏi thường gặp nói chung cho cơ sở kinh doanh của CDC làm hướng dẫn.
  • Các Cơ Sở Dùng Chung  
    • Khuyến khích mọi tổ chức chia sẻ hoặc sử dụng cùng một địa điểm cũng tuân theo những lưu ý này và hạn chế sử dụng chung, nếu có thể.
  • Hỗ Trợ việc Đương Đầu và Chống Chịu 
    • Khuyến khích nhân viên sử dụng thực phẩm lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc và dành thời gian để thư giãn.
    • Khuyến khích nhân viên trò chuyện với người mà họ tin tưởng về những mối lo ngại và cảm giác của bản thân.
    • Cân nhắc việc đăng các biển báo về đường dây nóng quốc gia hỗ trợ khi đau buồn: gọi hoặc nhắn tin đến số 1-800-985-5990; Đường dây nóng của quốc gia về bạo hành trong gia đình: 1-800-799-7233 và TTY 1-800-787-3224; và Đường dây nóng của quốc gia về phòng ngừa tự tử: 1-800-273-TALK (8255).
  • Bài học rút ra sau sự kiện
    • Gặp gỡ điều phối viên hoạt động khẩn cấp hoặc nhóm lập kế hoạch cho địa điểm của quý vị để thảo luận và ghi lại bài học kinh nghiệm.
    • Xác định các cách để cải thiện quy trình thực hiện và lập kế hoạch nếu sự kiện sẽ xảy ra lần nữa.
    • Cập nhật kế hoạch thường xuyên theo tình hình và sắc lệnh của tiểu bang và địa phương.

Chuẩn Bị Ứng Phó khi Có Người Bị Bệnh

Các nhà hoạch định sự kiện nên xem xét một số chiến lược cần thực hiện khi có người mắc bệnh.

  • Tư Vấn cho Người Bệnh về Các Tiêu Chí Cách Ly Tại Nhà
  • Làm Sạch và Khử Trùng
    • Đóng cửa các khu vực mà người bệnh đã dùng và không dùng các khu vực này sau khi vệ sinh và khử trùng địa điểm đó (đối với các khu vực ngoài trời, khu vực này bao gồm các bề mặt hoặc vật dụng dùng chung trong khu vực nếu áp dụng).
    • Chờ ít nhất 24 giờ trước khi làm sạch và khử trùng. Nếu việc chờ 24 không khả thi, hãy chờ càng lâu càng tốt. Đảm bảo sử dụng an toàn và chính xác và bảo quản các sản phẩm làm sạchbiểu tượng bên ngoài và khử trùng, bao gồm bảo quản các sản phẩm một cách an toàn cách xa trẻ em.

Sau khi xem xét các vấn đề cần lưu ý được nêu ở trang này, người quản lý và lên kế hoạch sự kiện có thể sử dụng Công Cụ Lập Kế Hoạch và Sẵn Sàng của CDC dành cho các sự kiện và tụ tập đông người của CDCpdf icon[9 trang] để bảo vệ cho nhân viên, tình nguyện viên và người tham dự.

Cập nhật lần cuối ngày 8 tháng 1 năm 2021