Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Chiến lược xét nghiệm vi-rút Corona (COVID-19) tại nơi làm việc thuộc ngành cơ sở hạ tầng thiết yếu với mật độ cao sau khi phát hiện ca bệnh COVID-19

Chiến lược xét nghiệm vi-rút Corona (COVID-19) tại nơi làm việc thuộc ngành cơ sở hạ tầng thiết yếu với mật độ cao sau khi phát hiện ca bệnh COVID-19
Cập nhật ngày 3 tháng 12 năm 2020
Tóm Tắt các Thay Đổi

Sửa đổi được thực hiện vào ngày 21 tháng 10, 2020

  • Đã thêm liên kết tới khái niệm tiếp xúc gần đã cập nhật.
  • Đã cập nhật ngôn ngữ để phù hợp với khái niệm đã cập nhật.

Người lao động làm việc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng có thể được phép làm việc nếu họ không có triệu chứng sau khi tiếp xúc với ca bệnh đã xác nhận nhiễm vi-rút corona 2019 (COVID-19), với điều kiện là phải thực hiện các khuyến cáo và biện pháp kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm cho người lao động. Sự bùng phát dịch bệnh trong những công nhân làm việc tại các cơ sở sản xuất thực phẩm và cộng đồng xung quanh đã đặt ra những câu hỏi đặc thù nhằm xác định sự cần thiết phải xét nghiệm COVID-19 để bổ sung hướng dẫn hiện có. Tài liệu này trình bày các lựa chọn chiến lược xét nghiệm khác nhau cho những đồng nghiệp bị phơi nhiễm khi các tổ chức y tế công cộng và chủ hãng sở xác định rằng việc xét nghiệm là cần thiết để hỗ trợ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiện có. Các chiến lược như vậy có thể hỗ trợ xác định những cá nhân lây nhiễm, nhằm mục tiêu giảm lây truyền SARS-CoV-2 tại nơi làm việc. Những chiến lược này tăng cường và không thay thế hướng dẫn hiện có.

SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19, chủ yếu lây từ người sang người qua các giọt bắn từ đường hô hấp. Người lao động làm việc trong những môi trường có mật độ cao, mà tại đó nhân viên có mặt ở nơi làm việc trong thời gian dài (chẳng hạn như 8-12 giờ mỗi ca làm việc) và tiếp xúc gần kéo dài (ở phạm vi 6 feet trong 15 phút trở lên) với đồng nghiệp có thể tăng nguy cơ phơi nhiễm SARS-CoV-2. Tiếp xúc gần​​​​​​​ được định nghĩa trong Khuyến Cáo về Y Tế Công Cộng đối với Việc Phơi Nhiễm Liên Quan Đến Cộng Đồng hiện tại. Các yếu tố đặc thù khác có thể làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh giữa những người lao động này bao gồm: dùng chung phương tiện giao thông như xe đi chung hoặc xe đưa đón, đi chung xe và phương tiện giao thông công cộng; tiếp xúc thường xuyên với đồng nghiệp trong môi trường cộng đồng ở những khu vực đang diễn ra tình trạng lây truyền cộng đồng; và ở chung hoặc ở trong môi trường tập trung như ký túc xá. Người lao động bao gồm, nhưng không giới hạn ở tất cả nhân viên, nhà thầu và những người khác thực hiện công việc tại cơ sở hoặc nơi làm việc. Kinh nghiệm ban đầu từ sự bùng phát đại dịch COVID-19 ở nhiều môi trường khác nhau cho thấy rằng khi phát hiện người lao động có triệu chứng COVID-19, thì sẽ có cả những người lao động nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng hoặc tiền triệu chứng tại nơi làm việc. Xét nghiệm là việc làm quan trọng để xác định những cá nhân đó, vì họ có thể không biết mình bị nhiễm bệnh. Việc lây truyền SARS-CoV-2 từ những người không có triệu chứng hoặc tiền triệu chứng có thể dẫn đến những ca bệnh khác và có khả năng gây bùng phát COVID-19. Có thể thực hiện việc sàng lọc triệu chứng COVID-19, xét nghiệm và truy tìm người tiếp xúcpdf icon để phát hiện những người lao động bị nhiễm bệnh sớm hơn và loại trừ họ khỏi nơi làm việc, nhờ đó ngăn ngừa sự lây lan và bùng phát dịch bệnh.[1-3]

Các chủ lao động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu có nghĩa vụ quản lý việc tiếp tục hoạt động theo cách thức bảo vệ sức khỏe cho người lao động và cộng đồng nói chung một cách tốt nhất. Các biện pháp bảo vệ nơi làm việc phù hợp, chẳng hạn như biện pháp kiểm soát quy trình và hành chính, đối với những người có mặt tại nơi làm việc nên được duy trì. Ví dụ về các biện pháp kiểm soát này có thể được tìm thấy trong hướng dẫn hiện tại dành cho Người lao động và chủ hãng sở ngành chế biến thịt và gia cầm, hướng dẫn dành cho Người lao động và chủ hãng sở ngành sản xuấthướng dẫn dành cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng khácpdf iconexternal icon. Khám sàng lọc1 người lao động và những người khác bước vào nơi làm việc về các triệu chứng COVID-19 và đo thân nhiệt là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa lây truyền bệnh và bảo vệ người lao động. Nơi làm việc nên rà soát và tuân theo hướng dẫn hiện tại. Người lao động có các triệu chứng bệnh khi đến sở làm hoặc khởi phát bệnh trong ngày hôm đó cần được lập tức tách riêng khỏi những người khác. Họ nên được đưa về nhà hoặc đến cơ sở y tế, nếu thích hợp, và được giới thiệu để đánh giá và xét nghiệm thêm, có tham vấn ý kiến của sở y tế tiểu bang, vùng lãnh thổ hoặc địa phương hoặc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ y tế nghề nghiệp.

Sau khi phát hiện một ca bệnh COVID-19, có thể xem xét các chiến lược xét nghiệm cho những đồng nghiệp bị phơi nhiễm để giúp ngăn ngừa lây lan bệnh, để xác định phạm vi và mức độ nhiễm SARS-CoV-2 và để cung cấp thông tin xây dựng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bổ sung có thể cần thiết.

Nên sử dụng xét nghiệm vi-rút (axit nucleic hoặc kháng nguyên) để chẩn đoán nhiễm vi-rút cấp tính.

Có hai loại xét nghiệm cho COVID-19: (1) xét nghiệm vi-rút để phát hiện tình trạng nhiễm vi-rút hiện tại, và (2) xét nghiệm kháng thể để xác định việc nhiễm vi-rút trước đây. CDC cung cấp tổng quan về những nhóm người được làm xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm vi-rút (tức là xét nghiệm axit nucleic hoặc kháng nguyên). Xét nghiệm vi-rút có thể được sử dụng để làm cơ sở cho những hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa SARS-CoV-2 lây lan nơi làm việc, phát hiện nhanh các ca bệnh COVID-19 và ngăn chặn sự lây truyền. Việc thực hành xét nghiệm nên hướng đến có được kết quả nhanh chóng để tạo điều kiện tiến hành hành động hiệu quả. Xét nghiệm vi-rút phát hiện tình trạng nhiễm vi-rút tại thời điểm lấy mẫu; việc mới chớm nhiễm vi-rút vào thời điểm lấy mẫu hoặc phơi nhiễm (ví dụ như tại nơi làm việc hoặc cộng đồng) sau khi lấy mẫu có thể không phát hiện được. Xét nghiệm tại các thời điểm khác nhau, còn gọi là xét nghiệm tuần tự, có khả năng phát hiện nhiễm vi-rút cấp tính ở những người lao động có phơi nhiễm lặp lại cao hơn so với xét nghiệm chỉ được thực hiện tại một thời điểm.

Ở thời điểm hiện tại, không nên sử dụng kết quả xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán người đang bị nhiễm SARS-CoV-2. Tham khảo trang web của CDC để biết thêm thông tin về xét nghiệm cho COVID-19thu thập mẫu.

Những lưu ý khi sử dụng chiến lược xét nghiệm đối với nhiễm COVID-19:

  1. Chỉ nên sử dụng một chiến lược xét nghiệm nếu kết quả sẽ dẫn đến những hành động cụ thể.
    • Khi phát hiện một ca bệnh COVID-19 được xác nhận, việc phỏng vấn và xét nghiệm cho những đồng nghiệp có khả năng đã phơi nhiễm cần được tiến hành càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tiếp tục lây truyền bệnh tại nơi làm việc.
  2. Khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận toàn diện để giảm lây truyền. Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy sự cần thiết phải tách biệt khỏi nơi làm việc và cách ly tại nhà.
    • Khi người lao động sống trong những khu vực ở gần nhau, chẳng hạn như những người sống chung trong một căn hộ nhỏ hoặc những người sống trong cùng nhà với gia đình đông người hoặc gia đình nhiều thế hệ có nguy phơi nhiễm do tiếp xúc gần với COVID-19, có thể xem xét sử dụng nhà ở khác thay thế.
    • Quyết định về việc liệu người lao động nhiễm COVID-19 có nên được chuyển đến các địa điểm nhà ở khác thay thế hay không phải được đưa ra có sự phối hợp với các cơ quan y tế công cộng địa phương hoặc tiểu bang. Việc ngừng cách ly đối với những người nhiễm COVID-19 và cách ly khỏi nơi làm việc có thể tuân theo chiến lược dựa trên triệu chứng hoặc chiến lược dựa trên xét nghiệm có tham vấn nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  3. Có thể áp dụng cách tiếp cận dựa trên nguy cơ để xét nghiệm cho những đồng nghiệp của một người được xác nhận nhiễm COVID-19. Cách tiếp cận như vậy nên xem xét khả năng phơi nhiễm, điều này bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của nơi làm việc và kết quả điều tra tiếp xúc (xem Hìnhpdf icon). Việc kiểm tra hồ sơ công việc của cơ sở và hoạt động, thực hiện các cuộc kiểm tra quy trình và phỏng vấn nhân viên có thể hỗ trợ phân loại các đồng nghiệp thành ba nhóm ưu tiên xét nghiệm. Việc lập ưu tiên nên được thực hiện nhanh chóng để việc xét nghiệm cho các đồng nghiệp không bị trì hoãn. Ngoài ra, nếu việc sàng lọc liên tục cho những nhân viên có triệu chứng hoặc việc truy tìm người tiếp xúc xác định được thêm những nhân viên khác có kết quả xét nghiệm dương tính, thì nên áp dụng thuật toán nêu dưới đây cho những người tiếp xúcpdf icon của họ.
    • Nhóm 1 có ưu tiên cao nhất để xét nghiệm các đồng nghiệp đã bị phơi nhiễm. Vì những người mắc COVID-19 có thể đã nhiễm bệnh trước khi khởi phát triệu chứng, [2,4], việc truy tìm người tiếp xúc và xét nghiệm đường chuẩn phải bao gồm những đồng nghiệp đã tiếp xúc với người lao động được xác nhận nhiễm COVID-19, bắt đầu 2 ngày trước khi người mắc COVID-19 biểu hiện triệu chứng (hoặc, đối với người lao động không có triệu chứng, 2 ngày trước khi lấy mẫu) cho đến thời điểm cách ly. Phơi nhiễm bao gồm:
      1. Những người được xác định là người tiếp xúc gần thông qua nghiên cứu ca bệnh và truy tìm người tiếp xúcpdf icon đánh giá mức độ gần gũi và thời gian tiếp xúc của đồng nghiệp với người nhiễm COVID-19. Nếu quyết định xét nghiệm tất cả các đồng nghiệp trong cùng một khu vực thuộc cùng một ca làm việc, thì việc truy tìm người tiếp xúc có thể chỉ tập trung vào những người có khả năng tiếp xúc gần khác, ví dụ như những người nói rõ là có ăn trưa cùng nhau, những đồng nghiệp đi chung xe hoặc ở cùng nhà.
      2. Những đồng nghiệp làm việc trong cùng một ca hoặc các ca làm việc có một khoảng thời gian trùng nhau, trong cùng một khu vực, ví dụ như cùng một dây chuyền sản xuất và cùng một phòng với một hoặc nhiều người lao động nhiễm COVID-19 căn cứ theo đánh giá của chủ hãng sở về nguy cơ tại nơi làm việc, chẳng hạn như cách bố trí và kích thước của căn phòng, thiết kế và việc thực hiện các biện pháp kiểm soát quy trình, việc tuân thủ các biện pháp kiểm soát hành chính2, và việc di chuyển của người lao động trong khu vực đó.
    • Nhóm 2 là nhóm ưu tiên cao nhất tiếp theo cần xét nghiệm. Nhóm 2 bao gồm những người lao động cùng một ca, nhưng làm việc ở khu vực khác của cơ sở hoặc khu vận hành, có thể đã tiếp xúc với một người lao động được xác nhận nhiễm COVID-19. Việc kiểm tra có thể được mở rộng để bao gồm những người lao động thuộc Nhóm 2 căn cứ vào kết quả truy tìm người tiếp xúc hoặc dựa trên đánh giá nguy cơ nơi làm việc của chủ lao động. Nếu phát hiện thêm các ca bệnh COVID-19 khác, thì có thể chỉ định đánh giá lại các nhóm và việc xét nghiệm. Một số cơ sở và nơi làm việc có thể đồng thời triển khai xét nghiệm cả Nhóm 1 và Nhóm 2. Điều này sẽ bao gồm xét nghiệm cho tất cả những người lao động bị phơi nhiễm trong cùng ca làm việc với (những) người lao động được xác nhận nhiễm COVID-19, bất kể ở trong khu vực nào của cơ sở.
    • Nhóm 3 bao gồm những người lao động không thuộc Nhóm 1 hoặc 2. Nhóm 3 bao gồm những người lao động đã chia sẻ không gian chung (ví dụ như phòng nghỉ, nhà vệ sinh) và do đó đã tiếp xúc với (những) người lao động được xác nhận nhiễm COVID-19 mà không thể loại trừ rõ ràng. Nhóm 3 cũng bao gồm những người lao động thường làm việc theo ca khác với những người lao động được xác nhận mắc COVID-19 nhưng không thể loại trừ phơi nhiễm dựa trên khả năng thời gian làm việc gối đầu nhau từ các ca làm việc nối tiếp nhau. Việc xét nghiệm có thể mở rộng cho người lao động ở Nhóm 3 dựa trên theo dõi người tiếp xúc hoặc dựa trên mối quan tâm của chủ lao động về nguy cơ chung đối với COVID-19 tại nơi làm việc. Một số cơ sở và nơi làm việc có thể lựa chọn đưa vào việc xét nghiệm các đồng nghiệp trong Nhóm 3 ngay từ khi khởi phát. Ví dụ: tốc độ lây truyền COVID-19 cao trong cộng đồng xung quanh có thể khiến cho chủ lao động thực hiện xét nghiệm rộng hơn. Lưu ý rằng nếu kết quả xét nghiệm từ xét nghiệm Nhóm 1 hoặc Nhóm 2 cho thấy sự lây nhiễm giữa những người lao động ở nhiều khu vực của cơ sở, bao gồm một số trường hợp trong số những người lao động làm việc trên nhiều ca, thì có thể cần phải mở rộng việc xét nghiệm này cho phù hợp.
  4. Việc thực hiện các chiến lược xét nghiệm có thể bổ sung các biện pháp nhằm làm giảm sự lây truyền tại nơi làm việc, với điều kiện các biện pháp bảo vệ khác đã có sẵn để bảo vệ sức khỏe người lao động trong khi giữ cho nơi làm việc hoạt động. Nếu chủ lao động quyết định tiến hành xét nghiệm trên toàn cơ sở, việc này sẽ có thể xác định được nhiều nhân viên nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng. Chủ lao động nên có kế hoạch đáp ứng nhu cầu nhân sự trong khi những người này không thể đến nơi làm việc theo Kế hoạch ứng phó trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với COVID-19<. Lưu ý, Hướng dẫn của CDC cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng đưa ra các ngoại lệ cho các thực hành cách ly tại nhà hiện tại sau khi phơi nhiễm với COVID-19. Hướng dẫn hiện tại khuyên các chủ lao động có thể cho phép người lao động đã phơi nhiễm với COVID-19, nhưng không có triệu chứng, tiếp tục làm việc, miễn là họ tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn bổ sung, như đo thân nhiệt của nhân viên và đánh giá các triệu chứng của COVID-19 trước mỗi ca làm việc ("sàng lọc trước"), yêu cầu nhân viên tự theo dõi các triệu chứng trong ca làm việc và yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang vải khi họ ở nơi làm việc. Chiến lược xét nghiệm cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa bệnh hiện có bằng cách tăng cường khả năng phát hiện sự lây nhiễm ở những người lao động không có triệu chứng hoặc tiền triệu chứng. Với tất cả các chiến lược này, nên chờ kết quả xét nghiệm trước khi trở lại làm việc để giữ những người lao động bị nhiễm bệnh bên ngoài nơi làm việc.
    • Những người lao động thuộc nhóm 1, đã có tiếp xúc gần với hoặc phơi nhiễm với đồng nghiệp được xác nhận mắc COVID-19 nên được xét nghiệm và cách ly càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ tiếp tục lây truyền tại nơi làm việc. Người lao động nên tuân theo hướng dẫn hiện có về việc tự giám sát bằng cách kiểm tra thân nhiệt hai lần mỗi ngày và theo dõi các triệu chứng. Các chiến lược với các cấp độ nguy cơ lây truyền khác nhau tại nơi làm việc có thể được xem xét cho người lao động thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu đã bị phơi nhiễm nhưng không có triệu chứng ở Nhóm 1 quay lại làm việc với các biện pháp bảo vệ thích hợp tại nơi làm việc. Các chiến lược liên quan đến xét nghiệm nối tiếp (ví dụ: xét nghiệm đường chuẩn và Ngày 3 so với chỉ xét nghiệm đường chuẩn) có nhiều khả năng xác định những người lao động bị nhiễm bệnh hơn là xét nghiệm tại một thời điểm duy nhất. Khi lựa chọn một chiến lược, chủ lao động nên xem xét chiến lược nào cân bằng hợp lý giữa việc duy trì hoạt động với sự an toàn của người lao động. Chiến lược 3 chỉ nên được xem xét trong thời gian thiếu nhân sự quan trọng.
      • Chiến lược 1: Chiến lược dành cho những người lao động bị phơi nhiễm thuộc Nhóm 1 để làm theo các đề xuất hiện có về việc cho họ ngưng làm việc. Những người lao động này được ngưng làm việc và cách ly trong 14 ngày, dựa trên thời gian ủ bệnh, ngay cả khi kết quả xét nghiệm đường chuẩn của họ là âm tính. Chiến lược này cho phép những người lao động đã phơi nhiễm và có thể bị nhiễm bệnh ngưng làm việc một cách đáng tin cậy, hạn chế lây nhiễm cho người khác tại nơi làm việc.
      • Chiến lược 2: Chiến lược này là lựa chọn dựa trên xét nghiệm để quay lại làm việc sớm hơn 14 ngày sau khi phơi nhiễm đối với người lao động thuộc Nhóm 1. Điều này bao gồm xét nghiệm đường chuẩn và xét nghiệm nối tiếp (tức là xét nghiệm lại) cứ mỗi 3 ngày cho đến khi không còn trường hợp mới nào được phát hiện trong nhóm phân loại Nhóm 1. Những người lao động riêng lẻ thuộc Nhóm 1 vẫn không có triệu chứng và có các xét nghiệm âm tính tại đường chuẩn và Ngày 3 có thể trở lại làm việc và sẽ tiếp tục xét nghiệm sau mỗi 3 ngày sau khi trở lại làm việc cho đến khi không có thêm trường hợp mới nào trong nhóm phân loại của người lao động. Với chiến lược này, một số người lao động bị nhiễm bệnh và trở lại làm việc có thể bắt đầu giải phóng vi-rút sau Ngày 3. Sự lây nhiễm ở những người lao động này có thể bị bỏ qua nếu không có xét nghiệm nối tiếp dẫn đến khả năng lây truyền tại nơi làm việc. Những người lao động có xét nghiệm dương tính hoặc trở nên có triệu chứng trong khi cách ly hoặc sau khi trở lại làm việc nên được đưa ra khỏi nơi làm việc, như đã thảo luận ở trên.
      • Chiến lược 3: Trong tình trạng thiếu nhân sự quan trọng, một chiến lược khác để tạo điều kiện để trở lại làm việc sớm là cho phép nhân viên không có triệu chứng ở Nhóm 1 trở lại làm việc sau khi có xét nghiệm đường chuẩn. Trong chiến lược này, khuyến nghị quay trở lại làm việc sẽ tuân theo kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng có thể tiến hành trong khi chờ kết quả, với điều kiện có các biện pháp bảo vệ khác được áp dụng. Trong trường hợp này, nhóm phân loại người lao động này sẽ tiếp tục được xét nghiệm sau mỗi 3 ngày sau khi trở lại làm việc cho đến khi không còn trường hợp mới nào nữa. Người lao động có xét nghiệm dương tính hoặc trở nên có triệu chứng nên được đưa ra khỏi nơi làm việc, như đã thảo luận ở trên. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Xem trang web của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời gian cách ly này.
    • Người lao động ở Nhóm 2 và Nhóm 3: Cần tiếp tục khám sàng lọc để phát hiện các triệu chứng cho người lao động ở Nhóm 2 và 3. Xét nghiệm đường chuẩn có thể được xem xét cho những người lao động này dựa trên đánh giá của chủ lao động về nguy cơ phơi nhiễm tại nơi làm việc hoặc việc khám sàng lọc triệu chứng dương tính. Họ có thể tiếp tục làm việc miễn là họ vẫn không có triệu chứng và nếu được xét nghiệm, xét nghiệm của họ là âm tính.
  5. Những tổ chức nào thực hiện xét nghiệm có thể khác nhau giữa các khu vực phân quyền và có thể bao gồm sở y tế công cộng, phòng khám sức khỏe dành cho nhân viên, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe do chủ lao động yêu cầu, hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại địa phương.
    • Việc sàng lọc triệu chứng, xét nghiệm và theo dõi người tiếp xúc phải được thực hiện theo cách bảo vệ sự bảo mật và quyền riêng tư, trong phạm vi có thể, và phù hợp với luật pháp và quy định hiện hành. Để ngăn chặn sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc, hãy tổ chức khám sàng lọc sức khỏe cho nhân viên một cách riêng tư nhất có thể. Tuân thủ hướng dẫn của Ủy Ban Cơ Hội Việc Làm Công Bằngexternal icon về vấn đề bảo mật bệnh án y khoa từ hoạt động khám sức khỏe.
      Việc sàng lọc triệu chứng khi vào nơi làm việc nên được thiết kế sao cho quy trình sàng lọc được tiến hành theo cách riêng tư nhất có thể, mà không có thông tin cá nhân của người lao động bị nghe lén hoặc truyền đạt không thích hợp bất cứ lúc nào. Vì tiêu chuẩn Tiếp cận hồ sơ y tế và phơi nhiễm của nhân viên của OSHA (29 CFR § 1910.1020biểu tượng bên ngoài) yêu cầu chủ lao động thuộc phạm vi giữ lại bệnh án trong suốt thời gian làm việc cộng thêm 30 năm, có xem xét đến gánh nặng và lợi ích của việc ghi lại các kết quả có thể nhận dạng cá nhân của việc sàng lọc tại lối vào. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe là các tổ chức thuộc phạm vibiểu tượng bên ngoài theo Đạo luật Trách nhiệm và Khả năng Giải quyết Bảo hiểm Y tế (HIPAA) phải tuân thủ các quy tắc của HIPAA. Do "mối đe dọa trực tiếpexternal icon" do COVID-19 gây ra cho đồng nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho người lao động như được mô tả trong hướng dẫn này phải thông báo cho chủ lao động về việc có đủ sức khỏe để thực hiệm nhiệm vụ, đáp ứng những hạn chế tại nơi làm việc của người lao động được xét nghiệm (ví dụ: hạn chế về khả năng vào nơi làm việc, hạn chế làm việc từ xa, v.v.) và nhu cầu truy vết người tiếp xúc của những người lao động khác được coi là có tiếp xúc gần, ngay cả khi điều này có thể cho phép chủ lao động phỏng đoán rằng nhân viên có thể mắc bệnh COVID-19. Tuy nhiên, các nhà cung cấp không nên chia sẻ kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đoán của nhân viên với chủ lao động nếu không có sự cho phép của nhân viên, ngay cả khi sàng lọc tại lối vào, chủ lao động có thể yêu cầu tất cả các nhân viên sẽ vào nơi làm việc nếu họ mắc bệnh COVID-19biểu tượng bên ngoài, hoặc các triệu chứng liên quan đến COVID-19, hoặc hỏi xem họ đã được xét nghiệm SARS-CoV-2 chưa.
    • Các nhà cung cấp nên báo cáo và giải thích kết quả xét nghiệm cho người lao động và thông báo cho sở y tế của tiểu bang, vùng lãnh thổ, bộ lạc hoặc địa phương một cách kịp thời. Khi chủ lao động biết được các ca bệnh, tiêu chuẩn Ghi hồ sơ và Báo cáo về Chấn thương và Bệnh Nghề nghiệp (29 CFR phần 1904biểu tượng bên ngoài), có thể yêu cầu các chủ lao động nhất định lưu giữ hồ sơ thương tích và bệnh nghiêm trọng liên quan đến công việcbiểu tượng bên ngoài bao gồm COVID-19 liên quan đến công việcbiểu tượng bên ngoài.
    • Truy vết người tiếp xúc, cho dù được thực hiện bởi sở y tế hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe do chủ lao động yêu cầu, nên được thực hiện theo cách bảo vệ bí mật và quyền riêng tư của nhân viên mắc bệnh COVID-19, hoặc có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, ở mức độ có thể.
  6. Đảm bảo rằng các chính sách nghỉ bệnh linh hoạt và phù hợp với hướng dẫn y tế công cộng và rằng nhân viên biết và hiểu các chính sách này. Duy trì các chính sách linh hoạt cho phép nhân viên ở nhà chăm sóc thành viên bị bệnh trong gia đình hoặc chăm sóc trẻ em do trường học hoặc nơi chăm trẻ đóng cửa. Sự linh hoạt bổ sung có thể gồm việc báo trước về việc nghỉ ốm trong tương lai và cho phép nhân viên tặng thời gian được phép nghỉ ốm cho nhau. Các chủ lao động hiện không có chế độ nghỉ bệnh cho một số hoặc tất cả nhân viên của họ nên cân nhắc soạn thảo các chính sách "nghỉ bệnh khẩn cấp" mà không áp dụng phạt.

Ghi chú chân trang

1Chủ lao động nên đánh giá gánh nặng và lợi ích của việc ghi lại thân nhiệt của người lao động hoặc yêu cầu họ hoàn thành bảng câu hỏi bằng văn bản.  Các loại sản phẩm văn bản này có thể trở thành hồ sơ phải được lưu giữ trong suốt thời gian làm việc của người lao động cộng thêm 30 năm. Xem tiêu chuẩn Tiếp cận hồ sơ y tế và phơi nhiễm của nhân viên của OSHA (29 CFR § 1910.1020).

Tham Khảo

  1. Treibel, T.A., et al., COVID-19: Sàng lọc PCR cho nhân viên chăm sóc sức khỏe không có triệu chứng tại bệnh viện Luân Đôn. The Lancet, 2020. 395(10237): p. 1608-1610.
  2. Dora, A.V., et al., Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm tổng thể và nối tiếp cho SARS-CoV-2 tại Cơ sở Điều dưỡng Lành nghề Chăm sóc Dài hạn dành cho Cựu chiến binh - Los Angeles, California, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 2020. 69(21): p. 651-655.
  3. Moriarty, L.F., et al., Ứng phó của y tế công cộng với sự bùng phát COVID-19 trên du thuyền - Trên toàn thế giới, từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 2020. 69(12): p. 347-352.
  4. He, X., et al., Động tính tạm thời về giải phóng vi-rút và khả năng lây truyền COVID-19. Nat Med, 2020.

Lưu ý:  Tài liệu này nhằm cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng xét nghiệm thích hợp và không đưa ra cách xác định cho các quyết định thanh toán hoặc phạm vi bảo hiểm của xét nghiệm đó, trừ khi có thể được tham khảo (hoặc quy định) bởi một tổ chức khác hoặc cơ quan liên bang hoặc tiểu bang.

Cập nhật lần cuối ngày 3 tháng 12 năm 2020