Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Sàng Lọc Triệu Chứng COVID-19 cho Học Sinh K-12: Hạn Chế và Lưu Ý

Sàng Lọc Triệu Chứng COVID-19 cho Học Sinh K-12: Hạn Chế và Lưu Ý
Cập nhật ngày 14 tháng 12 năm 2020

Tóm Tắt các Thay Đổi Gần Đây

Tính đến ngày 3 tháng 11 năm 2020

  • Đã thêm lưu đồ và tình huống để làm sáng tỏ những điều cần làm khi có học sinh có các triệu chứng của COVID-19
  • Tích hợp hướng dẫn đã cập nhật cho các trường học và thời điểm cần cách ly

Tổng Quan

Tài liệu này cung cấp hướng dẫn cho các nhà quản trị, nhân viên và y tá tại các trường K-12 về việc sàng lọc triệu chứng COVID-19 để mở cửa trường học cho việc học tập trực tiếp. Hướng dẫn được trình bày chi tiết ở đây chỉ liên quan tới học sinh tại các trường K-12 và chỉ dành riêng cho đối tượng này vì hai lý do:

  1. Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên mắc COVID-19 có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng khác nhau so với người trưởng thành. Xem phần "Thông tin cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhi khoa" để biết thêm thông tin
  2. Các trường K-12 cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phát triển và giáo dục quan trọng cho học sinh và các gia đình. Do đó, việc cho học sinh nghỉ học tại trường sẽ có những hệ quả khác với việc cho các cá nhân ngưng các hoạt động từ các môi trường khác. Điều này làm cho những điều cần lưu ý cho việc sàng lọc triệu chứng cho học sinh ở các trường K-12 sẽ khác so với những nội dung áp dụng ở các môi trường hoặc nhóm dân số khác.

Dựa trên bằng chứng tốt nhất có sẵn tại thời điểm này,

  • CDC hiện không khuyến nghị các trường học tiến hành sàng lọc triệu chứng thường xuyên cho tất cả học sinh từ lớp K-12 (VD: hàng ngày).
  • Phụ huynh, người chăm sóc hoặc người giám hộ ("người chăm sóc") nên được khuyến khích theo dõi triệu chứng mỗi ngày cho con trẻ của họ thông qua việc sàng lọc triệu chứng tại nhà.
  • Học sinh bị bệnh không nên đến trường học.

Mỗi ngày chúng ta lại hiểu thêm về COVID-19 và khi có thêm thông tin, CDC sẽ tiếp tục cập nhật và chia sẻ thông tin với quý vị. Khi có thêm thông tin và hiểu biết về COVID-19, hướng dẫn này có thể thay đổi theo.

Sàng lọc cho giáo viên và nhân viên

Để tìm hiểu thêm về hướng dẫn liên quan đến sàng lọc giáo viên và nhân viên, vui lòng tham khảo Hướng Dẫn Tạm Thời của CDC Dành Cho Các Doanh Nghiệp và Chủ Lao Động về Ứng Phó với Dịch Bệnh Vi-rút Corona 2019 và danh sách kiểm tra độ sẵn sàng trong việc Phòng Ngừa Lây Truyền Giữa Nhân Viên của Bộ Công Cụ Khôi Phục Hoạt Động Kinh Doanh của CDC.

Triệu chứng của COVID-19​​​​​​​

Những người nhiễm COVID-19 có nhiều triệu chứng khác nhau đã được báo cáo - từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19.

Các triệu chứng có thể bao gồm

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Hụt hơi hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Đau đầu
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • Đau họng
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy

Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng của COVID-19. Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên nhiễm COVID-19 có thể gặp phải bất kỳ, tất cả, hoặc không có triệu chứng nào trong số này.

Các giới hạn đối với việc sàng lọc triệu chứng của COVID-19 tại các trường học

Khi được triển khai, việc sàng lọc triệu chứng dùng để xác định những người có thể có các triệu chứng của COVID-19. Những người này sau đó sẽ không được phép vào một môi trường nào đó để giảm nguy cơ lây lan vi-rút gây ra COVID-19. Việc sàng lọc có thể được tiến hành theo nhiều cách và có thể bao gồm việc chỉ đánh giá một triệu chứng của COVID-19 (vd, kiểm tra nhiệt độ hàng ngày để đánh giá xem có bị sốt không) để đánh giá nhiều hoặc tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19.

Không có phương thức đơn lẻ trong việc sàng lọc triệu chứng của COVID-19 phù hợp cho tất cả các nhóm người hoặc bối cảnh, và có  những hạn chế và thách thức trong việc dùng sàng lọc triệu chứng nói chung cũng như việc sử dụng nó như một phần trong chiến lược mở cửa trở lại trường học.

Các giới hạn sàng lọc triệu chứng về COVID-19 đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên

Hiệu quả của việc sàng lọc triệu chứng của COVID-19 tại các trường hiện vẫn chưa biết rõ. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng việc sàng lọc triệu chứng đánh giá tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19 và được các chuyên gia y tế triển khai tại môi trường bệnh viện đã không tìm ra được gần một nửa (45%) số bệnh nhi nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 và 40% trong số những người có các triệu chứng về COVID-19 không có các vi-rút gây bệnh.[1]

Điều này có nghĩa là các trường vẫn cần triển khai các chiến lược giảm thiểu khác để giảm việc lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19 (như những chiến lược được mô tả trong phần Vận hành các trường học khi diễn ra đại dịch COVID-19) ngay cả khi có sử dụng việc sàng lọc triệu chứng.

Sàng lọc triệu chứng sẽ không thể tìm ra được một số học sinh nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19. Việc sàng lọc triệu chứng không thể xác định được những người nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 nhưng không có triệu chứng (không có các triệu chứng) hoặc tiền triệu chứng (chưa bộc lộ các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhưng sau đó sẽ thấy có). Người khác có thể có các triệu chứng quá nhẹ tới mức họ có thể không để ý tới chúng. Trẻ nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 có khả năng không có các triệu chứng hơn so với người lớn hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. [2], [3], [4]Tỉ lệ phần trăm chính xác trẻ bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 nhưng không có triệu chứng vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nghiên cứu có quy mô lớn gần đây cho thấy có khoảng 16% trẻ em nhiễm bệnh không bộc lộ các triệu chứng. [5]

Điều này có nghĩa là dù các trường cố gắng sàng lọc tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19 thì vẫn không xác định được những học sinh không có triệu chứng hoặc tiền triệu chứng và có khả năng lây bệnh cho người khác.

Việc sàng lọc triệu chứng sẽ chỉ xác định rằng người đó có thể bị bệnh chứ không nhất thiết là mắc COVID-19. Không có triệu chứng hoặc một loạt triệu chứng chỉ xảy ra với trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc COVID-19.[6][7][8][9]

  • Nhiều triệu chứng của COVID-19 cũng là các triệu chứng của bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm. Ví dụ, sốt và ho là các triệu chứng thường gặp nhất được báo cáo ở trẻ em mắc COVID-19 và cũng xuất hiện ở nhiều bệnh lây nhiễm khác. Tình trạng giống nhau giữa các triệu chứng về COVID-19 và các căn bệnh truyền nhiễm thông thường khác có nghĩa rằng một số người có các triệu chứng COVID-19 có thể mắc bệnh khác. Điều này có thể đúng ngay cả với trẻ nhỏ vì chúng thường có nhiều bệnh vi-rút mỗi năm.
  • Học sinh với các bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc dị ứng có thể có các triệu chứng như ho hoặc nghẹt mũi mà không mắc bệnh lây nhiễm nào. Trẻ nhỏ mắc các bệnh mãn tính khác như các bệnh ảnh hưởng đến dạ dày hoặc ruột (ví dụ: bệnh Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích) cũng có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của COVID-19. Đối với nhiều học sinh mắc bệnh mãn tính, các triệu chứng có thể tái phát thường xuyên trong suốt cả năm.
  • Vì nhiều triệu chứng COVID-19 cũng xuất hiện ở cả các bệnh khác, việc sàng lọc triệu chứng có khả năng cho học sinh nghỉ học ở trường nhiều lần dù chúng không bị COVID-19 hoặc bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là khi những biện pháp sàng lọc đó đánh giá nhiều hoặc tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19.
Bảng. Nhiều triệu chứng của COVID-19 cũng xuất hiện trong các bệnh thông thường
Triệu chứng của COVID-19​​​​​​​ Viêm họng liên cầu khuẩn Cảm lạnh thông thường Cúm Bệnh hen Dị ứng theo mùa
Sốt hoặc ớn lạnh X X
Ho X X X X
Đau họng X X X X
Hụt hơi hoặc khó thở X
Mệt mỏi X X X X
Buồn nôn hoặc Nôn mửa X X
Tiêu chảy X X
Ngạt mũi hoặc Chảy nước mũi X X X
Đau cơ hoặc đau người X X X

Chú ý: Bảng trên không bao gồm tất cả các triệu chứng của COVID-19

Có bản để tải xuống pdf icon[PDF - 1 trang]

Những thách thức riêng khi sàng lọc triệu chứng tại trường học

Các trường học đối mặt với các thách thức cụ thể không nhất thiết xuất hiện trong các môi trường khác khi triền khai việc sàng lọc triệu chứng. Điều này là vì các trường có vai trò riêng không chỉ trong cuộc sống của học sinh và gia đình học sình mà còn trong cộng đồng rộng lớn hơn.

  • Sàng lọc triệu chứng có thể cần phải tiếp xúc gần hoặc thường xuyên tương tác giữa những người sàng lọc với nhau (nhân viên trường hoặc tình nguyện viên) và nhiều học sinh. Điều này có thể gia tăng nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 cho người sàng lọc hoặc gây khó khăn về mặt hậu cần cho các trường không có không gian dành riêng cho hoạt động này. Trong các trường không có y tá, nhân viên không phải là chuyên viên y tế có thể được đề nghị đánh giá các triệu chứng của học sinh và đưa ra các quyết định khó khăn về việc học sinh nào nên cho nghỉ học tại trường.
  • Việc sàng lọc triệu chứng có khả năng cho một số học sinh nhất định nghỉ học tại trường nhiều lần, chẳng hạn như những học sinh mắc bệnh mãn tính, mặc dù chúng không bị COVID-19 hoặc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào. Điều này đặc biệt đúng khi sàng lọc triệu chứng được thực hiện bởi những người chưa qua đào tạo hoặc không có kiến thức cơ bản để hiểu tình trạng sức khỏe của học sinh, có khả năng dẫn đến sàng lọc dương tính giả qua việc xác định các triệu chứng bệnh mãn tính là triệu chứng của COVID-19. Điều này có thể gia tăng thêm sự bất bình đẳng đối với những học sinh đã nghỉ học thường xuyên vì các bệnh mãn tính.

Việc cho học sinh nghỉ học lâu hơn những gì thường được yêu cầu trong các chính sách hiện hành của trường học - mà không xem xét sức khỏe thông thường của học sinh và không đánh giá khả năng học sinh đã tiếp xúc với vi-rút gây bệnh COVID-19 - rủi ro lặp lại, việc học sinh vắng mặt dài hạn và không cần thiết cũng như tổn hại có thể có ngoài dự kiến.

  • Sàng lọc triệu chứng không dùng để chẩn đoán ai đó đang mắc COVID-19.Khi một học sinh bộc lộ các triệu chứng có thể là COVID-19, nhân viên trường học không chỉ phải xác định xem có nên cho học sinh đó nghỉ học tại trường hay không, mà họ còn phải xác định các chính sách liên quan tới thời điểm an toàn cho phép học sinh đó quay lại trường học. Hầu hết các bệnh không yêu cầu áp dụng cùng các biện pháp phòng ngừa hoặc thời gian cách ly như bệnh COVID-19.

Vì những hạn chế và thách thức này, CDC hiện không khuyến nghị thực hiện sàng lọc triệu chứng của COVID-19 tại trường học thường xuyên (như hàng ngày) cho tất cả các học sinh. Tuy nhiên, học sinh vẫn không nên đến trường khi đã bị bệnh.

Các trường có thể giảm thiểu một số hạn chế và thách thức đối với sàng lọc triệu chứng và giúp giảm lây lan  vi-rút gây bệnh COVID-19 bằng cách

  • Khuyến khích các gia đình kiểm tra sức khỏe học sinh và giữ học sinh ở nhà khi bị bệnh.
  • Nhấn mạnh việc sàng lọc triệu chứng tại nhà hoặc nhận biết các triệu chứng gợi ý của bệnh truyền nhiễm nói chung thay vì sàng lọc toàn diện cho tất cả các triệu chứng đã biết của COVID-19
  • Các quyết định về việc trở lại trường học an toàn dựa vào khả năng rằng các triệu chứng của học sinh là từ COVID-19

Chiến lược tại nhà

Các trường học có thể xem xét các chính sách hiện có về việc học sinh bị bệnh và cân nhắc việc nâng cao các chính sách đó bằng cách yêu cầu các gia đình tham gia khám sàng lọc tại nhà. Phương thức tiếp cận này dựa vào học sinh và người chăm sóc của họ để xác định thời điểm học sinh có thể có các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm và đưa ra hành động (chẳng hạn như ở nhà). Một số lợi ích của phương thức này bao gồm

  • Sử dụng kiến thức của người chăm sóc về sức khỏe của con em họ để xác định thời điểm chúng có thể có các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm
  • Khuyến khích người chăm sóc tham gia vào việc ra quyết định và thảo luận về sức khỏe của con em họ
  • Xác định những học sinh có thể mắc bệnh truyền nhiễm trước khi các em đến trường, hạn chế tiếp xúc giữa các học sinh có khả năng mắc bệnh và người khác trong quá trình di chuyển tới trường và sau khi đến trường
  • Tránh tương tác lặp lại trong khi sàng lọc giữa nhân viên trường học hoặc tình nguyện viên và học sinh có thể nhiễm COVID-19.

Quyết định thời điểm và thời gian sinh viên nên ở nhà

Để các trường học và gia đình ra quyết định sáng suốt về thời điểm học sinh nên ở nhà và thời điểm an toàn để học sinh trực tiếp quay lại trường, có hai câu hỏi  mà quý vị cần xem xét

  1. Các triệu chứng của học sinh đó là gì? và
  2. Các triệu chứng này xuất hiện trong hoàn cảnh nào?

Phần 1: Các triệu chứng của bệnh lây nhiễm

Việc sàng lọc triệu chứng không nên cố xác định mọi triệu chứng đã biết của COVID-19. Không có triệu chứng đơn lẻ nào chỉ ra rằng ai đó mắc COVID-19 và nhiều triệu chứng COVID-19 có thể xảy ra khi một người không mắc COVID-19 hay bất kỳ căn bệnh lây nhiễm nào. Thay vào đó, hãy dùng việc sàng lọc triệu chứng để xác định xem một học sinh hiện có đang mắc bệnh truyền nhiễm mà các em có thể truyền cho người khác không.

Việc có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thường gợi ý một học sinh mắc bệnh truyền nhiễm và không nên đến trường, bất kể bệnh đó có phải là COVID-19 không. Đối với những học sinh mắc bệnh mãn tính, việc sàng lọc dương tính nên thể hiện sự thay đổi trong tình trạng sức khỏe điển hình của họ.

  • Nhiệt độexternal icon 100,4 độ Fahrenheit trở lên
  • Đau họng
  • Ho (đối với học sinh bị ho mãn tính do dị ứng hoặc hen suyễn, sự thay đổi trong tình trạng ho của họ so với chuẩn ban đầu)
  • Khó thở (đối với học sinh bị hen suyễn, sự thay đổi trong tình trạng thở chuẩn ban đầu của họ)
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa
  • Khởi phát triệu chứng mới là đau đầu dữ dội, đặc biệt là kèm sốt.

Học sinh không nên trực tiếp đến trường học nếu chúng hoặc người chăm sóc nhận thấy có diễn tiến mới của bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

Biểu mẫu sàng lọc tại nhà

Các trường học có thể sử dụng mẫu dưới đây để chia sẻ với người chăm sóc và hỗ trợ báo cáo hàng ngày.

Sàng lọc triệu chứng tại nhà

Người chăm sóc:  Nếu con em quý vị có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cháu có thể đã mắc bệnh và có thể làm lây bệnh sang người khác.

Kiểm tra ba triệu chứng sau đây ở con em quý vị trước khi cháu đi học.

  • Chỉ kiểm tra triệu chứng nếu thấy có thay đổi từ tình hình sức khỏe bình thường hoặc ban đầu.
    • Thân nhiệtexternal icon 100,4 độ F trở lên
    • Đau họng
    • Ho (đối với học sinh bị ho mãn tính do dị ứng hoặc hen suyễn, sự thay đổi trong tình trạng ho của họ so với chuẩn ban đầu)
    • Khó thở (đối với học sinh bị hen suyễn, sự thay đổi trong tình trạng thở chuẩn ban đầu của họ)
    • Tiêu chảy hoặc nôn mửa
    • Khởi phát triệu chứng mới là đau đầu dữ dội, đặc biệt là kèm sốt.

Nếu con em quý vị CÓ bất kỳ triệu chứng nào ở trên:

  • Giữ ở nhà, không để chúng tới trường
  • Cân nhắc xem con quý vị có cần gặp nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khả năng được xét nghiệm COVID-19 không. CDC có sẵn Bộ Công Cụ Tự Kiểm Tra Vi-rút Corona* trên trang web của mình, có thể giúp quý vị đưa ra quyết định liên quan tới việc chăm sóc y tế đối với khả năng nhiễm COVID-19
  • Liên hệ với trường học của con quý vị [CHÈN HƯỚNG DẪN BÁO CÁO CỦA TRƯỜNG] và báo rằng con quý vị đang bị bệnh. Trường học có thể hỏi thêm một số câu hỏi giúp xác định thời điểm an toàn để con quý vị quay lại trường học.

Nếu con quý vị KHÔNG có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy:

  • Đưa trẻ tới trường như bình thường.

*Bộ Công Cụ Tự Kiểm Tra Vi-rút Corona: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/coronavirus-self-checker.html

Phần 2: Bối cảnh của triệu chứng

Nguy cơ phơi nhiễm loại vi-rút gây bệnh COVID-19

Những câu hỏi này có thể giúp các trường đánh giá nguy cơ mà một học sinh đã phơi nhiễm với COVID-19. Thông tin này sẽ giúp xác định thời điểm các triệu chứng của học sinh có nhiều khả năng là do COVID-19 gây ra. Việc chỉ có các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm thôi không nên được xem như là chẩn đoán bị COVID-19. Khoảng thời gian nghỉ học thích hợp nhất nên dựa trên khả năng (các) triệu chứng của học sinh thể hiện bệnh COVID-19 thay vì một bệnh lây nhiễm khác.

Trường học và phụ huynh nên thận trọng hơn trong việc cho học sinh có các triệu chứng của bệnh COVID-19 ở nhà nếu có khả năng cao hơn rằng các triệu chứng của học sinh là do COVID-19 gây ra.

Các học sinh có nhiều khả năng nhiễm bệnh COVID-19 nếu

  1. Học sinh đã tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet trong tổng thời gian từ 15 phút trở lên) với một người nhiễm COVID-19 đã được phòng thí nghiệm xác nhận hoặc có khả năng nhiễm, hoặc
  2. Nếu câu trên có đáp án là "không", nhưng học sinh đi học tại một trường trong khu vực có nguy cơ lây truyền trung bình trở lên theo Chỉ Báo và Ngưỡng của CDC về nguy cơ xâm nhập và lây truyền COVID-19 trong trường

Trong tình huống A, học sinh đó đã biết là có phơi nhiễm gần đây với vi-rút gây bệnh COVID-19 và có khả năng cao hơn rằng các triệu chứng của chúng là do COVID-19. Những học sinh chưa từng tiếp xúc gần cần được đánh giá cho tình huống B.

Trong tình huống B, khả năng học sinh đã tiếp xúc với vi-rút mà không biết sẽ tăng lên nhưng không chắc chắn. Các trường nên làm việc với các nhân viên y tế địa phương để xác định nguy cơ lây truyền trong trường dựa trên Các chỉ báo và ngưỡng nguy cơ xâm nhập và lây truyền COVID-19 trong trường học của CDC và cập nhật thông tin này thường xuyên cho phụ huynh.

Học sinh đáp ứng một trong các tiêu chí này nên được giới thiệu đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ và / hoặc các nhân viên y tế công cộng địa phương để đánh giá thêm và có thể được xét nghiệm. Tuy nhiên, việc liên hệ với các nhân viên y tế công cộng là đặc biệt quan trọng đối với những học sinh đáp ứng tiêu chí A vì họ đã biết về việc có phơi nhiễm (tiếp xúc gần) với người nhiễm COVID-19.

Các tình huống để quay lại trường học trực tiếp

Các trường nên đưa ra quyết định về thời điểm an toàn cho các học sinh có triệu chứng  (nói cách khác là những em có câu trả lời "có' ở Phần 1 nói trên) được ở gần người khác và trở lại học tại trường dựa trên các câu trả lời được đưa ra trong Phần 2 ở trên và kết quả xét nghiệm vi-rút COVID-19, nếu có. Những người chăm sóc học sinh có triệu chứng nên được khuyến khích tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con em họ để xác định thời điểm phù hợp cần xét nghiệm COVID-19.

Học sinh trong tình huống sau bao gồm những em trả lời CÓ ở bất kỳ nội dung nào trong Phần 1 nói trên:

Tình huống 1: Học sinh có triệu chứng nhưng không có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19 (hay nói cách khác, trả lời KHÔNG cho cả hai phần của Phần 2 ở trên)

  • Học sinh này nên ở nhà đến khi các triệu chứng được cải thiện theo các chính sách hiện có của trường, thông thường, ít nhất 24 giờ sau khi em đó không còn bị sốt (nhiệt độ 100,4 trở lên) hoặc các dấu hiệu của sốt (ớn lạnh, cảm thấy nóng, mặt ửng đỏ hoặc toát mồ hôi) mà không dùng thuốc hạ sốt (VD: acetaminophen hoặc ibuprofen).

Tình huống 2: Học sinh có triệu chứng và đã có tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet với tổng thời gian 15 phút trở lên) với người nhiễm COVID-19 (hay nói cách khác, trả lời CÓ cho Phần 2A).

  • Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính  với COVID-19, học sinh sẽ không được tới trường và nên được cách ly đến:
    • Ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng  xuất hiện lần đầu tiên VÀ
    • 24 giờ không bị sốt mà không dùng thuốc hạ sốt VÀ
    • Các triệu chứng khác của COVID-19 đang cải thiện (xem phần Cách ly nếu quý vị bị bệnh để biết thêm thông tin)
  • Nếu học sinh đó có kết quả xét nghiệm  âm tính  với COVID-19 hoặc không được xét nghiệm, chúng vẫn phải thực hiện cách ly đủ 14 ngày kề từ lần tiếp xúc cuối cùng với người nhiễm bệnh trước khi quay lại trường học vì học sinh vẫn có thể phát bệnh COVID-19 trong tối đa 14 ngày sau khi phơi nhiễm. Để bảo vệ tốt nhất cho học sinh và những người khác, hãy yêu cầu học sinh ở nhà đủ 14 ngày. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này. (Xem phần Thời điểm cách ly để biết thêm thông tin.)

Tình huống 3: Học sinh có triệu chứng mà không biết có tiếp xúc gần  với người nhiễm bệnh hay không NHƯNG có tới trường có nguy cơ lây truyền bệnh ở mức trung bình hoặc cao hơn (hay nói cách khác, trả lời KHÔNG ở Phần 2A nhưng trả lời CÓ ở Phần 2B ở trên)

  • Nếu học sinh đó có kết quả xét nghiệm  dương tính với COVID-19 hoặc nếu  không được xét nghiệm, em đó sẽ không được tới trường và nên được cách ly đến
    • Ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng  xuất hiện lần đầu tiên VÀ
    • 24 giờ không bị sốt mà không dùng thuốc hạ sốt VÀ
    • Các triệu chứng khác của COVID-19 đang cải thiện (xem phần Cách ly nếu quý vị bị bệnh để biết thêm thông tin)
  • Nếu học sinh đó có kết quả xét nghiệm âm tính, các triệu chứng đó có thể là từ một bệnh lây nhiễm khác. Vì học sinh này KHÔNG có sự tiếp xúc gần đã xác định, em đó có thể trở lại trường học sau khi các triệu chứng đã được cải thiện theo các chính sách hiện có của trường, như các chính sách được mô tả trong Tình huống 1 ở trên.

Với mỗi tình huống trong số này,  sau khi hoàn tất giai đoạn cách ly hoặc cô lập thích hợp, các trường không nên yêu cầu kết quả xét nghiệm vi rút COVID-19 hoặc giấy báo của bác sĩ để trở lại trường.

LƯU Ý:  Các tình huống trên mô tả chính sách quay lại trường học cho những học sinh có các triệu chứng về bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra (tức là trả lời CÓ trong Mục 1). 

Những người không có triệu chứng và đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 cũng nên tự cách ly trong 14 ngày kể từ lần tiếp xúc gần nhất với người bị lây nhiễmĐể bảo vệ tốt nhất cho học sinh và những người khác, hãy yêu cầu học sinh ở nhà đủ 14 ngày. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này. Xem phần Thời điểm cách ly để biết thêm thông tin.

Nếu cá nhân này sau đó bộc lộ các triệu chứng, họ sẽ cần phải tự cô lập ít nhất 10 ngày kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng và đáp ứng các tiêu chí bổ sung được mô tả trong hướng dẫn Cô lập nếu quý vị bị bệnh của CDC. Kết quả là một số cá nhân có thể có tổng thời gian cách ly cộng với thời gian cô lập trên 14 ngày.

Học sinh mắc bệnh tại trường

Một số học sinh có thể bộc lộ các triệu chứng bệnh lây nhiễm khi ở trường học. Các trường học xác định học sinh có triệu chứng trong khi ở trường học nên làm theo các bước có trong phần "Học sinh bị bệnh" của CDC để biết những gì cần làm tiếp theo. Điều này bao gồm việc thông báo cho người chăm sóc của học sinh và đề xuất nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khám bệnh và xét nghiệm hoặc bắt đầu xét nghiệm tại trường học, nếu có sẵn. Các trường nên làm việc với học sinh và người chăm sóc của học sinh để đưa ra quyết định cho nghỉ học và quay trở lại trường dựa trên cùng các tiêu chí được trình bày chi tiết cho việc sàng lọc tại nhà ở trên.

Quy trình cách ly tại trường

Khi học sinh bộc lộ các triệu chứng của bệnh lây nhiễm, trường học nên có biện pháp cô lập các em với các học sinh khác và nhân viên.

Học sinh có bất kỳ triệu chứng nào trong Phần 1 nói trên đều phải tuân thủ chính sách quản lý bệnh hiện tại của trường để giảm thiểu khả năng lây truyền cho người khác và cho phép các triệu chứng được khắc phục (ít nhất 24 giờ không bị sốt mà không sử dụng các loại thuốc hạ sốt hoặc theo chính sách quản lý bệnh hiện hành của trường).

Học sinh có hình thành bất cứ triệu chứng nào trong Phần 1 nói trên khi đang ở trường đều phải được đưa vào khu vực cách ly (lý tưởng là có kèm nhà vệ sinh), tách biệt với nhân viên và các học sinh khác:

  • Nhân viên y tá trường học tương tác vói học sinh bị bệnh khi ở trường học nên sử dụng  Khuyến Cáo Tạm Thời về Kiểm Soát và Phòng Ngừa Lây Nhiễm cho Nhân Viên Y Tế trong Đại Dịch Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19) khi chăm sóc người bệnh.
  • Học sinh bị bệnh và chưa đeo khẩu trang nên được cung cấp khẩu trang để đeo trừ khi học sinh đó có chống chỉ định để làm vậy. (Xem Lưu ý cho việc đeo khẩu trang để biết thêm thông tin.)
  • Học sinh bị bệnh nên trở về nhà hoặc đến cơ sở chăm sóc sức khỏe tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của triệu chứng và tuân theo Hướng dẫn của CDC về chăm sóc bản thân và người khác đang bị bệnh.
    • Nếu học sinh cũng đã có câu trả lời CÓ cho một trong các câu hỏi ở Phần 2 nói trên và trường cần gọi xe cứu thương hay đưa học sinh đến bệnh viện, thì trước tiên trường phải cảnh báo cho nhân viên y tế rằng học sinh đó có thể đã tiếp xúc với người mắc COVID-19.
  • Sau khi học sinh rời khỏi khu vực cô lập, nhân viên nhà trường nên làm theo Những điều cần lưu ý để làm sạch và khử trùng cơ sở của quý vịcủa CDC.
  • Lưu ý: Khi xây dựng kế hoạch đưa học sinh có triệu chứng vào khu vực cô lập, các trường học cần lưu ý để đảm bảo rằng học sinh được cô lập theo phương thức không có sự đe dọa, có người lớn để mắt tới và trong thời gian ngắn nhất có thể. Nếu nhiều cá nhân trong một trường bị bệnh cùng một lúc, lý tưởng nhất là mỗi người nên được cô lập riêng biệt để tránh phơi nhiễm không cần thiết trong trường hợp một hoặc nhiều người bị bệnh không nhiễm COVID-19.

Các thông tin bổ sung liên quan đến các hành động cần thực hiện cho học sinh bị bệnh khi ở trường có sẵn tại:

Biểu đồ Tiến trình Những điều cần làm nếu có học sinh bị bệnh tại trường học hoặc có báo cáo chẩn đoán ca nhiễm COVID-19 mới

Những điều cần lưu ý nếu các trường chọn thực hiện sàng lọc triệu chứng

Mặc dù CDC hiện không khuyến nghị các trường học tiến hành sàng lọc triệu chứng, cho các trường chọn thực hiện sàng lọc tại chỗ, CDC cung cấp các mục sau:

  • Xem xét bằng chứng khoa học đã nêu trước đó và cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích đối với học sinh, nhân viên và cộng đồng rộng lớn hơn.
  • Xem xét cách thức các chính sách của trường học liên quan đến sàng lọc triệu chứng có thể cân bằng giữa các nguồn lực cần thiết và tính khả thi của việc triển khai và nguy cơ lây truyền bệnh trong các trường học.
  • Xem xét cách thức để giảm thiểu khả năng loại trừ các học sinh không bị nhiễm COVID-19 khỏi các trải nghiệm phát triển quan trọng và giảng dạy thiết yếu.

Trước khi tiến hành sàng lọc hoặc chia sẻ thông tin nhận dạng cá nhân về học sinh liên quan đến COVID-19 với các nhà chức trách y tế công cộng hoặc các nhân viên khác, hãy cân nhắc các yêu cầu của liên bang, tiểu bang và địa phương, bao gồm các điều khoản trong Đạo luật về Quyền riêng tư và Quyền Giáo dục Gia đình (FERPA).  Một số yếu tố mà các trường học có thể cân nhắc bao gồm:

Tính khả thi

  • Nếu trường học triển khai sàng lọc triệu chứng, liệu có đủ nhân viên được đào tạo đầy đủ về quy trình sàng lọc cũng như việc đeo và cởi trang bị bảo hộ cá nhân không (PPE)?
  • Làm sao để xác minh kết quả sàng lọc?
  • Trường học có sẵn đầy đủ số lượng các trang thiết bị thích hợp (ví dụ: nhiệt kế, PPE) không?
  • Cách thức để đảm bảo vệ sinh và khử trùng đúng cách khu vực sàng lọc và thiết bị?
  • Các quy trình tiến hành sàng lọc tại chỗ có đảm bảo người thực hiện sàng lọc và học sinh duy trì khoảng cách an toàn trong quá trình thực hiện không?
  • Những hình thức bảo vệ đưa ra cho nhân viên có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng là gì?
  • Nhà trường sẽ triển khai những chiến lược xét nghiệm gì để có thể đánh giá thêm những học sinh có các triệu chứng dương tính? (Xem phần Cân nhắc về xét nghiệm trong các trường K-12.)

Giảm thiểu tác hại

  • Cần có những chiến lược gì để giảm thiểu tác hại cho học sinh và gia đình của họ khi học sinh được cho nghỉ học, chẳng hạn như những học sinh phụ thuộc vào bữa ăn ở trường hoặc ảnh hưởng đến khả năng làm việc của phụ huynh trong trường hợp các biện pháp sàng lọc xác định sai các triệu chứng mãn tính của học sinh thành triệu chứng của COVID-19?
  • Học sinh mắc các bệnh mãn tính hoặc có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt sẽ được hỗ trợ như thế nào để giảm thiểu nguy cơ sàng lọc sai các triệu chứng mãn tính thành triệu chứng của COVID-19?
  • Cách thức để giảm bớt sự kỳ thị đối với những học sinh sàng lọc dương tính với các triệu chứng của COVID-19, bất kể họ có mắc COVID-19 hay không?
  • Tác động tinh thần của việc sàng lọc hàng ngày đối với trẻ nhỏ là gì và làm cách nào để giảm bớt nỗi lo sợ về các quy trình giảm thiểu mới, chẳng hạn như người lớn sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE)?
  • Làm sao để học sinh bị bệnh có cơ hội bù đắp các lớp học đã bỏ lỡ mà không bị phạt để giảm bớt lo lắng về tinh thần hoặc thể chất về các cơ hội học tập đã bỏ lỡ khi các biện pháp sàng lọc xác định sai các triệu chứng mãn tính của học sinh thành triệu chứng của COVID-19?

Mức độ lây truyền cộng đồng trong khu vực

  • Nếu có tình trạng lây truyền COVID-19 ở mức tối thiểu trong cộng đồng, việc sàng lọc triệu chứng sẽ có thể xác định người có các triệu chứng và mắc bệnh khác không phải là COVID-19. Việc sàng lọc triệu chứng trong tình huống này sẽ có nhiều khả năng xác định các bệnh hoặc tình trạng khác, không phải COVID-19, bao gồm một số triệu chứng mạn tính nhất định, một số triệu chứng có thể không cần phải ở nhà.
  • Khi sự lây truyền cộng đồng diễn ra nhiều hơn, các cá nhân có triệu chứng có khả năng thực sự mắc COVID-19 cao hơn. Do đó, việc sàng lọc triệu chứng có thể hữu ích hơn khi tình trạng lây truyền COVID-19 trong cộng đồng ở mức cao.

Khuyến cáo của cơ quan y tế công cộng địa phương

  • Bất kể các yếu tố trên, các trường học phải đảm bảo rằng chính sách của họ tuân theo các khuyến nghị của nhân viên y tế công cộng địa phương và đồng nhất với luật pháp Liên bang, tiểu bang và địa phương, bao gồm FERPA.
  • Các trường chọn triển khai sàng lọc các triệu chứng nên liên hệ với sở y tế địa phương nếu có thắc mắc về phương thức và việc triển khai.
  • Ngoài ra, các trường học cần tiếp tục giám sát việc tuân thủ các loại chủng ngừa cần có để có thể trực tiếp tham gia học ở trường.

Lưu ý: Việc sàng lọc các triệu chứng nhằm giảm lây truyền từ người có khả năng nhiễm bệnh sang người khác.

Việc sàng lọc triệu chứng không được thiết kế để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh tật ở người bị nhiễm bệnh, nguy cơ diễn tiến thành bệnh nghiêm trọng của người đó hoặc nhu cầu cần được chăm sóc y tế của người đó. CDC có bộ tự kiểm tra về COVID-19 nhằm giúp người chăm sóc trẻ em có các triệu chứng COVID-19 đánh gia liệu họ có nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con em mình có sẵn tại mục Bộ tự kiểm tra về vi-rút Corona.

Tham Khảo

[1] Poline J, Gaschignard J, Leblanc C, Madhi F, Foucaud E, Nattes E, Faye A, Bonacorsi S, Mariani P, Varon E, Smati-Lafarge M. “Systematic SARS-CoV-2 screening at hospital admission in children: a French prospective multicenter study.” Clinical Infectious Diseases (2020).

[2] Davies, N.G., Klepac, P., Liu, Y. et al. Age-dependent effects in the transmission and control of COVID-19 epidemics. Nat Med (2020). https://doi.org/10.1038/s41591-020-0962-9external icon

[3] Assaker, Rita, Anne-Emmanuelle Colas, Florence Julien-Marsollier, Béatrice Bruneau, Lucile Marsac, Bruno Greff, Nathalie Tri, Charlotte Fait, Christopher Brasher, and Souhayl Dahmani. “Presenting symptoms of COVID-19 in children: a meta-analysis of published studies.” BJA: British Journal of Anaesthesia (2020). https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0007091220304086?via%3Dihubexternal icon

[4] Dong, Yuanyuan, Xi Mo, Yabin Hu, Xin Qi, Fan Jiang, Zhongyi Jiang, and Shilu Tong. “Epidemiology of COVID-19 among children in China.” Pediatrics 145, no. 6 (2020). https://pediatrics.aappublications.org/content/145/6/e20200702external icon

[5] Assaker, Rita, et al. “Presenting symptoms of COVID-19 in children: a meta-analysis of published studies.” BJA: British Journal of Anaesthesia (2020).

[6] Clemency, Brian M., Renoj Varughese, Danielle K. Scheafer, Brian Ludwig, Jacob V. Welch, Robert F. McCormack, Changxing Ma, Nan Nan, Theresa Giambra, and Thomas Raab. “Symptom Criteria for COVID‐19 Testing of Heath Care Workers.” Academic Emergency Medicine 27, no. 6 (2020): 469-474.

[7] Roland, Lauren T., Jose G. Gurrola, Patricia A. Loftus, Steven W. Cheung, and Jolie L. Chang. “Smell and taste symptom‐based predictive model for COVID‐19 diagnosis.” In International Forum of Allergy & Rhinology. 2020.

[8] Stokes EK, Zambrano LD, Anderson KN, et al. Coronavirus Disease 2019 Case Surveillance — United States, January 22–May 30, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020;69:759–765. DOI: http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.mm6924e2externalexternal icon.

[9]Assaker, Rita, et al. “Presenting symptoms of COVID-19 in children: a meta-analysis of published studies.” BJA: British Journal of Anaesthesia (2020).

Cập nhật lần cuối ngày 14 tháng 12 năm 2020