Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Thông tin dành cho y tá nhà trường và nhân viên y tế (HCP) khác làm việc tại trường học và cơ sở trông trẻ

Thông tin dành cho y tá nhà trường và nhân viên y tế (HCP) khác làm việc tại trường học và cơ sở trông trẻ
Cập nhật ngày 3 tháng 12 năm 2020

Y tá nhà trường và các nhân viên y tế (HCP) khác đóng vai trò quan trọng trong việc mở cửa trường học và cơ sở trông trẻ phục vụ học tập và các hoạt động khác tại cơ sở cũng như duy trì hoạt động của những nơi này trong đại dịch COVID-19.  Y tá nhà trường và HCP khác sẽ phải đánh giá triệu chứng hoặc tình trạng phơi nhiễm của học sinh, hỗ trợ ban giám hiệu và giáo viên thực hiện các chiến lược giảm thiểu, trợ giúp truy dấu người tiếp xúc, duy trì hoạt động phòng y tế nhà trường, hỗ trợ thực hiện chiến lược xét nghiệm tại trường, đồng thời hỗ trợ cho học sinh, gia đình và nhân viên của trường. Những thông tin và tài nguyên dưới đây có thể giúp họ thực hiện vai trò, trách nhiệm mới này trong đại dịch COVID-19. Chúng tôi cũng cung cấp cả tài nguyên về vấn đề tự chăm sóc.

COVID-19 và trẻ em

Dù so với người trưởng thành thì số trẻ em được báo cáo mắc COVID-19 tại Hoa Kỳ trong đại dịch là ít hơn, song số trẻ em và trẻ vị thành niên mắc COVID-19 đã và đang tăng lên kể từ đầu đại dịch đến nay. Trẻ em có thể nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 (SARS-CoV-2), có thể mắc bệnh COVID-19 và có thể làm lây lan vi-rút sang người khác. Hầu hết trẻ em bị lây nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 đều có triệu chứng nhẹ và một số em hoàn toàn không có triệu chứng. Một số trẻ có thể mắc bệnh rất nặng do COVID-19, có nghĩa là các em có thể phải nhập viện, vào khoa săn sóc đặc biệt, sử dụng máy thở hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng của COVID-19 tương tự nhau ở người lớn và trẻ em và có thể tương tự như những bệnh khác, ví dụ như cảm lạnh, viêm họng do liên cầu khuẩn, cúm hoặc dị ứng.  Để biết thêm thông tin về bệnh cúm, truy cập Thông tin về bệnh cúm dành cho nhân viên y tếSự khác nhau giữa cúm và COVID-19.

Các trẻ có bệnh nền có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn. Ngoài ra, một số trẻ có thể phát bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 được gọi là Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Để biết thêm thông tin, truy cập Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhi khoa.

Chiến lược giảm thiểu dành cho trường học và cơ sở trông trẻ

Các chiến lược giảm thiểu phải được phân tầng, áp dụng nhiều chiến lược đồng thời, để ngăn chặn sự lây lan của chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Các chiến lược giảm thiểu quan trọng dành cho trường học là:

Để biết thông tin về việc bảo vệ nhân viên nhà trường, truy cập Bảo vệ nhân viên nhà trường trước COVID-19.

Cách ly tập trung, cách ly y tế, sàng lọc triệu chứng và xét nghiệm cho trẻ em

Cách ly tập trung và cách ly y tế là các biện pháp y tế công cộng được sử dụng để ngăn chặn phơi nhiễm cho những người có hoặc có thể có bệnh truyền nhiễm. Cách ly giữ người phơi nhiễm vi-rút tránh xa người khác trong giai đoạn ủ bệnh (14 ngày), còn cô lập ngăn cho người bị nhiễm vi-rút ở gần người khác trong giai đoạn lây nhiễm (10 ngày). Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.

Hiện CDC không khuyến cáo các trường học tiến hành sàng lọc triệu chứng đối với học sinh, nhưng phụ huynh và người chăm sóc được đặc biệt khuyến khích theo dõi triệu chứng bệnh lây nhiễm ở con em mình mỗi ngày. Học sinh bị bệnh không nên đến trường học. Để biết thêm thông tin về việc sàng lọc triệu chứng, những điều cần làm khi học sinh có triệu chứng của COVID-19 và thời điểm học sinh đó có thể đi học trở lại, truy cập Sàng lọc triệu chứng tại trường học.

CDC khuyến cáo thực hiện xét nghiệm cho người có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của COVID-19tất cả những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19. Để biết thêm thông tin, truy cập Tổng quan về xét nghiệm dành cho HCP, thông tin cho Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhi khoa và  Những điều cần cân nhắc khi xét nghiệm tại trường học K-12.

Truy dấu người tiếp xúc tại trường học

Truy dấu người tiếp xúc là hoạt động cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Truy dấu người tiếp xúc là quy trình thông báo cho mọi người (người tiếp xúc) về khả năng họ phơi nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19, cung cấp thông tin về vi-rút, đưa ra hướng dẫn cách ly và theo dõi triệu chứng cũng như giới thiệu tới dịch vụ xét nghiệm, lâm sàng và các dịch vụ khác nếu cần. Y tá nhà trường và HCP khác tại trường học và cơ sở trông trẻ có thể được yêu cầu hỗ trợ ban giám hiệu và viên chức y tế công cộng trong việc truy dấu người tiếp xúc. Để biết thêm thông tin, truy cập Nghiên cứu ca bệnh và truy dấu người tiếp xúc tại trường học và thảo luận với viên chức y tế công cộng.

Khuyến cáo phòng tránh lây nhiễm cho y tá nhà trường và HCP khác thực hiện dịch vụ chăm sóc

Y tá nhà trường và HCP khác tại các trường học và cơ sở trông trẻ nên thực hiện theo Khuyến cáo phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm dành cho nhân viên y tế khi thực hiện điều trị trực tiếp cho bệnh nhân.

  • Y tá và HCP khác nên sử dụng mọi loại trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) theo khuyến cáo khi điều trị trực tiếp cho người đã xác nhận hoặc nghi nhiễm COVID-19, bao gồm sử dụng mặt nạ N95 hoặc mặt nạ tương tự (hoặc khẩu trang nếu không có), áo choàng bảo hộ, găng tay và kính bảo hộ.
  • Ngoài việc tuân thủ các biện pháp đề phòng tiêu chuẩn như vệ sinh tay và khử trùng, y tá và HCP khác nên sử dụng khẩu trang và kính bảo hộ mắt khi chăm sóc cho những học sinh không bị nghi nhiễm COVID-19 khi đang có tình trạng lây truyền cộng đồng ở mức độ trung bình hoặc đáng kể. Khẩu trang y tế được ưu tiên hơn khẩu trang vải đối với tất cả các HCP.
  • Nếu thiếu PPE, y tá và HCP khác nên xem lại hướng dẫn của CDC về Tối ưu hóa vật tư trang bị bảo hộ cá nhân và có thể cân nhắc sử dụng cùng chiếc mặt nạ hoặc khẩu trang trong toàn bộ ca làm việc.
  • Để biết thông tin về cách đeo và tháo PPE an toàn, truy cập Sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).
  • Để biết thông tin về những điều cần làm nếu y tá hoặc HCP khác tiếp xúc với người nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19, truy cập Hướng dẫn đánh giá nguy cơ và quy định hạn chế khi làm việc dành cho HCP. Để biết thông tin về thời điểm y tá hoặc HCP có thể đi làm trở lại sau khi mắc COVID-19, truy cập Trở lại làm việc đối với HCP.
  • Để biết thông tin về việc thực hiện điều trị bằng ống phun trong trường học và những vấn đề khác cần cân nhắc về điều trị bệnh hen tại trường học, truy cập Các câu hỏi thường gặp dành cho trường học.

Cung cấp dịch vụ tại phòng khám và thông qua dịch vụ khám chữa bệnh từ xa

Với y tá và HCP làm việc tại các phòng khám có cung cấp dịch vụ tại cơ sở, truy cập Chuẩn bị phòng khám của quý vị sẵn sàng ứng phó với COVID-19. Với các y tá và HCP cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh từ xa, truy cập Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa trong đại dịch COVID-19.

Hỗ trợ học sinh và nhân viên

Nhân viên nhà trường và những người lớn đáng tin cậy khác có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu được những thông tin các em nghe được một cách trung thực, chính xác và giảm thiểu sự căng thẳng hay lo sợ. Để xem lời khuyên và các chủ đề thảo luận, truy cập Trò chuyện với trẻ về COVID-19. CDC có các tài nguyên khác như Giúp trẻ em ứng phóHỗ trợ cho thanh thiếu niên.

Đại dịch có thể gây căng thẳng cho nhiều người. Để có các bộ công cụ và tài nguyên khác cho người trưởng thành, truy cập Tình trạng căng thẳng và cách ứng phóGiờ phải làm saoexternal icon. Để biết thông tin về cách đương đầu với tình trạng căng thẳng dành cho nhân viên tại nơi làm việc, truy cập Đối phó với sự căng thẳng dành cho người lao độngKiểm soát tình trạng mệt mỏi tại nơi làm việc trong đại dịch COVID-19.

Cách tự chăm sóc dành cho y tá và nhân viên y tế khác

Cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người khác khi diễn ra đại dịch COVID-19 có thể gây ra tình trạng căng thẳng, lo âu, sợ hãi và một số cảm xúc nặng nề khác. Cách quý vị ứng phó với những cảm xúc này có thể tác động tới sự an toàn của quý vị, dịch vụ chăm sóc mà quý vị cung cấp cho người khác khi thực hiện công việc của mình, cũng như sự bình an cho những người quý vị quan tâm bên ngoài môi trường công việc. Để biết thông tin về cách đương đầu với tình trạng căng thẳng trong đại dịch, truy cập Nhân viên y tế và lực lượng ứng cứu khẩn cấp: Cách đối phó với căng thẳng. Với các y tá và HCP khác đang trải qua tình trạng căng thẳng và kiệt sức, Đường dây nóng và danh bạ hỗ trợ khủng hoảng quốc giapdf iconexternal icon có các tài nguyên có thể trợ giúp. Để biết thêm thông tin về việc tự chăm sóc, hãy xem Mô-đun về cách tự chăm sóc dành cho nhân viên y tếpdf iconexternal icon.

Để xem các vấn đề cần cân nhắc nhằm duy trì cuộc sống hàng ngày trong đại dịch, truy cập Hoạt động hàng ngày.

Để xem thông tin mới nhất của CDC về COVID-19, vui lòng truy cập Trang mạng về COVID-19 của CDC.

Cập nhật lần cuối ngày 3 tháng 12 năm 2020