Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Những điều cần lưu ý tạm thời về xét nghiệm cho các nhà quản lý trường học K-12 và nhân viên y tế công cộng

Những điều cần lưu ý tạm thời về xét nghiệm cho các nhà quản lý trường học K-12 và nhân viên y tế công cộng
Cập nhật ngày 4 tháng 12 năm 2020

Những lưu ý tạm thời này được dựa trên những gì đã biết tại thời điểm hiện tại về COVID-19 như đã được nhắc đến vào ngày đăng bài, ngày 11 tháng 10, 2020. Những lưu ý này là về việc xét nghiệm tại các bối cảnh trường học và dành cho các nhà quản lý trường học K-12 hợp tác với các nhân viên y tế công cộng của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và vùng lãnh thổ (STLT). Dù những lưu ý này được xây dựng với mục tiêu dành cho các trường công bao gồm các trường công độc lập, các trường tư cũng có thể thấy những lưu ý này hữu ích cho mình.

Những cân nhắc này có ý nghĩa bổ sung -không thay thế - tất cả các luật, quy tắc và quy định về sức khỏe và an toàn của tiểu bang, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc bộ lạc mà các trường học phải tuân thủ. Quyết định triển khai xét nghiệm tại các trường nên được định hướng theo những gì khả thi, thực tế và có thể chấp nhận được. Nếu sử dụng xét nghiệm kháng nguyên thì xét nghiệm đó nên được điều chỉnh theo nhu cầu của từng cộng đồng.

Tài liệu lưu ý này không xác định các quyết định thanh toán hoặc bảo hiểm cho xét nghiệm đó, trừ khi có thể được tham chiếu (hoặc quy định) bởi một tổ chức khác hoặc cơ quan liên bang hoặc tiểu bang. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) Hoa Kỳ không có chức năng quản lý việc xét nghiệm; do đó, tài liệu này dùng để hỗ trợ nhân viên y tế công cộng STLT và các nhà quản lý của trường K-12 trong việc ra các quyết định hơn là thiết lập bát kỳ các yêu cầu quy định nào.

CDC sẽ cập nhật những lưu ý này khi cần thiết và khi có thêm thông tin. Vui lòng thỉnh thoảng xem trang web của CDC để biết hướng dẫn tạm thời cập nhật.

Tóm Tắt các Thay Đổi

Sửa đổi được thực hiện vào ngày 21 tháng 10, 2020

  • Đã thêm liên kết tới khái niệm tiếp xúc gần đã cập nhật.
  • Đã cập nhật ngôn ngữ để phù hợp với khái niệm đã cập nhật.

Với số lượng xét nghiệm sẵn có tăng, những lưu ý này được dùng để cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng xét nghiệm thích hợp cho SARS-CoV-2 (vi-rút gây ra COVID-19) tại các trường K-12 để giám sát, chẩn đoán, sàng lọc hoặc ứng phó bùng phát dịch. Các trường có thể giúp bảo vệ học sinh, các gia đình, giáo viên và nhân viên của họ cũng như cộng đồng lớn hơn và làm giảm lây lan COVID-19. Xét nghiệm để chẩn đoán COVID-19 là một phần của chiến lược toàn diện, nên kết hợp với việc thúc đẩy thực hành các hành vi làm giảm lây lan (vd. dùng khẩu trang, cách ly giao tiếp xã hội, vệ sinh tay); duy trì môi trường lành mạnh (vd. vệ sinh và khử trùng, thông gió); hoạt động lành mạnh (vd. lên lịch biểu, học tập trực tuyến, quy mô lớp học); và chuẩn bị ứng phó khi có người bị bệnh. Nếu xảy ra bùng phát dịch, các trường học nên thông báo ngay lập tức với nhân viên y tế công cộng STLT. Các nhân viên STLT sau đó sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà quản lý trường học để mở rộng quy mô xét nghiệm, xác định người tiếp xúc và bắt đầu truy dấu tiếp xúc cũng như xác định người cần được cô lập và cách ly.

Các trường học nên hợp tác với nhân viên y tế công cộng STLT để quyết định về việc xét nghiệm và cách sử dụng xét nghiệm. Các trường học K-12 do chính quyền liên bang vận hành (vd. cho hoạt động giáo dục của Bộ Quốc Phòng (DoDEA), chuyên vận hành các trường K-12 cho đối tượng phụ thuộc DoD) nên hợp tác với nhân viên y tế liên bang. Ngoài luật pháp tiểu bang và địa phương, các nhà quản lý trường học nên làm theo hướng dẫn từ Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳngexternal icon khi cung cấp dịch vụ xét nghiệm cho giảng viên, nhân viên, học sinh, những người được trường K-12 tuyển dụng. Các trường cũng nên làm theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ về Đạo luật về Quyền Riêng tư và Quyền Giáo dục cho các gia đình (FERPA) và Đạo Luật về Trách Nhiệm Giải Trình và Cung Cấp Thông Tin Bảo Hiểm (HIPAA)external icon và FERPA cùng COVID-19external icon và khả năng áp dụng cho sinh viên và xét nghiệm cũng như truy dấu tiếp xúc và xét nghiệm COVID-19.

Các loại xét nghiệm để xác định SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19

Bảng 1 tóm tắt các loại chính và đặc tính xét nghiệm dùng để chẩn đoán lây nhiễm SARS-CoV-2 hiện thời, vi-rút gây ra COVID-19. Quý vị có thể tìm thông tin bổ sing trên các trang xét nghiệm SARS-CoV-2 của CDC. Trong toàn bộ tài liệu này, "xét nghiệm" đề cập đến việc xét nghiệm vi-rút để phát hiện lây nhiễm tiềm ẩn. Các xét nghiệm dùng để thể hiện tình trạng lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá khứ (vd. xét nghiệm kháng thể) không được bao gồm trong tài liệu này. CDC hiện không khuyến nghị sử dụng xét nghiệm kháng thể làm cơ sở duy nhất để chẩn đoán sự lây nhiễm hiện tại. Để có thêm thông tin, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã cung cấp Câu hỏi thường gặp về việc xét nghiệm COVID-19external icon.

Bảng 1: Các loại xét nghiệm COVID-19 hiện có sẵn để chẩn đoán tình trạng lây nhiễm hiện thời
  Xét nghiệm vi-rút
Xét nghiệm phân tử Xét nghiệm kháng nguyên
Cách lấy mẫu? Tăm bông lấy dịch họng hoặc dịch mũi (hầu hết các xét nghiệm); xét nghiệm nước bọt hoặc xét nghiệm đờm (một vài xét nghiệm) Tăm bông lấy dịch họng hoặc dịch mũi
Xét nghiệm đó kiểm tra cái gì? Chẩn đoán tính trạng lây nhiễm SARS-CoV-2 hiện tại bằng cách phát hiện vật chất di truyền vi-rút (xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT), bao gồm phản ứng chuỗi Polymerase phiên mã dịch ngược theo thời gian thực (RT-PCR). Chẩn đoán tính trạng lây nhiễm SARS-CoV-2 hiện tại bằng cách tìm protein của vi-rút.
Các kết quả đó dùng như thế nào? Giúp nhân viên y tế công cộng xác định và khuyến nghị cách ly những người nhiễm chủ động để giảm thiểu tình trạng lây truyền COVID-19. Giúp nhân viên y tế công cộng xác định và khuyến nghị cách ly những người nhiễm chủ động để giảm thiểu tình trạng lây truyền COVID-19.
Ai là người quản lý xét nghiệm? Tăm bông lấy dịch họng hoặc dịch mũi có thể tự lấy với sự có mặt của chuyên viên y tế hoặc có thể do chuyên viên y tế thu thập. Xét nghiệm phải được thực hiện bởi nhân viên đã qua đào tạo tại phòng thí nghiệm được chứng nhận theo bản sửa đổi cải thiện phòng thí nghiệm lâm sàng (CLIA) hoặc cơ sở xét nghiệm tại nơi chăm sóc vận hành theo chứng nhận miễn trừ. Xét nghiệm phải do nhân viên qua đào tạo quản lý có liên kết với phòng thí nghiệm được CLIA chứng nhận hoặc địa điểm tại điểm chăm sóc có chứng nhận miễn trừ.
Thông tin khác Cân nhắc tiêu chuẩn vàng về việc phát hiện COVID-19 và thường được thực hiện trong một phòng thí nghiệm chuyên khoa. Một vài xét nghiệm nguyên tử được cho phéo và có chức năng được sử dụng để hỗ trợ dữ liệu đối với các cá nhân không có triệu chứng.

Một số xét nghiệm phân tử có thể thực hiện tại hoặc gần điểm chăm sóc.

Nhiều khả năng bỏ lỡ một ca nhiễm hiện thời hơn là các xét nghiệm phân tử như RT-PCR.

Hiện tại chưa có đủ dữ liệu để xác định liệu việc dùng các xét nghiệm kháng nguyên có hiệu ủa cho những người nhiễm COVID-19 nhưng không có các triệu chứng.

Đã thực hiện tại hoặc ở gần điểm chăm sóc.

 

Mất bao lâu để nhận được kết quả? 1 đến 3 ngày Khoảng 15 phút

*Bảng được điều chỉnh từ bảng của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳexternal icon

ĐỪNG BAO GIỜ thực hiện xét nghiệm trong trường học mà chưa có sự chấp thuận từ phụ huynh hoặc người giám hộ hợp pháp (đối với học sinh nhỏ tuổi) hoặc từ cá nhân học sinh (đối với học sinh trưởng thành). Cũng có thể cân nhắc tới việc phê chuẩn cho học sinh nhỏ tuổi.

Thời điểm nên thực hiện xét nghiệm

Trường học có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhân viên y tế công cộng xác định giáo viên, nhân viên hoặc học sinh có các triệu chứng COVID-19 hoặc những người mới tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet trong khoảng 15 phút trở lên) với người mắc COVID-19. Nếu trường học xảy ra đợt bùng phát dịch, trường học nên thông báo ngay lập tức cho nhân viên y tế công cộng và hợp tác để hỗ trợ tăng cường xét nghiệm và truy dấu tiếp xúc khi cần thiết. Các nhà quản lý trường học hợp tác chặt chẽ với nhân viên y tế công cộng có thể chọn xét nghiệm học sinh, giáo viên hoặc nhân viên để giám sát, chẩn đoán, sàng lọc hoặc trong trường hợp bùng phát dịch và tham vấn y tế công cộng.

  • Xét nghiệm trong trường học có thể cân nhắc cho:
    • Những người trong bối cảnh trường học có các dấu hiệu hay triệu chứng đồng nhất với COVID-19 khi đang có mặt tại trường học.
    • Các trường trong cộng đồng nơi các nhân viên y tế công cộng khuyến nghị xét nghiệm mở rộng trên cơ sở tự nguyện bao gồm xét nghiệm mẫu những người không có triệu chứng, đặc biệt là ở những khu vực có lây truyền cộng đồng từ mức trung bình đến cao.
  • Nhân viên y tế công cộng có thể cân nhắc việc cung cấp xét nghiệm cho những người, ví dụ:
    • Gần đây đã biết hoặc nghi ngờ tiếp xúc với một người được phòng thí nghiệm xác nhận mắc COVID-19.
    • Đã được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc sở y tế yêu cầu hoặc giới thiệu thực hiện xét nghiệm.
    • Là một phần của đoàn hệ được khuyến nghị thực hiện xét nghiệm (trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát). 

Khi nào không được khuyến nghị xét nghiệm?

Nếu trường học đang triển khai chiến lược xét nghiệm, xét nghiệm nên được cung cấp trên cơ sở tự nguyện.  Việc xét nghiệm một ai đó không muốn xét nghiệm, kể cả học sinh có phụ huynh hoặc người giám hộ không muốn người thân của họ được xét nghiệm là chuyện bất hợp pháp và vô đạo đức. Không khuyến nghị xét nghiệm lại những cá nhân đã xét nghiệm dương tính và không có các triệu chứng của COVID-19 cho tối đa 3 tháng từ lần xét nghiệm dương tính cuối cùng của họ. Dữ liệu hiện tại cho thấy một số cá nhân xét nghiệm dương tính liên tục do vật chất vi-rút còn sót lại nhưng không có khả năng lây nhiễm. Các phụ huynh hoặc người giám hộ có thể yêu cầu giấy tờ từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho thấy rõ ngày và loại xét nghiệm COVID-19 gần đây nhất của học sinh.

Trường và người nào nên được ưu tiên xét nghiệm tại trường?

Các sở y tế và học khu có thể hợp tác cùng nhau phát triển chiến lược để ưu tiên các trường K-12, tùy vào mục tiêu và nguồn lực cho việc xét nghiệm tại trường học.

Có ba mức ra quyết định khi lựa chọn xét nghiệm tại trường học:

  • Trường học nào?
  • Đối tượng nào trong các trường đó?
  • Chiến lược nào?

Trường học nào?

Các trường đã mở bất kỳ lớp học trực tiếp nào (bao gồm hình thức hỗn hợp, kết hợp giữa lớp học trực tiếp và lớp học trên mạng) có thể hưởng lợi từ việc phát triển chiến lược xét nghiệm. Các chỉ báo để chủ động ra quyết định cho trường học của CDC có thể dùng để xác định trường nào có thể cung cấp môi trường tốt nhất cho việc xét nghiệm tại trường học.

Các trường học tại cộng đồng bị ảnh hưởng không đồng đều hoặc thiếu khả năng tiếp cận với xét nghiệm

Nhân viên y tế công cộng và quản lý trường học có thể cân nhắc việc đặt ưu tiên cao hơn cho việc xét nghiệm tại các trường phục vụ nhóm dân cư gặp phải gánh nặng bất cân đối số ca bệnh COVID-19 hoặc bệnh nặng. Những trường này bao gồm:

  • Các trường có tỉ lệ trung bình hoặc lớn các nhóm dân tộc và chủng tộc có tỉ lệ ca bệnh COVID-19 cao hơn so với quy mô dân số.
  • Các trường tại khu vực địa lý có khả năng tiếp cận hạn chế với dịch vụ xét nghiệm do khoảng cách hoặc thiếu bộ xét nghiệm.

Các trường tại cộng đồng có nguy cơ lây truyền trung bình, cao hơn và cao nhất

Quyết định khởi xướng chiến dịch xét nghiệm tại trường trong học sinh, giáo viên và nhân viên nên được thực hiện với sự tham vấn từ sở y tế địa phương. CDC khuyến nghị cân nhắc mức lan truyền trong cộng đồng và triển khai các chiến lược giảm thiểu khi quyết định xét nghiệm tại trường học. Xét nghiệm tại các trường học tại các cộng đồng ở nơi có mức nguy cơ trung bình tới cao nhất có thể cung cấp mức cân bằng tối đa về hiệu suất xét nghiệm.

Các trường đang có bùng phát dịch  

Các lớp học hay trường học đang có bùng phát dịch có thể tạm thời dừng hoạt động học tập trực tiếp. Sở y tế địa phương có thể tạo thuận lợi cho việc xét nghiệm ở học sinh, giáo viên và nhân viên tại trường đang có bùng phát dịch. Sở y tế cũng sẽ tiến hành truy dấu tiếp xúc trong các tình huống này. Các trường học có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp thông tin để xác định những người tiếp xúc gần (vd. bảng phân công lớp học, sơ đồ ghế ngồi và thông tin liên hệ khẩn cấp của học sinh).
Các sở y tế có thể sử dụng phương pháp tiếp cận theo cấp độ (Bảng 2) trong bối cảnh bùng phát dịch để xác định những người tiếp xúc gần và người có khả năng phơi nhiễm khác có thể phải xét nghiệm và cô lập hoặc cách ly.

Đối tượng nào?

Sau khi nhân viên y tế công cộng xác định hạng mục nguy cơ của trường, nhân viên y tế công cộng hợp tác với các nhà quản lý trường học có thể ưu tiên nhân viên, giáo viên và học sinh nào nên được đề nghị xét nghiệm tại trường. Những người có các triệu chứng của COVID-19 và đối tượng tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được xác nhận hoặc có thể mắc COVID-19 nên được cân nhắc ưu tiên xét nghiệm. Nhân viên, giáo viên và học sinh không có triệu chứng không phải là những người tiếp xúc gần cũng nên được cân nhắc xét nghiệm ở các trường học có nguy cơ lây truyền từ mức độ trung bình đến cao. Bảng 2 thể hiện cách ưu tiên xét nghiệm cho những đối tượng tiếp xúc gần bằng phương pháp tiếp cận theo cấp độ. Các trường nên hợp tác với nhân viên y tế công cộng để cân nhắc tiến hành xét nghiệm và chọn người để xét nghiệm taị trường ở mọi cấp độ trong hệ thống phân tầng đã gợi ý.

Học sinh, giáo viên và nhân viên có các triệu chứng

Những cá nhân bộc lộ các triệu chứng của COVID-19 tại trường học nên được ưu tiên xét ngiệm. Người mắc COVID-19 có thể có một loạt các triệu chứng từ các triệu chứng nhẹ tới căn bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19. Khuyến khích học sinh, giáo viên và nhân viên tự theo dõi các triệu chứng. Theo hướng dẫn của CDC, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • sốt hoặc ớn lạnh
  • ho
  • hụt hơi hoặc khó thở
  • đau cơ hoặc đau người
  • đau đầu
  • mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • đau họng
  • ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • buồn nôn hoặc nôn mửa hoặc tiêu chảy

Hệ thống phân tầng xét nghiệm SARS-CoV-2 

Hệ thống phân tầng cho việc lựa chọn người để xét nghiệm tại các trường có thể như sau

  1. Người có các triệu trứng của COVID-19​​​​​​​
  2. Người đã có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 (xem Bảng 2 để biết về việc định nghĩa và xác định các đối tượng tiếp xúc)
  3. Tất cả sinh viên, giảng viên và nhân viên có khả năng phơi nhiễm trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát (như đã mô tả trong Bảng 2)

Định nghĩa và xác định người tiếp xúc gần
Bảng 2 cung cấp chiến lược tổng quan để định nghĩa và xác định các đối tượng tiếp xúc gần với những cá nhân dương tính với COVID-19. Bảng này mô tả các cấp độ tiêu chí để xác định người tiếp xúc gần. Hợp tác với nhân viên y tế công cộng địa phương, khái niệm phân tầng nên điều chỉnh thể hiện bối cảnh trường học cụ thể và đồng nhất với các chiến lược truy dấu tiếp xúc của sở y tế.

Phương pháp tiếp cận theo Cấp độ đối với việc xét nghiêm SARS-CoV-2 cho những người có khả năng phơi nhiễm trong ngữ cảnh trường học Sàng lọc các triệu chứng và xét nghiệm những người có triệu chứng nên tiếp tục cùng với những hoạt động xét nghiệm bổ sung được đề cập bên dưới.

  • Học sinh, giáo viên và nhân viên trong Cấp độ1 (Bảng 2), những người được biết là đã có tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet trong vòng 15 phút trở lên) với người có thể hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 nên được xét nghiệm hoặc cách ly ngay khi có thể để giảm thiểu nguy cơ lây truyền rộng hơn. Tất cả các cá nhân bị cách ly phải tuân theo hướng dẫn hiện tại và nên ở nhà cũng như theo sức khỏe của bản thân trong 14 ngày kể từ lần tiếp xúc gần nhất với người mắc COVID-19. Nếu có thể, hãy tránh xa những người khác, đặc biệt là những người có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.
  • Học sinh, giáo viên và nhân viên trong Cấp độ 2 và Cấp độ 3 (Bảng 2): Có thể cân nhắc việc xét nghiệm dựa trên khuyến nghị từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm hoặc sàng lọc triệu chứng dương tính từ công cụ sàng lọc COVID-19 đáng tin cậy như Bộ tự kiểm tra vi-rút Corona của CDC. Học sinh, giáo viên và nhân viên ở Cấp độ 2 và Cấp độ 3 cũng nên được cân nhắc xét nghiệm nếu trong quá trình truy dấu người tiếp xúc một cá nhân được coi là một tiếp xúc tiềm ẩn hoặc nếu một cá nhân có các triệu chứng. Khi xác định trình tự xét nghiệm của Cấp độ 2 và Cấp độ 3 các cá nhân, trường học và nhân viên y tế công cộng có thể cân nhắc ưu tiên cho giáo viên và nhân viên so với học sinh do nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn ở người trưởng thành.
Bảng 2: Tiêu chí và phương pháp tiếp cận theo Cấp độ để xác định người tiếp xúc cần xét nghiệm
Cấp độ 1

Người tiếp xúc gần

Nguy cơ lây truyền cao nhất

Học sinh, giáo viên và nhân viên ở trong phạm vi 6 feet với các cá nhân nhiễm COVID-19 trong vòng 15 phút trở lên bắt đầu 2 ngày trước khi cá nhân mắc COVID-19 biểu hiện các triệu chứng (hoặc với các cá nhân không biểu hiện triệu chứng, 2 ngày trước khi lấy mẫu) cho đến thời điểm cách ly.** Các trường học nên xem xét các địa điểm ví dụ sau để xác định người tiếp xúc gần:
  • Phòng học
  • Phòng ăn trưa
  • Các nhóm vận động viên và các hoạt động ngoại khóa khác
  • Chăm sóc ngoài giờ học và các sự kiện khác
Cấp độ 2

Tiếp xúc tiềm năng

Nguy cơ lây truyền kế tiếp mức cao nhất

Học sinh, giáo viên và nhân viên ở trong cùng một lớp học/đoàn hệ/nhóm với người nhiễm COVID-19 người luôn giữ khoảng cách 6 feet với người khác. Ví dụ, đối tượng này bao gồm những người trong tình huống sau:
  • Học sinh, giáo viên hoặc nhân viên ở cùng hành lang nhưng không dùng chung lớp học hoặc phòng vệ sinh.
  • Học sinh di chung xe buýt nhưng ở cách xa 6 feet với những ngươi khác tại cùng thời điểm với người nhiễm COVID-19.
Cấp độ 3

Các cá nhân có khả năng bị phơi nhiễm

Nguy cơ phơi nhiễm thấp nhất

Học sinh, giáo viên và nhân viên cùng chia sẻ một không gian chung (vd. phòng chờ của giáo viên, thư viện) và không dùng chung không gian cùng thời điểm với người nhiễm COVID-19, nhưng không thể loại trừ khả năng có khoảng thời gian ngắn phơi nhiễm với người đã xác nhận nhiễm COVID-19. Ví dụ, đối tượng này bao gồm:
  • Học sinh, giáo viên và nhân viên thường có mặt tại trường vào những lịch trình khác và ở những phòng khác với người được xác nhận nhiễm COVID-19 nhưng việc phơi nhiễm không thể bị loại trừ hoàn toàn.

Chiến lược nào?

Các sở y tế và học khu có thể hợp tác cùng nhau phát triển chiến lược để ưu tiên các trường K-12, tùy vào mục tiêu và nguồn lực cho việc xét nghiệm tại trường học. Việc triển khai các chiến lược giảm thiểu (vd. cách ly giao tiếp xã hội, khẩu trang, vệ sinh tay, vệ sinh và khử trùng nâng cao) nên được thực hiện với tất cả các chiến lược xét nghiệm khác nhau.

Xét nghiệm người có các triệu chứng: Các trường nên khuyên giáo viên, nhân viên và học sinh ở nhà nếu họ bị bệnh hoặc nếu họ bị phơi nhiễm với COVID-19. Khuyến khích những cá nhân này trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ về việc xét nghiệm COVID-19 tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc y tế công cộng.

Nếu một giáo viên, nhân viên hoặc học sinh bị bệnh tại trường hoặc báo cáo một ca chẩn đoán nhiễm COVID-19 mới, các trường nên tuân thủ các bước của biểu đồ tiến trình chẩn đoán COVID-19 mới về những bước cần làm tiếp theo. Hoạt động này bao gồm thông báo với phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh và bắt đầu các chiến lược xét nghiệm.

  • Tại một số trường học, các nhân viên y tế tại trường (vd. y tá trường học) có thể thực hiện xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tại trung tâm y tế tại trường nếu nhận được chứng nhận miễn trừexternal icon Sửa đổi Cải tiến Phòng thí nghiệm Lâm sàng (CLIA). Điều quan trọng là nhân viên y tế tại trường có khả năng tiếp cận và được đào tạo về cách sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).
  • Không phải trường nào hoặc nhân viên y tế tại trường nào cũng có nguồn lực hoặc được đào tạo để tiến hành xét nghiệm. Nhân viên y tế công cộng nên làm việc với các trường để giúp liên kết học sinh, gia đình họ, giáo viên và nhân viên với các cơ hội khác để xét nghiệm tại cộng đồng của họ.

Trường học có thể cung cấp các lựa chọn để tách học sinh có triệu chứng COVID-19 hoặc nghi ngờ hoặc có chẩn đoán xác nhận nhiễm COVID-19 bằng cách, chẳng hạn như bố trí học sinh trong phòng/khu vực cách ly cho đến khi có thể sắp xếp phượng tiện di chuyển để đưa họ về nhà hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nếu chẩn đoán COVID-19 được xác nhận, các trường có thể hỗ trợ nhân viên y tế công cộng trong việc xác định những người tiếp xúc gần và những người có khả năng đã phơi nhiễm có thể được xét nghiệm và cách ly trong 10 ngày (nếu họ nhiễm COVID-19) hoặc cách ly trong 14 ngày (nếu họ là đối tượng tiếp xúc gần và không có các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính; xem Bảng 2). Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.

Lưu ý: Công Cụ Tự Kiểm Tra Vi-rút Corona của CDC là công cụ đánh giá lâm sàng tương tác hỗ trợ các cá nhân có độ tuổi từ 13 tuổi trở lên và phụ huynh cũng như người chăm sóc trẻ có độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi, trong việc quyết định thời điểm nên xét nghiệm hoặc chăm sóc y tế nếu họ nghi ngờ bản thân hay ai đó họ biết bị nhiễm COVID-19 hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Xét nghiệm những người không có triệu chứng có tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính với COVID-19: Trường học có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp thông tin, nếu thích hợp, để xác định người tiếp xúc gần (ví dụ: bảng phân công lớp học, sơ đồ chỗ ngồi và thông tin liên hệ với người tiếp xúc). CDC xác định người tiếp xúc gần là những người ở trong khoảng cách 6 feet với ai đó đã biết hoặc nghi nhiễm COVID-19 trong tối thiểu 15 phút, bất kể người tiếp xúc đó có đeo khẩu trang hay trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) hay không (xem Bảng 3).  Các yếu tố bổ sung cần xem xét bao gồm khoảng cách tiếp xúc gần, thời gian phơi nhiễm (thời gian phơi nhiễm lâu hơn có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm) hay việc tiếp xúc với một người có các triệu chứng (ví dụ, ho có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm).  Sở y tế địa phương sẽ hỗ trợ truy dấu tiếp xúc và xét nghiệm cho những người tiếp xúc gần kết hợp với phụ huynh hoặc người giám hộ và các trường học.

Tất cả những người được xác định là người tiếp xúc gần cần cách ly trong 14 ngày, ngay cả khi kết quả xét nghiệm sàng lọc là âm tính, vì họ vẫn có thể phát triển các triệu chứng COVID-19 trong tối đa 14 ngày sau khi phơi nhiễm. Cách ly giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh có thể xảy ra trước khi một người biết rằng họ mắc bệnh hoặc nếu họ bị nhiễm vi-rút mà không cảm thấy các triệu chứng. Người tiếp xúc gần đang ở trong diện cách ly có các triệu chứng nên được xét nghiệm lại.

Xét nghiệm mọi người trong môi trường bùng phát dịch: Các lớp học hoặc trường học có thể tạm thời dừng giảng dạy trực tiếp khi gặp phải tình trạng bùng phát dịch bệnh. Sở y tế địa phương sẽ hỗ trợ truy dấu tiếp xúc và xét nghiệm cho các trường học đang có bùng phát dịch. Các trường có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp thông tin để xác định người tiếp xúc gần (vd. bảng phân công lớp học, sơ đồ chỗ ngồi và thông tin hỗ trợ liên hệ với người tiếp xúc). Các cá nhân là đối tượng tiếp xúc gần với bất kỳ ai đã xác nhận hoặc nghi nhiễm COVID-19 nên được cách ly trong  vòng 14 ngày kể từ lần tiếp xúc gần đây nhất của họ. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này. Các trường đang có bùng phát dịch có thể sử dụng phương pháp tiếp cận theo cấp độ (xem Bảng 3) để xác định những người tiếp xúc gần và các đối tượng có khả năng phơi nhiễm khác cần được xét nghiệm hoặc cách ly hay cô lập.  

Các chiến lược xét nghiệm khác:

  • Lặp lại xét nghiệm và/hoặc xét nghiệm mở rộng cho giáo viên, nhân viên và học sinh: Tại các trường có nguy cơ lây truyền ở mức trung bình đến cao, nhân viên y tế công cộng hợp tác với các nhà quản lý trường học có thể xác định tính phù hợp của việc đề nghị xét nghiệm lại cho nhóm giáo viên, nhân viên và học sinh tại trường không có triệu chứng được chọn ngẫu nhiên. Việc xét nghiệm giáo viên và nhân viên nên được ưu tiên hơn so với học sinh trong bất kỳ chiến lược lấy mẫu nào và ưu tiên học sinh nhiều tuổi hơn so với học sinh ít tuổi hơn. Những người mới khỏi COVID-19 trong vòng 3 tháng qua nên loại trừ khỏi việc lựa chọn ngẫu nhiên. Việc truy dấu tiếp xúc nên bắt đầu ngay nếu có bất kỳ ai xét nghiệm dương tính với COVID-19. Người tiếp xúc gần với người đã xác nhận hoặc có thể đã nhiễm COVID-19 nên được xét nghiệm và cô lập trong 10 ngày với người nhiễm COVID-19, hoặc cách ly trong 14 ngày. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị cho rằng mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.
  • Việc xét nghiệm đầu vào hoặc xét nghiệm chung một lần: Hiện tại vẫn chưa rõ liệu việc xét nghiệm tất cả nhân viên, giáo viên và học sinh tại một thời điểm (gọi là xét nghiệm đầu vào hoặc xét nghiệm chung một lần) có giảm thêm tình trạng lây truyền vi-rút so với các chiến lược giảm thiểu chính được khuyến nghị cho các trường học hay không. Hiện tại, CDC không có các khuyến nghị cụ thể đối với việc xét nghiệm đầu vào cho tất cả học sinh, giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên nếu cơ sở hạ tầng sẵn sàng và nguồn lực có sẵn, các trường có thể trở thành địa điểm để các sở y tế cung cấp xét nghiệm tại cộng đồng cho giáo viên, nhân viên, học sinh và có thể là cho các thành viên gia đình của họ.

Các trường nên báo cáo kết quả xét nghiệm tại trường như thế nào?

Mọi cơ sở xét nghiệm COVID-19 đều cần phải báo cáo với nhân viên y tế cơ sở hoặc tiểu bang phù hợp toàn bộ kết quả xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán đã thực hiện. Các trường dùng xét nghiệm kháng nguyên phải nộp đơn xin và nhận được chứng nhận miễn trừ Sửa đổi Cải tiến Phòng thí nghiệm Lâm sàng (CLIA)external icon và báo cáo kết quả xét nghiệm cho các sở y tế công cộng địa phương hoặc tiểu bang như quy định bắt buộc của Đạo luật về viện trợ, cứu trợ và an ninh kinh tế (CARES) liên quan tới vi-rút Corona.

Ngoài ra, các nhà quản lý trường học nên thông báo ngay với nhân viên, giáo viên, các gia đình và/hoặc các liên hệ khẩn cấp hoặc người giám hộ hợp pháp về bất kỳ ca nhiễm COVID-19 nào đồng thời giữ bảo mật thông tin theo quy định của HIPAA,external icon ADAexternal icon, FERPApdf iconexternal icon cũng như các quy định và luật pháp hiện hành khác. Thông báo phải dễ tiếp cận đối với tất cả học sinh, giảng viên và nhân viên, kể cả những người khuyết tật hoặc có trình độ tiếng Anh hạn chế (ví dụ: thông qua việc sử dụng phiên dịch viên hoặc tài liệu đã chuyển ngữ).

Những thách thức của việc xét nghiệm tại trường học

Những thách thức này cần được cân nhắc kỹ lưỡng và khắc phục như một phần của các kế hoạch xét nghiệm tại trường học được hợp tác phát triển cùng các nhân viên y tế công cộng.

  • Không phải mọi hệ thống trường học đều có nguồn lực và được đào tạo (bao gồm chứng nhận miễn trừ CLIA đã đề cập ở trên) để thực hiện xét nghiệm kháng nguyên tại trường học. Nhân viên y tế công cộng nên làm việc với các trường để giúp liên kết học sinh, gia đình họ, giáo viên và nhân viên với các cơ hội khác để xét nghiệm tại cộng đồng của họ.
  • Việc xét nghiệm tại trường học có thể đòi hỏi mức độ phối hợp cao và trao đổi thông tin giữa các sở y tế, trường học và các gia đình.
  • Ngoài ra còn các yếu tố pháp lý cần cân nhắc với việc xét nghiệm trực tiếp tại trường học liên quan tới người sẽ quản lý xét nghiệm, các xét nghiệm sẽ được chi trả như thế nào và các kết quả sẽ được báo cáo ra sao. Các yếu tố pháp lý đó bao gồm luật pháp của địa phương hoặc tiểu bang xác định những dịch vụ mà y tá trường học và các nhân viên y tế khác tại trường được phép cung cấp.
  • Các lợi ích của việc xét nghiệm tại trường cần được cân nhắc so với chi phí, sự bất tiện và tính khả thi của những chương trình như vậy đối với cả trường học và các gia đình.
  • Xét nghiệm kháng nguyên thường cung cấp kết quả chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 hiện hoạt nhanh hơn xét nghiệm nguyên tử, nhưng xét nghiệm kháng nguyên có khả năng bỏ sót ca nhiễm bệnh hiện hoạt cao hơn ngay cả với những người có triệu chứng bệnh và trong trường hợp đó có thể khuyến nghị dùng xét nghiệm phân tử để xác định. Mặc dù xét nghiệm kháng nguyên không được phép dùng cho các cá nhân không có triệu chứng bệnh, FDA và các Trung tâm Dịch vụ của Medicare và Medicaid đã cho phép sử dụng các xét nghiệm này trong trường hợp cần có kết quả nhanh.

Những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu BẤT KỲ chiến lược xét nghiệm nào

Trước khi triển khai xét nghiệm tại trường của họ, các nhà quản lý trường K-12 nên phối hợp với nhân viên y tế công cộng nhằm đảm bảo có hỗ trợ cho phương thức tiếp cận này từ học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhân viên và chuẩn bị sẵn sàng các thành tố chính:

  • Nguồn lực và cơ sở hạ tầng riêng để hỗ trợ việc xét nghiệm tại trường học.
  • Yêu cầu chứng nhận miễn trừ CLIA để thực hiện xét nghiệm tại trường học.
  • Cơ chế báo cáo toàn bộ kết quả xét nghiệm (cả âm tính và dương tính) theo như yêu cầu của sở y tế công cộng địa phương hoặc tiểu bang.
  • Kế hoạch nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm nguyên tử xác nhận khi cần qua sở y tế địa phương và tiểu bang vì đôi khi xét nghiệm kháng nguyên có thể cung cấp kết quả dương tính giả thể hiện lỗi và tình trạng lây nhiễm bệnh không chính xác.
  • Cách để xin biên bản chấp thuận từ phụ huynh đối với học sinh là trẻ vị thành niên và sự đồng thuận/chấp thuận từ chính học sinh.
  • Không gian để tiến hành xét nghiệm an toàn và riêng tư.
  • Khả năng duy trì tính bảo mật kết quả xét nghiệm và bảo vệ quyền riêng tư của học sinh.

Nếu không có sẵn các điều kiện này, các trường học có thể cân nhắc chiến lược xét nghiệm tại nơi giới thiệu kết hợp với nhân viên y tế công cộng.

Cách các trường lên kế hoạch phù hợp để xét nghiệm?

Các nhà quản lý trường học cân nhắc việc xét nghiệm nên làm việc với nhân viên y tế công cộng để khắc phục các vấn đề liên quan đến tính khả thi, hậu cần và đạo đức của việc xét nghiệm tại trường học như nhưng mục được liệt kê trong Bảng 3 bên dưới.

Bảng 3: Các câu hỏi cần cân nhắc để triển khai các chiến lược giảm thiểu để giảm lây truyền COVID-19
Tính sẵn sàng
  • Quý vị có sẵn kế hoạch triển khai các chiến lược giảm thiểu và xét nghiệm tại trường học chưa?
  • Trường học đã liên lạc với nhân viên y tế công cộng và và nhận được ý kiến tư vấn về kế hoạch đó chưa?
  • Nhân viên y tế công cộng và các nhà quản lý trường học đã xác định nhu cầu để có đủ cơ sở hạ tầng tổng thể để hỗ trợ hoạt động đó chưa?
  • Nhân viên y tế công cộng và các nhà quản lý trường học đã đảm bảo các trường có được chứng nhận miễn trừ CLIApdf iconexternal icon chưa?
  • Ai sẽ chịu trách nhiệm phát triển hệ thống báo cáo các kết quả xét nghiệm dương tính và âm tính cho sở y tế công cộng địa phương hoặc tiểu bang?
  • Kết quả xét nghệm từ trường học sẽ được truyền đạt thế nào tới các sở y tế của tiểu bang?
  • Sẽ cần có bao nhiêu xét nghiệm?
  • Nội dung đào tạo cần thiết cho giáo viên và nhân viên khác tại trường học liên  quan tới cách trao đổi với phụ huynh về các kết quả xét nghiệm là gì?
  • Danh sách liên lạc khẩn cấp của trường có cập nhật mới không?
Thu thập mẫu xét nghiệm
  • Ai sẽ tiến hành việc lấy mẫu tăm bông và xét nghiệm?
  • Có đủ nhân viên được đào tạo đầy đủ về việc lấy và bảo quản mẫu xét nghiệm không, cách tự bảo vệ bản thân và việc sử dụng đúng cách trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) như thế nào?
  • Việc thu thập mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện ở đâu?
  • Thời điểm thu thập mẫu xét nghiệm?
  • Những vật tư và vật liệu bổ sung bao gồm trang bị bảo hộ cá nhân cần có là gì? Số lượng cần thiết là bao nhiêu?
  • Việc thu thập mẫu xét nghiệm và vật tư xét nghiệm, các mẫu xét nghiệm thu được sẽ được bảo quản ở đâu và có cần kiểm soát nhiệt độ không?
  • Giao thức vệ sinh và khử trùng thiết bị và khu vực xét nghiệm là gì?
  • Rác thải có khả năng độc hại sinh học và trang bị bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng sẽ được thải bỏ như thế nào?
Đạo đức và Tính khả thi
  • Đối tượng sẽ được xét nghiệm và tần suất tiến hành như thế nào?
  • Có thiết lập cơ chế luân phiên xét nghiệm để cùng tránh tình trạng xét nghiệm trùng người mỗi khi chọn ngẫu nhiên giáo viên, nhân viên hoặc học sinh không?
  • Dựa vào nguồn cung của quý vị, có thể thực hiện được bao nhiêu xét nghiệm và trong khoảng thời gian bao nhiêu?
  • Thời điểm và tần suất bổ sung thêm vật tư thu thập mẫu xét nghiệm, vật tư xét nghiệm và thuốc thử?
Chấp thuận và Giảm thiểu tổn hại
  • Cần có những cân nhắc đặc biệt gì nhằm đảm bảo học sinh vẫn có thể tham gia học tập trong thời gian bị cô lập hoặc cách ly?
  • Cần có những cân nhắc đặc biệt gì cho nhóm học sinh có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt hoặc bị suy giảm miễn dịch?
  • Cần có những cân nhắc đặc biệt gì cho những người khuyết tật?
  • Cần có những cân nhắc đặc biệt gì cho những người có trình độ tiếng Anh hạn chế?
  • Cách thức nhận chấp thuận từ phụ huynh, người giám hộ hoặc người chăm sóc?
  • Cách thức nhận chấp thuận hoặc đồng ý của học sinh?
  • Cách thức và đối tượng sẽ được cung cấp kết quả xét nghiệm?
  • Mỗi học sinh có sẵn thông tin nhiều người thân của mình để liên lạc khi khẩn cấp và đã cập nhật không?
  • Ai sẽ tiến hành truy dấu tiếp xúc và thông báo với người được xác định là người tiếp xúc gần?
  • Quyền riêng tư của học sinh và giáo viên sẽ được xử lý thế nào để giảm thiểu tổn hại tiềm ẩn?
  • Cách thức khắc phục sự kỳ thị đối với học sinh, giáo viên hoặc nhân viên đã được xác định nhiễm COVID-19 hoặc được xét nghiệm về COVID-19?
  • Cách khắc phục kỳ thị tiềm tàng cho những người chọn không xét nghiệm?
  • Tác động về mặt tình cảm của việc xét nghiệm đối với trẻ nhỏ là gì?
  • Cách có thể giảm bớt sự sợ hãi hoặc chống đối với việc xét nghiệm?
Cập nhật lần cuối ngày 4 tháng 12 năm 2020