Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

COVID-19 Thông Tin cho Chủ Hãng Sở Vận Hành Xe Buýt

COVID-19 Thông Tin cho Chủ Hãng Sở Vận Hành Xe Buýt
Cập nhật ngày 31 tháng 12 năm 2020

Bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19) là một bệnh đường hô hấp (xem danh sách các triệu chứng) do chủng vi-rút SARS-CoV-2 gây ra. Dưới đây là những điều chúng ta hiện đã biết:

  • Cách lây lan chính của chủng vi-rút này là từ người sang người thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi ho, hắt hơi hoặc trò chuyện.
  • Quý vị có thể bị nhiễm COVID-19 khi chạm vào bề mặt hoặc vật dụng có vi-rút trên đó, sau đó chạm vào mặt, miệng, mũi hoặc mắt của mình.
  • Chủng vi-rút này có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng.
Thông Tin Thêm dành cho Người Vận Hành Xe Buýt

COVID-19 đôi khi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trong cao hơn gồm có:

  • Người cao tuổi
  • Người ở mọi lứa tuổi có bệnh nền nhất định

Là chủ hãng sở vận hành xe buýt, nhân sự của quý vị có thể tiếp xúc với vi-rút khi

  • Tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet) với những người khác tại nơi làm việc, có thể bao gồm hành khách, đồng nghiệp, nhân viên trạm trung chuyển và nhân viên bảo trì.
  • Chạm hoặc cầm vào các bề mặt và trang thiết bị tiếp xúc thường xuyên, sau đó lại chạm tay lên mặt, mắt, mũi hoặc miệng.
Làm Thế Nào để Bảo Vệ Nhân Viên và Người Khác đồng thời Làm Chậm Sự Lây Lan

Đánh giá nơi làm việc của quý vị để xác định các tình huống mà nhân viên không thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội với khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác và/hoặc khách hàng. Sử dụng các biện pháp kiểm soát kết hợp theo hệ thống phân cấp kiểm soát để giải quyết các tình huống này nhằm hạn chế sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19. Một ủy ban gồm cả người lao động và ban quản lý có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong việc nhận biết tất cả các tình huống có thể xảy ra.

Cùng với việc bảo vệ người lao động, một điều quan trọng cần lưu ý là các khuyến nghị hoặc biện pháp can thiệp kiểm soát để giảm nguy cơ lây lan COVID-19 phải phù hợp với mọi chương trình về an toàn và trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) thường được yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ công việc. Các cách tiếp cận cần cân nhắc có thể bao gồm:

Lập Kế Hoạch Đảm Bảo An Toàn và Sức Khỏe tại Nơi Làm Việc Phòng Chống COVID-19

Xem lại Hướng Dẫn Tạm Thời của CDC cho Doanh Nghiệp và Chủ Lao ĐộngBộ Công Cụ Khôi Phục Hoạt Động Kinh Doanh để xem các hướng dẫn và khuyến cáo mà mọi chủ lao động có thể sử dụng để bảo vệ nhân viên của mình.

  • Chỉ định một điều phối tại nơi làm việc thực địa, người này sẽ có trách nhiệm đánh giá và kiểm soát về COVID-19.
    • Khi xây dựng kế hoạch, phải bao gồm tất cả các nhân viên tại nơi làm việc, ví dụ như đội ngũ nhân viên, nhân viên làm công việc tiện ích, nhân viên thay phiên, nhân viên vệ sinh, nhân viên giám sát và nhân viên vận hành xe buýt.
    • Xây dựng kế hoạch giao tiếp với hành khách lên xe buýt về những sửa đổi đối với quy trình làm việc hoặc cung cấp dịch vụ.
    • Thông báo cho toàn bộ người lao động rằng mọi vấn đề lo ngại về COVID-19 đều phải được trình báo cho điều phối viên đã được chỉ định.
  • Triển khai các chính sách và phương thức nghỉ ốm hỗ trợ và linh hoạt.
    • Xây dựng chính sách khuyến khích nhân viên bị bệnh hãy ở nhà mà không sợ bị phạt và đảm bảo nhân viên biết các chính sách này.
    • Nếu thuê nhà thầu tại nơi làm việc, hãy lập kế hoạch thông báo cho công ty nhà thầu về những điều chỉnh trong quy trình làm việc.
  • Cân nhắc tiến hành kiểm tra sức khỏe hàng ngày trực tiếp hoặc qua mạng (ví dụ như sàng lọc triệu chứng và/hoặc thân nhiệt) đối với nhân viên vào các ngày làm việc theo lịch trình.
    • Các phương án sàng lọc có thể bao gồm đề nghị nhân viên tự sàng lọc trước khi đến nơi làm việc hoặc tổ chức sàng lọc tại chỗ bằng cách kiểm tra thân nhiệt của nhân viên và đánh giá các triệu chứng tiềm ẩn trước khi bắt đầu làm việc. (xem Hướng Dẫn Tạm Thời của CDC cho Doanh Nghiệp và Chủ Hãng Sở)
    • Đảm bảo các nhân viên có thể duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet trong lúc chờ sàng lọc nếu thực hiện quy trình tại chỗ.
    • Thực hiện sàng lọc sức khỏe của nhân viên một cách riêng tư nếu có thể và duy trì tính bảo mật về tình trạng sức khỏe và bệnh sử của mỗi cá nhân.

Hành động nếu có nhân viên nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19:

  • Tách ngay những nhân viên khai báo hoặc hình thành triệu chứng tại chỗ làm khỏi những nhân viên khác và sắp xếp để đưa họ về nhà bằng phương tiện riêng. Các nhân viên này nên tự cách ly và liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Đóng cửa niêm phong mọi khu vực đã được người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
  • Thực hiện làm sạch và khử trùng sau khi có bất kỳ người nào nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 từng có mặt tại nơi làm việc. Nhân viên vệ sinh nên làm sạch và khử trùng văn phòng, phòng vệ sinh, khu vực chung và thiết bị điện tử dùng chung mà người bệnh sử dụng, trong đó đặc biệt tập trung vào các bề mặt thường xuyên chạm vào. Nếu nhân viên khác không vào các khu vực này hay tiếp cận với các vật dụng này, hãy chờ 24 giờ (hoặc càng lâu càng tốt) rồi mới tiến hành làm sạch và khử trùng.
  • Các nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 nên thông báo ngay cho chủ lao động về kết quả xét nghiệm của mình.
    • Nhân viên bị bệnh nên tuân thủ các bước theo khuyến cáo của CDC để tự cách ly hoặc nhận sự chăm sóc. Nhân viên không nên quay lại làm việc cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly tại nhà và đã tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Xây dựng các biện pháp kiểm soát mối nguy hại thông qua hệ thống kiểm soát phân cấp để ngăn ngừa sự lây nhiễm trong nhân viên. Quý vị có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát kết hợp được nêu dưới đây.

  • Biện Pháp Kiểm Soát Quy Trình (Cách ly mọi người khỏi các mối nguy hại)
    Điều chỉnh không gian làm việc bằng các biện pháp kiểm soát quy trình nhằm ngăn chặn phơi nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19.
    • Điều chỉnh cách bố trí khu vực làm việc khi có thể.
      • Di chuyển thiết bị thanh toán điện tử/máy quẹt thẻ tín dụng ra xa nhân viên vận hành xe buýt để tăng khoảng cách giữa hành khách và nhân viên vận hành xe buýt.
    • Nếu có thể, thiết lập các tấm chắn phân cách giữa nhân viên vận hành xe buýt và hành khách.
      • Sử dụng rèm nhựa, tấm chắn nhựa hoặc vật dụng tương tự để tạo rào cản hoặc tấm phân cách không thấm nước.
    • Đóng cửa hoặc hạn chế tiếp cận các khu vực chung nơi nhân viên thường tập trung và tương tác, như phòng nghỉ, bãi đỗ xe và khu vực cửa ra/vào.
    • Xem xét tạo lối đi một chiều cho người đi bộ trong các khu vực hẹp hoặc hạn chế trong xe buýt để khuyến khích di chuyển thành một hàng với khoảng cách giữa hai người là 6-foot.
    • Sử dụng các dấu hiệu dễ nhìn thấy, chẳng hạn như đề can dán sàn, băng dính màu và các biển báo để nhắc nhở nhân viên duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác, bao gồm tại khu vực làm việc và các nơi nghỉ ngơi.
      • Xem xét sử dụng các dấu hiệu này để nhắc nhở cả hành khách, chẳng hạn như tại cửa ra vào của xe buýt.
    • Đặt dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60% tại nhiều địa điểm dành cho nhân viên và hành khách.
      • Sử dụng các trạm loại không cần chạm nếu có thể.
      • Đảm bảo phòng vệ sinh có bồn rửa, xà phòng, nước và phương thức để mọi người làm khô tay (vd. khăn lau bằng giấy, máy sấy khô tay).
    • Đảm bảo xe buýt được thông gió tốtexternal icon.
      • Chủ hãng sở vận hành xe buýt và ban quản lý cần làm việc với bộ phận quản lý trang thiết bị để điều chỉnh hệ thống thông gió sao cho lượng không khí trong lành tối đa được đưa vào các không gian sử dụng, đồng thời duy trì độ ẩm ở mức 40-60%. Nếu có thể, hãy tăng hiệu quả lọc của hệ thống HVAC lên mức cao nhất.
      • Có thể xem xét sử dụng các thiết bị lọc không khí dạng hạt hiệu quả cao và di động (HEPA) để loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong không khí tại các khu vực có hệ thống thông gió kém.
      • Cân nhắc sử dụng phương pháp thông gió tự nhiên (ví dụ như mở cửa sổ) để làm loãng không khí trong nhà với không khí ngoài trời khi điều kiện môi trường cho phép.
      • Lưu ý bổ sung về cải thiện hệ thống thông gió trên xe buýt có thể được tìm thấy trong Hướng Dẫn Tạm Thời của CDC cho Doanh Nghiệp và Chủ Hãng Sở.
  • Biện Pháp Kiểm Soát Hành Chính (Thay đổi cách thức làm việc)
    Tổ chức đào tạo và đưa ra các chính sách hành chính khác để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
    • Tất cả nhân viên cần phải nắm được những thông tin cơ bản về COVID-19, cách bệnh lây lan, các triệu chứng khi mắc bệnh và các biện pháp có thể thực hiện để phòng ngừa hoặc giảm thiểu sự lây truyền của vi-rút gây ra COVID-19.
    • Việc đào tạo phải đề cập đến vai trò quan trọng của biện pháp cách ly giao tiếp xã hội (duy trì khoảng cách 6 feet hoặc hơn nếu có thể, đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang đúng cách, che miệng và mũi khi ho và hắt hơirửa tay, làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, không dùng chung vật dụng cá nhân hoặc dụng cụ/thiết bị trừ khi thực sự cần thiết và không chạm tay vào mặt, miệng, mũi hoặc mắt.
    • Nên khuyến khích nhân viên về nhà hoặc ở yên tại nhà nếu họ cảm thấy bị bệnh. Đảm bảo các chính sách nghỉ ốm linh hoạt và thống nhất với hướng dẫn y tế công cộng đồng thời nhân viên biết và hiểu rõ về các chính sách này.
    • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên bị đụng chạm.
      • Nếu bề mặt bị bẩn rõ ràng, hãy làm sạch bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước trước khi khử trùng.
        • Sử dụng sản phẩm đã được đăng ký với EPA hoặc các dung dịch tẩy rửa gia dụng pha loãng, nếu thích hợp để khử trùng bề mặt.
    • Sử dụng các thiết bị không yêu cầu nhân viên xử lý thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc thẻ đi xe có thể nạp lại của khách hàng và thực hiện chính sách không dùng tiền mặt. Nếu không khả thi, hãy đảm bảo rằng tiền mặt và/hoặc thẻ phải được nhân viên vận hành xe buýt xử lý cẩn thận bằng cách thay găng tay sau mỗi lần thực hiện giao dịch hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay sau mỗi hành khách.
    • Cho nhân viên đủ thời gian để rửa và làm khô tay và trang bị bồn rửa, xà phòng, nước và phương thức để làm khô tay (vd. khăn lau bằng giấy, máy sấy khô tay).
      • Nhắc nhân viên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, họ nên sử dụng dung dịch sát trùng tay có ít nhất 60% cồn.
      • Cung cấp dung dịch sát trùng tay, khăn giấy và thùng rác không cần chạm tại quầy thu ngân và trong phòng vệ sinh.
    • Duy trì cách ly giao tiếp xã hội (tối thiểu 6 feet) trên xe buýt và tại cả cửa ra vào.
    • Giới hạn số người trên xe buýt cùng một thời điểm.  (Tham khảo hướng dẫn của địa phương và tiểu bang nếu có.)
    • Nhắc nhở nhân viên lưu ý rằng mọi người đều có thể làm lây lan vi-rút gây ra COVID-19 ngay cả khi họ không có triệu chứng hoặc bị bệnh. Coi mọi tương tác gần (trong phạm vi 6 feet) với nhân viên, hành khách và những người khác là nguồn phơi nhiễm tiềm ẩn.
    • Cân nhắc sử dụng các cửa riêng biệt để ra vào xe buýt (nếu có thể, dựa trên cách bố trí của xe buýt) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển một chiều trên xe.
    • Đặt các biển báo và nhắc nhở ở lối vào và những nơi quan trọng, cung cấp hướng dẫn về cách ly giao tiếp xã hội, thay đổi quy trình, vệ sinh tay, sử dụng khẩu trang vải hoặc khẩu trang, quy ước khi ho và hắt hơi. Các biển báo này phải dễ nhìn đối với người khuyết tật, dễ hiểu và có thể kết hợp biển hiệu dành cho người không nói tiếng Anh, nếu cần.
    • Truyền thông và đào tạo phải dễ hiểu, bằng các ngôn ngữ ưa thích mà nhân viên dùng để nói hoặc đọc, và bao gồm thông tin chính xác và kịp thời.
      • Nhấn mạnh việc sử dụng hình ảnh (thông tin bằng hình ảnh) để khắc phục sự khác biệt về ngôn ngữ.
      • Tăng cường đào tạo bằng các biển báo (tốt nhất là thông tin bằng hình ảnh) và đặt ở những vị trí quan trọng. CDC có các áp-phích sẵn sàng để tải về và in ấn miễn phí, đơn giản, trong đó một số áp-phích đã được dịch sang các ngôn ngữ khác nhau.
    • Đặc biệt khuyến khích việc sử dụng khẩu trang vải hoặc khẩu trang nếu thích hợp. 
      • Khẩu trang vải hoặc khẩu trang nhằm bảo vệ những người không đeo khỏi tiếp xúc với các giọt bắn từ đường hô hấp của người đeo. Vì khẩu trang không được đặc biệt thiết kế và thử nghiệm để bảo vệ người đeo, khẩu trang vải hoặc khẩu trang không được xem là trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).
      • Hướng dẫn nhân viên cách đeo và tháo khẩu trang vải hoặc khẩu trang để tránh nhiễm bệnh.
      • Nên giặt khẩu trang vải và khẩu trang sau mỗi lần sử dụng.
      • Không nên đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang nếu việc sử dụng gây ra nguy cơ mới (ví dụ: cản trở hoạt động lái xe hay tầm nhìn, góp phần vào bệnh trạng liên quan đến nhiệt) còn lớn hơn lợi ích làm chậm sự lây lan của vi-rút liên quan đến bệnh COVID-19. Không nên đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang cho bất cứ ai khó thở, bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp. CDC cung cấp thông tin về các biện pháp thích ứng và thay thế cần được xem xét khi việc đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang không khả thi.
      • Nhân viên nên mang theo khẩu trang vải hoặc khẩu trang dự phòng.
      • Nếu khẩu trang vải hoặc khẩu trang bị ướt, dính bẩn hoặc nhiễm bẩn tại nơi làm việc, nhân viên nên tháo khẩu trang và giữ để giặt sấy sau.
    • Cân nhắc yêu cầu khách đến nơi làm việc (nhân viên phục vụ, hành khách) cũng phải đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang.
  • Thiết Bị Bảo Hộ Cá Nhân (PPE)
    Trang bị bảo hộ cá nhân là bước cuối cùng trong hệ thống phân cấp kiểm soát bởi việc sử dụng nó sao cho hiệu quả còn khó hơn các biện pháp khác. Để có tính bảo vệ và không gây thêm mối nguy hại nào khác, việc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân đòi hỏi phải hiểu rõ đặc điểm môi trường, kiến thức về mối nguy hại, đào tạo và luôn sử dụng đúng cách. Đây là lý do vì sao chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh vào các biện pháp kiểm soát hành chính và quy trình khi giải quyết các mối nguy hại nghề nghiệp, bao gồm cả khi áp dụng hướng dẫn làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2.
    Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện tại, việc sử dụng loại trang bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang y tế hoặc mặt nạ N95 vẫn đang được ưu tiên cho các nhân viên y tế và lực lượng ứng cứu khẩn cấp, theo khuyến cáo trong hướng dẫn của CDC hiện tại.
Cách Giúp Nhân Viên và Người Khác Ứng Phó với Căng Thẳng

Sức khỏe tâm thần là một phần quan trọng trong sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức mới ngăn cản nhiều người làm việc và tương tác với nhau. Điều này có thể dẫn đến cảm giác căng thẳng, lo âu và trầm cảm.

Quý vị có thể tìm thông tin và các tài liệu về sức khỏe tâm thần, nhận biết dấu hiệu căng thẳng, thực hiện các bước để xây dựng khả năng vượt qua và kiểm soát căng thẳng cũng như biết nơi cần đến nếu quý vị, nhân viên của quý vị hoặc người khác cần sự trợ giúp trên trang Cách Ứng Phó với Căng Thẳng Trong Công Việc và Xây Dựng Khả Năng Vượt Qua trong Đại Dịch COVID-19 của CDC

Cách nhận thêm thông tin

Quý vị, với tư cách là chủ hãng sở, chịu trách nhiệm giải đáp các vấn đề về COVID-19 và thông báo cho nhân viên về các mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Quý vị có thể sử dụng các nguồn bổ sung này để biết thêm thông tin về cách giảm nguy cơ phơi nhiễm với COVID-19 tại nơi làm việc:

Cập nhật lần cuối ngày 31 tháng 12 năm 2020