Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Chúng Ta Có Thể Làm Gì

Chúng Ta Có Thể Làm Gì
Cập nhật ngày 24 tháng 7 năm 2020

Các tổ chức cộng đồng và tôn giáo, chủ lao động, hệ thống và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ quan y tế công cộng, nhà hoạch định chính sách và những người khác đều góp phần giúp thúc đẩy sự tiếp cận công bằng với dịch vụ y tế. Để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, chúng ta phải cùng hợp tác để đảm bảo mọi người có các nguồn lực nhằm duy trì và quản lý sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, bao gồm dễ dàng truy cập thông tin, dễ dàng được xét nghiệm và chăm sóc y tế. Chúng ta cần các chương trình và biện pháp thực hành phù hợp với cộng đồng nơi mọi người sống, học tập, làm việc, vui chơi và thờ phụng.

Hợp tác Cùng nhau

Đại dịch COVID-19 có thể thay đổi một số cách thức chúng ta kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Khi các cá nhân và cộng đồng ứng phó với các tình huống và các khuyến cáo về COVID-19 (như đóng cửa trường học, đóng cửa nơi làm việc, cách ly giao tiếp xã hội), thường có những thách thức không lường trước đối với các khía cạnh quan trọng của sức khỏe cảm xúc, như kết nối xã hội và hỗ trợ xã hội . Sự gắn kết về đức tin, gia đình và văn hóa chung là nguồn hỗ trợ xã hội phổ biến. Tìm cách duy trì sự hỗ trợ và kết nối, ngay cả khi có sự xa cách về mặt địa lý, có thể tăng cường khả năng và khuyến khích các cá nhân và cộng đồng bảo vệ bản thân, chăm sóc cho những người mắc bệnh, giữ sức khỏe cho trẻ emđối phó với căng thẳng tốt hơn.

Các tổ chức cộng đồng và các tổ chức tôn giáo có thể

  • Xem xét và thực hành các hướng dẫn của CDC. Điều này bao gồm tăng cường các biện pháp phòng ngừa như cách ly giao tiếp xã hội, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và ở nhà khi thích hợp.
  • Chia sẻ thông tin về phòng ngừa COVID-19 với các cộng đồng, theo cách thức quý vị biết là có hiệu quả để kết nối với các thành viên trong cộng đồng.
  • Phối hợp với các phương tiện truyền thông đáng tin cậy ở địa phương (như báo chí, đài phát thanh, TV, v.v. của cộng đồng hoặc địa phương) để chia sẻ thông tin bằng hình thức và ngôn ngữ phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Kết nối mọi người với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các nguồn lực để giúp họ có được liệu pháp điều trị và thuốc men mà họ có thể cần.
  • Thuê những người từ cộng đồng để chia sẻ thông điệp phòng ngừa COVID-19 và liên kết mọi người với các nguồn lực và dịch vụ miễn phí hoặc chi phí thấp, bao gồm cả dịch vụ xét nghiệm.
  • Liên hệ với sở y tế công cộng địa phương để nhận làm địa điểm xét nghiệm cộng đồng, cung cấp một nền tảng để chia sẻ thông tin hoặc chia sẻ hiểu biết về cộng đồng.
  • Phối hợp với những tổ chức khác để kết nối mọi người với hàng hóa (như thực phẩm lành mạnh và nhà ở tạm thời) và các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe thể chất, tâm thần và tâm linh của họ.

Chủ hãng sở có thể

  • Xem xét và thực hành Hướng dẫn của CDC dành cho doanh nghiệp và chủ hãng sở, nhắc nhở người quản lý để đảm bảo tuân thủ các phương pháp thực hành tốt nhất.
  • Duy trì chính sách nghỉ vắng mặt linh hoạt. Cho phép những nhân viên bị bệnh hoặc phải chăm sóc người khác được ở nhà mà không sợ bị sa thải hoặc các hành động trừng phạt khác. Có thể áp dụng thêm các chính sách linh hoạt khác như cho ứng trước ngày nghỉ đau bệnh của năm sau và cho phép nhân viên tặng nhau ngày nghỉ đau bệnh.
  • Cho phép nhân viên sử dụng ngày nghỉ đau bệnh và quay lại làm việc sau khi nghỉ đau bệnh mà không cần giấy xác nhận của bác sĩ hoặc xét nghiệm COVID-19.
  • Huấn luyện và cung cấp cho nhân viên các thông điệp về phòng ngừa COVID-19 được điều chỉnh theo ngôn ngữ, trình độ đọc viết và văn hóa của nhân viên.
  • Cung cấp khẩu trang, dung dịch sát trùng tay, trạm rửa tay và trang bị bảo hộ cá nhân khi thích hợp.
  • Thiết lập các chính sách và phương pháp thực hành công bằng cho tất cả nhân viên để duy trì khoảng cách cụ thể giữa nhân viên với nhau và với khách hàng, nếu có thể.
  • Huấn luyện nhân viên ở tất cả các cấp của tổ chức để xác định và ngăn chặn tất cả các hình thức phân biệt đối xử; huấn luyện họ về thành kiến ngầm địnhexternal icon.

Hệ thống chăm sóc y tế có thể

  • Đảm bảo duy trì và tính dễ tiếp cận của hệ thống quản lý bệnh mãn tính và các dịch vụ để phòng ngừa bệnh tật. Cung cấp hỗ trợ cho bệnh nhân (ví dụ như nhắc nhở, chương trình quản lý tự chăm sóc).
  • Tăng cường sự sẵn có và khả năng tiếp cận với xét nghiệm COVID-19 cho các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số cũng như các cộng đồng cư dân khác đang phải chịu ảnh hưởng không công bằng.
  • Phối hợp với nhân viên y tế cộng đồng/nhân viên tuyên truyềnexternal icon, nhà cung cấp dịch vụ y tế và nhân viên hướng dẫn bệnh nhân để kết nối các thành viên trong cộng đồngexternal icon với các nguồn lực y tế.
  • Tăng cường tham gia với các tổ chức cộng đồng và tổ chức tôn giáo đáng tin cậy có mối quan hệ với cộng đồng địa phương.
  • Cung cấp lựa chọn dịch vụ y tế từ xa được điều chỉnh theo nhu cầu của bệnh nhân.
  • Bảo đảm các nhà cung cấp dịch vụ thể hiện nhận thức và tôn trọngexternal iconvăn hóaexternal icon khi cung cấp dịch vụ chăm sóc và xét nghiệm COVID-19.
  • Huấn luyện nhân viên ở tất cả các cấp của tổ chức để xác định và ngăn chặn tất cả các hình thức phân biệt đối xử; đào tạo nhận thứcexternal icon cho họ về thành kiến ngầmexternal icon.>.
  • Tăng cường khả năng tiếp cận ngôn ngữ và giúp điều chỉnh hướng dẫn y tế công cộng cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương để thông tin và khuyến cáo về sức khỏe tiếp cận được tới những người cần nó nhất.

Các cơ quan y tế công cộng có thể

  • Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các bộ lạc, các nhà nghiên cứu khoa học, các tổ chức chuyên môn, các tổ chức phục vụ chủng tộc và dân tộc thiểu số, các tổ chức cộng đồng và các thành viên cộng đồng để chia sẻ thông tin và hợp tác để phòng ngừa COVID-19 trong cộng đồng.
  • Cung cấp thông tin thông qua các kênh và ở định dạng và ngôn ngữ phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm người khuyết tật, người có trình độ tiếng Anh hạn chế, trình độ đọc viết thấp hoặc những người có những khó khăn khác khi tiếp cận thông tin.
  • Giúp mọi người hiểu truy dấu người tiếp xúc là gì, tại sao nhân viên y tế công cộng cần tìm những người đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 và cần những gì để truy dấu người tiếp xúc thành công.
  • Giải quyết những hiểu lầm về lý do tại sao mọi người được hỏi về thông tin cá nhân và tại sao thông tin này lại quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong gia đình, bạn bè và cộng đồng.
  • Tạo dựng quan hệ đối tác và đầu tư vào những đối tác có thể thúc đẩy quyền tiếp cận y tế một cách công bằng, bằng cách
    • Đảm bảo xem xét đến tính đa dạng của cộng đồng khi thực hiện các các nỗ lực truy dấu người tiếp xúc
    • Thiết lập các địa điểm xét nghiệm COVID-19 dễ dàng tiếp cận
    • Giúp các thành viên cộng đồng có được những thứ cần thiết để cách ly nếu họ bị bệnh hoặc đã phơi nhiễm với vi-rút gây ra COVID-19
    • Giúp các thành viên cộng đồng có được thông tin và nguồn lực để giữ an toàn cho chính họ và người thân của họ
  • Tìm hiểu xem các cộng đồng khác đang làm gì.

Chính quyền Tiểu bang, Bộ lạc, Địa phương và Lãnh thổ có thể

  • Cung cấp khả năng tiếp cận các địa điểm như khách sạn để tự cô lập và cách ly, xem xét các yếu tố văn hóa khi xác định và cung cấp địa điểm.
  • Khám phá các tùy chọn cung cấp truy cập Internet băng thông rộngexternal icon miễn phí hoặc chi phí thấp để mọi người có thể sử dụng dịch vụ y tế từ xa và nhận thông tin về COVID-19 và các dịch vụ xã hội.
  • Tìm hiểu các lựa chọn để bảo vệ người thuê nhà khỏi bị trục xuất.
  • Nỗ lực để mở rộng các lựa chọn dịch vụ trông trẻ.
  • Tăng cường dịch vụ giao thông công cộng (như chạy các tuyến xe buýt hoặc tàu thường xuyên hơn để giảm đông đúc, cho phép tiếp cận miễn phí vào các chương trình xe đạp thành phố).

CDC đang làm gì

  • Cung cấp hỗ trợ cho các cơ quan y tế công cộng và các tổ chức khác để mở rộng xét nghiệm, truy dấu người tiếp xúc, các tùy chọn cách ly và chăm sóc y tế để tiếp cận các nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19 và tiến triển bệnh nặng.
  • Tạo thuận lợi cho việc hợp tác giữa các cơ quan y tế công cộng, bộ lạc, nhà nghiên cứu khoa học, tổ chức chuyên môn, tổ chức cộng đồng và thành viên cộng đồng để chia sẻ thông tin và hợp tác để ngăn chặn đại dịch COVID-19 trong các cộng đồng chủng tộc và dân tộc thiểu số.
  • Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các cộng đồng địa phương đang xảy ra bùng phát COVID-19 ở những khu vực phải chịu tác động không tương xứng đối với những cơ sở sử dụng người lao động lương thấp (ví dụ như nhà máy chế biến thịt, nông nghiệp, viện dưỡng lão).
  • Hỗ trợ các nhân viên tuyến đầu và nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ thiết yếu ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại những nơi làm việc quan trọng, tìm hiểu thêm về những lo lắng và khó khăn của họ và đưa ra giải pháp để giải quyết.
  • Xây dựng hướng dẫn để thực hiện các chương trình và biện pháp thực hành bằng các ngôn ngữ khác nhau, được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa của các nhóm dân cư khác nhau.
  • Tiếp tục xây dựng một lực lượng lao động y tế công cộng đa dạng, được trang bị để hiểu và đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của dân số ngày càng đa dạng.
  • Tiếp tục thu thập dữ liệu để đánh giá và theo dõi sự chênh lệch liên quan đến COVID-19, nỗ lực mở rộng tính đầy đủ của dữ liệu và phát triển các phương pháp mới để truyền đạt thông tin tới công chúng và các bên liên quan khác.

Tìm hiểu thêm về Nỗ lực của của CDC nhằm thúc đẩy công bằng y tế trong khi ứng phó với đại dịch COVID-19.

Cập nhật lần cuối ngày 24 tháng 7 năm 2020