Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hướng Dẫn dành cho Cơ Sở Chăm Sóc Lưu Trú và Người Khuyết Tật

Hướng Dẫn dành cho Cơ Sở Chăm Sóc Lưu Trú và Người Khuyết Tật
Cập nhật ngày 30 tháng 5 năm 2020

Cơ sở chăm sóc lưu trú (GH) dành cho người khuyết tậtexternal icon là môi trường tập trung có quy mô đa dạng, từ nhỏ đến lớn. Trong các cơ sở sinh hoạt tập trung có một số yếu tố có thể tạo điều kiện cho sự xâm nhập và lây lan của SARS-CoV-2, chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Một số yếu tố trong số này bao gồm người cư trú được tuyển dụng từ bên ngoài cơ sở, người bắt buộc phải tiếp xúc gần với nhân viên hoặc Người Hỗ Trợ Trực Tiếp, người cư trú gặp khó khăn với việc hiểu thông tin hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và người sống trong các không gian sinh hoạt chung. Ngoài ra, những người cư trú trong GH có bệnh nền có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19.

Người Quản Lý Cơ Sở Chăm Sóc Lưu Trú và nhân viên cần biết gì về COVID-19?

CDC đã có hướng dẫn dành cho các cơ sở chăm sóc dài hạn và nhà điều dưỡng, cơ sở chăm sóc dành cho người cao tuổi, các cộng đồng hưu trí và cơ sở sống độc lập cũng như nhà ở tập trung và nhà ở chung. Nhiều khuyến cáo về COVID-19 được mô tả trong các tài liệu này cũng áp dụng cho các GH. Người quản lý GH có thể xem xét thực hiện một số chiến lược để khuyến khích những hành vi làm giảm sự lây lan của COVID-19.

  • Thông báo cho nhân viên và người cư trú.
    • Các thông tin liên quan đến COVID-19 và các thay đổi liên quan đến chính sách và quy trình của GH phải được cung cấp ở định dạng dễ hiểu và phù hợp với người khuyết tật, bằng ngôn ngữ thích hợp và mức độ đọc hiểu phù hợp với mọi nhân viên và người lao động. Ví dụ như các tờ thông tin và áp phích, video Ngôn Ngữ Ký Hiệu Hoa Kỳ.
    • Nhiều tổ chức hỗ trợ người khuyết tật đã phát triển các công cụ giao tiếp và nguồn thông tin về COVID-19. Tham khảo các tài nguyên khác dưới đây
  • Kế hoạch điều tiết, điều chỉnh và hỗ trợ cho người cư trú trong GH.
    • Có thể sẽ cần đến một cách tiếp cận phù hợp với từng cá nhân trong bối cảnh COVID-19 cho những người có khuyết tật thể chất và trí tuệ, là những người có khả năng đi lại hạn chế cũng như khó tiếp cận được thông tin, bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp người hỗ trợ, gặp khó khăn với việc hiểu thông tin, khó làm quen với những thay đổi trong hoạt động thường ngày hoặc có các vấn đề khác liên quan đến tình trạng khuyết tật của họ. Cách tiếp cận này nên tính đến các vấn đề sau:
      • Cách ly giao tiếp xã hội và cô lập trong một GH có thể rất khó thực hiện với nhiều người khuyết tật.
      • Việc đeo khẩu trang có thể khó khăn đối với những người có vấn đề về cảm giác, nhận thức hoặc hành vi. Việc đeo khẩu trang không được khuyến khích với đối tượng là trẻ em dưới 2 tuổi hoặc bất kỳ người nào bị khó thở hoặc mất ý thức, mất năng lực hay không thể tự tháo khẩu trang khi không được trợ giúp.
      • Những người cư trú có thể phải được trợ giúp hoặc nhắc nhở trực quan và bằng lời mới sử dụng được khăn giấy cho miệng và mũi, vứt bỏ khăn giấy vào thùng rác và rửa tay sau đó.
      • Hoạt động làm sạch và khử trùng có thể ảnh hưởng đến những người có vấn đề về cảm giác hoặc hô hấp.
      • Có thể phải trợ giúp hoặc giám sát khi họ rửa tay hay sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
      • Có thể phải trợ giúp hoặc giám sát khi thực hiện làm sạch và khử trùng.
    • Các phương pháp chuyên môn về hành vi đã được áp dụng trong GH có thể giúp người cư trú điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi trong lịch trình quen thuộc và thực hiện các hành động phòng ngừa. Các phương pháp này bao gồm làm mẫu và củng cố các hành vi mong muốn, thời gian biểu bằng hình ảnh, đồng hồ hẹn giờ và các gợi ý trực quan. Các tổ chức hỗ trợ người khuyết tật đã có thông tin và tài nguyên về các phương pháp chuyên môn về hành vi. Chuyên gia trị liệu hành vi và Sở Sức Khỏe Hành Vi và Khuyết Tật Phát Triển tại địa phương có thể đủ năng lực tư vấn đối với những vấn đề cụ thể.
    • Chuẩn bị sẵn sàng dư lượng thực phẩm thiết yếu, vật tư y tế và các nhu yếu phẩm khác.
  • Làm theo hướng dẫn dành cho Đơn Vị Hỗ Trợ Trực Tiếp (DSP).

    Đơn Vị Hỗ Trợ Trực Tiếp (nhân viên chăm sóc cá nhân, chuyên viên, phụ tá hỗ trợ trực tiếp, chuyên gia trị liệu và những người khác) cung cấp đa dạng các dịch vụ liên quan đến sức khỏe tại gia và trong cộng đồng, hỗ trợ cho những cá nhân bị khuyết tật. Họ có thể cung cấp các dịch vụ như chăm sóc cá nhân, hoạt động sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ dịch vụ y tế, v.v. DSP đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của những người mà họ phục vụ. Họ cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho những người khuyết tật sinh sống trong các GH.

    • Hãy hỏi các DSP xem trước khi vào GH, họ có trải qua bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay có từng tiếp xúc với người nào nhiễm COVID-19 hay không. Nếu DSP cũng phục vụ ở cơ sở chăm sóc lưu trú khác, hãy hỏi cụ thể xem có GH nào trong số đó có ca bệnh dương tính hay không.
    • CDC đã soạn ra hướng dẫn dành cho DSP. Những người quản lý GH nên xem xét hướng dẫn dành cho DSP và đảm bảo các DSP cần đến GH phải biết đến các hành động phòng ngừa đó.
  • Sàng lọc và tư vấn cho người cư trú, nhân viên và tình nguyện viên thiết yếu.
    • Người quản lý GH nên cân nhắc việc sàng lọc cho người cư trú, người lao động và tình nguyện viên thiết yếu để tìm dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19.
    • Việc sàng lọc bao gồm tích cực kiểm tra thân nhiệt của từng người bằng loại nhiệt kế không chạm, kết hợp hỏi người đó xem họ có từng bị các triệu chứng như hụt hơi hay ho không.
    • Cần tư vấn cho nhân viên và tình nguyện viên thiết yếu rằng nếu họ bị sốt hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp khi đang làm việc, họ phải lập tức đeo khẩu trang, thông báo cho người giám sát của mình và rời khỏi nơi làm việc.
    • Những người cư trú có triệu chứng của COVID-19, người ở cùng phòng và người tiếp xúc gần nên tự cách ly, hạn chế sử dụng không gian chung nhiều nhất có thể.
  • Lên kế hoạch cho việc ra ngoài thiết yếu.
  • Tiếp tục chăm sóc y tế cho bệnh nền.
    • Người trưởng thành bị khuyết tật có nguy cơ bị bệnh nền nghiêm trọng cao gấp ba lần[1] so với người trưởng thành không có khuyết tật. Người khuyết tật có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn nếu họ là người cao tuổi hoặc có một số bệnh nền nhất định.
    • Việc lập kế hoạch đối phó với COVID-19 trong các GH cần tính đến việc xác định rõ những người cư trú có bệnh nền nghiêm trọng và xem xét lại kế hoạch chăm sóc của họ.
      • Các kế hoạch chăm sóc thường phải tính đến những thông tin quan trọng về các bệnh của một người; cách kiểm soát các bệnh đó; cách liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chuyên gia trị liệu và nhà thuốc của họ; thông tin về tình trạng dị ứng và thuốc (tên, liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc); các ưu tiên (thực phẩm và các loại khác) hoặc nhu cầu đặc biệt; lịch sinh hoạt và hoạt động hàng ngày; bạn bè; cũng như thông tin chi tiết về lịch trình quen thuộc, vốn rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe hành vi và cảm xúc.
    • Xác định các công cụ mà GH của quý vị có thể sử dụng để chuẩn bị cho trường hợp cấp cứu và trang bị đủ vật tư y tế, thuốc men để liên tục kiểm soát được bệnh nền của người cư trú.
    • Người cư trú nên tiếp tục được chăm sóc y tế đối với bệnh nền và được đánh giá các triệu chứng hoặc bệnh mới.
      • Xác định xem liệu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cư trú của cơ sở quý vị, bao gồm bác sĩ và chuyên gia trị liệu, có cách liên hệ mới hay cách thực hiện khám mới hay không.
        • Nếu họ có cung cấp dịch vụ khám từ xa,external icon hãy tìm hiểu xem họ sắp xếp các dịch vụ này như thế nào cũng như mọi thông tin cần thiết khác. Người cư trú có thể cần được trợ giúp tiếp cận hoặc tìm hiểu cách nhận dịch vụ chăm sóc y tế qua hình thức điều trị từ xa.
      • Do tình hình COVID-19, các cơ sở chăm sóc sức khỏe đang hạn chế khách đến khám. Nếu người cư trú của GH cần đi xét nghiệm, đánh giá hay nhập viện tại một cơ sở y tế, thì nhân viên, DSP hoặc thành viên gia đình họ phải được cho phép đi cùng với họ dưới hình thức điều chỉnh thiết yếu.
  • Cân nhắc giới hạn số lượng khách thăm không cần thiết.
    • GH nên hạn chế hoạt động thăm nom (ví dụ như chỉ cho phép tối đa 1 khách thăm/người cư trú/ngày, không tiếp nhận những khách gần đây có đi du lịch hoặc những người có triệu chứng COVID-19), đặc biệt là ở những khu vực chung, chỉ cho phép nhân viên, tình nguyện viên và những khách đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần và tâm thần cũng như sự an toàn của người cư trú.
    • Tư vấn cho khách đến thăm rằng việc duy trì cách ly giao tiếp xã hội (tối thiểu 6 feet) và đeo khẩu trang có thể giúp giảm sự lây truyền vi-rút corona.
    • Khi có thể, người quản lý nên xem xét việc khám sàng lọc khách thăm để tìm dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19. Hoạt động này bao gồm tích cực kiểm tra thân nhiệt của từng người bằng nhiệt kế không tiếp xúc, kết hợp hỏi xem người đó có  bị hụt hơi hay ho không. Những khách có triệu chứng của COVID-19 hoặc bị sốt không được vào bên trong GH.
  • Kiểm soát sự căng thẳng và lo lắng.

    Các nhân viên và người cư trú có thể trải qua tình trạng gia tăng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thất vọng hoặc những hành vi đáng lo ngại khi lịch sinh hoạt quen thuộc bị thay đổi. Trong bối cảnh đại dịch này, điều tối quan trọng là các nhân viên phải nhận thức được cảm giác căng thẳng là như thế nào, thực hiện các bước để xây dựng khả năng vượt qua và đương đầu với sự căng thẳng cũng như biết cần đến đâu để được giúp đỡ. Ngoài ra, người quản lý và nhân viên của GH có thể:

    • Cung cấp thông tin cho những người cư trú và nhân viên về vấn đề tự chăm sóc, sự căng thẳng và đương đầu.
    • Theo dõi các thay đổi về giấc ngủ, thói quen ăn uống và tâm trạng như là những dấu hiệu chỉ báo cho thấy người làm việc và sinh sống trong GH có thể cần được trợ giúp thêm để thích ứng với các thay đổi, điều chỉnh cảm xúc hoặc thực hiện các chiến lược hỗ trợ sức khỏe thể chất, tinh thần.
    • Xây dựng các cách để người cư trú duy trì kết nối xã hội với bạn bè và gia đình trong thời gian cách ly giao tiếp xã hội.
    • Duy trì lịch sinh hoạt ở mức tối đa có thể.
    • Kết hợp các hoạt động sức khỏe thể chất, tinh thần để giúp bù đắp cho việc hạn chế các hoạt động bên ngoài GH.
    • Nếu các hoạt động thể chất, tinh thần được thực hiện theo nhóm, hãy:
      • Áp dụng cách ly giao tiếp xã hội.
      • Tránh chạm vào cùng loại trang thiết bị (như bóng hoặc thiết bị vui chơi khác) trừ khi thiết bị đó được khử trùng giữa các lượt sử dụng.
      • Yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi thích hợp.
  • Chuẩn Bị cho Tình Huống Thiếu Nhân Sự
    • Huấn luyện cho nhân viên cách phòng ngừa sự lây lan của COVID-19 và xây dựng các phương án duy trì hoạt động khi xảy ra tình trạng nghỉ việc.
    • Thực hiện các chính sách nghỉ bệnh linh hoạt và không áp dụng hình phạt.
    • Theo dõi tình trạng gia tăng căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và trầm cảm ở nhân viên.
    • Duy trì mức huy động nhân sự an toàn và cố gắng tối đa tránh thuyên chuyển những người cư trú có khuyết tật đến các cơ sở khác như một giải pháp để giải quyết vấn đề nhân sự.
      • Người khuyết tật có quyền nhận dịch vụ trong cộng đồng.
      • Việc duy trì lịch sinh hoạt và chăm sóc liên tục ở mức tối đa là rất quan trọng.
      • Tránh thuyên chuyển khi không cần thiết vì hoạt động này có thể khiến người cư trú mất việc, dịch vụ hỗ trợ và nơi ở thích hợp.

Điều cần làm nếu có một người cư trú của GH phơi nhiễm COVID-19, có triệu chứng của COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19

Việc lên kế hoạch xác định và kiểm soát sự lây lan của COVID-19 trong một GH sẽ cần được thiết kế sao cho phù hợp với riêng GH đó và người cư trú tại đó. Tham khảo hướng dẫn dành cho cơ sở chăm sóc dài hạn và viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi, cộng đồng hưu trí và cơ sở sống độc lập, cũng như nhà ở tập trung và nhà ở chung. Những vấn đề khác về COVID-19 cần lưu ý trong cơ sở GH gồm có:

  • Báo cáo các ca nghi nhiễm hoặc dương tính với COVID-19 trong số nhân viên hoặc người cư trú cho sở y tế địa phươngexternal icon, song vẫn phải giữ bí mật thông tin về người bệnh theo yêu cầu của Đạo Luật về Người Khuyết Tật Hoa Kỳ (ADA) và cả Đạo Luật về Trách Nhiệm Giải Trình và Cung Cấp Thông Tin Bảo Hiểm Y Tế (HIPAA) nếu thích hợp. Việc khai báo giúp sở y tế địa phương ứng phó với COVID-19 và phối hợp với GH để xác định một bộ các chiến lược thích hợp với tình hình của cộng đồng quý vị.
  • Lập một kế hoạchpdf iconexternal icon xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người cư trú và nhân viên của GH sao cho phù hợp với các yêu cầu của tiểu bang và liên bang. Tìm hiểu thêm về xét nghiệm COVID-19.
  • Khuyến khích những người cư trú có triệu chứng của COVID-19 và người ở cùng phòng cũng như người tiếp xúc gần với họ tự cách ly và hạn chế sử dụng không gian chung.
  • Nếu có thể, chỉ định một phòng vệ sinh riêng cho cư dân có các triệu chứng COVID-19.
    • Cân nhắc giảm tần suất làm sạch trong phòng ngủ và phòng vệ sinh dành riêng cho những người có các triệu chứng COVID-19 xuống đến mức chỉ làm sạch khi cần thiết (ví dụ: các vật dụng và bề mặt bị bẩn) để tránh tiếp xúc không cần thiết với người bệnh.
  • Làm theo hướng dẫn về thời gian ngừng cách ly.
  • Giảm thiểu số lượng nhân viên giao tiếp trực tiếp với cư dân đã bị nghi ngờ hoặc được xác nhận mắc bệnh COVID-19.
  • Khuyến khích nhân viên, người cư trú khác, người chăm sóc như nhân viên hỗ trợ cộng đồng và những người khác đến thăm người có triệu chứng của COVID-19 tuân thủ các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.
  • Tránh để nhân viên có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 phải tiếp xúc gần với những người cư trú nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19, nếu có thể.
  • Theo dõi sức khỏe của những người từng tiếp xúc gần (nghĩa là dưới 6 feet) với người nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19. Gọi cho (các) nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cư trú nếu người này có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19.
  • Chuẩn bị cho việc chuyên chở người nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 đi xét nghiệm hoặc chăm sóc y tế phi khẩn cấp. Đề xuất tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi chung xe hay taxi. Những người cư trú của GH cần được chuyển đi xét nghiệm hoặc chăm sóc y tế phi khẩn cấp nên có nhân viên, DSP hoặc người nhà như là một hình thức điều chỉnh thiết yếu.
  • Thường xuyên tham khảo trang web về COVID-19 của Cơ Quan Quản Lý Cơ Sở Sinh Hoạt Cộng Đồng external icon để theo dõi thông tin và liên hệ với Hội Đồng Khuyết Tật và Cơ Quan Quản Lý Khuyết Tật Phát Triển để biết thông tin địa phương gồm các nguồn lực sẵn có và hỗ trợ tìm các nguồn lực đó.

 

[1] Carroll D, Courtney-Long E, Stevens A, Sloan M, Lullo C, Visser S, Fox M, Armour B, Campbell V, Brown D, and Dorn, J. Disability and Physical Activity - United States, 2009-2012. Báo Cáo về Tỷ Lệ Mắc Bệnh và Tử Vong Hàng Tuần. 2014.

Nguồn Tài Liệu Khác liên quan đến Khuyết Tật và COVID-19
  1. Nguồn Lực dành cho Người có Khuyết Tật Phát Triển trong Bối Cảnh COVID-19external icon¸ một tập hợp các nguồn lực dành cho cá nhân, gia đình và người chăm sóc, do Hội Đồng Khuyết Tật Phát Triển Bang Ohio tổng hợp.
  2. Hội Đồng Quốc Gia về Sống Độc Lậpexternal icon cung cấp tài nguyên cho các Trung Tâm Sống Độc Lập, bao gồm các thông tin và tài liệu riêng về vấn đề COVID-19.
  3. Thông tin của Cơ Quan Quản Lý Cơ Sở Sinh Hoạt Cộng Đồngexternal icon về các nguồn lực của liên bang, mạng lưới người khuyết tậtexternal icon, tài nguyên của các tổ chức khuyết tật, v.v.
  4. Thông tin về COVID-19 của tổ chức ARC of the United Statesexternal icon COVID-19, trong đó có tài liệu bằng ngôn ngữ đơn giản.
  5. Nguồn lực và Mô Hình Can Thiệp Chú Trọng vào Người Tự Kỷ đã đưa ra các thông tin và một bộ công cụ miễn phíexternal icon nhằm hỗ trợ những cá nhân (người trưởng thành và thanh thiếu niên) vượt qua giai đoạn thiếu chắc chắn, bằng nhiều ngôn ngữ
  6. Hội Đồng Quốc Gia về Sống Độc Lậpexternal iconexternal icon cung cấp nguồn lực cho các Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, bao gồm các thông tin và tài liệu riêng về COVID-19.
Cập nhật lần cuối ngày 30 tháng 5 năm 2020