Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Câu hỏi thường gặp về vắc-xin ngừa COVID-19 tại các Trung tâm cải huấn và giam giữ

Câu hỏi thường gặp về vắc-xin ngừa COVID-19 tại các Trung tâm cải huấn và giam giữ
Cập nhật ngày 11 tháng 1 năm 2021

Sau đây là các câu hỏi thường gặp về tiêm chủng COVID-19 tại các trung tâm cải huấn và giam giữ. Để biết thông tin chung về vắc-xin COVID-19 vui lòng xem trang Thông Tin về Vắc-xin COVID-19 của CDC.

Những thông tin mới về vắc-xin COVID-19 đang ngày càng nhiều. Vui lòng thường xuyên kiểm tra lại xem thông tin cập nhật.

CDC hỗ trợ việc triển khai tiêm chủng tại các nhà tù của liên bang do Cục đặc trách Nhà tù Hoa Kỳ vận hành. Tuy nhiên, CDC không xác định các kế hoạch chiến lược cho việc phân phối và tiêm vắc-xin cho các trung tâm cải huấn và giam giữ của tiểu bang hoặc địa phương. CDC có hợp tác chặt chẽ với các sở y tế và đối tác để tối ưu việc lên kế hoạch tiêm chủng, ưu tiên phụ của việc tiêm chủng trong nhóm dân số được khuyến nghị và triển khai các chương trình tiêm chủng COVID-19 để phân bổ tốt nhất các loại vắc-xin khác nhau.

Nhân viên các cơ sở cải huấn và giam giữ có nguy cơ phơi nhiễm SARS-CoV-2 liên quan tới công việc ở mức cao vì nhiệm vụ công việc của họ phải thực hiện trực tiếp tại cơ sở và liên quan tới việc tiếp xúc gần (<6 feet) với người khác. CDC khuyến nghị tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho nhân viên tại các cơ sở cải huấn và giam giữ vì các nhóm nhân viên này có nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 tại nơi làm việc. Bằng chứng hỗ trợ cho việc tiêm chủng cho nhân viên làm việc ở lĩnh vực thiết yếu tại tuyến đầu được mô tả trong Bảng bằng chứng để phân bổ vắc-xin ngừa COVID-19 tại các Giai đoạn 1b và 1c của chương trình tiêm chủng.

Nhân viên cơ cở cải huấn và giam giữ sẽ tiếp nhận kế hoạch tiêm chủng của tiểu bang hoặc địa phương. Đối với nhân viên làm việc cho các công ty hợp đồng hoặc cơ sở trợ giúp tạm thời, tổ chức cung cấp nhân lực và chủ lao động là các chủ lao động liên kết, do đó, cả hai đều có trách nhiệm cung cấp và duy trì môi trường làm việc an toàn. Nếu đang lên kế hoạch cung cấp tiêm chủng tại nơi làm việc, các chủ lao động nên làm mọi việc khả thi để tiêm chủng cho tất cả các cá nhân làm việc tại cơ sở, bất kể trạng thái làm việc của họ là nhân viên hợp đồng hay nhân viên tạm thời.

Các cơ sở cải huấn và giam giữ tiểu bang và địa phương sẽ nhận được vắc-xin theo kế hoạch tiêm chủng thuộc khu vực phân quyền của họ. Việc ưu tiên dành cho nhân viên cơ sở cải huấn và những người bị cầm tù khác nhau tùy theo khu vực phân quyền và các khu vực phân quyền có thể vẫn đang trong quá trình xác định các nhóm ưu tiên.

Các khu vực phân quyền được khuyến khích tiêm chủng cho nhân viên và những người bị giam hoặc tạm giam tại các cơ sở cải huấn hoặc giam giữ cùng lúc với nhau vì họ đều có chung nguy cơ mắc bệnh cao. Tình trạng bùng phát bệnh tại các cơ sở cải huấn và giam giữ thường khó có thể kiểm soát do không đủ khả năng để duy trì khoảng cách, không gian hạn chế để cách ly hoặc cô lập và hạn chế nguồn trang thiết bị bảo hộ cá nhân và xét nghiệm. Những người bị giam giữ hoặc tạm giam đang sống tại các cơ sở cải huấn và giam giữ cũng có thể là đối tượng cao tuổi hoặc có sẵn bệnh nền với nguy cơ cao, đưa họ vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng. Việc bùng phát COVID-19 tại các cơ sở cải huấn và giam giữ cũng có thể dẫn tới tình trạng lây truyền trong cộng đồng.

Việc tiêm chủng cùng lúc cho cả nhân viên và những người bị giam giữ/tạm giam cũng có thể khả thi hơn việc tiêm chủng tuần tự cho các nhóm nhỏ người tại cơ sở cải huấn hoặc giam giữ. Nếu không thể tiêm chủng cùng lúc cho toàn bộ nhân viên và những người bị giam giữ hoặc tạm giam, việc lên kế hoạch ưu tiên phụ cho hoạt động tiêm chủng trong nhóm này có thể cần thiết dựa vào các yếu tố ở mức cá nhân hoặc mức cơ sở (chẳng hạn như tuổi cao hoặc có sẵn bệnh nền), hoặc cả hai và nên được phối hợp với các sở y tế điạ phương và tiểu bang (xem điểm lưu ý bên dưới "Các cơ sở nên xử lý như thế nào với việc nguồn cung vắc-xin không đủ cho các trung tâm cải huấn và giam giữ?" để biết thông tin chi tiết.) Truy cập trang web sở y tế tiểu bang quý vị để biết thông tin mới nhất.

Các trung tâm cải huấn và giam giữ có thể khác nhau nhiều theo quy mô cơ sở, vị trí (vd. vùng nông thôn) và có sẵn nhân viên y tế; tất cả những yếu tố này có thể tác động tới khả năng tiếp cận với việc chủng ngừa COVID-19. Các cơ sở cải huấn và giam giữ lớn hơn có nhân viên y tế có thể trực tiếp tiêm chủng cho nhân viên và người bị giam giữ/tạm giam. Những nhà cung cấp này nên đăng ký tham gia chương trình chủng ngừa COVID-19 thuộc khu vực phân quyền của họ và hoàn thành thỏa thuân của nhà cung cấp chương trình để tiếp nhận các lô vắc-xin. Những cơ sở nhỏ hơn, chẳng hạn như các trại giam tại những khu vực hẻo lánh, có nhiều khả năng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và nguồn lực cần thiết để lên kế hoạch việc phân bổ, phân phối và chủng ngừa COVID-19. Bất kỳ cơ sở nào chưa tiếp nhận được thông tin liên quan tới việc chủng ngừa COVID-19, nên liên hệ với nhân viên y tế địa phương và/hoặc tiểu bang của họ.

Có thể nhiều chiến lược tiêm vắc-xin cần được tiếp cận với nhiều cơ sở cải huấn và giam giữ khác nhau. Các cơ sở có nhân viên y tế có thể đăng kỳ để trở thành nhà cung cấp vắc-xin ngừa COVID-19 và tiêm chủng trực tiếp cho nhân viên và các đối tượng khác tại cơ sở. Có thể cần các nhóm tiêm chủng di động từ sở y tế địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cơ sở cải huấn và giam giữ ký hợp đồng, các hệ thống chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, các nhà thuốc thương mại, hoặc các nhóm y tá lưu động tiếp cận những cơ sở cải huấn và giam giữ nhỏ hơn hoặc xa xôi hơn.

Các kế hoạch tiêm chủng ngừa COVID-19 tại các cơ sở cải huấn nên xem xét những điều cần lưu ý đối với cách ưu tiên tiêm chủng trong trường hợp không có đủ vắc-xin vào một thời điểm xác định. Lên kế hoạch sắp xếp thứ tự ưu tiên đối với việc tiêm chủng có thể xảy ra ở mức cơ sở, cá nhân hoặc cả hai và nên được điều phối với các sở y tế tiểu bang và địa phương. Các quyết định sắp xếp thứ tự ưu tiên có thể được dẫn hướng bởi dữ liệu cấp cơ sở và cấp cá nhân nên được tính đến tính khả thi của việc tiêm chủng các nhóm dân số phụ trên nhiều cơ sở so với việc tiêm chủng theo cơ sở. Các khu vực phân quyền được khuyến khích cân nhắc việc tiêm chủng cho cả nhân viên và những người bị giam giữ/tạm giam tại các cơ sở cải huấn hoặc giam giữ cùng lúc với nhau vì họ có chung nguy cơ cao mắc bệnh và tính hiệu quả của việc tiêm chủng nhiều người hơn ở cùng một địa điểm.

Những chỉ báo cấp cơ sở có thể hữu ích cho việc sắp xếp thứ tự ưu tiên tiêm chủng bao gồm:

  1. số lượng nhân viên và những người bị giam giữ/tạm giam;
  2. tỉ lệ nhân viên cao tuổi và người bị giam giữ/tạm giam có kèm bệnh nền với nguy cơ cao làm tăng nguy cơ tỷ lệ mắc bệnh và tử vong vì COVID-19;
  3. cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở
  4. thông gió tại cơ sở;
  5. dễ tiếp cận cho các nhóm tiêm chủng;
  6. khả năng tiếp tục vận hành bình thường trong trường hợp phải cách ly nhân viên sau khi bị phơi nhiễm; và
  7. khả năng cách lycô lập những người bị giam giữ/tạm giam nếu có bùng phát dịch.

Các yếu tố cấp cá nhân có thể hữu ích đối với việc sắp xếp thứ tự ưu tiên tiêm chủng bao gồm tuổi cao, bệnh nền có nguy cơ cao, tình trạng mắc COVID-19 trong 90 ngày gần đây và nguy cơ phơi nhiễm với những người bị giam giữ/tạm giam có mắc COVID-19.

Nguy cơ mắc bệnh năng gia tăng theo độ tuổi, theo đó người cao tuổi có nguy cơ cao nhất. Người trưởng thành ở bất kỳ độ tuổi nào có sẵn các bệnh nền nhất định cũng có thể thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19. Do đó, theo khuyến nghị phân bỏ vắc-xin tạm thời đã cập nhật của Ủy Ban Tư Vấn về Quy Trình Phòng Ngừa Miễn Dịch (ACIP), vắc-xin ngừa COVID-19 nên được cung cấp cho nhân viên tuyến đầu và những người từ 75 tuổi trở lên (Giai đoạn 1b), cũng như những người thuộc độ tuổi 65-74 và 16-64 tuổi có sẵn bệnh nền gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 (giai đoạn 1c). Các cơ sở cải huấn và tạm giam, đặc biệt là những nơi có bộ phận y tế và lão khoa nên phối hợp với nhân viên y tế tiểu bang/cơ sở về cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho nhân viên và những người bị giam giữ/tạm giam thuộc hai nhóm phụ này khi không thể tiến hành tiêm chủng cho toàn bộ nhân viên và người bị giam giữ/tạm giam cùng lúc với nhau.

CDC đã phát hành hướng dẫn đồng hành nhằm giúp các chương trình chủng ngừa của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và cùng lãnh thổ cũng như các đối tác chủng ngừa khác trong việc lên kế hoạch tiêm chủng cho nhóm dân cư được khuyến nghị nên được tiêm các liều vắc-xin ngừa COVD-19 đầu tiên.

Cơ sở chuyển người bị giam giữ/tạm giam đó có trách nhiệm cung cấp, tiêm chủng và lập hồ sơ về vắc-xin ngừa COVID-19. Việc tiêm chủng nên được ghi hồ sơ trong Hệ thống Thông tin Chủng ngừa của khu vực phân quyền nơi triển khai tiêm chủng. Thẻ tiêm chủng được điền thông tin vào thời điểm tiêm chủng gồm ngày vắc-xin, loại vắc-xin và địa điểm tiêm chủng. Thẻ tiêm chủng nên được chuyển cùng với người bị giam giữ/tạm giam và cung cấp cho họ khi được thả ra. Nếu có thắc mắc hoặc lo ngại, hãy tham khảo ý kiến với cơ quan y tế công cộng của liên bang, tiểu bang và/hoặc địa phương.

Có, trong khi các chuyên gia tìm hiểu thêm về khả năng bảo vệ mà vắc-xin ngừa COVID-19 mang lại trong điều kiện thực tế, CDC tiếp tục đặc biệt khuyến nghị cho các cơ sở cải huấn và giam giữ cũng như các cộng đồng xung quanh, để tiếp tục dùng toàn bộ các công cụ có sẵn để dừng việc lây truyền, như tiếp tục đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet (chiều dài hai cách tay) với người khác (cách ly giao tiếp xã hội), tránh đám đông và những nơi thông gió kém, rửa tay thường xuyên, nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa nồng độ cồn tối thiểu 60%. Cùng với việc chủng ngừa COVID-19 và làm theo các khuyến nghị của CDC về Cách bảo vệ bản thân và người khác sẽ giúp bảo vệ tốt nhất để tránh nhiễm bệnh và lây lan COVID-19 cho người khác.

Các chuyên gia đang nỗ lực nghiên cứu để tìm hiểu thêm về khoảng thời gian mà một người đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có thể miễn dịch không nhiễm bệnh và liệu vắc-xin có thể giảm khả năng mà một người nhiễm bệnh có thể lây lan vi-rút. CDC sẽ tiếp tục cập nhật hướng dẫn khi có thêm thông tin về khoảng thời gian miễn dịch và tác động của vắc-xin đối với việc lây truyền SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh COVID-19. Đến khi chúng tôi có thể thông tin, điều quan trọng là mọi người - kể cả những người đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 - tiếp tục thực hiện các chiến lược phòng ngừa bổ sung.

Loạt vắc-xin ngừa COVID-19 hiện có bao gồm hai liều, với liều thứ hai được tiêm cách 3 tuần (Pfizer) hoặc 4 tuần (Moderna) sau liều đầu tiên.  Là một phần trong việc liệt kê và lên kế hoạch, các cơ sở cải huấn và nhân viên y tế tiểu bang/địa phương nên lên kế hoạch cho việc tiêm chủng liều thứ hai cho những người vẫn bị giam giữ hoặc tạm giam khi đến hạn tiêm liều thứ hai (nhắc nhở: liều thứ hai nên dùng cùng loại với vắc-xin của liều thứ nhất). Nhân viên y tế tiểu bang/địa phương nên dự báo trước các thách thức trong việc tiêm chủng liều thứ hai cho những người đủ điều kiện được thả sớm hoặc những người được chuyển đi. Ngoài ra, các cơ sở cải huấn và giam giữ nên làm việc với khu vực phân quyền để sử dụng chức năng lời nhắc/lấy lại của các công cụ lưu giữ hồ sơ chủng ngừa điện tử có sẵn cho họ trong khu vực phân quyền của họ.

Nhân viên y tế tiểu bang/địa phương và các cơ sở cải huấn và giam giữ nên đảm bảo rằng những người sẽ được thả tự do trước khi đến hạn tiêm liều thứ hai được kết nối với nguồn lựcexternal icon tiêm chủng tại cộng đồng và có thẻ tiêm chủng đã điền thông tin vào thời điểm tiêm chủng của liều thứ nhất bao gồm ngày tiêm chủng, loại vắc-xin và địa điểm tiêm chủng. Các cơ sở cải huấn nên cung cung cấp thẻ tiêm chủng này khi thả người và khuyến khích những người được thả ra được tiêm chủng từ các nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng tại cộng đồng. Các địa điểm của nhà cung cấp vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ có sẵn trên VaccineFinderexternal icon khi có thêm vắc-xin cho cộng đồng dân chúng nói chung.

Một số tiểu bang có thể ưu tiên những người bị giam giữ được tiêm chủng trong giai đoạn 1. Tại những tiểu bang đó, những người bị giam giữ/tạm giam có thể có quyền tiếp cận sớm hơn với vắc-xin so với những người khác ngoài cộng đồng xung quanh. Việc không có liên kết với dịch vụ chăm sóc giữa cơ quan y tế được ủy thác tại cơ sở cải huấn và phòng khám địa phương, các nhà cung cấp tại cộng đồng có thể không tin rằng người trước đây từng bị giam giữ thực ra đã được tiêm liều đầu tiên và có thể từ chối tiêm liều thứ hai cho họ. Cân nhắc vấn đề kỳ thị liên quan tới người bị giam giữ, CDC khuyến nghị các cơ sở cải huấn phối hợp với nhân viên y tế địa phương và phòng mạch tại địa phương trong việc chuẩn bị ứng phó với khả năng người trước đây từng bị giam giữ cần được tiêm liều thứ hai trước cộng đồng dân chúng nói chung.

Tác dụng phụ là bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe xảy ra sau khi tiêm hoặc loại vắc-xin khác. Tác dụng phụ có thể thực sự do một loại vắc-xin gây ra, hoặc có thể hoàn toàn do trùng hợp ngẫu nhiên. Các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng COVID-19 là chuyện hiếm gặp, nhưng đã có báo cáo các ca sốc phản vệ, hoặc phản ứng dị ứng cấp tính và có khả năng đe dọa tính mạng sau khi tiêm chủng. Các cơ sở cải huấn nên đảm bảo có không gian, vật tư và nhân viên để quan sát và kiểm soát sốc phản vệ sau khi tiêm chủng COVID-19.

CDC hiện khuyến nghị rằng những người không có  chống chỉ định với việc tiêm chủng, có tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 được theo dõi sau khi tiêm chủng trong những giai đoạn sau:

  • 30 phút: Những người có tiền sử phản ứng dị ứng ngay ở bất kỳ mức độ nào với vắc-xin hoặc trị liệu dạng tiêm nào và những người có tiền sử sốc phản vệ vì bất kỳ nguyên nhân nào.
  • 15 phút: Tất cả những người khác

Tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19 nên được báo cáo trên Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vắc-xin (VAERS)external icon. Hệ thống quốc gia này thu thập những dữ liệu trên để phát hiện sự cố bất lợi xảy ra bất ngờ, xảy ra thường xuyên hơn so với dự tính hoặc diễn ra một cách bất thường.

Cập nhật lần cuối ngày 11 tháng 1 năm 2021