Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Triển Khai Các Chiến Lược Giảm Nhẹ Nguy Cơ cho Các Cộng Đồng đang có Tình Trạng Lây Truyền COVID-19 tại Địa Phương

Triển Khai Các Chiến Lược Giảm Nhẹ Nguy Cơ cho Các Cộng Đồng đang có Tình Trạng Lây Truyền COVID-19 tại Địa Phương
Cập nhật ngày 29 tháng 10 năm 2020

Bối Cảnh

Tài liệu này mô tả mục tiêu, nguyên tắc hướng dẫn và các chiến lược để giảm thiểu hoặc ngăn nguy cơ lây truyền COVID-19 trong cộng đồng địa phương. Các hoạt động giảm thiểu nguy cơ cho cộng đồng là những hành động mà mọi người và cộng đồng có thể thực hiện để làm chậm sự lây lan của chủng vi-rút mới có khả năng phát triển thành đại dịch. COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm do chủng mới của vi-rút corona gây ra. Các hành động giảm thiểu trong cộng đồng là đặc biệt quan trọng trong thời gian chưa thể ứng dụng rộng rãi vắc-xin hoặc thuốc đặc trị.

Do COVID-19 rất dễ lây truyền và có thể lây lan từ những người không biết bản thân đã nhiễm bệnh, chúng ta có thể khó xác định được nguy cơ lây truyền trong cộng đồng. Cho đến khi hoạt động xét nghiệm được triển khai trên diện rộng hoặc chúng ta có được biện pháp đo lường gánh nặng bệnh tật chính xác và toàn diện hơn, các tiểu bang và cộng đồng nên đặt giả thiết là tình trạng lây lan hoặc lây truyền cộng đồng đang xảy ra.

Các cá nhân cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh lành mạnh, ở nhà khi bị bệnh, thực hiện tạo khoảng cách để giảm nguy cơ lây bệnh và sử dụng khẩu trang vải (trừ một số trường hợp ngoại lệ) trong môi trường cộng đồng khi không thể duy trì việc giữ khoảng cách. Các biện pháp đề phòng phổ quát này luôn thích hợp bất kể mức độ giảm thiểu cần thiết.

Việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng là tối quan trọng. Trong lúc nỗ lực giảm thiểu sự lây lan của COVID-19, các cộng đồng cũng phải giải quyết các hệ quả về kinh tế, xã hội và hệ quả thứ cấp về y tế của dịch bệnh. Các viên chức tiểu bang, địa phương, bộ lạc và địa hạt được tạo điều kiện tối đa để xác định mức độ giảm thiểu phải thực hiện. Các chiến lược giảm thiểu phải khả thi, thiết thực và có thể chấp nhận được; phải được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của mỗi cộng đồng và triển khai với cách thức giảm thiểu cả tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19 cũng như không tạo ra hay làm gia tăng bất kỳ sự bất bình đẳng nào về mặt y tế.

Thông tin sau đây cung cấp cho các tiểu bang và địa phương một khung hành động khi họ cân nhắc cần thực hiện những hành động nào để giảm thiểu lây truyền COVID-19 trong cộng đồng tại Hoa Kỳ. Sự lựa chọn và việc triển khai các hành động này phải được định hướng theo mức độ lây truyền dịch bệnh (Bảng 1). Các đặc trưng về nhân chủng học và đặc điểm cộng đồng khác cũng như khả năng đáp ứng của hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng cũng sẽ chi phối việc ra quyết định về giảm thiểu (Bảng 2). Cuối cùng, một bộ chiến lược giảm thiểu xuyên suốt có thể áp dụng để các cộng đồng cân nhắc được vạch rõ (Bảng 3). Quý vị có thể tìm thấy các chiến lược giảm thiểu chi tiết hơn, cập nhật hơn và áp dụng cho các lĩnh vực hoặc môi trường cụ thể tại đây.

Mục tiêu

Mục tiêu giảm thiểu trong cộng đồng ở khu vực có sự lây truyền COVID-19 tại địa phương là làm chậm sự lây lan và bảo vệ tất cả mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của các chiến lược này. Các chiến lược này được áp dụng để giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19 trong các lĩnh vực mang tính xã hội như trường học, nơi làm việc và các tổ chức chăm sóc sức khỏe.

Việc triển khai dựa trên:

  • Nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân trong việc triển khai các hành động cần thực hiện cho từng cá nhân.
  • Trao quyền cho các doanh nghiệp, trường họccơ sở khác thực hiện các hành động thích hợp
  • Ưu tiên các cơ sở cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng quan trọng
  • Giảm thiểu tối đa tác động đến đời sống hàng ngày và đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ thiết yếu khác.

Các nguyên tắc hướng dẫn

  • Các nỗ lực giảm thiểu trong cộng đồng hướng đến giảm tỷ lệ người nhiễm bệnh tiếp xúc với người chưa bị nhiễm hoặc giảm khả năng lây nhiễm nếu đã xảy ra tiếp xúc. Một người tương tác với những người khác càng nhiều, tương tác càng gần và càng lâu, thì nguy cơ lây lan COVID-19 càng cao.
  • Mỗi cộng đồng đều có đặc thù riêng. Các chiến lược giảm thiểu thích hợp phải căn cứ theo dữ liệu tốt nhất đã có. Việc ra quyết định sẽ thay đổi theo mức độ lây truyền cộng đồng và tình hình địa phương. Tham khảo Bảng 1.
  • Đặc điểm của cộng đồng và mật độ dân cư, năng lực y tế công cộng và hệ thống y tế cũng như năng lực triển khai các chiến lược của địa phương là rất quan trọng khi xác định chiến lược giảm thiểu trong cộng đồng. Tham khảo Bảng 2.
  • Khi các cộng đồng điều chỉnh chiến lược giảm thiểu, họ nên đảm bảo chiến lược không vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống y tế. Họ phải thực hiện các biện pháp đề phòng để bảo vệ cho các chuyên gia y tếngười lao động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Các cộng đồng cần bảo đảm hệ thống y tế có đủ nhân sự, dư thừa giường bệnh nội trú và săn sóc đặc biệt cùng các loại trang thiết bị và vật tư y tế quan trọng như trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).
  • Khi các cộng đồng điều chỉnh chiến lược giảm thiểu, họ nên đảm bảo chiến lược không vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống y tế công cộng. Khả năng đáp ứng của hệ thống y tế công cộng dựa vào năng lực phát hiện, xét nghiệm, truy dấu người tiếp xúccách ly những người đã mắc hoặc có thể mắc bệnh hay từng tiếp xúc với ca nghi nhiễm hoặc đã xác định nhiễm COVID-19; điều quan trọng là phải ngăn chặn sự lây truyền cộng đồng trên phạm vi rộng hơn và tránh cho các cộng đồng phải thực hiện hay đẩy mạnh thêm các nỗ lực giảm thiểu cộng đồng.
  • Khi xác định và điều chỉnh các chiến lược giảm thiểu trong cộng đồng, cần chú ý đến những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn.
  • Một số môi trường nhất định và nhóm đối tượng dễ tổn thương trong cộng đồng có nguy cơ lây truyền đặc biệt cao. Số này bao gồm nhưng không giới hạn ở các cơ sở tập trung như viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn khác, cơ sở cải huấnnhóm đối tượng vô gia cư.
  • Có thể mở rộng hoặc thu hẹp quy mô áp dụng chiến lược giảm thiểu, tùy theo diễn biến tình hình tại địa phương và những gì là khả thi, thiết thực và hợp pháp trong một khu vực phân quyền. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một cụm ca bệnh mới hoặc sự xuất hiện trở lại của tình trạng lây truyền cộng đồng trên phạm vi rộng hơn, cần tái đánh giá các chiến lược giảm thiểu trong cộng đồng và quyết định có nên thay đổi cách giảm thiểu hay không và phải thay đổi như thế nào.
  • Có thể sắp xếp các chiến lược giảm thiểu xuyên suốt trong cộng đồng theo các danh mục sau: thúc đẩy các hành vi ngăn ngừa sự lây lan; duy trì các môi trường khỏe mạnh; duy trì hoạt động lành mạnh; và chuẩn bị cho thời điểm có người nhiễm bệnh. Giả thiết rằng một cộng đồng không ở yên tại chỗ, các chiến lược xuyên suốt trong mỗi danh mục được nêu ở bên dưới và nên được thực hiện ở mức độ tối đa có thể cũng như phù hợp với số lượng lây truyền cộng đồng đang diễn ra. Tham khảo Bảng 3.
  • Các chiến lược giảm thiểu trong cộng đồng nên được xếp thành các tầng nối tiếp nhau và áp dụng đồng thời, trong đó có một số tầng bảo vệ nhằm giảm sự lây lan của dịch bệnh và giảm nguy cơ tăng vọt số ca bệnh và tử vong một lần nữa. Không một chiến lược đơn lẻ nào là đủ.
  • Một loạt các lựa chọn thực hiện sẽ nảy sinh khi lập hoặc điều chỉnh kế hoạch giảm thiểu trong cộng đồng. Những lựa chọn này cho các mức bảo vệ khác nhau trước nguy cơ lây truyền cộng đồng.
  • Các cộng đồng cần quyết định mức độ rủi ro chấp nhận được và đưa ra các lựa chọn sáng suốt để thực hiện kế hoạch giảm thiểu theo đó.
  • Các cá nhân đưa ra lựa chọn về việc tuân thủ các biện pháp hành vi được khuyến nghị. Mức độ tuân thủ các quyết định giảm thiểu trong cộng đồng cũng sẽ tác động lên tình hình lây lan của COVID-19.
  • CDC có đưa ra các chiến lược phù hợp với từng môi trường cụ thể cho các lĩnh vực khác nhau, gồm các doanh nghiệp, trường học, cơ sở giáo dục bậc đại học, công viên và khu vui chơi giải trí cũng như các địa điểm khác.
  • Mô hình du lịch nội trong và giữa các khu vực phân quyền với nhau sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực giảm thiểu lây truyền cộng đồng. Việc phối hợp giữa các khu vực phân quyền địa phương và tiểu bang là rất quan trọng, nhất là giữa các khu vực có sự khác nhau về mức độ lây truyền cộng đồng.

Bảng 1. Mức độ giảm thiểu cần thiết theo mức độ lây truyền cộng đồng và đặc điểm của cộng đồng

Mức Độ Lây Truyền Cộng Đồng

Đặc điểm và mô tả cộng đồng

Mức độ giảm thiểu

Mức Độ Lây Truyền Cộng Đồng

Tình hình lây truyền rộng lớn, không kiểm soát được

Đặc điểm và mô tả cộng đồng

Lây truyền cộng đồng trên diện rộng, không kiểm soát được, bao gồm các cơ sở công cộng (VD: trường học, công sở)

Mức độ giảm thiểu

Án binh bất động

Mức Độ Lây Truyền Cộng Đồng

Tình hình lây truyền rộng lớn, có kiểm soát được

Đặc điểm và mô tả cộng đồng

Lây truyền cộng đồng trên diện rộng, có kiểm soát được, bao gồm các cơ sở công cộng (VD: trường học, công sở)

Mức độ giảm thiểu

Giảm thiểu đáng kể

Mức Độ Lây Truyền Cộng Đồng

Lây truyền cộng đồng từ ít đến trung bình

Đặc điểm và mô tả cộng đồng

Lây truyền kéo dài với khả năng phơi nhiễm cao hoặc đã được xác nhận trong cơ sở công cộng kèm khả năng tăng nhanh về số ca bệnh

Mức độ giảm thiểu

Giảm thiểu trung bình

Mức Độ Lây Truyền Cộng Đồng

Lây truyền cộng đồng từ không có đến ít

Đặc điểm và mô tả cộng đồng

Bằng chứng về các ca nhiễm đã cách ly hoặc lây truyền cộng đồng hạn chế, các cuộc nghiên cứu ca bệnh đang triển khai, không có bằng chứng phơi nhiễm trong bối cảnh cộng đồng lớn

Mức độ giảm thiểu

Giảm thiểu thấp

CDC vạch ra một loạt các chiến lược giảm thiểu cụ thể pdf icon để xem xét nhằm làm chậm sự lây lan của COVID-19 theo mức độ giảm thiểu phải thực hiện. Trong số này có bảo vệ các cá nhân có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao, bao gồm người cao tuổi, các đối tượng thuộc mọi lứa tuổi có bệnh nền và lực lượng lao động trong lĩnh vực y tế và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Bảng 2. Các Yếu Tố cần Lưu Ý để Xác Định Chiến Lược Giảm Thiểu

Dịch Tễ Học

  • Mức độ lây truyền cộng đồng: Sẽ cần đến biện pháp giảm thiểu mở rộng hơn khi mức độ lây truyền cộng đồng lớn hơn
  • Số lượng và loại bùng phát trong các môi trường cụ thể hoặc với nhóm đối tượng dễ mắc bệnh, bao gồm nhưng không giới hạn ở viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn khác, cơ sở cải huấn, nhà máy chế biến thịt và gia cầm cùng nhóm đối tượng vô gia cư
  • Tính chất nghiêm trọng của bệnh
  • Tác động của mức độ lây truyền cộng đồng và bất kỳ sự bùng phát nào đối với tình hình cung cấp dịch vụ y tế hay dịch vụ cơ sở hạ tầng quan trọng khác
  • Dịch tễ học ở các khu vực phân quyền xung quanh

Các Đặc Điểm Cộng Đồng

  • Quy mô cộng đồng và mật độ dân số
  • Mức độ tham gia và hỗ trợ của cộng đồng
  • Quy mô và đặc điểm của nhóm dân cư dễ bị nhiễm bệnh
  • Khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  • Hạ tầng giao thông vận tải (VD: khả năng đáp ứng và tình hình sử dụng phương tiện giao thông công cộng)
  • Loại doanh nghiệp hoặc ngành nghề
  • Cơ sở tập trung (VD: cơ sở cải huấn, nơi trú ẩn cho người vô gia cư)
  • Sự kiện/hoạt động tụ họp đông người theo lịch, như các sự kiện thể thao
  • Mối liên hệ của một cộng đồng với các cộng đồng khác (VD: trung tâm giao thông, địa điểm du lịch, số lượt di chuyển tới nơi làm việc và các đặc trưng khác)

Năng Lực Chăm Sóc Y Tế*

  • Đội ngũ chăm sóc sức khỏe
  • Số lượng cơ sở chăm sóc sức khỏe (bao gồm các cơ sở chăm sóc sức khỏe phụ trợ)
  • Hoạt động xét nghiệm
  • Năng lực săn sóc đặc biệt
  • Tình trạng sẵn có của thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE)

Năng Lực Y Tế Công Cộng

  • Lực lượng lao động trong lĩnh vực y tế công cộng và khả năng đáp ứng của nguồn lực đối với việc thực hiện các chiến lược (VD: nguồn lực phát hiện, xét nghiệm, truy dấu và cách ly ca bệnh)
  • Hỗ trợ có sẵn từ các tổ chức đối tác và các cơ quan chính quyền địa phương/tiểu bang khác

* Tham khảo Khung Chương Trình dành cho Các Hệ Thống Y Tế Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Chăm Sóc Lâm Sàng không liên quan tới COVID-19 trong Đại Dịch COVID-19Mười Cách để Hệ Thống Y Tế Có Thể Hoạt Động Hiệu Quả trong Đại Dịch COVID-19.

Bảng 3. Tổng Quan Các Chiến Lược Giảm Thiểu Cần Lưu Ý trong Các Cộng Đồng có Sự Lây Truyền COVID-19 tại Địa Phương Qua Nhiều Bối Cảnh và Lĩnh Vực*

Thúc Đẩy Các Hành Vi Ngăn Ngừa Sự Lây Lan

  • Thuyết phục mọi người ở nhà khi bị bệnh hoặc khi họ từng tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19
  • Giảng giải và tăng cường thực hiện vệ sinh tay và quy ước vệ sinh hô hấp
  • Giảng giải và tăng cường sử dụng khẩu trang vảis để bảo vệ những người khác (nếu thích hợp)
  • Đảm bảo quý vị đã chuẩn bị bồn rửa dễ sử dụng và đủ vật tư để mọi người dễ dàng rửa tay (VD: xà phòng, dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%, cách để làm khô tay như khăn lau bằng giấy hoặc máy hong khô tay).
  • Bố trí các bảng hiệu hoặc áp phích và quảng bá thông điệp về các hành vi giúp phòng ngừa lây lan

Duy Trì Môi Trường Khỏe Mạnh

  • Tăng cường làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên
  • Đảm bảo rằng hệ thống thông gió hoạt động đúng cách và tăng lưu thông không khí ngoài trời
  • Đảm bảo toàn bộ hệ thống nước đều an toàn khi sử dụng
  • Điều chỉnh bố cục để thúc đẩy việc cách ly giao tiếp xã hội tối thiểu 6 feet giữa người với người, đặc biệt là với những người không sống chung
  • Lắp đặt các tấm chắn và chỉ dẫn để hỗ trợ cách ly giao tiếp xã hội nếu thích hợp
  • Đóng cửa các không gian công cộng hoặc bố trí sử dụng xen kẽ, đồng thời làm sạch và khử trùng giữa các lượt sử dụng
  • Hạn chế dùng chung các đồ vật hoặc vệ sinh và khử trùng giữa các lượt sử dụng

Duy Trì Hoạt Động Lành Mạnh

  • Bảo vệ những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19
  • Để đương đầu với sự căng thẳng, hãy khuyến khích mọi người tạm dừng theo dõi tin tức, chăm sóc cơ thể, dành thời gian để thư giãn và kết nối với người khác, đặc biệt là khi họ có lo lắng
  • Duy trì sự hiểu biết về các quy định của địa phương và tiểu bang
  • Xếp lịch xen kẽ hoặc xoay vòng
  • Tạo một nhóm tĩnh hoặc "tập hợp" các cá nhân và tránh trộn lẫn giữa các nhóm
  • Tổ chức sự kiện ảo. Duy trì cách ly giao tiếp xã hội trong mọi sự kiện trực tiếp và giới hạn quy mô nhóm ở mức nhỏ nhất có thể
  • Hạn chế những khách thăm, tình nguyện viên và hoạt động không thiết yếu có sự tham gia của những nhóm hoặc tổ chức bên ngoài, đặc biệt là với những người không ở trong vùng
  • Khuyến khích làm việc từ xa và họp trực tuyến nếu có thể
  • Cân nhắc các phương án du lịch không thiết yếu theo quy định của tiểu bang và địa phương
  • Chỉ định một đầu mối liên hệ về COVID-19
  • Thực hiện các chính sách nghỉ linh hoạt và không áp dụng hình phạt
  • Theo dõi tình trạng nghỉ việc và lập kế hoạch huy động nhân sự dự phòng
  • Huấn luyện nhân viên về tất cả các quy trình an toàn
  • Cân nhắc tiến hành kiểm tra sức khỏe hàng ngày như sàng lọc thân nhiệt hoặc kiểm tra triệu chứng
  • Khuyến khích những người ở cùng cơ sở cũng tuân thủ các chiến lược giảm thiểu
  • Chuẩn bị sẵn sàng hệ thống thông tin liên lạc để:
    • Các cá nhân tự khai báo triệu chứng COVID-19, kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 hoặc việc tiếp xúc với người nhiễm COVID-19
    • Thông báo cho cơ quan y tế địa phương về các ca bệnh COVID-19
    • Thông báo cho các cá nhân (nhân viên, khách hàng, học sinh/sinh viên, v.v.) về trường hợp phơi nhiễm COVID-19 song vẫn phải giữ bí mật theo luật về quyền riêng tư
  • Thông báo cho các cá nhân (VD: nhân viên, khách hàng, học sinh/sinh viên) về bất kỳ hành động đóng cửa cơ sở nào

Chuẩn Bị cho Thời Điểm Có Người Nhiễm Bệnh

* Không phải ý nào cũng phù hợp với mọi bối cảnh hay mọi lĩnh vực.  Các ý này chỉ có ý nghĩa minh họa cho các biện pháp giảm thiểu trong cộng đồng cần lưu ý.  Tham khảo trang web của CDC để biết thông tin chi tiết theo bối cảnh hoặc lĩnh vực.

Cập nhật lần cuối ngày 29 tháng 10 năm 2020