Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Nhân Viên: Cách Ứng Phó với Sự Căng Thẳng Trong Công Việc và Xây Dựng Khả Năng Chống Chịu trong Đại Dịch COVID-19

Nhân Viên: Cách Ứng Phó với Sự Căng Thẳng Trong Công Việc và Xây Dựng Khả Năng Chống Chịu trong Đại Dịch COVID-19
Cập nhật ngày 23 tháng 12 năm 2020

Cho dù quý vị đến sở làm hay làm việc tại nhà, đại dịch COVID-19 có lẽ đã thay đổi cách quý vị làm việc. Sự sợ hãi và lo lắng về căn bệnh mới này và những cảm xúc mạnh mẽ khác có thể đang bao trùm tâm trí, và tâm trạng căng thẳng tại nơi làm việc có thể dẫn đến kiệt sứcexternal icon. Cách quý vị ứng phó với những cảm xúc và sự căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến tinh thần của chính quý vị, tinh thần của những người quý vị quan tâm, nơi làm việc và cộng đồng mà quý vị sinh sống. Trong đại dịch này, điều quan trọng là quý vị phải nhận biết được sự căng thẳng, thực hiện các bước để xây dựng khả năng chống chịu và quản lý sự căng thẳng trong công việc và biết phải đến đâu nếu cần sự giúp đỡ.

Nhận biết các triệu chứng của sự căng thẳng mà quý vị có thể gặp phải.
  • Cảm thấy bứt rứt, tức giận hoặc phủ nhận mọi chuyện
  • Cảm thấy không yên tâm, bồn chồn hoặc lo lắng
  • Thiếu động lực
  • Cảm thấy mệt mỏi, quá sức, hoặc kiệt sức
  • Cảm thấy buồn bã hoặc trầm cảm
  • Khó ngủ
  • Khó tập trung

Biết rõ các yếu tố thường gặp liên quan đến công việc có thể gây thêm căng thẳng trong đại dịch:

  • Lo ngại về nguy cơ phơi nhiễm vi-rút tại nơi làm việc
  • Chăm lo cho các nhu cầu cá nhân và gia đình trong khi làm việc
  • Quản lý khối lượng công việc khác nhau
  • Thiếu khả năng tiếp cận và sử dụng các công cụ và thiết bị cần thiết để thực hiện công việc của mình
  • Có cảm giác rằng quý vị không đóng góp đầy đủ cho công việc hoặc cảm thấy tội lỗi về việc không ở tuyến đầu
  • Không chắc chắn về tương lai của nơi làm việc và/hoặc công việc của quý vị
  • Học các công cụ giao tiếp mới và xử lý các khó khăn về kỹ thuật
  • Thích nghi với không gian làm việc và/hoặc lịch làm việc khác nhau
Làm theo những lời khuyên này để xây dựng khả năng chống chịu và quản lý sự căng thẳng trong công việc.
  • Trao đổi với đồng nghiệp, cấp trên và nhân viên của quý vị về những căng thẳng trong công việc, trong vẫn khi duy trì cách ly giao tiếp xã hội (ít nhất là 6 feet hoặc 2 mét).
    • Xác định những nguyên nhân gây ra căng thẳng và hợp tác cùng nhau để tìm ra giải pháp.
    • Trò chuyện cởi mở với chủ doanh nghiệp, nhân viên và công đoàn về sự ảnh hưởng của đại dịch đến công việc. Mọi người nên nói rõ các kỳ vọng của mình.
    • Hỏi cách tiếp cận nguồn thông tin về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc của quý vị.
  • Xác định những điều mà quý vị không thể kiểm soát và làm những gì tốt nhất có thể với nguồn lực sẵn có của mình.
  • Nâng cao ý thức kiểm soát của mình bằng cách xây dựng lịch trình công việc hàng ngày nhất quán khi có thể - lý tưởng nhất là giống như lịch trình của quý vị trước khi xảy ra đại dịch.
    • Duy trì giờ giấc ngủ đều đặnexternal icon.
    • Nghỉ giải lao giữa lúc làm việc để giãn cơ bắp, tập thể dục hoặc trò chuyện với nhân viên, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
    • Dành thời gian ngoài trời để hoạt động thể chất hoặc thư giãn.
    • Nếu quý vị làm việc ở nhà, hãy đặt thời gian theo lệ thường để kết thúc công việc trong ngày, nếu có thể.
    • Thực hành kỹ thuật chánh niệmexternal icon.
    • Làm những công việc yêu thích ngoài giờ làm việc.
  • Biết rõ sự thật về COVID-19. Cập nhật thông tin về cách bảo vệ bản thân và người khác. Việc hiểu rõ các nguy cơ và chia sẻ thông tin chính xác với những người mà quý vị quan tâm có thể giúp giảm căng thẳng và giúp quý vị tạo dựng sự kết nối với người khác.
  • Nhắc nhở bản thân rằng mỗi chúng ta đều có vai trò quan trọng trong việc chống lại đại dịch này.
  • Nhắc nhở bản thân rằng mọi người đều đang ở trong một tình huống bất thường với nguồn lực hạn chế.
  • Ngừng xem phim, đọc sách hoặc nghe những câu chuyện tin tức, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội. Việc nghe liên tục về đại dịch có thể gây cảm giác khó chịu và kiệt quệ tinh thần.
  • Hãy kết nối với những người khác. Trò chuyện với những người quý vị tin tưởng về mối quan tâm và cảm giác của quý vị hoặc việc COVID-19 đang ảnh hưởng đến quý vị như thế nào.
    • Kết nối với những người khác bằng cách gọi điện thoại, gửi email, tin nhắn, thư hoặc bưu tiếp, trò chuyện qua video và phương tiện truyền thông xã hội.
    • Hỏi han tình hình những người khác. Việc giúp đỡ người khác cũng nâng cao ý thức kiểm soát bản thân, cảm giác thuộc về và sự tự tôn của chính quý vị. Tìm những cách an toàn để cung cấp hỗ trợ xã hội cho người khác, đặc biệt nếu họ đang có dấu hiệu căng thẳng, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng.
  • Nếu quý vị cảm thấy mình có thể đang lạm dụng rượu hoặc dược chất khác (bao gồm cả thuốc kê toa) như một biện pháp đối phó, hãy liên hệ để được trợ giúp.
  • Nếu quý vị đang được điều trị bệnh tâm thần, hãy tiếp tục điều trị và lưu ý tới bất kỳ triệu chứng nào mới xuất hiện hoặc trở nên tệ hơn.
Biết phải đến đâu nếu quý vị cần trợ giúp hoặc cần thêm thông tin.

Nếu quý vị cảm thấy chính quý vị hoặc ai đó trong gia đình có thể tự làm hại chính mình hoặc người khác:

Nếu quý vị cảm thấy tràn ngập những cảm xúc như buồn bã, chán nản hoặc lo lắng:

Nếu quý vị cần tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hoặc điều trị trong khu vực:

Các Nguồn Thông Tin về Sức Khỏe Tâm Thần

Nguồn Thông Tin về COVID-19

Cập nhật lần cuối ngày 23 tháng 12 năm 2020