Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Lập Kế Hoạch Ứng Phó với COVID-19 cho Lĩnh Vực Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng

Lập Kế Hoạch Ứng Phó với COVID-19 cho Lĩnh Vực Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng
Cập nhật ngày 3 tháng 12 năm 2020
Tóm Tắt các Thay Đổi

Dưới đây là những thay đổi kể từ ngày 16 tháng 11, 2020

  • Các khuyến cáo y tế công cộng đã được cập nhật để phù hợp với những bằng chứng khoa học mới, sự phát triển của dịch tễ học và nhu cầu đơn giản hóa quá trình đánh giá rủi ro. Những khuyến nghị mới dựa vào:
    • Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nguy cơ lây truyền từ người bị nhiễm bệnh mà không xuất hiện triệu chứng (không có triệu chứng) hoặc trước khi xuất hiện triệu chứng rõ ràng (tiền triệu chứng);
    • Sự lây truyền cộng đồng đang diễn ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ quốc gia;
    • Nhu cầu giao tiếp hiệu quả với cộng đồng nói chung;
    • Tiếp tục tập trung vào việc giảm lây nhiễm bằng biện pháp cách ly giao tiếp xã hội và những chiến lược phòng ngừa khác.
  • Các tài liệu kết hợp "Triển Khai Thực Hành An Toàn Cho Nhân Viên Trong Lĩnh Vực Hạ Tầng Thiết Yếu Có Thể Đã Phơi Nhiễm Do Tiếp Xúc Với Người Nghi Nhiễm Hoặc Đã Xác Nhận Nhiễm COVID-19" và "Lập Kế Hoạch Ứng Phó với COVID-19 cho Lĩnh Vực Cơ Sở Hạ Tầng Thiết Yếu" nhằm củng cố và làm sáng tỏ thông tin này.
  • Làm rõ rằng việc đưa người lao động trong lĩnh vực hạ tầng thiết yếu bị phơi nhiễm mà không có triệu chứng và chưa có kết quả xét nghiệm dương tính quay trở lại các hoạt động tại chỗ nên được sử áp dụng như một phương án cuối cùng và chỉ trong một số trường hợp nhất định, như khi một cơ sở chấm dứt hoạt động có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng.
  • Bổ sung rằng chủ doanh nghiệp được khuyến khích vào việc với cán bộ y tế cộng đồng của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và vùng lãnh thổ (STLT) nhằm xác định biện pháp an toàn nhất để đưa người lao động bị phơi nhiễm nhưng chưa có triệu chứng và chưa có kết quả xét nghiệm dương tính quay trở lại các hoạt động tại chỗ.
  • Làm rõ rằng tất cả người lao động đều mang khẩu trang vải theo hướng dẫn của CDC và Cơ Quan Quản Lý Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp (OSHA) và bất kỳ yêu cầu nào của tiểu bang hoặc địa phương.

Mục đích

Để đảm bảo các bộ phận chức năng quan trọng được tiếp tục, CDC khuyến nghị rằng người lao động thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu nên được cho phép tiếp tục công việc sau khi có khả năng phơi nhiễm với người được xác nhận nhiễm COVID-19 trong một số trường hợp nhất định. Người lao động thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu thực hiện một loạt các hoạt động và dịch vụ quan trọng cho tính liên tục và sự sống còn của cơ sở hạ tầng thiết yếu, bao gồm việc sắp xếp nhân sự ở các trung tâm hoạt động, duy trì và sửa chữa cơ sở hạ tầng thiết yếu, vận hành các tổng đài, công trường còn dang dở và thực hiện các chức năng vận hành. Hướng dẫn tạm thời này nhằm hỗ trợ đánh giá rủi ro và việc áp dụng các hạn chế công việc cho người lao động thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu có khả năng bị phơi nhiễm bởi một ca bệnh nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 nhưng chưa xuất hiện triệu chứng và chưa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hướng dẫn riêng có sẵn dành cho nhân sự ngành y tế, khách quốc tế và người bị phơi nhiễm cộng đồng có liên quan.

Lĩnh Vực Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng

Duy trì hoạt động cơ sở hạ tầng quan trọngpdf iconexternal icon là việc làm mang tính cấp bách trong giai đoạn ứng phó với tình trạng khẩn cấp do COVID-19 đối với cả sự an toàn và y tế công cộng lẫn sự khỏe mạnh về tinh thần của cộng đồng. Người lao động thực hiện công việc trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu như 16 những ngànhexternal iconđược khuyến nghị bởi Cơ Quan An Ninh Mạng và An Ninh Cơ Sở Hạ Tầng, mà được khu vực phân quyền ở tiểu bang, bộ lạc, địa phương và vùng lãnh thổ sử dụng để hỗ trợ thông báo về phạm vi lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu trong cộng đồng của họ.

Kế hoạch ứng phó với COVID-19

Lập hay cập nhật kế hoạch ứng phó với COVID-19 của quý vị để đề phòng hoặc giảm sự lây lan của COVID-19 tại nơi làm việc. Chủ doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn sàng để cập nhật hoặc điều chỉnh kế hoạch ứng phó dựa theo những thay đổi của nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ở địa phương. Điều này có thể bao gồm các hoạt động tại một hoặc nhiều lĩnh vực sau:

  • Duy trì hoạt động kinh doanh chủ chốt;
  • Giảm sự lây truyền giữa nhân viên và cộng đồng; đồng thời
  • Duy trì môi trường làm việc lành mạnh.

Khi lập hay cập nhật kế hoạch ứng phó với COVID-19, hãy đảm bảo quý vị:

Người lao động trong Lĩnh vực Cơ sở hạ tầng Thiếu yếu Đã bị phơi nhiễm với người nhiễm COVID-19

Hướng dẫn hiện tại của CDC khuyến nghị rằng, ngoại trừ trường hợp ngoại lệ có thể được nêu dưới đây, các cá nhân (bao gồm cả nhân viên cơ sở hạ tầng quan trọng) tiếp xúc với một người bị nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 phải cách ly trong 14 ngày theo Hướng Dẫn Y Tế Công Cộng của CDC về Phơi Nhiễm Liên Quan Đến Cộng Đồng

Người lao động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu xuất hiện triệu chứng

Người lao động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu có thân nhiệt tăng lên ngang bằng hoặc cao hơn so với 100.4 oF1 hoặc triệu chứng liên quan đến COVID-19 cần tự cách ly ngay lập tức với những người khác và thông báo mức độ tiếp xúc của họ với những người khác tại nơi làm việc (cho cấp trên hoặc chương trình chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc), đồng thời thu xếp xét nghiệm và khám bệnh.

Người lao động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu không xuất hiện triệu chứng

Chủ doanh nghiệp có thể xem xét việc cho phép người lao động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu đã phơi nhiễm và không có triệu chứng tiếp tục làm việc tại những địa điểm lựa chọn tạm thời nếu việc duy trì chức năng của cơ sở hạ tầng thiết yếu tại nơi làm việc là cần thiết. Lựa chọn này nên được áp dụng như một phương án cuối cùng và chỉ trong một số trường hợp nhất định, như khi một cơ sở chấm dứt hoạt động có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng.  Trong những trường hợp như vậy:

  • Chủ doanh nghiệp được khuyến khích làm việc với cán bộ y tế cộng đồng của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và vùng lãnh thổ về việc quản lý quá trình tiếp tục làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động và cộng đồng nói chung một cách tốt nhất.
  • Người lao động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu có thể được cho phép tiếp tục làm việc sau khi phơi nhiễm với người bị nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 miễn là họ không xuất hiện triệu chứng và chưa có kết quả xét nghiệm dương tính. Bên cạnh đó, các cảnh báo giảm nhẹ rủi ro sau đó cần được thực hiện trước và trong ca làm việc:
    • Sàng lọc trước: Khuyến khích nhân viên lên kế hoạch tham gia nguồn nhân lực tự sàng lọc các triệu chứng tại nhà trước khi tới nơi làm việc. Nhân viên không nên tìm cách tham gia nguồn nhân lực nếu có các điều sau đây: có triệu chứng COVID-19; nhiệt độ thân nhiệt bằng hoặc cao hơn 100.4 oF1; hoặc đang đợi kết quả xét nghiệm vi-rút.
    • Sàng lọc triệu chứng tại nơi làm việc: Chủ doanh nghiệp nên thực hiện đánh giá triệu chứng tại nơi làm việc, bao gồm kiểm tra thân nhiệt, trước khi bắt đầu làm việc. Thời gian lý tưởng để kiểm tra thân nhiệt là trước khi người đó bước vào cơ sở.
    • Theo dõi thường xuyên: Miễn nhân viên không có các triệu chứng hoặc bị sốt, họ nên tự theo dõi dưới sự giám sát  của chương trình y tế nghề nghiệp của chủ doanh nghiệp hoặc nhóm hay điều phối viên về COVID-19 tại nơi làm việc của họ.
    • Đeo khẩu trang vải: Đảm bảo tất cả nhân viên đeo khẩu trang vải phù hợp với hướng dẫn của CDC và OSHA và bất kỳ yêu cầu nào của tiểu bang hoặc địa phương.
    • Cách ly giao tiếp xã hội: Nhân viên nên giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác và thực hiện cách ly giao tiếp xã hội khi trách nhiệm công việc cho phép tại nơi làm việc.
    • Vệ sinh và khử trùng nơi làm việc: Vệ sinh và khử trùng tất cả các khu vực như văn phòng, nhà vệ sinh, không gian chung, thiết bị dùng chung.

Điều chỉnh kế hoạch ứng phó của doanh nghiệp với COVID-19 để thích ứng 

Khi làm theo các khuyến nghị này, hãy cân nhắc việc điều chỉnh kế hoạch ứng phó của doanh nghiệp đối với COVID-19 để thích ứng với các yếu tố sau:

Duy trì hoạt động kinh doanh chủ chốt

  • Việc đưa người lao động đã bị phơi nhiễm và không có triệu chứng cũng như chưa có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại các hoạt động tại chỗ mang đến rủi ro đáng kể đối với những người lao động khác vì nhiều người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây lan dịch bệnh, đồng thời các biện pháp xét nghiệm cũng không hoàn hảo. Đưa người lao động bị phơi nhiễm quay lại làm việc không nên là phương án đầu tiên hay thích hợp nhất để hướng đến nhằm quản lý các nhiệm vụ công việc quan trọng. Cách ly trong vòng 14 ngày vẫn là phương pháp an toàn nhất để hạn chế sự lây lan của bệnh COVID-19 và giảm khả năng bùng phát trong cộng đồng người lao động.
  • Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu quý vị nghĩ rằng quý vị đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh COVID-19. Kiểm tra trang mạng của sở y tế địa phương để biết thông tin về các lựa chọn trong khu vực của quý vị để có thể rút ngắn thời hạn cách ly này.
  • Giảm nhu cầu tái hòa nhập người lao động trong lĩnh vực hạ tầng thiết yếu bị phơi nhiễm bằng cách:
    • Xác định và ưu tiên các nghiệp vụ thiết yếu cần cho việc vận hành liên tục,
    • Đào tạo chéo cho nhân viên để thực hiện các nghiệp vụ quan trọng sao cho nơi làm việc có thể vận hành ngay cả khi những nhân viên chủ chốt vắng mặt, và
    • Giao các chức năng công việc quan trọng cho người lao động có tay nghề tương đương khác mà chưa tiếp xúc với một người được xác nhận mắc COVID-19.
  • Phân tích các chính sách nghỉ ốm và cân nhắc sửa đổi chúng nhằm đảm bảo rằng công nhân bị bệnh không có mặt tại nơi làm việc. Hãy chắc chắn rằng nhân viên biết và hiểu các chính sách này.
  • Phân tích các chương trình khuyến khích và cân nhắc việc sửa đổi chúng, nếu được bảo đảm, để nhân viên không bị phạt khi nghỉ bệnh nếu họ nhiễm COVID-19 hoặc đã tiếp xúc với người mắc COVID-19.
  • Hạn chế tối đa số người lao động có mặt tại cơ sở làm việc.

Cân nhắc đến các hình thức điều chỉnh đặc biệt (ví dụ như làm việc từ xa, giao nhiệm vụ lại để giảm thiểu tiếp xúc với người khác) cho nhân viên thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

Giảm sự lây truyền bệnh giữa nhân viên và cộng đồng

  • Chủ động khuyến khích nhân viên bị bệnh hãy ở nhà. Nhân viên nếu có triệu chứng cần thông báo cho đầu mối liên lạc tại cơ sở làm việc.
  • Ngay lập tức đưa nhân viên bị nhiễm bệnh khi đến làm việc hay bị bệnh trong ngày hôm đó về nhà hoặc tìm sự hỗ trợ y tế khác từ một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Yêu cầu nhân viên nhiễm bệnh phải tuân thủ hướng dẫn về việc cần làm khi bị bệnh do CDC khuyến cáo. Nhân viên không được trở lại làm việc cho đến khi đáp ứng các tiêu chí về chấm dứt cách ly tai nhà, có tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Khuyến khích nhân viên lên kế hoạch đến nơi làm việc tự sàng lọc các triệu chứng (đo thân nhiệt và đánh giá các triệu chứng) tại nhà trước khi đến nơi làm việc. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp nên theo dõi triệu chứng của nhân viên tại chỗ (ví dụ: đo thân nhiệt và đánh giá các triệu chứng của COVID-19) trước khi bắt đầu làm việc.
  • Nhân viên nên tự theo dõi trong mỗi ca làm việc dưới sự giám sát của điều phối viên hoặc đội ngũ thuộc chương trình sức khỏe nghề nghiệp của chủ doanh nghiệp về COVID-19 tại nơi làm việc của họ.
  • Thực hiện cách ly giao tiếp xã hội để giảm thiểu cơ hội tiếp xúc giữa người lao động với nhau.
  • Đảm bảo toàn bộ người lao động đeo khẩu trang vải theo hướng dẫn của CDC và OSHA cũng như mọi yêu cầu của tiểu bang và địa phương.
  • Thử nghiệm sử dụng khẩu trang vải để đảm bảo không cản trở các phương thức làm việc an toàn. Những người làm việc trong môi trường mà việc đeo khẩu trang có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nhiệt hoặc gây ra lo ngại về an toàn do tạo ra mối nguy hại (ví dụ: dây đeo bị kẹt vào máy móc) có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế và an toàn lao động để xác định cách đeo khẩu trang phù hợp cho môi trường của họ.
  • Không để người lao động dùng chung đồ vật, hoặc nếu phải dùng chung dụng cụ, đảm bảo làm sạch và khử trùng dụng cụ đúng cách sau các lần sử dụng.
  • Xây dựng triển khai các chính sách và thực hành giám sát nhằm củng cố thông điệp về giảm thiểu lây truyền COVID-19.
  • Giảng giải cho các nhân viên về cách giảm sự lây lan của COVID-19. Sử dụng nhiều phương thức truyền thông khác nhau nhằm nhắc nhở nhân viên về thực hành phòng ngừa, cung cấp thông tin cập nhật và nâng cao nhận thức của người lao động về thông tin và các khuyến nghị.

Duy trì môi trường làm việc lành mạnh

  • Xây dựng khuyến nghị phòng tránh lây nhiễm cho người lao động dựa trên phương pháp được gọi là thứ bậc kiểm soát. Phương thức tiếp cận này nhóm các hành động theo tính hiệu quả của chúng trong việc giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy hiểm. Tropng hầu hết các trường hợp, phương thức ưu tiên chính là loại bỏ nguy hiểm hoặc các quy trình; thiết lậo các biện pháp kiểm soát quy trình; và triển khai vệ sinh, sát khuẩn và khử trùng thích hợp nhằm giảm khả năng phơi nhiễm hoặc bảo vệ người lao động.
  • Điều chỉnh lại bố cục các góc làm việc để đảm bảo tất cả các nhân viên đều duy trì cách ly giao tiếp xã hội tối thiểu 6 feet với nhau.
  • Thi hành quy trình cách ly giao tiếp xã hội và áp dụng các phương pháp khác để phân cách các nhân viên với nhau.
  • Đóng cửa hoặc hạn chế tiếp cận các khu vực chung, nơi công nhân viên thường tập trung và tương tác.
  • Làm việc với nhân sự bảo trì của cơ sở để tăng cường thông gió bằng cách tăng lưu thông không khí trong các phòng.
  • Khuyến khích rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc dùng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu là 60% nếu không có sẵn xà phòng và nước.
  • Tăng tần suất vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường chạm vào và đồ vật dùng chung để giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo; ví dụ vệ sinh trước và sau mỗi ca làm việc và ngay lập tức trước và sau khi dùng đồ vật dùng chung.
  • Xây dựng triển khai các chính sách và thực hành giám sát nhằm củng cố thông điệp về giảm thiểu căng thẳng.
  • Trao đổi với các nhân viên về sự căng thẳng trong công việc liên quan đến COVID-19 và các cách đối phó với sự căng thẳng đó.

  1. Nhiệt độ đo được 100,4oF trở lên được dùng cho mục đích sàng lọc nhân viên những người đã phơi nhiễm với COVID-19. Lưu ý rằng nhiệt độ 100,4oF trở lên có thể không liên tục hoặc có thể không xuất hiện ở một số người, chẳng hạn những người cao tuổi, bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng một số thuốc giảm sốt (vd. thuốc chống viêm không chứa steroid [NSAIDS]).
Cập nhật lần cuối ngày 3 tháng 12 năm 2020