Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Những Điều Nhân Viên Cứu Hỏa và Người Cung Cấp Dịch Vụ Cấp Cứu Cần Biết về COVID-19

Những Điều Nhân Viên Cứu Hỏa và Người Cung Cấp Dịch Vụ Cấp Cứu Cần Biết về COVID-19
Cập nhật ngày 6 tháng 11 năm 2020
Những người ứng phó đầu tiên

Các biện pháp thực hành kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm khi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong đại dịch.

Lực lượng cứu hỏa cháy rừng

Hướng dẫn phòng ngừa lây lay COVID-19 khi ứng phó với cháy rừng.

Bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19) là một bệnh hô hấp do một chủng vi-rút có tên là SARS-CoV-2 gây ra. Các triệu chứng thường bao gồm ho, hụt hơi, sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau họng và vừa mới mất vị giác hoặc khứu giác. Hiểu biết của chúng ta về cách vi-rút lây lan liên tục có thay đổi khi chúng ta tìm hiểu thêm về nó, vì vậy đề nghị quý vị thường xuyên xem trang web của CDC để biết thông tin mới nhất. Vi-rút được cho là lây lan chủ yếu từ người sang người.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vi-rút có thể lây lan bởi những người không thể hiện các triệu chứng. Một người có thể nhiễm COVID-19 khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút trên đó và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt của họ. Người ta không cho rằng đây là cách lây lan chính của vi-rút, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu thêm về loại vi-rút này. Người cao tuổi và những người ở mọi lứa tuổi có bệnh nền nghiêm trọng có thể có nguy cơ cao hơn đối với các biến chứng nghiêm trọng hơn từ COVID-19.

Là nhân viên cứu hỏa hoặc nhân viên cấp cứu cung cấp dịch vụ điều trị y tế và vận chuyển người bệnh, tôi có thể làm gì để bảo vệ chính mình và những người khác?

  • Đừng đi làm nếu quý vị bị bệnh. Nếu quý bị sốt hoặc tiến triển các triệu chứng như ho hoặc khó thở, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị để được tư vấn và hướng dẫn y tế trước khi đi khám bệnh. Tuân theo chính sách quay trở lại làm việc tại sở làm của quý vị sau khi khỏi bệnh.
  • Liên hệ với cấp trên của quý vị và chương trình sức khỏe nghề nghiệp ngay lập tức nếu quý vị đã tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 khi quý vị không mang trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) theo khuyến cáo. Hoàn thành bất kỳ mẫu tường trình phơi nhiễm nghề nghiệp nào theo yêu cầu của tổ chức của quý vị.
    • Nếu quý vị được phép tiếp tục làm việc, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung, bao gồm đeo khẩu trang và theo dõi sốt và các triệu chứng trong 14 ngày sau khi quý vị tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Mang các trang bị bảo hộ cá nhân sau đây bất kỳ khi nào tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19:
    • Mặt nạ N95 đã được NIOSH phê chuẩn hoặc mặt nạ bảo vệ ở mức cao hơn và đã được kiểm tra độ vừa khít, hoặc đeo khẩu trang nếu không có mặt nạ.
      • Nên sử dụng mặt nạ N95 hoặc mặt nạ có mức độ bảo vệ cao hơn thay vì sử dụng khẩu trang khi quý vị thực hiện hoặc có mặt trong một thủ thuật có tạo ra các hạt nhỏ lơ lửng.
      • Nếu quý vị sử dụng mặt nạ, quý vị phải cạo sạch râu vì râu có thể khiến mặt nạ bị hở ở chỗ vành niêm.
    • Một đôi găng tay để khám dùng một lần
    • Trang bị bảo vệ mắt, chẳng hạn như tấm chắn mặt hoặc kính bảo hộ, trừ khi quý vị đeo mặt nạ che kín cả khuôn mặt.
    • Áo choàng hoặc áo liền quần
  • Nếu trang bị bảo hộ cá nhân bị vấy bẩn quá mức hoặc bị hư hỏng (ví dụ như bị rách), hãy vất bỏ và thay trang bị bảo hộ cá nhân khác, phù hợp với chính sách và quy trình của tổ chức của quý vị.
  • Tuân theo hướng dẫn của CDC nếu quý vị tái sử dụng, tái xử lý và lưu giữ trang bị bảo hộ cá nhân.
  • Cho bệnh nhân đeo khẩu trang hoặc khẩu trang vải để kiểm soát nguồn lây nhiễm, nếu họ có thể chịu đựng được.
  • Hạn chế số lượng nhân viên trong buồng bệnh nhân để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm.
  • Sử dụng chất khử trùng cấp độ bệnh viện đã đăng ký EPAbiểu tượng bên ngoài để khử trùng các bề mặt không xốp của xe cứu thương, cáng, bìa kẹp hồ sơ, bộ đàm và các bề mặt hoặc thiết bị khác thường xuyên bị đụng chạm, theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Các bề mặt không xốp của trang bị bảo hộ cá nhân như mặt nạ có bộ lọc khí chạy bằng pin (PAPR) phải được làm sạch và khử trùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Giặt quần áo bảo hộ cá nhân tái sử dụng (ví dụ như đồng phục) hoặc các vật liệu xốp khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất nếu chúng bị bẩn.
  • Dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có tối thiểu 60% ethanol hoặc 70% isopropanol, hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước trong tối thiểu 20 giây, nếu có xà phòng và nước. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.

Hãng sở của nhân viên cứu hỏa và nhân viên cung cấp dịch vụ cấp cứu nên thực hiện những biện pháp gì?

  • Phát triển và chia sẻ chương trình bảo vệ sức khỏe và an toàn trong đại dịch COVID-19 để bảo vệ nhân viên cứu hỏa và nhân viên dịch vụ cấp cứu.
  • Gửi tin nhắn an toàn cập nhật về tình trạng hiện tại của các nguồn vật tư và phác đồ thực hiện.
  • Sử dụng các biểu mẫu của Hệ Thống Quản Lý Sự Cố Quốc Gia (NIMS) để ghi lại các hành động bảo vệ.
  • Chủ động khuyến khích nhân viên bị bệnh hãy ở nhà. Nhân viên không nên quay lại sở làm cho đến khi đáp ứng các tiêu chí về ngừng cách ly tại nhà, có tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các sở y tế địa phương và tiểu bang. Chính sách nghỉ phép cần phải linh hoạt và không áp dụng hình phạt.
  • Kiểm tra độ vừa khít của mặt nạ phù hợp cho từng người. Huấn luyện họ về cách mặc vào, cởi ra và bảo trì đúng cách đối với tất cả trang bị bảo hộ cá nhânbiểu tượng pdf. Người ứng phó phải có thể tiếp cận tất cả trang bị bảo hộ cá nhân khi cần thiết và sẵn có.
  • Triển khai phác đồ cụ thểbiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoài với các trung tâm điều phối để xác định liệu một người gọi đến hoặc bệnh nhân có các dấu hiệu hoặc triệu chứng và các yếu tố nguy cơ đối với COVID-19 hay không, và truyền đạt thông tin đó cho người ứng phó.
  • Tham khảo ý kiến của các khu vực phân quyền địa phương và tiểu bang về việc tiếp cận kho lưu trữ trang bị bảo hộ cá nhân, nếu nguồn vật tư trang bị bảo hộ cá nhân bị hạn chế. Xem xét thành lập các đội đặc nhiệm để phụ trách các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và cử số lượng nhân viên ứng phó tối thiểu đáp ứng yêu cầu về an toàn, mang trang bị bảo hộ cá nhân đầy đủ để đánh giá tình hình. Làm theo hướng dẫn của CDC và NIOSH về chiến lược để tối ưu hóa nguồn cung trang bị bảo hộ cá nhân, bao gồm:
  • Trong quá trình chăm sóc trước khi đến bệnh viện, hãy thực hiện các bước kiểm soát lây nhiễm phổ thông cho bất kỳ người nào (ví dụ: nhân viên dịch vụ cấp cứu, bệnh nhân, thành viên gia đình), bất kể họ có triệu chứng hay không:
    • Khẩu trang vải không được coi là trang bị bảo hộ cá nhân nhưng có thể sử dụng để kiểm soát nguồn lây nhiễm.
    • Trang bị bảo hộ cá nhân (ví dụ như khẩu trang y tế, mặt nạ N95) nên được dành cho nhân viên cứu hỏa, nhân viên dịch vụ cấp cứu và những người ứng phó đầu tiên khác.
  • Hãy tham vấn khu vực phân quyền địa phương và tiểu bang của quý vị về các chính sách và quy trình đối với nhân viên hạ tầng thiết yếu,biểu tượng bên ngoài như người ứng phó khẩn cấp đầu tiên.
  • Tuân theo hướng dẫn của CDC về việc khi nào thì nhân viên cứu hỏa và nhân viên cấp cứu có thể trở lại làm việc:
  • Chỉ định một người chịu trách nhiệm giải đáp các mối lo ngại của nhân viên về COVID-19.

Tôi có thể tìm thêm thông tin ở đâu?

Luôn cập nhật thông tin. Thảo luận với chủ hãng sở, người giám sát, đại diện công đoàn hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế nghề nghiệp của quý vị, người chịu trách nhiệm giải đáp các mối lo ngại về COVID-19. Xem các nguồn thông tin dưới đây để biết thêm thông tin:

Cập nhật lần cuối ngày 6 tháng 11 năm 2020