Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Câu hỏi thường gặp cho các nhà điều tra pháp y về tử vong

Câu hỏi thường gặp cho các nhà điều tra pháp y về tử vong
Cập nhật ngày 2 tháng 11 năm 2020

Các nhà điều tra pháp y về tử vong làm việc trong hệ thống điều tra pháp y về tử vong (tức là, văn phòng của các giám định y tế và nhân viên điều tra tử vong) để điều tra những tử vong đột ngột, bất ngờ và không tự nhiên.  Điều tra tử vong tại hiện trường thường bao gồm nhận thông tin từ gia đình và các nhân chứng khác, xác nhận danh tính của người chết, ghi chép và đánh giá hiện trường và thi hài, mô tả mọi thay đổi của thi thể sau tử vong, thu thập mẫu bệnh phẩm sau tử vong để kiểm tra, thu thập và lưu giữ bằng chứng liên quan đến tử vong, đảm bảo ghi nhãn chính xác thi hài, và giám sát sự chuẩn bị đảm an toàn và tôn trọng để vận chuyển thi hài.

Nhà điều tra pháp y về tử vong và nhân viên giám định y tế hoặc đội ngũ nhân viên điều tra tử vong nhận được báo cáo về trường hợp tử vong nên tìm hiểu thông tin về người chết có dương tính với COVID-19, hay có biểu hiện các triệu chứng bị nhiễm COVID-19 hay không và nguy cơ đã phơi nhiễm với COVID-19. Nhà điều tra có thể trò chuyện với sở y tế địa phương, bác sĩ gia đình, thành viên gia đình hoặc những người khác đã sống cùng với người chết để giúp trả lời những câu hỏi này. Nếu không có người trả lời những câu hỏi này (ví dụ: không có người chứng kiến tử vong, người sống một mình, không có tiền sử bệnh), các nhà điều tra cần đề phòng như thể người chết là trường hợp đã biết nhiễm COVID-19. Hướng dẫn hiện tại về các dấu hiệu, triệu chứng và các yếu tố nguy cơ khác đối với COVID-19 có thể tìm thấy trên trang web Bệnh Vi-rút Corona của CDC2019.

Nếu người chết bị nghi ngờ đã nhiễm COVID-19, có khả năng rằng những người khác trong tòa nhà nơi diễn ra tử vong có thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, các chất dịch trong cơ thể không phải là dịch tiết đường hô hấp không có liên quan rõ ràng tới việc lây truyền COVID-19, việc tiếp xúc mà không được bảo vệ khỏi các chất dịch cơ thể khác, bao gồm máu, phân, nôn mửa và nước tiểu, có thể khiến nhà điều tra có nguy cơ nhiễm COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.

  • Thu thập thông tin liên quan đến các trường hợp tử vong (theo tiêu chuẩn thực hành) để hỗ trợ đánh giá rủi ro/nguy cơ, bao gồm nguy cơ có khả năng nhiễm COVID-19 và liệu các giọt bắn, các hạt lơ lửng trong không khí, dịch cơ thể, các chất thải hoặc vật liệu phân hủy có phát tán ra bên ngoài trước hoặc sau ca tử vong không.
  • Lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp giãn cách tiếp xúc
    • Giảm thiểu việc tiếp xúc gần với bất kỳ ai tại hiện trường, bao gồm các thành viên gia đình, người chịu trách nhiệm của người chết và nhân chứng.
    • Sắp xếp để tiến hành phỏng vấn tiền điều tra qua điện thoại hoặc cuộc gọi video, nếu có thể.
    • Nếu không thể tiến hành phỏng vấn qua điện thoại hoặc các phương tiện trực tuyến khác, hãy thực hiện các cuộc phỏng vấn ở bên ngoài nơi cư trú hoặc tòa nhà nơi xảy ra tử vong hoặc tại các không gian ngoài trời khác. Trong mọi cuộc phỏng vấn hoặc tương tác trực tiếp khác, điều tra viên nên thực hiện giãn cách tiếp xúc với khoảng cách tối thiểu 6 feet  và khuyến khích tất cả những người tham gia phỏng vấn thực hiện tương tự.
    • Điều tra viên và những người được phỏng vấn nên đeo khẩu trang vải trong các cuộc phỏng vấn trực tiếp, đặc biệt là trong trường hợp không thể duy trì giãn cách tiếp xúc từ 6 feet trở lên. Lưu ý và thực hiện theo các pháp lệnh của tiểu bang và địa phương liên quan đến việc sử dụng khẩu trang.
  • Nếu điều tra viên xác định cần phải vào nơi cư trú hoặc tòa nhà nơi xảy ra tử vong, hãy cân nhắc các lưu ý quan trọng:
    • Lập kế hoạch cẩn thận các trang bị cần thiết cho cuộc điều tra để tránh đưa các vật dụng không cần thiết vào bên trong khu vực đó. Lập kế hoạch chuẩn bị thêm khẩu trang cho các thành viên gia đình.
    • Thiết lập các vị trí chỉ định và riêng biệt ở bên ngoài khu vực đó để mặc và tháo trang bị bảo hộ cá nhân. Các trạm để mặc và tháo trang bị bảo hộ cần được tách biệt với nhau vì trang bị bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng có thể bị nhiễm vi-rút gây bệnh. Đảm bảo rằng trạm tháo đồ bảo hộ có sẵn dung dịch sát trùng tay, thuốc xịt khử trùng hoặc khăn lau, và thùng chứa chất thải hoặc túi sinh học để xử lý trang bị bảo hộ cá nhân đã sử dụng. Xem Chất khử trùng do Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) phê chuẩn external iconđể sử dụng chống lại SARS-CoV-2.
    • Hỏi xem liệu có bất kỳ người nào trong tòa nhà xảy ra tử vong đang có các triệu chứng phù hợp với biểu hiện của COVID-19 (có thể bao gồm sốt, ho, hụt hơi) hoặc đã được chẩn đoán mắc COVID-19 hay đang chờ kết quả xét nghiệm không. Những cá nhân này nên được yêu cầu ở lại bên ngoài hoặc trong một căn phòng có cấu trúc mà điều tra viên không cần phải tiếp xúc trong quá trình làm việc.
    • Yêu cầu bất kỳ ai còn ở lại bên trong cấu trúc đeo khẩu trang hoặc khẩu trang vải và luôn đeo khẩu trang trong suốt quá trình điều tra. Điều tra viên cũng nên đeo khẩu trang trong suốt quá trình điều tra (xem thông tin chi tiết bên dưới về việc bảo vệ đường hô hấp).
    • Thông báo cho tất cả những người trong khu vực mà điều tra viên sẽ vào và yêu cầu bất kỳ ai còn ở lại trong khu vực đó di chuyển đến một phòng khác nếu có thể, hoặc duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với điều tra viên.

Nếu lên kế hoạch thu thập mẫu bệnh phẩm COVID-19 sau tử vong của người chết, hãy thực hiện theo Hướng dẫn của CDC về việc thu thập mẫu bệnh phẩm sau tử vong của người chết đồng thời tham khảo ý kiến chặt chẽ với giám định y tế hoặc nhân viên điều tra.

  • Nên mặc trang bị bảo hộ cá nhân bên ngoài khu vực đó trước khi tiến vào bên trong hiện trường.
  • Trang bị bảo hộ cá nhân tối thiểu cần bao gồm:
    • Một đôi găng tay kiểm tra y tế không vô trùng dùng một lần, nhưng nếu điều tra viên xác định rằng găng tay có rủi ro bị cắt, rách, thủng, trầy xước hoặc mối nguy có thể thâm nhập vào da, điều tra viên nên đeo găng tay chống rách chuyên dùng đeo bên ngoài găng tay kiểm tra.
    • Trang bị bảo hộ mắt như kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt che cả phía trước và hai bên của khuôn mặt.
    • Áo choàng cách ly sạch sẽ, dài tay, kháng chất lỏng hoặc không thấm để bảo vệ da và quần áo.
    • Bao trùm giày bên ngoài có rãnh chống trượt.
    • Khẩu trang dùng một lần. Tuy nhiên, nếu các thành viên trong gia đình sẽ ở trong nhà và tiếp xúc gần (ít hơn 6) feet) với nhà điều tra pháp y về tử vong trong quá trình điều tra hoặc nếu có nguy cơ phơi nhiễm với các giọt hoặc các hạt lơ lửng nhiễm vi-rút trong không khí, thì điều tra viên nên đeo mặt nạ có bộ lọc N95 được NIOSH phê chuẩn hoặc mặt nạ phân cấp cao hơn mà điều tra viên đã kiểm tra độ vừa vặn. Điều tra viên phải được kiểm tra và cho phép về mặt y khoa để đeo mặt nạ và được huấn luyện thích hợp trong việc lựa chọn, sử dụng đúng cách và hạn chế về trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp. Việc sử dụng mặt nạ phải phù hợp với Tiêu chuẩn Bảo vệ Cơ quan Hô hấp của Cơ quan Sức khỏe và An toàn Lao động (OSHA).

  • Sau khi rời khỏi khu vực đó, bỏ các vật dụng có khả năng đã phơi nhiễm với chất dịch cơ thể (ví dụ: máu, nước bọt, phân) vào trong túi sinh học hoặc thùng chứa chất thải và tuân theo hướng dẫn của tiểu bang và địa phương về loại xử lý chất thải này.
  • Cận thận tháo bỏ PPE theo Khuyến nghị của CDC về quy trình tháo đồ trang bị bảo hộ cá nhânpdf icon và sau đó thực hiện vệ sinh tay bằng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có nồng độ 60 đến 95% cồn.
  • Đeo một đôi găng tay kiểm tra y tế dùng một lần mới, làm sạch và khử trùng bề mặt không xốp bất kỳ có khả năng bị nhiễm vi-rút gây bệnh trong quá trình điều tra, bao gồm bảng kẹp tài liệu, giấy tờ (xem xét bọc nhựa trước khi sử dụng), thiết bị điện tử (ví dụ: máy tính xách tay hoặc máy ảnh), bút mực hoặc bút chì, tay nắm cửa, và thùng đựng chất thải hoặc túi sinh học tại trạm thay đồ. Xem Chất khử trùng do Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) phê chuẩn external iconđể sử dụng chống lại SARS-CoV-2. Mặc trang bị bảo hộ cá nhân bất kỳ do nhà sản xuất chất khử trùng khuyến nghị trước khi sử dụng.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt của trang bị bảo hộ cá nhân bất kỳ có thể tái sử dụng (ví dụ: kính bảo hộ) bằng cách thực hiện theo khuyến nghị của nhà sản xuất trang bị bảo hộ cá nhân.
  • Trước khi rời khỏi vị trí, thực hiện vệ sinh tay một lần nữa.

Các nhà điều tra pháp y về tử vong có thể giám sát hoặc tham gia vào việc vận chuyển thi hài. Sau đây là những lưu ý quan trọng để chuẩn bị và vận chuyển người chết tại nơi đã xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 :

  • Hướng dẫn gần đây của CDC đưa ra các khuyến nghị về quy trình tiêu chuẩn để bọc thi hài người chết nghi ngờ nhiễm COVID-19 (giống như những thủ tục dành cho người chết mà không bị nghi ngờ về lây nhiễm COVID-19). Điều này bao gồm việc sử dụng túi đựng thi hài (độ dày tối thiểu 6 milimet) được lau sạch bằngchất khử trùng do Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) phê chuẩnexternal icon sau khi bọc thi hài của người chết.
  • Khi xử lý thi hài, nên mặc các trang bị bảo hộ cá nhân sau đây:
    • Một đôi găng tay kiểm tra y tế không vô trùng dùng một lần. Tuy nhiên, nên đeo găng tay chống rách chuyên dụng, có độ che phủ lên đến phía trên cổ tay (hoặc hai đôi găng tay dùng một lần) bên ngoài găng tay giám định nếu thấy găng tay có rủi ro bị cắt, rách, thủng, trầy xước hoặc mối nguy bên trên hoặc xung quanh thi hài có thể thâm nhập vào da.
    • Áo choàng cách ly sạch sẽ, dài tay, kháng chất lỏng hoặc không thấm để bảo vệ da và quần áo.
    • Khẩu trang dùng một lần.
    • Kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt che cả phía trước và hai bên của khuôn mặt.
    • Bao trùm giày bên ngoài có rãnh chống trượt.
  • Điều tra viên cần lưu ý các trường hợp đặc biệt có thể cần sử dụng hai hoặc nhiều túi để bọc thi hài hoặc túi bằng chất liệu dày hơn (ví dụ: độ dày 8 milimet trở lên), chẳng hạn như:
    • Trọng lượng và kích thước thi hài của người chết cũng khác nhau cần phải phù hợp với kết cấu và điều kiện của túi đựng thi hài và tay cầm túi. Điều tra viên nên đưa ra phán đoán thận trọng để xác định xem có nguy cơ túi đựng thi hài bị thủng, rách hoặc hỏng hay không và liệu có cần thêm túi đựng thi hài thứ hai hoặc túi bằng vật liệu dày hơn không. Tham chiếu sức chứa của túi đựng theo trọng lượng thi hài, nếu có thể
    • Sự hiện diện của các vật sắc nhọn trên thi hài người chết có thể gây thủng hoặc rách túi (ví dụ: trang sức hoặc các mảnh kim loại trang trí trên người).
    • Độ dày của túi đựng thi thể ban đầu (6 milimet, 8 milimet, 15 milimet, v.v.)
    • Sự hiện diện của chất dịch cơ thể có thể gây ra rủi ro phơi nhiễm cho nhân viên xử lý và/hoặc vận chuyển thi hài, gây ra rủi ro làm thủng, rách hoặc hỏng túi đựng thi hài ban đầu. Phải luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn để ngăn ngừa phơi nhiễm với mầm bệnh mầm bệnh lây truyền qua đường máu.
    • Lây nhiễm có thể nhìn thấy ở bên ngoài của túi đựng thi hài xảy ra do tiếp xúc với môi trường hoặc trong quá trình vận chuyển thi hài.
  • Cách tốt nhất là lau sạch mặt bên ngoài túi bằng chất khử trùng do Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) phê chuẩn external icontrước khi đưa thi hài vào phương tiện vận chuyển. Điều này giúp bảo vệ nhân viên sẽ phải sử dụng đến túi đựng thi hài để xử lý thi thể tử vong sau này.

Cập nhật lần cuối ngày 2 tháng 11 năm 2020