Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hướng Dẫn và Lời Khuyên Dành Cho Cộng Đồng Bộ Lạc Trong Giai Đoạn COVID-19

Hướng Dẫn và Lời Khuyên Dành Cho Cộng Đồng Bộ Lạc Trong Giai Đoạn COVID-19
Cập nhật ngày 9 tháng 10 năm 2020

Thực Hành Cách Ly Giao Tiếp Xã Hội và Ứng Phó với COVID-19

Cách ly giao tiếp xã hội (hay Giãn cách tiếp xúc) là gì?

Mọi người đều có vai trò trong việc làm giảm và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Cách ly giao tiếp xã hội là biện pháp thiết yếu để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Cách ly giao tiếp xã hội là giảm bớt tương tác trực tiếp giữa mọi người và nhờ đó giảm cơ nguy cơ lây bệnh từ người này sang người khác. Thực hành cách ly giao tiếp xã hội bằng cách giữ khoảng cách (tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét) giữa chính mình và người khác. Bảo vệ người có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng từ COVID-19 là một mục tiêu quan trọng trong đại dịch COVID-19.

Đó là những người cao tuổi và người ở mọi độ tuổi có bệnh nền nghiêm trọng. Mọi người có thể thực hiện tạo khoảng cách trong xã hội bằng cách giảm tần suất tiếp xúc gần với người khác, giảm số người họ tiếp xúc gần và giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét với người khác khi ra khỏi nhà. Tránh xa người khác là điều rất quan trọng, ngay cả ở những nơi như sở làm, trường học, khi mua sắm hoặc ở những nơi khác trong cộng đồng của quý vị. Mục đích của cách ly giao tiếp xã hội là để làm giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

Thích Nghi với Việc Cách Ly Giao Tiếp Xã Hội trong Đại Dịch COVID-19

Việc cách ly giao tiếp xã hội có thể khiến một số người cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội hoặc văn hóa, và có thể gây ra cảm giác cô đơn, trầm cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều quan trọng là nên sử dụng các hình thức kết nối mà không cần gặp mặt để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè, như gửi thư, gọi điện thoại, gọi video hoặc dùng các phương tiện truyền thông xã hội. Tập thể dục trong hoặc quanh nhà hoặc sân vườn và ngồi thư giãn hoặc làm việc ngoài trời ở gần nhà cũng có thể giúp ích.

Việc cách ly giao tiếp xã hội để giữ an toàn và bảo vệ sức khỏe có thể cản trở việc thực hành một số truyền thống và nghi lễ. Điều này có thể đặc biệt liên quan tới cộng đồng người Mỹ Da Đỏ/Người Alaska (AI/AN) nhưng điều rất quan trọng là phải duy trì cách ly giao tiếp xã hội để giảm sự lây lan của COVID-19.

Dưới đây là một số biện pháp để thích nghi với cách ly giao tiếp xã hội (hay cách ly tiếp xúc) và căng thẳng mà COVID-19 có thể gây ra:

  • Ngừng xem phim, đọc sách hoặc nghe những câu chuyện tin tức, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội. Liên tục nghe thông tin về đại dịch có thể gây cảm giác khó chịu.
  • Hãy chăm sóc cho thân thể và tâm trí của quý vị. Hãy hít thở sâu, ngồi thiền, luyện tập giãn cơ và tập thể dục thường xuyên.
  • Cố gắng ăn các bữa ăn lành mạnh, có đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Tránh sử dụng rượu bia và ma túy.
  • Kết nối với những người khác qua internet hoặc điện thoại, trò chuyện về cảm giác và những mối lo ngại của mình với người mà quý vị tin tưởng.
  • Dành thời gian để thư giãn và làm những việc quý vị yêu thích và có thể làm được khi cách ly giao tiếp xã hội.

Ứng phó với căng thẳng trong khi bùng phát COVID-19 sẽ giúp quý vị, người thân của quý vị và cộng đồng của quý vị trở nên mạnh mẽ hơn. Tìm hiểu thêm.

Những người cần giúp đỡ hoặc biết ai đó cần giúp đỡ để ứng phó với căng thẳng hoặc lo lắng có thể liên hệ với Đường Dây Trợ Giúp Tinh Thần Sau Thảm Họaexternal icon at 1-800-985-5990 hoặc trò chuyện với một chuyên gia tư vấn vấn hoặc nhân viên xã hội tại khu vực của quý vị.

Chuẩn Bị cho Gia Đình và Hộ Gia Đình của quý vị trong Đại dịch COVID-19

Chuẩn Bị cho Gia Đình và Hộ Gia Đình của quý vị ứng phó với COVID-19

Các cộng đồng AI/AN có những hộ gia đình nhiều thế hệ hoặc sinh sống ở khu vực nông thôn hoặc bộ lạc có thể gặp phải những thách thức riêng trong việc cách ly giao tiếp xã hội, đi đến cửa hàng thực phẩm, được cung cấp nước và các dịch vụ y tế địa phương và bộ lạc. Tuy nhiên, quý vị có thể thực hiện một số biện pháp để giữ an toàn cho gia đình và ngôi nhà của mình.

Rửa tay thường xuyên theo các bước sau:

  • Làm ướt tay bằng nước sạch chảy từ vòi (ấm hoặc lạnh), tắt vòi và thoa xà phòng.
  • Chà xát tay vào nhau cho xà phòng tạo bọt. Xoa chỗ mu bàn tay, kẽ ngón tay và phía dưới móng tay.
  • Kỳ cọ bàn tay, lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay và quanh các móng tay trong ít nhất 20 giây. Cần đồng hồ ư? Hãy hát bài "Happy Birthday" từ đầu đến cuối hai lần.
  • Rửa sạch tay bằng nước sạch chảy từ vòi. Nếu không có nước máy, hãy bảo đảm sử dụng nguồn nước sạch.
  • Làm khô tay bằng khăn sạch hoặc sấy khô.
  • Nếu quý vị không thể rửa bằng xà phòng và nước, thì có thể sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa tối thiểu 60% cồn.
    • Lấy một lượng bằng đồng xu vào lòng bàn tay và chà hai bàn tay vào nhau, xoa đều lên tất cả các phần của bàn tay, ngón tay và móng tay cho đến khi khô.
  • Nhắc nhở mọi người trong gia đình tránh chạm tay vào mặt, dùng mé trong của khuỷu tay hoặc khăn giấy để che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, sau đó vất bỏ khăn giấy.
  • Thường xuyên làm sạch các bề mặt hay bị đụng chạm (ví dụ như: bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, tay cầm, bàn làm việc, bồn cầu, vòi nước, bồn rửa và thiết bị điện tử (xem dưới đây để biết hướng dẫn đặc biệt về làm sạch và khử trùng thiết bị điện tử) bằng chất tẩy rửa gia dụng và chất khử trùng đã được đăng ký EPAexternal icon phù hợp với bề mặt cần khử trùng, theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.
    • Các nhãn sản phầm có hướng dẫn về cách sử dụng an toàn và hiệu quả sản phẩm làm sạch bao gồm các cảnh báo trước mà bạn cần thực hiện khi sử dụng sản phẩm, như đeo găng tay, đảm bảo bạn có thông gió tốt trong khi sử dụng sản phẩm.
  • Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nặng, phải nhập viện hoặc tử vong do COVID-19, điều quan trọng là phải hạn chế thời gian ra khỏi nhà. Người có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng bao gồm người cao tuổi và người đang mắc một số bệnh lý nền nhất định.
  • Dựa vào những gì chúng tôi biết đến thời điểm này, những người mang thai có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19 so với những người không có thai. Người mang thai có nguy cơ cao hơn sẽ phát triển bệnh nghiêm trọng kèm với các nhiễm trùng đường hô hấp khác. Do đó, có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra những bất lợi đối với thai kỳ cao hơn, chẳng hạn như sinh non, trong số những người mang thai bị nhiễm COVID-19. Do đó, nếu quý vị đang mang thai, hãy chú ý về việc giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều quan trọng là người mang thai phải luôn bảo vệ bản thân khỏi bị mắc bệnh.
  • Thiếu khả năng tiếp cận cửa hàng thực phẩm, nguồn nước và dịch vụ y tế có thể dẫn đến việc phải đi đến cửa hàng thường xuyên hơn. Nếu có thể, hãy cử những người không có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do COVID-19 đi mua đồ thiết yếu cho gia đình.
    • Đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng như cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc, nơi có thể khó duy trì được cách ly giao tiếp xã hội.

Khuyến nghị và Lưu ý dành cho hộ gia đình bộ lạc sống nhiều thế hệ cùng nhau trong Đại dịch COVID-19

Lưu ý dành cho hộ gia đình bộ lạc sống nhiều thế hệ cùng nhau

Những người sống trong các hộ gia đình bộ lạc nhiều thế hệ có thể khó thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm COVID-19 hoặc khó cách ly những người bị bệnh, đặc biệt là nếu gia đình có không gian chật hẹp và nhiều người sống cùng nhau.

Mọi người trong gia đình nên hạn chế nguy cơ

Mọi người trong gia đình nên thực hiện các bước để giữ gìn sức khỏe và bảo vệ nhau khỏi bị nhiễm bệnh.

(checklist)

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu quý vị không rửa tay bằng nước và xà phòng, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có chứa tối thiểu 60% cồn.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn.
  • Hạn chế đi lại ra khỏi nhà. Nếu quý vị phải rời khỏi nhà, hãy đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet hoặc bằng chiều dài 2 sải tay với người khác. Biện pháp này gọi là cách ly giao tiếp xã hội.

Lưu ý: Không đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, bất kỳ người nào khó thở hoặc bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.

  • Tránh cho khách viếng thăm (bất kỳ ai không sống chung với quý vị) vào trong nhà của quý vị. Điều này có thể khó thực hiện vì phần lớn các cộng đồng đều có mối quan hệ thân thiết và mọi người thường xuyên đến thăm nhau, nhưng biện pháp này có thể làm giảm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19. Nếu việc viếng thăm là cần thiết, mọi người nên đeo khẩu trang và đứng ở bên ngoài nhà, nếu có thể, đồng thời giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet.

Người cao tuổi và người mắc một sốbệnh lý nền nhất định có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh nghiêm trọng bởi COVID-19. Nếu hộ gia đình của quý vị có một hoặc nhiều hơn người có nguy cơ cao hơn thìtất cả các thành viên trong gia đình nên hành động như thể chính họ, cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh khi ra khỏi nhà

Các thành viên trong gia đình nên xem xét một số cách nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh khi có nhu cầu rời khỏi nhà như đi đến cửa hàng thực phẩm hoặc chợ, cơ sở chăm sóc sức khỏe của bộ lạc hoặc nhà thuốc. Nếu có thể, hãy chuẩn bị thuốc men và các đồ tiếp liệu khác đủ dùng trong nhà ít nhất hai tuần.

house leave solid icon

Khi quý vị ra khỏi nhà:

  • Hãy lựa chọn một hoặc hai thành viên trong gia đình có ít nguy cơ nhiễm bệnh hơn để đi ra ngoài.
  • Đeo khẩu trang. Thực hiện theo hướng dẫn về việc sử dụng, tháo và giặt khẩu trang đúng cách.
    • Không nên đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, bất cứ ai bị khó thở, hoặc bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet (khoảng 2 sải tay hoặc dài hơn chiều dài của mái chèo xuồng một chút) với người khác trong khi mua sắm và xếp hàng.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Không đi chung xe với người không sống cùng nhà. Nếu không thể làm như vậy:
    • Tránh đi cùng hoặc chở nhiều hành khách, bất cứ khi nào có thể. Hạn chế tiếp xúc gần và tạo khoảng cách nhiều nhất có thể giữa các hành khách trên xe.
    • Mở cửa sổ hoặc sử dụng lỗ thông hơi của xe để lưu thông không khí trong lành từ bên ngoài vào trong.
    • Chỉ xử lý các vật dụng cá nhân riêng của quý vị..
    • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn.
    • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào (ví dụ: tay nắm cửa, tay vịn, khóa dây an toàn) bằngchất khử trùng được EPA phê chuẩnexternal icon sau mỗi lần di chuyển.
  • Rửa tay của quý vị trong ít nhất 20 giây ngay sau khi trở về nhà. Nếu quý vị không rửa tay bằng nước và xà phòng, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có chứa tối thiểu 60% cồn.
  • Duy trì khoảng cách tiếp xúc nhiều nhất có thể với các thành viên trong gia đình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Ví dụ: tránh ôm, hôn, chia sẻ thức ăn (ví dụ: sử dụng chung nĩa hoặc chia sẻ một loại thực phẩm) và uống chung cốc.
  • Giữ an toàn cho bản thân khi quay trở lại làm việc bằng cách thực hiện theo hướng dẫn về quay trở lại làm việc của chủ lao động và những lưu ý của CDC về quay trở lại làm việc.

Các thành viên gia đình có nguy cơ cao hơn nên tránh chăm sóc trẻ em và những người bị bệnh

người cao tuổi

Người cao tuổi và người mắc các bệnh lý nền như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim nghiêm trọng nên tránh chăm sóc trẻ em trong nhà, nếu có thể.

trẻ em

Nếu những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao phải chăm sóc trẻ em trong gia đình họ thì hãy tránh để trẻ em được chăm sóc đó tiếp xúc với người không sống cùng nhà. Các thành viên trong nhà có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn cũng nên tránh chăm sóc cho người bị bệnh ở mọi lứa tuổi.

Cách ly người mắc bệnh trong gia đình

Cung cấp phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng cho người bị bệnh, nếu có thể. Nếu điều đó không khả thi, hãy cố gắng tách riêng họ ra nhiều nhất có thể với các thành viên khác trong nhà. Tách riêng những người có nguy cơ cao ra xa người bị bệnh.

  • Nếu có thể, hãy lựa chọn một người trong nhà để chăm sóc người bị bệnh. Người này phải là người không có nguy cơ nhiễm bệnh cao và nên hạn chế tiếp xúc với những người khác trong nhà.
  • Hãy duy trì khoảng cách 6 feet giữa người bị bệnh và các thành viên khác trong nhà. Nếu biện pháp này không khả thi:
    • Tránh ôm, hôn và chia sẻ đồ ăn hoặc đồ uống với người bị bệnh.
  • Yêu cầu người bị bệnh đeo khẩu trang nếu có thể.
  • Rửa tay của quý vị trong ít nhất 20 giây hoặc dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có chứa tối thiểu 60% cồn sau khi tiếp xúc với hoặc vệ sinh cho người bị bệnh.
  • Tránh dùng chung đồ gia dụng cùng lúc, chẳng hạn như khăn và bát đĩa, với người bị bệnh.
biểu tượng chiếc giường tô kín

Nếu quý vị cần dùng chung phòng với người bị bệnh:

  • Mở cửa sổ, nếu có thể.
    • Không mở cửa sổ và cửa ra vào nếu làm như vậy gây rủi ro về an toàn hoặc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình (ví dụ như nguy cơ té ngã hoặc gây ra các triệu chứng hen suyễn).
  • Kê giường cách nhau tối thiểu 6 feet, nếu có thể. Nếu không thể, hãy nằm ngủ ngược chiều nhau.
  • Quây rèm xung quanh hoặc đặt tấm phân cách khác (ví dụ như rèm tắm, vách ngăn lớn, tấm mền hoặc ga trải giường lớn) để ngăn cách giường của người bệnh.
biểu tượng vòi tắm tô kín

Nếu quý vị phải dùng chung phòng vệ sinh với người bị bệnh, thì người bị bệnh phải lau chùi và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm trong phòng vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. Nếu không thể làm như vậy, thì người làm công việc lau dọn phải:

  • Mở cửa ra vào bên ngoài và cửa sổ trước khi vào phòng tắm, nếu có thể. Nếu có, quý vị hãy bật quạt thông gió phòng tắm.
  • Đợi càng lâu càng tốt trước khi vào phòng để làm sạch và khử trùngexternal icon hoặc sử dụng phòng tắm.
  • Đảm bảo sử dụng và bảo quản chất khử trùng an toàn và đúng cách, bao gồm bảo quản sản phẩm một cách an toàn và tránh xa trẻ em.
  • Mang găng tay dùng một lần khi làm sạch và rửa tay ngay sau đó.
biểu tượng nhiều người

Nếu có nhiều hơn một thành viên trong nhà bị bệnh, hãy cách ly các thành viên đó tại một khu vực trong nhà, tách biệt với các thành viên khác không bị bệnh.

 Lưu ý dành cho hộ gia đình bộ lạc sống nhiều thế hệ cùng nhau

Các cá nhân có nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:

  • Từ 65 tuổi trở lên
  • Sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn
  • Người mắc các bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh gan, bệnh tim mạch nghiêm trọng, bệnh thận và phổi mãn tính (hen suyễn) và các hệ thống miễn dịch bị tổn thương (cấy ghép hoặc nhiễm HIV/AIDS)
  • Người mang thai

Các điều sau đây là những điều rất quan trọng đối với người có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng:

  • Ở nhà và tránh xa đám đông.
  • Bảo đảm quý vị có đủ thuốc men và vật tư đủ cho vài tuần để không phải ra khỏi nhà.
  • Khi ra nơi công cộng, hãy tránh xa người khác tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét. Không đi đến những nơi có người bị bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên, như hướng dẫn trên đây.

Nếu có người trong gia đình quý vị bị nhiễm COVID-19

  • Yêu cầu mọi người tiếp tục thực hành các biện pháp rửa tay như mô tả trên đây.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt, tay nắm cửa và các bề mặt thường bị đụng chạm bằng chất khử trùng gia dụng thông thường hàng ngày.
  • Nhắc nhở mọi người tránh chạm tay vào mặt, dùng mé trong khuỷu tay hoặc khăn giấy để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vất bỏ khăn giấy.
  • Trong khả năng tốt nhất có thể, hãy cách ly người mắc COVID-19 trong phòng ngủ và phòng tắm riêng, tách biệt với những người khác.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần của các thành viên trong gia đình, bao gồm cả bản thân quý vị.
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như điện thoại, chén đĩa, đồ trải giường hoặc đồ chơi.

Nếu chăm sóc một thành viên gia đình bị bệnh

biểu tượng vi-rút gây bệnh phổi

Theo dõi các dấu hiệu cấp cứu, như:

  • Khó thở.
  • Tức ngực hoặc đau ngực liên tục.
  • Tình trạng lú lẫn mới xuất hiện.
  • Mặt hoặc môi xanh tái.
biểu tượng phòng thí nghiệm

Ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh:

  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân trong gia đình như chén đĩa, khăn và đồ trải giường.
  • Cho người bệnh đeo khẩu trang (nếu có sẵn). Nếu người bệnh không thể đeo khẩu trang, thì người chăm sóc nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Để người bệnh sử dụng phòng vệ sinh riêng (nếu có thể).
  • Tránh tiếp đón các vị khách không cần thiết.
medical icon

Điều trị các triệu chứng:

  • Bảo đảm người nhiễm COVID-19 uống nhiều nước để tránh mất nước và nghỉ ngơi tại nhà.
  • Sử dụng thuốc không cần kê toa để điều trị các triệu chứng.
  • Với hầu hết mọi người, các triệu chứng sẽ hết sau vài ngày và họ sẽ hồi phục sau một tuần.
biểu tượng email

Để Yêu Cầu Trợ Giúp

Với các thắc mắc, vấn đề hoặc yêu cầu, lãnh đạo bộ lạc có thể liên hệ với CDC.

Trang tham khảo

Các hộ gia đình sống trong những khu phố gần nhau: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/living-in-close-quarters.html
Sống trong nhà ở chung: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/shared-housing/index.html
Nhà ở chung và Nhà ở tập trung: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/community/shared-congregate-house/index.html
COVID-19 trong các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/racial-ethnic-minorities.html
Hướng dẫn và Lời khuyên dành cho cộng đồng bộ lạc trong giai đoạn COVID-19: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/community/tribal/social-distancing.html

Cập nhật lần cuối ngày 9 tháng 10 năm 2020