Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hướng Dẫn Tạm Thời về Nghiên Cứu Ca Bệnh và Truy Dấu Tiếp Xúc tại Các Trường từ mẫu giáo tới lớp 12 (K-12)

Hướng Dẫn Tạm Thời về Nghiên Cứu Ca Bệnh và Truy Dấu Tiếp Xúc tại Các Trường từ mẫu giáo tới lớp 12 (K-12)
Cập nhật ngày 30 tháng 12 năm 2020

Tổng Quan

Để thúc đẩy môi trường học tập an toàn và lành mạnh trong các trường K-12, các nhà quản lý trường học có thể phối hợp với các sở y tế để giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi-rút corona 2019 (COVID-2019). Các nhà quản lý trường học K-12 có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các bước để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh nhằm ngăn chặn bùng phát và bảo vệ học sinh, nhân viên và giáo viên. Bất kể mức độ lây truyền cộng đồng, các trường học K-12 nên chuẩn bị để ứng phó với các đợt bùng phát COVID-19 trong cộng đồng mà có thể lây nhiễm sang môi trường học đường, xác định các ca bệnh trong học sinh, nhân viên và giáo viên và (các) phơi nhiễm tiềm ẩn với COVID-19 có thể xảy ra tại các cơ sở hoặc sự kiện của trường học.

Vận hành trường học trong giai đoạn COVID-19: Những điều cần lưu ý của CDC cung cấp hướng dẫn để hỗ trợ các nhà quản lý trường học K-12 lập kế hoạch ứng phó toàn diện. Nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc là các biện pháp can thiệp thiết yếupdf iconexternal icon để ứng phó thành công và đa hướng với COVID-19 và cần được tiến hành cùng với các chiến lược giảm thiểu khác. Vì các trường K-12 tiếp tục phương thức giảng dạy trực tiếp, nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc các nhân viên, giáo viên và học sinh nên được coi là chiến lược quan trọng để làm giảm sự lây truyền sau khi xác định một ca nhiễm bệnh. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) khuyến khích các trường K-12 hợp tác với các sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ (STLT) khi nghiên cứu ca bệnh và phơi nhiễm với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19. Các hành động phối hợp và kịp thời, bao gồm nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc, có thể cung cấp thông tin giúp đưa ra quyết định về việc tăng cường, tập trung và nới lỏng các chiến lược giảm thiểu. Tài liệu này nhằm làm nổi bật sự hợp tác tiềm năng giữa nhân viên y tế và các nhà quản lý trường học K-12 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc.

Hướng dẫn này dành cho ai: Các nhà quản lý trường học K-12 công lập và tư thục để phối hợp nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc trong trường học, nhằm cung cấp thông tin cho việc phát triển chính sách và tiến hành các chương trình. Tài liệu này cũng có thể cung cấp thông tin cho các chuyên gia y tế công cộng phối hợp nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc tại các trường K-12.

Bối Cảnh

COVID-19 là một căn bệnh đáng chú ý trên toàn quốc. Khi chẩn đoán hoặc xác định ca bệnh thông qua các tiêu chí phòng thí nghiệm hoặc lâm sàng, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng thí nghiệm cho các sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ (STLT) bắt buộc phải báo cáo các ca nhiễm COVID-19. Khi các phòng thí nghiệm gửi kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đến các sở y tế, nhiều kết quả xét nghiệm này có thể nhận qua báo cáo phòng thí nghiệm điện tử. Các địa điểm xét nghiệm, chẳng hạn như nhà thuốc và các địa điểm xét nghiệm cộng đồng, cũng cần phải báo cáo các kết quả xét nghiệm dương tính cho sở y tế để theo dõi. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ nhiều cơ sở lâm sàng khác nhau, bao gồm phòng khám tại các trường K-12 và cơ sở cộng đồng, cũng phải hoàn thành các báo cáo ca bệnh về các bệnh nhân có triệu chứng được chẩn đoán mắc COVID-19. Các sở y tế có trách nhiệm chính trong việc nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc. Nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc là các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trọng yếu được nhân viên sở y tế STLT sử dụng trong nhiều thập kỷ qua và là một biện pháp quan trọng trong ứng phó với COVID-19.

Nghiên cứu ca bệnh là quá trình làm việc với một người (bệnh nhân) đã được chẩn đoán mắc COVID-19 để thảo luận về kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đoán của họ, đánh giá tiền sử triệu chứng và tình trạng sức khỏe đồng thời cung cấp cho họ các hướng dẫn, hỗ trợ tự cách ly và theo dõi triệu chứng. Tương tác này là bước đầu tiên để xem xét lịch sử hoạt động của người được chẩn đoán mắc COVID-19 khi bị lây nhiễm và xác định những người (tiếp xúc) có thể đã phơi nhiễm với COVID-19.

Truy dấu tiếp xúc là quá trình thông báo cho những người (liên hệ) về khả năng họ đã phơi nhiễm với SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19, cung cấp thông tin về vi-rút và thảo luận về tiền sử triệu chứng của họ cũng như các thông tin sức khỏe có liên quan khác. Ngoài ra, các hướng dẫn về cách tự cách ly và theo dõi các triệu chứng cũng như hỗ trợ và giới thiệu người bệnh tiến hành xét nghiệm, cung cấp các dịch vụ lâm sàng và dịch vụ hỗ trợ thiết yếu khác như đã nêu.

Quá trình điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc giúp ngăn ngừa dịch bệnh lây truyền rộng hơn bằng cách tách riêng những người mắc (hoặc có thể mắc) bệnh truyền nhiễm khỏi những người không mắc bệnh. Xác định kịp thời, tự nguyện tự cách ly và theo dõi những người tiếp xúc đã phơi nhiễm với SARS-CoV-2 có thể phá vỡ chuỗi lây truyền một cách hiệu quả và ngăn ngừa vi-rút lan rộng thêm trong cộng đồng.

Phân loại một cá nhân là một tiếp xúc gần phải dựa trên nhiều yếu tố và cần được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể. Trong ngữ cảnh về COVID-19, khái niệm về một người tiếp xúc gần là người ở trong phạm vi 6 feet với người được chẩn đoán mắc COVID-19 trong tổng thời gian từ 15 phút trở lên. Quý vị có thể tìm thêm thông tin về việc xác định nguy cơ phơi nhiễm trong Hướng Dẫn Y Tế Công Cộng của CDC về Phơi Nhiễm Liên Quan Đến Cộng Đồng. Thông tin này lưu ý thêm rằng: 1) dữ liệu để cung cấp định nghĩa về tiếp xúc gần còn hạn chế. Các yếu tố cần xem xét khi xác định tiếp xúc gần bao gồm khoảng cách gần, thời gian tiếp xúc (ví dụ: thời gian tiếp xúc lâu hơn có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm) và liệu tiếp xúc có phải đến từ một người có triệu chứng hay không (ví dụ, ho có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm). Khẩu trang giúp bảo vệ những người ở gần người nhiễm bệnh nhờ giảm khả năng lây truyền các giọt bắn từ đường hô hấp có khả năng lây nhiễm trong môi trường. Khẩu trang cũng giúp bảo vệ phần nào cho người đeo. Do khả năng bảo vệ không phải là tuyệt đối, vẫn nên tiến hành xác định người tiếp xúc gần, không quan trọng là người mắc COVID-19 hay người tiếp xúc có đeo khẩu trang không. 2) Chúng ta chưa có đủ dữ liệu để xác định chính xác thời gian tạo thành một sự phơi nhiễm kéo dài. Các khuyến nghị thay đổi tùy theo thời gian tiếp xúc, tuy nhiên tiếp xúc từ 15 phút trở lên hoặc tiếp xúc gần hơn khoảng cách quy định có thể sử dụng như một tiêu chuẩn để đưa ra các khuyến cáo. Các tương tác ngắn ít có khả năng dẫn đến lây truyền; tuy nhiên, các triệu chứng và loại tương tác (ví dụ, liệu người bị nhiễm có ho trực tiếp vào mặt người bị phơi nhiễm hay không) vẫn là những yếu tố xác định quan trọng. Đánh giá mức độ phơi nhiễm ngoài những người tiếp xúc gần là một chiến lược được khuyến nghị tại một số địa điểm trường học K-12IHE để kiểm soát lây truyền SARS-CoV-2.

SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19, có thể gây ra bệnh có triệu chứng và lây nhiễm không có triệu chứng trong nhóm dân số trẻ và khỏe mạnh. Các trường học K-12 có thể là nguồn bùng phát COVID-19 tiềm ẩn do số lượng cá nhân tiếp xúc gần xen kẽ nhau trong một thời gian dài. Các địa điểm trường học K-12 gồm nhiều học sinh, nhân viên và giáo viên, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, những người này có khả năng cao tiếp xúc gần với nhau trong nhiều hệ thống tiếp xúc gần như lớp học, thư viện, rạp hát, phòng tập thể dục, sự kiện bữa ăn xã hội, đội chơi thể thao, câu lạc bộ, ký túc xá và phương tiện đi lại. Một số nghiên cứu cho thấy rằng sự lây truyền từ trẻ nhỏ có thể bị hạn chế, [ 1 ] nhưng cần có thêm dữ liệu vì một số quốc gia đã quan sát thấy sự lây truyền bệnh trên diện rộng ở các trường tiểu học. [ 2 ] Một điều cần lưu ý ưu tiên khi xác định một đợt bùng phát dịch COVID-19 tại các trường K-12 là sự phơi nhiễm/lây truyền kế tiếp sang các thành viên khác của cộng đồng trường học, chẳng hạn như "người cao tuổi và/hoặc những cá nhân dễ bị tổn thương hơn (ví dụ: giáo viên, nhân viên trường học, tình nguyện viên, ông bà, trẻ em hoặc người lớn bị suy giảm miễn dịch) tiếp xúc gần với trẻ tại trường học." [ 3 ] Trong một số trường hợp, học sinh có thể sống trong các hộ gia đình nhiều thế hệ hoặc cha mẹ, người giám hộ hoặc người chăm sóc mắc bệnh nền, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Những môi trường tiếp xúc gần này, cũng như các hoạt động tiếp xúc gần như một số môn thể thao nhất định, có thể khiến học sinh tại trường K-12 và các thành viên gia đình và người chăm sóc có nguy cơ lây truyền vi-rút cao hơn.

 Sở y tế chịu trách nhiệm dẫn dắt việc nghiên cứu ca bệnh, truy dấu tiếp xúc và điều tra ổ dịch. Điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc để ứng phó với COVID-19 vượt qua thực hành tiêu chuẩn. Trên cả nước, các sở y tế đang mở rộng các chương trình điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc bằng cách sử dụng các mô hình nhân sự khác nhau và hỗ trợ công nghệ. Với số lượng lớn ca nhiễm COVID-19 được báo cáo về các sở y tế, cùng với sự lây lan dễ dàng và nhanh chóng của SARS-CoV-2, có thể gây quá tải cho các nguồn lực của sở y tế. Quan hệ đối tác nhiều bên có thể là một cách hữu ích để mở rộng phạm vi tiếp cận và tính kịp thời của việc nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc, do đó tạo điều kiện cho việc cách ly và cô lập nhanh chóng các ca bệnh và người có tiếp xúc với ca bệnh. Mối quan hệ hợp tác giữa các sở y tế và trường học K-12 được khuyến khích vì điều này có thể giúp hạn chế sự lây lan của COVID-19, trong các cơ sở này và cộng đồng địa phương.

Lưu ý về pháp lý của liên bang, tiểu bang và địa phương

Tất cả các hoạt động chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 phải được thực hiện phù hợp với các khuyến nghị về y tế cộng đồng của khu vực phân quyền và các luật hiện hành của liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ tại nơi làm việc cũng như luật về quyền riêng tư của liên bang chẳng hạn như Đạo luật về Quyền riêng tư và Quyền giáo dục Gia đình (FERPA)external icon.

Quyền hạn và trách nhiệm pháp lý đối với việc điều tra bệnh truyền nhiễm và truy dấu tiếp xúc được cấp thông qua luật pháp và quy định và thường được nêu rõ trong các bộ quy tắc về sức khỏe và an toàn, thuộc các sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ.

CDC khuyến khích sự hợp tác giữa trường học K-12 và sở y tế khi xác định được trường hợp nhân viên hoặc học sinh của trường nhiễm bệnh và trong quá trình điều tra về phơi nhiễm với COVID-19 liên quan đến trường học. Tất cả các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc do các trường K-12 tiến hành, phải được thực hiện với sự phối hợp và thống nhất với sở y tế.

Các hoạt động truy dấu tiếp xúc được phép giữa trẻ vị thành niên có thể khác nhau rất nhiều tùy theo khu vực phân quyền, dựa trên luật lệ của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ. Một số khu vực phân quyề cho phép các cá nhân ở độ tuổi 12 trả lời các câu hỏi liên quan đến y tế và sức khỏe cộng đồng, trong khi các khu vực khác yêu cầu sự cho phép của cha mẹ, người chăm sóc hoặc người giám hộ đối với tất cả trẻ vị thành niên. Các trường K-12 nên tham khảo ý kiến của các nhân viên y tế công cộng và cố vấn pháp lý để xác định cách tiến hành nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc tốt nhất liên quan đến trẻ vị thành niên, cũng như các quyền thiết yếu. Điều này đặc biệt quan trọng, với việc triển khai các mô hình truy dấu tiếp xúc đổi mới, chẳng hạn như ứng dụng truy vết tiếp xúc gần, xác định những cá nhân có thể đã phơi nhiễm với COVID-19 bằng cách sử dụng thiết bị điện tử của họ để ghi lại thời gian ở gần một trường hợp nhiễm bệnh. Theo các thông số pháp lý của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ, một số trường học K-12 và sở y tế có thể cần phải được cha mẹ, người chăm sóc hoặc người giám hộ đồng ý đối với việc thực hiện các hoạt động với một số hoặc tất cả trẻ vị thành niên và học sinh khuyết tật.

Đạo luật về Quyền riêng tư và Quyền giáo dục Gia đình (FERPA)external icon bảo mật tính riêng tư cho hồ sơ giáo dục của học sinh, bao gồm cả thông tin liên hệ. FERPA thường nghiêm cấm việc tiết lộ thông tin danh tính cá nhân (PII) của học sinh trong hồ sơ giáo dục mà không có sự đồng ý của phụ huynh trong trường hợp học sinh dưới 18 hoặc nếu người đó ít nhất 18 hoặc đang theo học tại một cơ sở giáo dục đại học ở bất kỳ độ tuổi nào. Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã công bố Các Câu Hỏi Thường Gặp về FERPA và Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19) (Câu hỏi thường gặpexternal icon ) để hỗ trợ các nhân viên trường học K-12 trong việc bảo vệ quyền riêng tư của học sinh và xác định rõ các tiết lộ được phép về PII từ hồ sơ giáo dục theo FERPA. Tài liệu nhấn mạnh trường hợp ngoại lệ của FERPA "được phép tiết lộ, mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản, PII từ hồ sơ giáo dục của học sinh cho các bên thích hợp liên quan đến trường hợp khẩn cấp, nếu việc biết được thông tin đó là cần thiết để bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn của học sinh hoặc các cá nhân khác". Trong trường hợp các trường K-12 xác định rằng có "mối đe dọa rõ ràng và đáng kể đối với sức khỏe hoặc sự an toàn của học sinh hoặc một cá nhân khác", chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, thông tin này có thể được tiết lộ cho cơ quan y tế công cộng mà không cần sự đồng ý trước của cha mẹ. Khi tiết lộ thông tin liên hệ từ hồ sơ giáo dục của học sinh, trường học K-12 phải ghi vào hồ sơ giáo dục của học sinh thông tin về mối đe dọa đáng kể và rõ ràng là cơ sở để tiết lộ và các bên (ví dụ: sở y tế địa phương nhận được thông tin tiết lộ). Các trường K-12 có kế hoạch tham gia vào các nỗ lực truy dấu tiếp xúc vẫn nên cân nhắc xin sự đồng ý của học sinh và phụ huynh trước khi xảy ra đợt bùng phát dịch bệnh để tạo điều kiện minh bạch và tiết lộ thông tin nằm ngoài trường hợp ngoại lệ khẩn cấp về sức khỏe hoặc an toàn. Các nhân viên trường học K-12 nên tham khảo ý kiến của cố vấn pháp lý trong việc chuẩn bị biểu mẫu chấp thuận. Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã tạo biểu mẫu chấp thuận FERPApdf iconexternal icon về việc chấp thuận tự nguyện của các cơ sở giáo dục.

Tính bảo mật là nền tảng của việc nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc của sở y tế. Các tiêu chuẩn nghiệp vụ tối thiểu cho bất kỳ cơ quan nào xử lý thông tin bảo mật phải bao gồm việc cung cấp cho nhân viên thông tin thích hợp và/hoặc đào tạo về các hướng dẫn bảo mật thông tin và quy định pháp luật. Tất cả nhân viên tham gia vào các hoạt động điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc có quyền truy cập những thông tin đó phải ký một tuyên bố bảo mật thừa nhận các yêu cầu pháp lý không tiết lộ thông tin về người mắc COVID-19. Các nỗ lực nhằm tìm ra khách hàng và trao đổi với họ và những người có tiếp xúc gần phải được thực hiện theo cách bảo vệ tính bảo mật và quyền riêng tư của tất cả những người liên quan. Điều này bao gồm không tiết lộ tên của khách hàng cho một người có tiếp xúc gần trừ khi được cho phép (tốt nhất là bằng văn bản) và không cung cấp thông tin bí mật cho bên thứ ba (ví dụ: bạn cùng phòng, hàng xóm, thành viên gia đình). Lưu ý rằng tất cả các hoạt động và thông tin mà trường học K-12 thu thập phải được giới hạn trong phạm vi trường học và phải tuân thủ các luật hiện hành của liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ, luật và quy định về sức khỏe/y tế và nơi làm việc (ví dụ: Ủy Ban Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng của Hoa Kỳ (EEOC)external icon và Đạo Luật về Người Khuyết Tật Hoa Kỳ (ADA)external icon and Phần 504 của Đạo Luật Phục Hồi (Phần 504)external icon). Vi phạm quyền riêng tư và bảo mật có thể dẫn đến vi phạm luật pháp của liên bang hoặc tiểu bang nhằm bảo vệ công chúng và làm xói mòn lòng tin mà sở y tế và trường học K-12 đã xây dựng với học sinh, nhân viên và giáo viên. Các thông tin bổ sung để hiểu rõ các khuyến cáo và yêu cầu về quyền riêng tư và bảo mật bao gồm Đạo Luật về Trách Nhiệm Giải Trình và Cung Cấp Thông Tin Bảo Hiểm (HIPAA) của Văn Phòng Quyền Dân Sự (OCR) thuộc Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ (HHS)external icon và Bản tin về COVID-19 cũng như các biên soạn của CDC về kế hoạch đào tạo về các yêu cầu bảo vệ thông tin sức khỏe.

Lưu ý bổ sung dành cho các trường K-12 liên quan đến vai trò của trường học với tư cách là người thuê nhân viên. Nghiên Cứu Ca Bệnh và Truy Dấu Tiếp Xúc tại Địa Điểm Không Phải Cơ Sở Chăm Sóc Sức Khỏe: Thông Tin Hướng Dẫn Cho Chủ Hãng Sở đề ra vai trò và trách nhiệm liên quan đến điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc của sở y tế và chủ lao động. Ngoài ra, theo Chiến Lược Bảo Vệ Nhân Viên Trường Học K-12 khỏi COVID-19 của CDC, mọi trường học nên có kế hoạch để bảo vệ nhân viên, trẻ em và gia đình của họ khỏi sự lây lan của COVID-19 và thiết lập kế hoạch ứng phó sẵn sàng nếu học sinh, giáo viên hoặc nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Để biết thông tin về việc phát triển và thực hiện Kế Hoạch Hành Động Khẩn Cấp (EOP), vui lòng tham khảo trang web Vận Hành Trường Học Trong Giai Đoạn COVID-19: Những điều cần lưu ý của CDC. Các thông tin liên quan đến việc phát triển kế hoạch hoạt động khẩn cấp tại trường học K-12, bao gồm công cụ tương tác để xây dựng một kế hoạch, cũng có sẵn tại Trung Tâm Hỗ Trợ Kỹ Thuật về Sự Sẵn Sàng và Quản Lý Khẩn Cấp cho Trường Họcexternal icon. Một phần quan trọng trong EOP của các trường học K-12 là phát triển kế hoạch thực hiện đánh giá mối nguy ban đầu và định kỳexternal icon của trường để xác định các nguy cơ liên quan đến COVID-19, chiến lược phòng ngừa (ví dụ: các biện pháp kiểm soát hành chính và kiểm soát quy trình và bất kỳ trang bị bảo hộ cá nhân nào cần thiết (PPE)) và để xác định các mối nguy mới hoặc tái diễn. Hướng dẫn tạm thời của Cơ Quan Quản Lý Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp (OSHA)external icon nêu rõ chính sách thực thi của OSHA liên quan đến việc ghi chép lại thông tin về bệnh nghề nghiệp, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm COVID-19. Theo yêu cầu lưu trữ hồ sơ của OSHA, COVID-19 là một bệnh có thể ghi chép thông tin lại và do đó, chủ hãng sở đã đóng bảo hiểm có trách nhiệm ghi lại các trường hợp nhân viên mắc COVID-19 và đáp ứng các tiêu chí nhất định. Các trường K-12 được khuyến khích thường xuyên kiểm tra hướng dẫn của CDC về nơi làm việc và trang web của OSHA về COVID-19external icon để cập nhật thông tin về các hoạt động lập kế hoạch và ứng phó.

Các trường học K-12 được khuyến khích tham khảo hướng dẫn về nhân sự, pháp lý, y tế và an toàn lao động và sức khỏe, các chính sách và các nguồn lực khác để giúp họ phát triển và triển khai các kế hoạch chuẩn bị, ứng phó và kiểm soát COVID-19.

Vai trò và trách nhiệm

Sự tham gia của trường K-12 cùng với giới chức sở y tế vào quá trình nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc có thể khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào chính quyền, trách nhiệm và năng lực của các sở y tế; luật và quy định của liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ; cũng như khả năng của trường K-12 để tham gia vào các hoạt động này.

Khi nhân viên sở y tế điều tra một ca bệnh, nếu họ phát hiện thấy rằng một người đang có mặt tại trường K-12 có thể đã tiếp xúc gần với người khác (giáo viên, nhân viên, học sinh hoặc người trong cộng đồng), thì sở y tế có thể liên hệ với nhà trường, nhân viên, giảng viên, giáo viên, học sinh và những người khác để thông báo cho họ về khả năng phơi nhiễm của mình. Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự chấp thuận của cha mẹ, người chăm sóc hoặc người giám hộ để liên hệ với tất cả hoặc một số trẻ vị thành niên.

Sự hợp tác của sở y tế với trường K-12 sẽ khác nhau, tùy theo tình hình. Ba tình huống sau đây mô tả các hành động mà sở y tế có thể thực hiện khi xác định một ca bệnh:

  • Yêu cầu trường K-12 giúp đỡ trong việc hiểu nguy cơ lây truyền trong cộng đồng trường học và xác định các trường hợp phơi nhiễm và tiếp xúc trong môi trường trường học. Mục này bao gồm các cuộc phỏng vấn do sở y tế khởi xướng, các chuyến tới thăm tại cơ sở và xem xét hồ sơ trường K-12 để xác định tiếp xúc gần, những người đã phơi nhiễm với vi-rút để hiểu rõ hơn nguy cơ lây truyền. Xin lưu ý rằng "sự chấp thuận" với sở y tế không tạo điều kiện cho việc tiết lộ PII từ hồ sơ giáo dục mà không thuộc trường hợp ngoại lệ khẩn cấp về sức khỏe hoặc an toàn của FERPA.
  • Yêu cầu trường K-12  tìm ra những người đã tiếp xúc ca bệnh ngay trong cộng đồng học sinh, giáo viên và nhân viên trực tiếp bị ảnh hưởng bởi ca bệnh. Mặc dù điều này không phải là phổ biến, nhưng một số sở y tế có hoặc có thể bắt đầu thỏa thuận và đồng ý với các chương trình về sức khỏe nghề nghiệp, y tế hoặc nhân viên về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có đào tạo của trường K-12, những người có thể thực hiện các hoạt động có liên quan đến một số khía cạnh truy dấu tiếp xúc một cách chính thức và đảm bảo bí mật tại cơ sở trường học. Trong những tình huống như vậy, để bảo vệ quyền riêng tư, sở y tế phải chịu trách nhiệm điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc bên ngoài môi trường trường học K-12. Nếu các trường K-12 quan tâm đến loại thỏa thuận này, họ nên liên hệ trước với sở y tế để thảo luận về khả năng và chi tiết của lựa chọn này. Xin lưu ý rằng "sự chấp thuận" với sở y tế không tạo điều kiện cho việc tiết lộ PII từ hồ sơ giáo dục mà không thuộc trường hợp ngoại lệ khẩn cấp về sức khỏe hoặc an toàn của FERPA.
  • Tiến hành truy dấu tiếp xúc mà không cần trực tiếp liên quan đến trường K-12. Sở y tế có thể quyết định rằng họ không cần hỗ trợ hoặc thông tin từ trường K-12. Sở y tế có thể từ chối tham gia trực tiếp vì họ có thể không có đủ nguồn lực để tiến hành các hoạt động theo dõi trường K-12. Họ cũng có thể không được phép bao gồm sự tham gia của trường học K-12 vì luật bảo mật của tiểu bang, bộ lạc, địa phương hoặc lãnh thổ có thể hạn chế sự tham gia của bên thứ ba trong việc truy dấu tiếp xúc mà không có sự chấp thuận của bệnh nhân. Trong phạm vi có thể, các sở y tế nên thông báo cho các trường K-12 rằng việc truy dấu tiếp xúc đang được tiến hành, ngay cả khi không thể cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào.

Các nhà quản lý trường học K-12 có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của COVID-19 tại cơ sở trường học cũng như tạo mối quan hệ và hỗ trợ điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc khi một ca bệnh được xác định.

Cách thức chuẩn bị cho các trường K-12

Các trường học K-12 cũng nên chuẩn bị để ứng phó với sự bùng phát COVID-19 trong cộng đồng địa phương và các sự kiện phơi nhiễm cá nhân xảy ra trong các cơ sở. Vận hành trường học trong giai đoạn COVID-19: Những điều cần lưu ý của CDC cung cấp thông tin để hỗ trợ các nhà quản lý trường học K-12 chuẩn bị và lập kế hoạch các chiến lược giảm thiểu phù hợp nhất với tình hình hiện tại của trường để giảm thiểu nguy cơ và duy trì một môi trường lành mạnh. Hướng dẫn này đề xuất rằng khi một ca nhiễm đã xác nhận nằm trong khuôn viên của trường, bất kể lây truyền cộng đồng, trường K-12 cần phối hợp với các nhân viên y tế công cộng để xác định các bước tiếp theo trong việc trao đổi với học sinh, nhân viên và giáo viên, cũng như quyết định xem việc hủy bỏ các lớp học và/hoặc đóng cửa các tòa nhà và cơ sở có cần thiết hay không. Mặc dù nhiều bước hành động cơ bản trong việc lập kế hoạch và ứng phó với COVID-19 đảm bảo nhất quán cho tất cả trường học, tuy nhiên cấu trúc của mỗi cơ sở trường học K-12 đòi hỏi phải có các giải pháp cá nhân hóa để bảo vệ học sinh, nhân viên và giáo viên, đặc biệt liên quan đến nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc.

Các nỗ lực nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc yêu cầu một cách tiếp cận đa hướng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm phỏng vấn và hỗ trợ ngay lập tức các ca bệnh đã xác nhận, xác định nhanh các cá thể bị phơi nhiễm, tự cách ly những người tiếp xúc và liên kết cho đi xét nghiệm. Các trường K-12 nên hỗ trợ trong việc đảm bảo nhân viên, học sinh và gia đình cảm thấy thoải mái và sẵn sàng tham gia vào quá trình nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc. Việc xác định nhanh chóng các cá nhân bị phơi nhiễm và khả năng chia sẻ thông tin liên quan một cách hiệu quả và bí mật là hành động quan trọng hàng đầu.

Điều quan trọng là phải thiết lập các kế hoạch, chính sách và quy trình vận hành tiêu chuẩn để giảm thiểu khả năng lây truyền trước khi xác định ca bệnh, nhằm tạo điều kiện phản ứng nhanh chóng. Trong một số trường hợp, các sở y tế có thể gặp hạn chế về thời gian để tham gia vào các nỗ lực lập kế hoạch. Các trường K-12 có thể bắt đầu thực hiện các bước chuẩn bị, không phụ thuộc vào sự tham gia của sở y tế. Tuy nhiên, các trường K-12 cần phải được xây dựng các thỏa thuận hợp tác với các sở y tế để phát triển khả năng đóng vai trò chủ động hơn trong quá trình nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc tại các trường học. Sau đây là các bước hành động để các nhà quản lý trường học K-12 xem xét nhằm bảo vệ học sinh, nhân viên và giáo viên của họ khỏi COVID-19 cũng như chuẩn bị phối hợp với sở y tế để nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc, khi một ca bệnh được xác nhận.

Để chuẩn bị hỗ trợ điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc, các trường K-12 nên:

Chỉ định nhà quản lý, liên lạc viên hoặc văn phòng để tìm hiểu về các nguồn lực của địa phương, tiểu bang, lãnh thổ và quốc gia liên quan đến COVID-19 tại các trường K-12 và chịu trách nhiệm phản hồi những mối lo ngại về COVID-19 trong cộng đồng trường học.

Tất cả giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, người chăm sóc và người giám hộ phải biết rõ người liên lạc là ai và cách thức liên hệ với họ. Tất cả thông tin liên lạc nên được chỉ đạo thông qua những cá nhân này để giảm bớt công việc trùng lặp hoặc lẫn lộn thông điệp. Xác định xem có cần bổ sung thêm một liên lạc viên cho tập thể học sinh và gia đình, cũng như phương pháp liên lạc tốt nhất để ghi lại thông tin về các mối lo ngại và phản hồi.


Tự tìm hiểu các luật, quy định, hướng dẫn và chính sách của liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ.

Các nhà quản lý trường học K-12 cần biết hướng dẫn, công cụ và hạn chế có thể ảnh hưởng đến việc nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc (ví dụ: FERPApdf iconexternal iconOSHApdf iconexternal icon và Hướng Dẫn tại Nơi Làm Việc của CDC). Ngoài ra, các giới hạn pháp lý sẽ khác nhau tùy theo khu vực phân quyền liên quan đến thẩm quyền (ví dụ: sở y tế tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ chịu trách nhiệm chính) để thực hiện truy dấu tiếp xúc, yêu cầu bảo mật thông tin và bảo mật dữ liệu cũng như cho phép hoặc hạn chế các chương trình (ví dụ như sự đồng ý của trẻ vị thành niên, tổ chức bên thứ ba không thuộc sở y tế để tiến hành các hoạt động nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc hoặc sử dụng công nghệ như các công cụ truy dấu người tiếp xúc dựa theo khoảng cách). Hơn nữa, sự khác biệt về các đặc điểm của các ca nhiễm và xu hướng COVID-19 theo địa phương có ảnh hưởng đến các chính sách và thủ tục liên quan đến các thực hành nghiên cứu ca bệnh, truy dấu tiếp xúc, cách ly và cô lập. CDC khuyến khích các trường K-12 liên hệ với sở y tế tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ để hiểu rõ hơn về các chính sách và thủ tục của địa phương.


Tiến hành các hoạt động đánh giá và phòng ngừa mối nguy hại tại nơi làm việc.

Chủ hãng sở cần cung cấp một nơi làm việc an toàn và lành mạnh, không có các mối nguy hiểm đã được công nhận có khả năng gây tử vong hoặc tổn hại thể chất nghiêm trọng. COVID-19 là một mối nguy hiểm mới tại nơi làm việc của IHE. Các nhà quản lý trường học K-12 nên thực hiện đánh giá các mối nguyexternal icon có liên quan để có thể giúp xác định các mối nguy tiềm ẩn liên quan đến COVID-19. Nhà quản lý nên sử dụng các biện pháp kiểm soát kết hợp thích hợp từ hệ thống phân cấp kiểm soát nhằm hạn chế lây lan COVID-19 tại các địa điểm trường học K-12. Các biện pháp bảo vệ cho các trường K-12 nên được phát triển với sự phối hợp của nhân viên y tế công cộng. Cân nhắc xem có nên thực hiện các biện pháp cụ thể hay không và cách thức thực hiện các biện pháp điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu và điều kiện riêng của trường K-12 và cộng đồng địa phương. Các trường K-12 nên thực hiện các bước sau:

  • Khuyến khích cha mẹ hoặc người chăm sóc theo dõi trẻ để phát hiện các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm mỗi ngày (ví dụ: kiểm tra thân nhiệt và/hoặc kiểm tra triệu chứng). Tuy nhiên, chỉ thực hiện sàng lọc triệu chứng sẽ không ngăn được tất cả các cá nhân mắc COVID-19 vào trường học K-12, bởi vì sàng lọc triệu chứng không hữu ích cho việc xác định các cá nhân nhiễm COVID-19 mà có thể không có triệu chứng hoặc có tiền triệu chứng.
  • Thực hiện các chiến lược giảm thiểu để giúp bảo vệ học sinh, giáo viên và nhân viên và làm chậm sự lây lan của COVID-19, như được nêu trong Vận hành trường học trong giai đoạn COVID-19: Những điều cần lưu ý của CDC . Các trường K-12 có thể truy cập thông tin bổ sung trên trang web CDC để hiểu rõ hơn về tính liên tục của nguy cơ, bằng mô hình tìm hiểu và thực hiện các chiến lược giảm thiểu đã được chứng minh.
  • Xem xét các chính sách đối với lớp học K-12 nhằm thúc đẩy cách ly giao tiếp xã hội và sử dụng khẩu trang theo hướng dẫn của CDC. Nếu cấu trúc sửa đổi của lớp học không hỗ trợ thực hiện cách ly giao tiếp xã hội với khoảng cách tối thiểu 6 feet, hãy xem xét các chính sách về chỗ ngồi đã chỉ định hoặc bố trí học sinh vào các khu vực học tập riêng để hạn chế tiếp xúc và theo dõi tốt hơn. Cần đặc biệt chú ý đến các chiến lược cách ly giao tiếp xã hội trong các hoạt động có khả năng làm tăng mức độ tiếp xúc. Các hoạt động này có thể bao gồm gắng sức và thở mạnh khi học thể dục, hát trong dàn hợp xướng hoặc phát âm lớn trong giờ học kịch và các hoạt động khác. Nếu cần thêm không gian để hỗ trợ thực hiện cách ly giao tiếp xã hội hoặc học tập theo nhóm nhỏ, hãy xem xét tất cả các không gian an toàn có sẵn trong cộng đồng và mọi mối quan hệ hợp tác có liên quan với các tình nguyện viên của trường K-12 đã được kiểm tra phù hợp để có thể hỗ trợ học sinh đồng thời giảm thiểu quy mô nhóm.
  • Xem xét cách quản lý việc tham dự và duy trì khoảng cách tiếp xúc tại các sự kiện khác nhau trong khuôn viên trường K-12 (ví dụ: sự kiện thể thao, buổi chơi nhạc của ban nhạc, vở kịch, hội họp) và các hoạt động tập thể (ví dụ: tụ họp các nhóm theo các sở thích đặc biệt, diễn đàn lãnh đạo học sinh, câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa khác), nếu những sự kiện này có thể diễn ra an toàn. Nếu các sự kiện không thể diễn ra trực tiếp, cần cân nhắc việc thiết lập các diễn đàn để tổ chức các cuộc họp và sự kiện bằng hình thức trực tuyến.
  • Xem xét việc thực hiện các biện pháp khác để duy trì môi trường và các hoạt động lành mạnh (ví dụ: tăng cường nỗ lực làm sạch và khử trùng), như được nêu trong Vận hành trường học trong giai đoạn COVID-19: Những điều cần lưu ý của CDC.
  • Xem xét việc thực hiện các chính sách hỗ trợ xác định những người có tiếp xúc. Các lưu ý có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở: thông tin về cấu trúc lớp học dễ tiếp cận, các tấm chắn và sơ đồ chỗ ngồi; thực hiện các chính sách như lưu lại việc điểm danh và chỗ ngồi được chỉ định trong quá trình thiết lập nhóm, chẳng hạn như ăn trưa, sự kiện thể thao, tập hợp và đi xe buýt; danh sách tham gia lớp học, dạy kèm, học nhóm, các hoạt động ngoại khóa và sự kiện dễ truy cập; thẻ ra/vào điện tử để giám sát sự tiếp cận tòa nhà hoặc phòng (ví dụ: thư viện, quán cà phê, phòng tập thể dục, dịch vụ tư vấn).

Nhận biết mối lo ngại của các giáo viên K-12, nhân viên, học sinh, phụ huynh, người chăm sóc và người giám hộ.

Giao tiếp cởi mở, bao gồm lắng nghe những mối lo ngại, có thể giúp giảm bớt lo lắng về việc tham gia quá trình truy dấu tiếp xúc trước khi bùng phát dịch bệnh. Truyền đạt thông tin về cách thức hoạt động của truy dấu tiếp xúc, bao gồm vai trò của cha mẹ và người giám hộ, trong việc giúp học sinh ghi nhớ các liên hệ đã tiếp xúc ở trường K-12 và các liên hệ đã tiếp xúc khác bên ngoài trường học, có thể giúp xây dựng lòng tin trong quá trình thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng.


Xác định các phương pháp thích hợp để đảm bảo các thông tin truyền đạt tới tất cả giáo viên K-12, nhân viên, học sinh, phụ huynh, người chăm sóc và người giám hộ, tuân thủ luật pháp.

Nhiều phương thức giao tiếp (ví dụ: đáp ứng tiêu chuẩn tuân thủ 508, bản in khổ lớn, đa ngôn ngữ, dịch vụ dịch thuật cho những người không nói tiếng Anh, chữ nổi Braille, Ngôn Ngữ Ký Hiệu Hoa Kỳ, chú thích phụ đề, mô tả bằng lời ghi âm, ngôn ngữ đơn giản cho người khuyết tật thị lực, khuyết tật về thính giác, nhận thức và khả năng tiếp thu) có thể cần thiết để phân phối hiệu quả và học khu nên khám phá tất cả các thông báo có sẵn, bao gồm, thông tin liên lạc bằng văn bản và điện tử, mạng xã hội, các cuộc họp, hệ thống quản lý học tập, các bản cập nhật hoặc khảo sát toàn trường và các diễn đàn hoặc hệ thống liên lạc khác dành cho giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, người chăm sóc và người giám hộ. Các dịch vụ và hỗ trợ phụ trợ nên được cung cấp cho học sinh, phụ huynh, người chăm sóc, người giám hộ, nhân viên và giáo viên khuyết tật, kể cả người khiếm thị hoặc khiếm thính.

Lãnh Đạo Học Sinh và các Nhóm Lợi Ích có thể tạo điều kiện giáo dục đồng đẳng và đưa ra thông báo có thẩm quyền về văn hóa để khuyến khích sự tham gia vào các chiến lược giảm thiểu (ví dụ: đeo khẩu trang, cách ly giao tiếp xã hội) và truy dấu tiếp xúc.


Hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, người chăm sóc và người giám hộ.

Các trường K-12 nên chủ động thông báo các chính sách liên quan đến:

  • Thời điểm nên ở nhà và các bước khác mà học sinh K-12, giáo viên và nhân viên nên thực hiện để tự bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Học sinh, nhân viên và giáo viên được khuyến khích nên chủ động ở nhà nếu họ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, có các triệu chứng của COVID-19, hoặc gần đây đã tiếp xúc gần với một người mắc COVID-19, bao gồm cả các thành viên trong nhà. Học sinh hoặc nhân viên có thành viên gia đình có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nên tuân theo hướng dẫn thích hợp về cách tự cách ly và tiếp tục theo dõi các triệu chứng. Các chiến lược giảm thiểu sử dụng trong lớp học phải được chia sẻ với gia đình, cũng như cách thức mà trường học K-12 dự định hợp tác với các nhân viên y tế công cộng địa phương, đồng thời tôn trọng quyền của phụ huynh và học sinh.
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu một ca nhiễm COVID-19 được xác định và tầm quan trọng của điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc đối với giảm thiểu lây lan COVID-19. Cung cấp thông tin về quá trình điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc giúp giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, người chăm sóc và người giám hộ biết điều gì sẽ xảy ra. Cách này giúp mọi người chuẩn bị để phối hợp tích cực với sở y tế và nhân viên trường K-12, những người cần hợp tác để lấy tên và sự kiện để tạo điều kiện cho việc truy dấu tiếp xúc. Thông báo phải được trình bày rõ ràng, phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ và theo cách có thể giúp ngăn chặn kỳ thị và phân biệt đối xử. Trang web của CDC cung cấp cho công chúng các thông tin về những điều có thể diễn ra trong quy trình truy dấu tiếp xúc. CDC cung cấp thông tin bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Các trường học K-12 nên khuyến khích học sinh, nhân viên và giáo viên đóng góp vai trò trong việc hạn chế sự lan rộng của COVID-19 bằng cách làm việc với sở y tế để thảo luận về dịch bệnh, sự phơi nhiễm và những người tiếp xúc gần. Các thông báo cần được phối hợp với sở y tế để đảm bảo tính thống nhất trong cộng đồng địa phương.

Xem xét cách giải quyết những thách thức có thể phát sinh với các đối tượng thuộc các nhóm tuổi và nền văn hóa khác nhau.

Các trường K-12 và sở y tế cần tìm hiểu luật về quyền riêng tư và tính bảo mật liên quan đến việc trao đổi với trẻ vị thành niên, cha mẹ và người giám hộ về sức khỏe của trẻ vị thành niên (ví dụ: chẩn đoán COVID-19) và các hành động can thiệp về sức khỏe cộng đồng (ví dụ, truy dấu tiếp xúc). Có thể cần phải có sự chấp thuận của phụ huynh đối với các hoạt động phỏng vấn và nghiên cứu ca bệnh và tiếp xúc với trẻ vị thành niên hoặc học sinh khuyết tật. Trong một số trường hợp, học sinh có thể còn quá nhỏ để hiểu tình huống hoặc nhớ lại những nơi đã đến và điều này có thể gây trở ngại trong việc xác định mức độ phơi nhiễm không được ghi chép theo lịch học. Ghi chép từ các trường học K-12 và sự tham gia của phụ huynh và người giám hộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định người tiếp xúc gần và các hoạt động được thực hiện trong thời gian học sinh có khả năng lây nhiễm và phơi nhiễm sang người khác. Ngoài ra, thanh thiếu niên có thể cảm thấy miễn cưỡng chia sẻ thông tin về mạng xã hội hoặc các nhóm đồng đẳng của mình, điều này có thể gây ra thách thức trong việc khai thác thông tin về người tiếp xúc gần.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc theo cách phù hợp với văn hóa, bao gồm các đại diện tham gia từ cộng đồng bị ảnh hưởngpdf icon[PDF - 3 trang]. Nhóm dân số này có thể bao gồm các chủng tộc và dân tộc thiểu số, thành viên của các quốc gia bộ lạc, người nhập cư, người tị nạn và học sinh từ các cộng đồng có thu nhập thấp hơn. Việc thiết lập các liên lạc viên đặc biệt có thể hữu ích đối với những nỗ lực này, bao gồm các cá nhân có thể phiên dịch cho học sinh, phụ huynh hoặc người chăm sóc có thể không nói tiếng Anh. Các trường K-12 có thể sẵn sàng thiết lập các chuẩn mực xã hội hỗ trợ nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc cũng như bao gồm sự tham gia của các tổ chức hoặc lãnh đạo học sinh đóng vai trò như người truyền đạt lại thông tin để tạo điều kiện cho giáo dục đồng đẳng và cung cấp thông điệp hiệu quả về mặt văn hóa khuyến khích sự tham gia với sở y tế.


Kiểm tra các chính sách vắng mặt và nghỉ phép.

Các chính sách phải linh hoạt và không áp dụng trừng phạt, đồng thời cho phép học sinh, giáo viên và nhân viên bị bệnh ở nhà và tránh xa những người khác, bao gồm các biện pháp bảo vệ cho những cá nhân có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và các cá nhân mắc một số khuyết tật nhất định. Chính sách vắng mặt/nghỉ phép cũng nên xét đến việc nhân viên cần ở nhà  với trẻ nếu trường học hoặc nơi trông trẻ đóng cửa, hoặc để chăm sóc các thành viên gia đình bị bệnh. Xem xét việc thực hiện các chính sách "nghỉ bệnh khẩn cấp" và không áp dụng trừng phạt để khuyến khích học sinh, nhân viên và giáo viên bị bệnh ở nhà nếu họ bị bệnh hoặc đã phơi nhiễm với ca mắc COVID-19.


Kiểm tra các chính sách về giảng dạy trực tiếp, học từ xa và làm việc từ xa.

Để hỗ trợ giảng dạy trực tiếp nhằm đáp ứng tốt hơn khả năng và phương pháp học tập của cá nhân học sinh, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của lớp học đối với công việc trong phòng thí nghiệm và thực hành, khi có thể, hãy xem xét những điều sau: thiết lập các chính sách và phương thức thực hành để thực hiện cách ly giao tiếp xã hội (duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét) giữa học sinh, nhân viên và giáo viên, theo khuyến nghị của CDC và thẩm quyền của liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ khác; thực hiện lịch học hoặc giờ làm việc linh hoạt (ví dụ: xen kẽ ca); xem xét liệu các nền tảng hoặc trang web học tập linh hoạt (ví dụ: học tập từ xa, làm việc từ xa) có thể đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay không.


Tìm hiểu các yêu cầu báo cáo và thủ tục của địa phương liên quan đến COVID-19.

Tất cả các ca nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 phải được báo cáo ngay lập tức cho sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương hoặc lãnh thổ. Đây là yêu cầu báo cáo pháp lý đối với các trường K-12 cung cấp dịch vụ lâm sàng. Định nghĩa về ca nhiễm và các biến số dữ liệu cốt lõi để báo cáo được chuẩn hóa ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các sở y tế của bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ đã sửa đổi các yêu cầu báo cáo địa phương để đánh giá tốt hơn các yếu tố nguy cơ tại địa phương và nâng cao khả năng ưu tiên các trường hợp có nguy cơ cao nhất mắc các biến chứng nghiêm trọng hoặc lây lan rộng.


Tìm hiểu các nguồn lực của sở y tế.

Điều này có thể được thực hiện thông qua việc truy cập các trang web của sở y tế để tìm hiểu các nguồn lực và xác định một đầu mối liên lạc. Tiến hành liên lạc với sở y tế có thể cung cấp thêm thông tin rõ ràng về quy trình nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc, các vai trò và trách nhiệm tiềm năng của sở y tế và nhân viên trường K-12 cũng như các chương trình về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể hỗ trợ trong trường hợp một ca nhiễm được xác định.


Đảm bảo rằng thông tin liên hệ của học sinh K-12 và hồ sơ điểm danh của học sinh được cập nhật.

Những thay đổi trong hoàn cảnh sống của học sinh và sự gián đoạn học tập vào mùa xuân do COVID có thể khiến các khu học chánh K-12 gặp khó khăn hơn trong việc xác định nơi ở và/hoặc cách thức liên hệ với gia đình và người chăm sóc của học sinh. Cho dù được thực hiện theo cách thủ công hay được hỗ trợ bởi công nghệ như Hệ Thống Thông Tin Học Sinh, duy trì cập nhật những hồ sơ này sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với thông tin liên lạc, phòng ngừa và điều tra.

Khi có ca nghi nhiễm hoặc xác nhận nhiễm COVID-19

Khi học sinh, giáo viên hoặc nhân viên bị nghi nhiễm hoặc xác nhận đã nhiễm COVID-19, các trường K-12 nên:

Hành động! Tuân theo các tiêu chí báo cáo theo khu vực phân quyền để thông báo ngay lập tức nhằm tạo điều kiện kích hoạt nhanh chóng các phương thức quản lý ca nhiễm, truy dấu tiếp xúc và giảm thiểu tại địa phương.

Nghiên cứu ca bệnh được khuyến nghị thực hiện đối với các ca nhiễm có thể xảy ra và những được phòng thí nghiệm xác nhận.

Do nguy cơ lây lan tiềm ẩn (số lượng lớn người phơi nhiễm), các trường học K-12 và sở y tế sẽ cần phải nhanh chóng làm việc để bắt đầu quy trình thông báo người tiếp xúc. Trao đổi cởi mở và kịp thời là chìa khóa để ngăn ngừa lây truyền lan rộng và cho phép can thiệp ngay lập tức.


Thực hiện theo hướng dẫn và quy trình thích hợp để tạo điều kiện tự cách ly và giới thiệu các học sinh, nhân viên hoặc giáo viên nghi nhiễm hoặc được chẩn đoán nhiễm COVID-19.

Các nhà quản lý nên tuân theo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sở y tế để quản lý y tế các học sinh, nhân viên và giáo viên có triệu chứng, cũng như tư vấn về khả năng họ có thể trở lại lớp học hoặc nơi làm việc một cách an toàn.

Nếu một học sinh, nhân viên hoặc giáo viên được xác định trong khuôn viên trường hoặc sàng lọc/kiểm tra triệu chứng hàng ngày có các triệu chứng phù hợp với biểu hiện của COVID-19, hãy thực hiện các bước sau:

  • Trường học K-12 có cơ hội xúc tiến việc giới thiệu (những) người có triệu chứng đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được đánh giá và xét nghiệm lâm sàng, nếu thích hợp.
  • Lưu ý: Không phải tất cả những người bị bệnh cũng như những người được xác định thông qua kiểm tra các triệu chứng tại trường sẽ được giới thiệu để xét nghiệm hoặc nếu được xét nghiệm, thì sẽ có kết quả dương tính hoặc được chẩn đoán mắc COVID-19.

Nếu chẩn đoán mắc COVID-19 có thể xảy ra hoặc được xác nhận ở học sinh K-12, nhân viên hoặc giáo viên, có thể thực hiện các bước sau:

  • Giới thiệu người đó để tự cách lyxét nghiệm theo hướng dẫn của CDC và các quy trình của sở y tế tiểu bang, bộ lạc, địa phương hoặc lãnh thổ.
  • Khuyến khích họ liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được quản lý lâm sàng khi cần thiết và khi cần chăm sóc y tế khẩn cấp.
  • Thông báo cho người đó biết rằng sở y tế sẽ tiến hành theo dõi họ (ví dụ: thảo luận về chẩn đoán của họ, đánh giá các hỗ trợ cách ly cần thiết và thu thập thông tin về những người tiếp xúc gần có thể đã bị phơi nhiễm) để ngăn chặn sự lan rộng của vi-rút; khuyến khích người đó "trả lời cuộc gọi" từ sở y tế.

Nếu một học sinh được chẩn đoán có khả năng hoặc đã được phòng thí nghiệm xác nhận nhiễm COVID-19 thông qua phòng khám hoặc trung tâm y tế của trường K-12, thì cần thực hiện các bước sau:

  • Lập tức báo cáo ngay ca nghi nhiễm tới sở y tế, theo phương thức báo cáo của từng bang, bộ lạc, địa phương, hoặc lãnh thổ và phù hợp với Đạo luật về Quyền riêng tư và Quyền giáo dục Gia đình (FERPA). Đây là yêu cầu báo cáo pháp lý đối với các trường K-12 cung cấp dịch vụ lâm sàng.
  • Định nghĩa về ca nhiễm và các biến số dữ liệu cốt lõi để báo cáo được chuẩn hóa ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các sở y tế của bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ đã sửa đổi các yêu cầu báo cáo địa phương để đánh giá tốt hơn các yếu tố nguy cơ tại địa phương và nâng cao khả năng ưu tiên các trường hợp có nguy cơ cao nhất mắc các biến chứng nghiêm trọng hoặc lây lan rộng.

Nếu nhân viên hoặc giáo viên được chẩn đoán có khả năng nhiễm hoặc được phòng thí nghiệm xác nhận nhiễm COVID-19 thông qua chương trình dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp của trường K-12, thì cần thực hiện các bước sau:

  • Lập tức báo cáo ngay ca nghi nhiễm tới sở y tế, theo phương thức báo cáo của từng tiểu bang, bộ lạc, địa phương, hoặc lãnh thổ.
  • Đảm bảo tuân thủ luật OSHA liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ và quyền riêng tư trong việc tiến hành báo cáo ca bệnh và xác định các bước tiếp theo với điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc với học sinh, nhân viên và giáo viên.

Thu thập thông tin về các sở trường học K-12 để thông báo điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc.

Một trong những hành động hữu ích nhất trường K-12 có thể thực hiện để hỗ trợ là nhanh chóng chuẩn bị và cung cấp thông tin cũng như hồ sơ để hỗ trợ xác định những người có khả năng tiếp xúc, các địa điểm tiếp xúc và các khuyến nghị giảm thiểu nguy cơ. Sở y tế nên phối hợp với nhà quản lý trường học K-12 để lấy thông tin liên hệ của những cá nhân khác ở chung phòng, lịch học, bữa ăn chung hoặc hoạt động ngoại khóa sẽ đẩy nhanh quá trình truy dấu tiếp xúc. Thông tin kịp thời, chính xác và có thể hành động là chìa khóa để thông báo cho mọi người về khả năng bị phơi nhiễm và bắt đầu tự cách ly đối với những cá nhân đã phơi nhiễm để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

  • Thông tin cụ thể tới các cơ sở trường học K-12 có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, lịch học trực tiếp và học từ xa, bảng phân công lớp học và phân công chỗ ngồi, nhóm học tập, buổi tư vấn và dạy kèm, danh sách tham gia các hoạt động ngoại khóa và các sự kiện, cũng như thông tin về cơ sở và dịch vụ ăn uống/bữa ăn của trường.
  • Ghi chép về tên và tìm thông tin của học sinh, phụ huynh, người giám hộ, gia đình, giáo viên, nhân viên, cố vấn, người đi kèm và những người tham gia các sự kiện ngoại khóa (ví dụ: sự kiện thể thao, sự kiện cổ vũ, cuộc thi tranh luận, sự kiện lãnh đạo học sinh), bao gồm cả tên của điều phối viên tại sự kiện và các trường khác, khi sự tham gia của nhiều trường diễn ra tại một địa điểm, cũng là những thông tin quan trọng cần được duy trì và chia sẻ khi cần thiết và được cho phép.
  • Quý vị có thể tìm thấy các ví dụ khác về thông tin hữu ích trong công cụ Tạm Thời Có Thể Tùy Chỉnh về Ứng Phó và Đánh Giá Kiểm Soát Lây Nhiễm tại Nơi Làm Việc Không Phải Cơ Sở Y Tế (WICAR) - Bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19) pdf icon[PDF - 23 trang].
  • Lưu ý rằng tất cả các hoạt động và thông tin mà trường K-12 thu thập phải được giới hạn trong bối cảnh trường học và phải tuân thủ các luật hiện hành của liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ, luật và các quy định về sức khỏe/y tế và nơi làm việc.

Thực hiện các chính sách linh hoạt và không áp dụng hình phạt

Hỗ trợ học sinh, giáo viên và nhân viên được chẩn đoán mắc COVID-19 và có khả năng đã phơi nhiễm với COVID-19 ở nhà và tránh tiếp xúc với những người khác, theo hướng dẫn của CDC và theo khuyến cáo của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.


Đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật cho những cá nhân đã được chẩn đoán mắc COVID-19 hoặc có khả năng đã phơi nhiễm với COVID-19.

Điều này rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin của học sinh, nhân viên và giáo viên và là điều cần thiết để tuân thủ pháp luật.

Hỗ trợ sở y tế truy dấu tiếp xúc

Các sở y tế của tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ có thẩm quyền pháp lý để hoàn thành việc truy dấu tiếp xúc. Các hoạt động của trường K-12 nên bổ sung cho các hoạt động của sở y tế để đảm bảo thông tin về tất cả cá nhân bị phơi nhiễm được ghi chép lại một cách an toàn và được theo dõi phù hợp. Nếu có thể, các trường học K-12 và sở y tế nên thiết lập các chính sách và quy trình trước khi xác định ca bệnh trong cơ sở. Các trường K-12 có mối quan tâm, chuyên môn và nguồn lực để thực hiện vai trò chủ động trong quá trình nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc trong môi trường trường học, nên thực hiện các bước sau khi lập kế hoạch thực hiện các chương trình trong cơ sở trường học nhằm hỗ trợ điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc với người mắc COVID-19:

  • Xác định vai trò, trách nhiệm, truyền thông, các yêu cầu về báo cáo và dữ liệu với sở y tế và bắt đầu các thỏa thuận chính thức, nếu thích hợp. Các trường học K-12 có cấu trúc khác nhau ở cả bên trong và bên ngoài khuôn viên nhà ở của học sinh, nhiều kiểu nhân viên và giáo viên tham gia (ví dụ: nhân viên toàn thời gian, nhân viên hợp đồng, nhân viên thay thế, diễn giả khách mời) và các tương tác với cộng đồng khác nhau (ví dụ, giờ làm tình nguyện của học sinh, tình nguyện viên và người đồng hành đối với các sự kiện của trường). Thông thường, phạm vi điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc của trường K-12 được giới hạn trong phạm vi tiếp cận với học sinh, nhân viên và giáo viên. Các trường học và sở y tế cần hợp tác để đảm bảo thực hiện truy dấu tiếp xúc giữa các thành viên cộng đồng và phối hợp chặt chẽ với các quan chức thành phố/ quận để cùng nhau xây dựng thông tin liên lạc về các điểm phơi nhiễm tiềm ẩn trong cộng đồng.
  • Tìm hiểu Bộ Luật về Sức Khỏe và An Toàn liên quan đến điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc, ADA, Khoản mục 504, Sức Khỏe Nghề Nghiệp, FERPA và các luật, quy định và hướng dẫn liên quan khác. Tham khảo các chương trình sức khỏe nghề nghiệp để xác định các chính sách và thực hành liên quan đến nhân viên và giáo viên của trường K-12
  • Xác định nhân viên phù hợp của trường K-12 để lãnh đạo, giám sát và đảm bảo chất lượng cho các hoạt động điều tra ca bệnh và truy tìm người tiếp xúc.
  • Xác định nhân viên thích hợp để thực hiện các hoạt động nghiên cứu ca bệnh và truy tìm người tiếp xúc. Thông thường, các sở y tế hợp tác với các chương trình sức khỏe nghề nghiệp, y tế, hoặc đội ngũ nhân viên được đào tạo về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, có thể tiến hành một số khía cạnh trong việc truy tìm người tiếp xúc một cách chính thức và bảo mật.  Trường K-12 phải đảm bảo tuân thủ OSHA của liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ và quyền riêng tư trong việc lựa chọn nhân viên và thực hiện các hoạt động nghiên cứu ca bệnh và truy tìm người tiếp xúc với học sinh, nhân viên và giáo viên.
  • Cung cấp kiến thức và đào tạo kỹ năng cho nhân viên thực hiện nghiên cứu ca bệnh và truy tìm người tiếp xúc. Trang web của CDC có các thông tin về đào tạo. Trường K-12 phải đảm bảo các chương trình đào tạo và nguồn lực được phối hợp với các sở y tế địa phương để duy trì chương trình liên kết trong khu vực phân quyền.
  • Xác định vai trò và trách nhiệm đối với các phòng khám/chương trình về sức khỏe nghề nghiệp của trường K-12 và trung tâm y tế học đường, phân biệt giữa vai trò là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với trách nhiệm báo cáo ca bệnh và vai trò như (các) cố vấn trong việc nghiên cứu ca bệnh, truy tìm người tiếp xúc và ứng phó với các đợt bùng phát khi có ca nhiễm COVID-19 được xác định trong trường học. Các trường K-12 phải đảm bảo tuân thủ luật liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ và luật sức khỏe nghề nghiệp trong việc xác định trách nhiệm cụ thể của nhân viên phòng khám trường học và trung tâm y tế học đường với học sinh, nhân viên và giáo viên trong việc nghiên cứu ca bệnh COVID-19, truy tìm người tiếp xúc và phản ứng bùng phát.
  • Đảm bảo tính bảo mật, quyền riêng tư và đào tạo bảo mật dữ liệu và các thỏa thuận bảo mật đã ký cho tất cả nhân viên thực hiện việc nghiên cứu ca bệnh và truy tìm người tiếp xúc. Nhận thức về luật liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật của bệnh nhân nên được ưu tiên. Để biết thêm thông tin về tính bảo mật, vui lòng xem hướng dẫn của CDC về Bảo Mật và Đồng Thuận.
  • Xây dựng các chính sách và thủ tục để nghiên cứu ca bệnh và truy tìm người tiếp xúc giữa học sinh, nhân viên và giáo viên. Quản lý trường học K-12 và nhân viên y tế công cộng nên cùng hợp tác để xác định thông tin nào là cần thiết để thông báo chính xác cho học sinh, nhân viên hoặc giáo viên có khả năng bị phơi nhiễm, ai là người thích hợp nhất để chuyển giao thông tin đó và làm sao để chuyển giao thông tin đó một cách an toàn. Các trường K-12 nên xem xét Hướng Dẫn Tạm Thời về Việc Phát Triển Kế Hoạch Truy Dấu Người Tiếp Xúc và Điều Tra Ca Bệnh COVID-19, Truy Dấu Người Tiếp Xúc tại Nơi Làm Việc Không Phải Là Cơ Sở Chăm Sóc Sức Khỏe, và Nguồn lực về Truy Dấu Tiếp Xúc khác để thông báo về việc phát triển các chính sách và thủ tục.
  • Phối hợp cùng các nhân viên y tế công cộng của tiểu bang, bộ lạc, địa phương hoặc lãnh thổ xem xét các yếu tố dữ liệu cần thiết để điều tra ca bệnh và xác định phương pháp tốt nhất để thu thập thông tin cần thiết. Các hệ thống quản lý dữ liệu hành chính tại trường học K-12 có thể khác nhau rất nhiều về thiết kế và khả năng truy cập. Thông tin liên quan đến điều tra ca bệnh và truy dấu tiếp xúc có thể được cung cấp bởi sở y tế. Những thông tin cá nhân cụ thể bao gồm số điện thoại, đặc điểm nhân khẩu học và lịch học có thể giúp các nhân viên y tế tăng tốc độ hoàn thành quy trình thông báo về phơi nhiễm. Bảo đảm quyền riêng tư và bảo mật thông tin của người được chẩn đoán và có khả năng phơi nhiễm COVID-19 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin của học sinh, giáo viên, và nhân viên. Những phương pháp bảo mật (như email bảo mật, cổng thông tin thông báo, giao thức FTP bảo mật, v.v.) thông tin về người tiếp xúc đến sở y tế sẽ ngăn chặn việc tiết lộ trái phép thông tin cá nhân.
  • Nhân viên sở y tế sẽ cung cấp chương trình đào tạo hoặc ngôn ngữ để thảo luận phù hợp về các ca bệnh và trường hợp phơi nhiễm mà không làm lộ thông tin danh tính cá nhân. Các trường học K-12 nên xác định nhân viên cần thiết để thu thập và truyền tải thông tin cũng như chuẩn bị trả lời, ở mức tối thiểu, những câu hỏi sau:
    • Cách thức giúp quý vị nhanh chóng xác định mọi người trong lớp học hoặc không gian chung tại một thời điểm cụ thể? Thông tin này được trích dẫn từ hệ thống dữ liệu trường học như thế nào? Có cần phải xác định người tiếp xúc chỉ từng người một hay có thể truy cập thông tin về tiếp xúc nhóm (ví dụ: tất cả học sinh trong một lớp học)?
    • Cách thức xác định nhanh chóng nếu ăn uống hoặc dùng bữa chung?  Cách thức thu thập những thông tin này?
    • Các hoạt động ngoại khóa được ghi chép và ghi lại như thế nào?
    • Cách xác định những người có tiếp xúc cá nhân với hộ gia đình và người sẽ thực hiện thông báo về phơi nhiễm và các thư giới thiệu liên quan tại những địa điểm khác nhau (ví dụ: bạn cùng nhà tại nơi ở hiện tại, bao gồm nhà ở cho học sinh hoặc nhà ở cộng đồng; các thành viên trong gia đình, bao gồm cả trẻ em có thể theo học các trường khác, nơi trông trẻ hoặc các cơ sở trông trẻ còn nhỏ và những người thân khác)?
  • Công nghệ có thể hỗ trợ nghiên cứu ca bệnh, theo dõi triệu chứng và truy dấu tiếp xúc nhưng không thể thay thế nhân viên phỏng vấn, tư vấn và cung cấp hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Có hai loại công nghệ chủ yếu có thể góp phần vào quá trình truy dấu tiếp xúc: các công cụ quản lý ca nhiễm - giúp tăng cường thu thập thông tin từ các hệ thống giám sát, tăng cường thu thập dữ liệu và cung cấp những công cụ quản lý nguồn nhân lực (như việc giám sát triệu chứng của các ca bệnh và người tiếp xúc qua tin nhắn SMS tự động); hai là các công cụ truy dấu khoảng cách gần và thông báo phơi nhiễm-loại công cụ chọn tham gia tự nguyện để tăng cường truy dấu người tiếp xúc truyền thống bằng cách sử dụng Bluetooth hoặc GPS. Các công cụ kỹ thuật số dùng để hỗ trợ việc truy dấu người tiếp xúc cần tuân thủ theo các quy định của  liên bang, tiểu bang, bộ lạc, địa phương và lãnh thổ. Các công cụ này phải được xem xét, phát triển và thực hiện với sự phối hợp của nhân viên y tế công cộng bằng việc áp dụng các kế hoạch đánh giá hiệu quả. Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo Hướng Dẫn Triển Khai và Sử Dụng Các Công Cụ Kỹ Thuật Số Để Tăng Cường Truy Dấu Tiếp Xúc Truyền Thốngpdf icon của CDC.

Tham Khảo

1. Heavey L, Geraldine C, Kelly C, Kelly D, McDarby G (2020). Hiện chưa có bằng chứng về lây truyền COVID-19 thứ cấp từ trẻ em đi đến trường học ở Ireland, 2020. Khảo sát tại châu Âu. Ngày 28 tháng 5 năm 2020; 25(21): 2000903. DOI: 10.2807/1560-7917.ES.2020.25.21.2000903

2. Estrin, D (2020). Sau khi mở cửa trường học trở lại, Israel ra lệnh đóng cửa nếu phát hiện có ca nhiễm COVID-19. Đài Phát Thanh Công Cộng Quốc Gia. Ngày 3 tháng 6 năm 2020. Trích dẫn từ: https://www.npr.org/sections/coronavirus-live-updates/2020/06/03/868507524/israel-orders-schools-to-close-when-covid-19-cases-are-discoveredexternal icon

3. Vermund S and Pitzer V (2020). Lây truyền không có triệu chứng và nguy cơ tử vong do lây nhiễm COVID-19: Hệ quả của việc mở cửa trường học trở lại. Bệnh truyền nhiễm lâm sàng. Ngày 25 tháng 6 năm 2020 : ciaa855. doi: 10.1093/cid/ciaa855

Cập nhật lần cuối ngày 30 tháng 12 năm 2020