Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hướng Dẫn Tạm Thời cho các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ cho Người Vô Gia Cư để Lập Kế Hoạch và Ứng Phó với Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19)

Hướng Dẫn Tạm Thời cho các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ cho Người Vô Gia Cư để Lập Kế Hoạch và Ứng Phó với Bệnh Vi-rút Corona 2019 (COVID-19)
Cập nhật ngày 3 tháng 11 năm 2020

Hướng dẫn tạm thời này dựa trên những gì hiện đã biết về bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19). Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) sẽ cập nhật hướng dẫn tạm thời này khi cần thiết và khi nhận được thêm thông tin.

Tóm Tắt các Thay Đổi Gần Đây

Sửa đổi thực hiện vào ngày 31/10/2020 để thể hiện các nội dung sau:

  • Những lưu ý về hệ thống thông gió tại cơ sở
  • Lên kế hoạch dài hạn về việc phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm COVID-19

Những người vô gia cư có nguy cơ nhiễm bệnh trong thời gian có lây lan COVID-19 tại cộng đồng. Hướng dẫn tạm thời này được dùng để hỗ trợ các nhân viên quản lý khẩn cấp, nhà chức trách y tế công cộng và các nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư bao gồm những nhà tạm trú khẩn cấp qua đêm, nơi ở tạm trú ban ngày và các nhà cung cấp dịch vụ bữa ăn trong việc lên kế hoạch ứng phó với dịch bệnh.

Bệnh COVID-19 là do một chủng vi-rút corona mới gây ra. Chúng tôi hiện đang tìm hiểu về cách thức lây lan, mức độ trầm trọng cũng như những đặc tính khác của dịch bệnh. Việc lây truyền COVID-19 trong cộng đồng của quý vị có thể gây bệnh cho những người vô gia cư, góp phần làm tăng việc sử dụng nơi trú ẩn khẩn cấp và/hoặc dẫn đến bệnh tật và tình trạng nghỉ việc của nhân viên nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư.

Hành động sớm và liên tục nhằm làm chậm quá trình lây lan COVID-19 sẽ giúp cho nhân viên, các tình nguyện viên khỏe mạnh và giúp tổ chức của quý vị duy trì hoạt động bình thường.

Phòng tránh và ứng phó với COVID-19 dựa trên liên minh cộng đồng

Việc lên kế hoạch và ứng phó với tình trạng lây truyền COVID-19 cho những người vô gia cư đòi hỏi phải có một phương thức tiếp cận "toàn cộng đồng"external icon, điều đó có nghĩa là quý vị sẽ cùng các đối tác xây dựng kế hoạch ứng phó và trách nhiệm cũng như vai trò của mọi người phải rõ ràng. Bảng 1 phác họa một số hoạt động và những đối tác chính cần xem xét cho phương thức tiếp cận toàn cộng đồng.

Bảng 1: Dùng phương thức tiếp cận toàn cộng đồng để chuẩn bị ứng phó với COVID-19 cho những người vô gia cư

bảng 1
Kết nối với kế hoạch toàn cộng đồng
Kết nối với các đối tác chính nhằm đảm bảo rằng tất cả quý vị đều có thể dễ dàng trao đổi với nhau trong khi chuẩn bị và ứng phó với các tình huống. Liên minh cộng đồng tập trung vào việc lên kế hoạch và ứng phó nên bao gồm:
  • Các sở y tế địa phương và tiểu bang
  • Các nhà cung cấp dịch vụ cho người vô gia cư và Lãnh đạo chương trình Chăm Sóc Liên Tục
  • Bộ phận quản lý khẩn cấp
  • Lực lượng thực thi pháp luật
  • Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  • Cơ quan quản lý về nhà ở
  • Lãnh đạo chính quyền địa phương
  • Các dịch vụ hỗ trợ khác như nhóm tiếp cận, quản lý ca bệnh và nhóm hỗ trợ y tế về hành vi
Xác định nguồn lực và địa điểm bổ sung
Việc tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho người vô gia cư khi xảy ra tình trạng lây lan COVID-19 trong cộng đồng là một việc hết sức quan trọng, nhà tạm trú cho người vô gia không nên đóng cửa hoặc loại trừ những người đang có các triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19 mà chưa có kế hoạch về nơi mà những đối tượng này có thể tá túc và tiếp cận an toàn với các dịch vụ.
Phối hợp với nhà chức trách về y tế tại địa phương khi ra quyết định về việc liệu có nên cho phép các đối tượng bị bệnh nhẹ do nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 được tiếp tục ở lại nơi tạm trú hoặc được đưa tới một chỗ ở thay thế. Các liên minh cộng động nên xác định nơi ở tạm thời cũng như các địa điểm tạm trú bổ sung có thể cung cấp các dịch vụ, nguồn cung ứng và bố trí nhân viên phù hợp, những địa điểm bổ sung này nên bao gồm:
  • Các địa điểm bố trí khi quá tải nhằm giải quyết tình trạng giãn bớt tập trung tại nơi tạm trú và các nhu cầu nhà tạm trú cao hơn.
  • Các địa điểm cách ly cho người đã xác nhận dương tính với COVID-19
  • Các địa điểm kiểm dịch cho những người đang chờ được xét nghiệm hoặc những người biết rằng họ đã phơi nhiễm với COVID-19
  • Nơi ở được bảo vệ dành cho những người có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng vì COVID-19

Tùy vào nguồn lực và tình trạng nhân viên có sẵn, những lựa chọn nhà ở không phân nhóm (như khách sạn/nhà trọ) có các phòng riêng nên được cân nhắc làm nơi ở có bảo vệ, địa điểm cách ly và địa điểm tạm trú bố trí khi quá tải. Ngoài ra, lên kế hoạch về cách thức kết nối các khách hàng với những cơ hội nhà ở sau khi họ đã kết thúc thời gian ở tại các địa điểm tạm thời này.

Truyền thông

  • Liên tục cập nhật thông tin về mức độ lây truyền COVID-19 tại địa phương thông qua các sở y tế địa phương và tiểu bang của quý vị.
  • Trao đổi thông tin rõ ràng với nhân viên và các khách hàng.
    • Sử dụng các thông điệp và tài liệu về sức khỏe được soạn thảo bởi các nguồn y tế công cộng đáng tin cậy, chẳng hạn như các sở y tế công cộng địa phương và tiểu bang hoặc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
    • Đặt biển báo ở lối vào và các vị trí chiến lược để cung cấp các hướng dẫn về biện pháp rửa tay và cách cư xử khihopdf icon[1 trang], việc sử dụng khẩu trang và cách ly giao tiếp xã hội.
    • Cung cấp các tài liệu giáo dục về COVID-19 cho các đối tượng không nói tiếng Anh hoặc bị khiếm thính, khi cần.
    • Liên tục cập nhật thông tin cho nhân viên và các khách hàng về những thay đổi trong các quy trình của cơ sở tạm trú.
    • Đảm bảo truyền đạt thông tin với các đối tượng vô gia cư và đối tác chính về những thay đổi trong các chính sách chương trình và/hoặc những thay đổi về địa điểm thực tế.
  • Xác định các nền tảng để thông tin liên lạc như đường dây nóng, tin nhắn văn bản tự động hoặc trang web để giúp phổ biến thông tin tới những cá nhân trong và ngoài tổ chức của quý vị. Tìm hiểu thêm về thông tin liên lạc với nhân viên trong khủng hoảngexternal icon.
  • Xác định và giải quyết các rào cản tiềm ẩn về ngôn ngữ, văn hóa và tình trạng khuyết tật liên quan đến việc truyền đạt thông tin COVID-19 cho nhân viên, tình nguyện viên và những người quý vị phục vụ. Tìm hiểu thêm về cách tiếp cận những người có ngôn ngữ và văn hóa khác.

Nguồn cung vật tư

Có sẵn vật tư cho nhân viên, tình nguyện viên và những người quý vị phục vụ, như:

  • Xà phòng
  • Dung dịch sát trùng tay chứa cồn có ít nhất 60% cồn
  • Khăn giấy
  • Giỏ đựng rác
  • Khẩu trang
  • Các chất tẩy rửa
  • Trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) khi cần cho nhân viên (xem phần bên dưới)

Các cân nhắc về nhân viên

  • Cung cấp tài liệu đào tạo và giáo dục liên quan tới COVID-19 cho nhân viên và tình nguyện viên.
  • Giảm thiểu số lượng nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách hàng có các triệu chứng về hô hấp.
  • Xây dựng và sử dụng các kế hoạch dự phòng khi có sự gia tăng tình trạng nghỉ việc do nhân viên mắc bệnh hoặc do các thành viên gia đình của nhân viên mắc bệnh. Các kế hoạch này có thể bao gồm kéo dài thời gian, đào tạo chéo cho nhân viên hiện tại hoặc thuê nhân viên tạm thời.
  • Nhân viên và tình nguyện viên có có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19 không nên được chỉ định làm người chăm sóc cho những khách hàng bị bệnh đang ở trong nhà trú ẩn. Xác định nhiệm vụ công việc linh hoạt cho các nhân viên và tình nguyện viên có nguy cơ cao này để họ có thể tiếp tục làm việc đồng thời giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
  • Xây dựng và triểu khai các kế hoạch về cách duy trì cách ly giao tiếp xã hội (giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét) giữa toàn bộ khách hàng và nhân viên trong khi vẫn cung cấp các dịch vụ cần thiết.
  • Toàn bộ nhân viên nên đeo khẩu trang để kiểm soát nguồn lây (khi ai đó đeo khẩu trang che miệng và mũi để hạn chế giọt bắn từ đường hô hấp), đúng với hướng dẫn dành cho công chúng. Tham khảo nội dung dưới đây để biết thông tin về cách giặt sấy khẩu trang có thể giặt được.
  • Những nhân viên không tiếp xúc gần (vd. trong phạm vi 6 feet) với khách hàng bị bệnh và không phải lau dọn môi trường có khách hàng không cần thiết phải sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).
  • Nhân viên nên tránh tiếp xúc đồ đạc cá nhân của khách hàng. Nếu nhân viên tiếp xúc với đồ đạc của khách hàng, họ nên sử dụng găng tay dùng một lần, nếu có. Đảm bảo huấn luyện bất kỳ nhân viên nào khi họ dùng găng tay để đảm bảo họ sử dụng đúng cách và vệ sinh tay trước và sau khi sử dụng. Nếu không có sẵn găng tay, nhân viên nên thực hiện vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc với đồ đạc cá nhân của khách hàng.
  • Nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra thân nhiệt của khách hàng nên dùng hệ thống tạo ra che chắn giữa khách hàng và người khám sàng lọc như mô tả ở đây.
    • Người khám sàng lọc nên đứng phía sau tấm chắn, như cửa sổ hoặc vách ngăn kính hoặc nhựa có thể bảo vệ mặt của nhân viên khỏi các giọt bắn từ đường hô hấp có thể có khi khách hàng hắt hơi, ho hoặc trò chuyện.
    • Nếu không thể thực hiện cách ly giao tiếp xã hội hoặc kiểm soát bằng rào chắn/vách ngăn trong khi khám sàng lọc, quý vị có thể sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) (tức là khẩu trang, đồ bảo vệ mắt [kính hoặc tấm che mặt dùng một lần che cả phía trước và hai bên khuôn mặt] và đôi găng tay dùng một lần)  khi ở trong phạm vi 6 feet so với khách hàng.
    • Tuy nhiên do tình trạng thiếu đồ trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), các yêu cầu về huấn luyện và vì chỉ PPE không thôi vẫn không hiệu quả bằng một tấm che chắn nên quý vị hãy thử sử dụng tấm che chắn bất cứ khi nào có thể.
  • Trong trường hợp không tránh khỏi việc nhân viên cần chăm sóc y tế cho khách hàng đang nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 và có tiếp xúc gần (trong phạm vi 6 feet), nhân viên nên ít nhất đeo đồ bảo vệ mắt (kính hoặc tấm che mặt), mặt nạ N95 trở lên (hoặc khẩu trang nếu không có sẵn mặt nạ hoặc nhân viên chưa được kiểm tra độ vừa khít), áo choàng và găng tay dùng một lần. Khẩu trang vải không phải là trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) và không nên dùng trong trường hợp được chỉ định dùng mặt nạ. Nếu nhân viên có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ nên đeo găng tay. Các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được trình bày ở đây.
  • Nhân viên nên giặt đồng phục lao động hoặc quần áo sau khi sử dụng với nhiệt độ nước cao nhất thích hợp cho món đồ và sấy đồ khô hoàn toàn.
  • Cung cấp nguồn lực giúp nhân viên ứng phó với căng thẳng. Tìm hiểu thêm về sức khỏe tâm thần và cách đối phó trong khi diễn ra COVID-19.

Các lưu ý về bố trí sắp xếp tại cơ sở

  • Sử dụng những vật cản cụ thể để bảo vệ nhân viên, những người giao tiếp với khách hàng không biết tình trạng lây nhiễm (ví dụ: nhân viên làm thủ tục nhận phòng). Ví dụ như lắp đặt bộ bảo vệ chống hắt hơi tại bàn làm thủ tục hoặc đặt thêm một chiếc bàn giữa nhân viên và khách hàng để tăng cự ly giữa những người này với nhau lên tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét.
  • Trong các khu vực phục vụ bữa ăn, tạo khoảng cách tối thiểu 6 feet giữa các ghế và/hoặc cho phép chuyển giao thực phẩm cho khách hàng hoặc khách hàng lấy đồ ăn đưa đi.
  • Tại các khu vực ngủ chung (với những người không có triệu chứng hô hấp), cố gắng đảm bảo mặt khách hàng cách nhau tối thiểu 6 feet.
    • Chỉnh chiếu/giường để khách hàng nằm xoay ngược đầu chân với nhau.
  • Với những khách hàng có các triệu chứng hô hấp nhẹ tương đồng với COVID-19:
    • Ưu tiên để những khách hàng này ở phòng riêng.
    • Nếu không có sẵn phòng riêng, hãy cân nhắc sử dụng một phòng lớn, thông thoáng.
    • Giữ các giường cách nhau ít nhất 6 feet.
    • Dùng tấm chắn tạm thời giữa các giường/chiếu như rèm che.
    • Chỉnh chiếu/giường để khách hàng nằm xoay ngược đầu chân với nhau.
    • Nếu có thể, chỉ định một phòng vệ sinh riêng cho các khách hàng này.
    • Nếu cơ sở không có sẵn khu vực để những khách hàng này ở, nên tạo điều kiện chuyển họ sang địa điểm cách ly.
  • Với những khách hàng đã xác nhận nhiễm COVID-19, bất kể họ có triệu chứng hay không:
    • Ưu tiên để những khách hàng này ở phòng riêng.
    • Nếu có nhiều hơn một người đã xét nghiệm dương tính thì những khách hàng này có thể ở cùng một khu.
    • Chỉ định một phòng vệ sinh riêng cho các khách hàng này.
    • Tuân theo các khuyến nghị của CDC về cách ngăn chặn sự lây lan hơn nữa trong cơ sở của quý vị.
    • Nếu cơ sở không có sẵn khu vực để những khách hàng này ở, nên hỗ trợ chuyển họ sang địa điểm cách ly.

Những lưu ý về hệ thống thông gió tại cơ sở

  • Bảo đảm các hệ thống thông gió hoạt động đúng cách đối với từng bộ luật quốc gia/địa phương đã được thiết lập. Tăng lượng không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt. Không mở cửa sổ và cửa ra vào nếu làm vậy gây ra nguy cơ về an toàn hoặc sức khỏe (ví dụ: nguy cơ té ngã, gây ra các triệu chứng bệnh hen suyễn) đối với khách hàng, nhân viên, tình nguyên viên hoặc khách tới thăm sử dụng cơ sở.
  • Xem xét thực hiện các bước để cải thiện lưu thông gió trong tòa nhà, tham khảo ý kiến của chuyên gia về HVAC, dựa trên các điều kiện môi trường địa phương (nhiệt độ/độ ẩm) và tình hình lây truyền cộng đồng đang diễn ra trong khu vực. Việc xác định các bước tốt nhất dành cho cơ sở cụ thể của bạn sẽ dựa vào số lượng yếu tố bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi bố trí, số lượng người có mặt với nhau, yếu tố từ môi trường và các nguồn lực có sẵn. Các bước thực hiện tiềm năng:
    • Tăng tỷ lệ không khí ngoài trời (chẳng hạn như sử dụng chế độ tiết kiệm của hệ thống HVAC) lên tới 100% (trước hết, hãy xác minh khả năng tương thích với công suất của hệ thống HVAC để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm cũng như cân nhắc về sự phù hợp với chất lượng không khí ngoài trời/trong nhà).
    • Tăng tổng lưu lượng không khí cung cấp cho các không gian đang sử dụng, nếu có thể.
    • Tắt các điều khiển thông gió kiểm soát theo nhu cầu (DCV) vốn điều chỉnh giảm lượng không khí cung cấp tùy theo nhiệt độ hoặc số người trong phòng.
    • Cân nhắc sử dụng thông gió tự nhiên (tức là mở cửa sổ nếu có thể và an toàn để làm như vậy) để làm loãng không khí trong nhà với không khí ngoài trời khi điều kiện môi trường và yêu cầu của tòa nhà cho phép. Nếu nhiệt độ bên ngoài khiến việc mở nhiều cửa sổ trở nên khó khăn, hãy cân nhắc việc cố định quạt tại cửa sổ hoặc quạt hộp (cố định chặt vành đai xung quanh quạt hộp) để thổi khí ra ngoài các cửa sổ đã chọn. Lượng khí bổ sung này sẽ tràn vào tòa nhà thông qua nhiều không gian hở và hòa cùng với không khí trong nhà thay vì một luồng khí từ bên ngoài duy nhất thổi vào.
    • Cải thiện hệ thống lọc không khí trung tâm:
      • Tăng mức lọc không khíexternal icon cao nhất có thể mà không làm giảm đáng kể luồng không khí theo thiết kế.
      • Kiểm tra vỏ và giá đỡ thiết bị lọc để đảm bảo vừa vặn với thiết bị lọc, đồng thời tìm cách để giảm thiểu luồng khí không qua thiết bị lọc.
    • Xem xét vận hành hệ thống HVAC xử lý tối đa luồng không khí bên ngoài trong 2 giờ trước và sau thời gian sử dụng.
    • Tạo ra chuyển động luồng khí từ sạch đến ít sạchpdf iconexternal icon bằng cách đánh giá lại vị trí của bộ khuếch tán khí thổi vào và hút ra và/hoặc van điều tiết, điều chỉnh thổi khí theo vùng và lưu lượng khí thoát ra để thiết lập mức chênh lệch áp suất có thể đo được. Để nhân viên làm việc trong những khu vực được cung cấp thông gió "sạch", không bao gồm những khu vực có nguy cơ cao như khu vực lễ tân hoặc phòng tập thể dục (nếu mở). Sắp đặt cẩn thận quạt thông gió ở cửa sổ có thể giúp hình thành luồng khí có định hướng.
  • Cân nhắc sử dụng hệ thống quạt/bộ lọc hạt nhỏ trong không khí với hiệu suất cao (HEPA) di động để giúp tăng cường làm sạch không khípdf iconexternal icon (đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ cao). Các hệ thống HEPA không chỉ nắm bắt và loại bỏ các loại hạt tạp có khả năng gây lây nhiễm trong không khí mà việc xả không khí sạch của các hệ thống này cũng mang lại lợi ích như không khí sạch ngoài trời khi tính đến việc làm loãng chất lây nhiễm.
  • Đảm bảo quạt thông gió trong các căn bếp và phòng vệ sinh hoạt động tốt và hết công suất khi tòa nhà được đưa vào sử dụng. Cân nhắc việc sử dụng quạt thông gió trong nhiều giờ trước và sau thời gian sử dụng nếu có thể.
  • Cân nhắc sử dụng chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím (UVGI)pdf iconexternal icon như một biện pháp bổ sung để giúp bất hoạt vi-rút trong không khí ở trên cao của không gian sử dụng chung. Tham khảo ý kiến của nhà sản xuất UVGI có uy tín hoặc nhà thiết kế hệ thống UVGI có kinh nghiệm trước khi lắp đặt và vận hành hệ thống UVGI.
  • Phối hợp với sở y tế và các đối tác cộng đồng khác để xác định các nguồn lực để nâng cao chất lượng không khí và thông gió. Một số nguồn lực tiềm năng bao gồm Chương trình Tài trợ Giải pháp Khẩn cấpexternal icon Chương trình Tài trợ Giải pháp Khẩn cấp đối với dịch COVID-19external iconTài trợ Từ Chính quyền Trung Ương để Phát triển Cộng đồng trước dịch COVID-19external icon , Quỹ Cứu trợ vi-rút Coronaexternal icon.

Để biết thêm thông tin về những lưu ý về hệ thống thông gió trong các tòa nhà, hãy xem COVID-19 Thông tin về chủ lao động cho các tòa nhà văn phòng.

Các lưu ý về quy trình cho cơ sở

  • Lên kế hoạch duy trì hoạt động bình thường ở mức khả thi.
  • Hạn chế khách thăm không phải là khách hàng, nhân viên hoặc tình nguyện viên.
  • Không yêu cầu phải có xét nghiệm vi-rút COVID-19 âm tính để vào một cơ sở dịch vụ dành cho người vô gia cư trừ khi có chỉ thị của cơ quan y tế địa phương hoặc tiểu bang.
  • Xác định các khách hàng có nguy cơ cao mắc các biến chứng từ COVID-19 hoặc các bệnh mãn tính hoặc cấp tính khác và khuyến khích họ thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung.
  • Thu xếp để tiếp tục cung cấp và hỗ trợ tăng đột biến về chăm sóc sức khỏe tâm thần, các dịch vụ điều trị lạm dụng chất kích thích và hoạt động chăm sóc y tế chung.
  • Xác định một cơ sở y tế được chỉ định riêng để giới thiệu chuyển khách hàng có thể mắc COVID-19.
  • Xin lưu ý rằng khách hàng và nhân viên có thể đã mắc bệnh mà không thấy biểu hiện các triệu chứng.
    • Tìm cách để việc tạo khoảng cách giữa khách hàng và nhân viên dễ dàng hơn, chẳng hạn như xếp xen kẽ thời gian phục vụ bữa ăn hoặc đặt ra giới hạn số người tối đa có mặt tại các phòng sinh hoạt chung hoặc nhà vệ sinh.
    • Tất cả khách hàng nên đeo khẩu trang bất cứ khi nào họ không ở trong phòng hoặc trên giường/chiếu của mình (ở các khu vực ngủ chung). Không nên đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, bất cứ ai bị khó thở, hoặc bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.
  • Thường xuyên đánh giá các triệu chứng cho nhân viên và khách hàng.
    • Khách hàng có các triệu chứng có thể có hoặc không có nhiễm COVID-19. Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương nhằm đảm bảo họ có một nơi để có thể ở an toàn trong nhà trú ẩn hoặc tại một địa điểm thay thế.
    • Một y tá tại chỗ hoặc nhân viên lâm sàng khác có thể giúp khám lâm sàng.
    • Cung cấp khẩu trang cho bất cứ người nào có các triệu chứng.
    • Tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế không khẩn cấp khi cần thiết.
    • Sử dụng các quy trình tiêu chuẩn tại cơ sở để xác định xem khách hàng có cần dịch vụ chăm sóc y tế ngay lập tức hay không. Các dấu hiệu cấp cứu bao gồm:
      • Khó thở
      • Đau hoặc tức ngực thường xuyên
      • Trở nên lẫn lộn và không thể thức dậy
      • Môi hoặc mặt xanh tái
    • Thông báo cho cơ sở y tế và nhân viên được chỉ định chuyển khách hàng vì khách hàng có thể mắc bệnh COVID-19.
  • Chuẩn bị nhân viên chuyên khoa chăm sóc sức khỏe để chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19, nếu cơ sở của quý vị có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đảm bảo cơ sở của quý vị có cung cấp trang bị bảo hộ cá nhânpdf icon[1 trang].
  • Cung cấp liên kết tới dịch vụ chăm sóc hô hấp (tạm thời) cho khách hàng đã nhập viện vì COVID-19 nhưng đã được xuất viện.
    • Một số khách hàng trong số này sẽ vẫn cần được cách ly để tránh lây truyền bệnh.
    • Một số khách hàng trong số này sẽ không còn phải cách ly và có thể dùng các nguồn lực bình thường của cơ sở.
  • Đảm bảo nhà tắm và các bồn rửa khác luôn có đủ xà phòng và vật liệu làm khô để rửa tay. Cung cấp dung dịch sát trùng tay có chứa cồn với nồng độ cồn tối thiểu là 60% tại các địa điểm chính trong cơ sở, bao gồm bàn đăng ký, cửa ra/vào và khu vực ăn uống.
  • Khẩu trang có thể giặt được mà khách hàng và nhân viên đã sử dụng phải được giặt sấy thường xuyên. Không nên giặt sấy khẩu trang loại dùng một lần. Nhân viên liên quan tới việc giặt sấy khẩu trang nên thực hiện các bước sau:
    • Khẩu trang phải được thu gom trong một vật chứa có thể niêm kín (như túi chứa rác).
    • Nhân viên nên đeo khẩu trang và găng tay dùng một lần. Việc sử dụng áo choàng dùng một lần cũng được khuyến cáo, nếu có sẵn.
    • Găng tay phải được tháo và thải bỏ đúng cách sau khi giặt sấy khẩu trang có thể giặt được; vệ sinh tay ngay sau khi tháo găng tay bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc dùng dung dịch sát trùng tay chứa cồn với nồng độ cồn tối thiểu là 60% nếu không có sẵn xà phòng và nước.
  • Vệ sinh và khử trùng thường xuyên các bề mặt thường chạm vào ít nhất là hàng ngày và các vật dụng dùng chung giữa các lần sử dụng bằng chất khử trùng đã đăng ký EPAexternal icon.
Những điều cần lưu ý khi tạo chiến lược dài hạn

Việc triển khai các biện pháp phòng ngừa về y tế công cộng được mô tả trong hướng dẫn này nên tiếp tục nếu:

  • đã phát hiện thấy ca bệnh COVID-19 trong cơ sở,
  • đã phát hiện thấy các ca bệnh COVID-19 trong số những người vô gia cư trong cộng đồng, hoặc
  • tiếp tục có lây lan COVID-19 trong cộng đồng

Ngay cả khi không phát hiện thấy COVID-19 trong cộng đồng của quý vị trong 14 ngày qua, hãy tiếp tục duy trì các thành tố chính sau đây để có một phương thức tiếp cận bền vững trong hoạt động phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh:

  1. Theo dõi diễn tiến của COVID-19 tại khu vực của quý vị. Để có thông tin cập nhật mới nhất về tình trạng lây truyền vi-rút gây ra COVID-19 tại địa phương, thường xuyên trao đổi với sở y tế tiểu bang, bộ lạc, địa phươngexternal icon, hoặc vùng lãnh thổ.
  2. Tạo các địa điểm cách ly và cô lập linh hoạt có thể tăng giảm quy mô trong trường hợp số ca bệnh COVID-19 tại cơ sở hoặc cộng đồng gia tăng.
  3. Có sẵn kế hoạch giảm số người ở trong nhà tạm trú và nhanh chóng tăng tần suất vệ sinh và khử trùng nhằm ứng phó với ca bệnh được xác định trong cơ sở hoặc thấy có tình trạng lây truyền gia tăng trong cộng đồng.
  4. Luôn duy trì sẵn một bộ các quy trình kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm tối thiểu, bao gồm các mục sau:
    • Các biện pháp vệ sinh và khử trùng chuẩn
    • Tiếp cận với các phương tiện rửa tay
    • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và nối kết với chăm sóc y tế

COVID-19 Nguồn lực về việc chuẩn bị sẵn sàng

Cập nhật lần cuối ngày 3 tháng 11 năm 2020