Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Ứng phó với căng thẳng

Ứng phó với căng thẳng
Cập nhật ngày 11 tháng 12 năm 2020

Đại dịch có thể gây căng thẳng

Bệnh vi-rút Corona 2019 (đại dịch COVID-19) có thể gây căng thẳng cho mọi người. Sợ hãi và lo lắng về một căn bệnh mới và những gì có thể xảy ra có thể choáng ngợp và gây ra cảm xúc mạnh mẽ ở người lớn và trẻ em. Các hành động y tế công cộng, chẳng hạn như cách ly giao tiếp xã hội, có thể khiến mọi người cảm thấy bị cô lập và cô đơn và có thể làm tăng sự căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, những hành động này là cần thiết để làm giảm sự lây lan của COVID-19. Đối phó với sự căng thẳng một cách lành mạnh sẽ khiến quý vị, những người quý vị quan tâm và cộng đồng mạnh mẽ hơn.

 

Sự căng thẳng trong khi diễn ra bùng phát bệnh truyền nhiễm đôi khi có thể gây ra những điều sau đây:

  • Sợ hãi và lo lắng cho sức khỏe của chính quý vị và sức khỏe của những người thân yêu, tình hình tài chính hoặc công việc của quý vị, hoặc mất các dịch vụ hỗ trợ dành cho quý vị.
  • Thay đổi về giấc ngủ hoặc các thói quen ăn uống.
  • Khó ngủ hoặc mất tập trung.
  • Các bệnh mãn tính trở nên xấu hơn.
  • Các bệnh tâm thần trở nên tồi tệ hơn.
  • Gia tăng sử dụng thuốc lá, và/hoặc rượu và các chất kích thích khác.
biểu tượng bàn tay nâng trái tim

Chăm sóc sức khỏe tâm thần của quý vị

Quý vị có thể gặp phải tình trạng căng thẳng gia tăng trong thời gian diễn ra đại dịch này. Sự sợ hãi và lo lắng có thể lấn át tâm trí và gây ra cảm xúc mạnh.

Nhận trợ giúp ngay khi gặp khủng hoảng

Tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc điều trị sức khỏe tâm thần và rối loạn vì sử dụng chất kích thích

Mỗi người phản ứng khác nhau với các tình huống căng thẳng

Cách quý vị đối phó với căng thẳng trong đại dịch COVID-19 có thể phụ thuộc vào nguồn gốc của quý vị, sự hỗ trợ xã hội từ gia đình hoặc bạn bè, tình hình tài chính, sức khỏe và tình cảm của quý vị, cộng đồng quý vị sống ở đó và nhiều yếu tố khác. Những thay đổi có thể xảy ra do đại dịch COVID-19 và những cách chúng tôi cố gắng ngăn chặn sự lây lan của vi-rút có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai.

Những người có thể phản ứng mạnh với căng thẳng trong khủng hoảng bao gồm: 

Chăm sóc bản thân và cộng đồng của quý vị

Chăm sóc bạn bè và gia đình của quý vị có thể là một liều thuốc giảm căng thẳng, nhưng nên cân bằng việc này với việc chăm sóc bản thân. Giúp người khác đối phó với sự căng thẳng của họ, chẳng hạn như cung cấp hỗ trợ xã hội, cũng có thể giúp cho cộng đồng vững mạnh hơn. Trong thời gian gia tăng cách ly giao tiếp xã hội, mọi người vẫn có thể duy trì các kết nối xã hội và chăm sóc sức khỏe tinh thần của họ. Các cuộc gọi điện thoại hoặc trò chuyện video có thể giúp quý vị và người thân cảm thấy có sự kết nối xã hội, bớt cô đơn hoặc bị cô lập.

Những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng

  • Biết những việc cần làm nếu quý vị mắc bệnh và lo lắng về COVID-19. Liên hệ với chuyên gia y tế trước khi bắt đầu tự điều trị COVID-19.
  • Biết nơi và cách nhận điều trị và các dịch vụ và nguồn lực hỗ trợ khác, bao gồm tư vấn hoặc trị liệu (trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ y tế từ xa).
  • Chăm sóc sức khỏe cảm xúc của quý vị. Chăm sóc sức khỏe cảm xúc của quý vị sẽ giúp quý vị suy nghĩ rõ ràng và phản ứng với các nhu cầu cấp thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.
  • Tạm dừng xem, đọc hoặc nghe tin tức, bao gồm tin tức trên mạng xã hội. Việc nghe liên tục về đại dịch có thể gây cảm giác khó chịu.
  • Hãy chăm sóc cơ thể của quý vị.
  • Dành thời gian thư giãn. Cố gắng làm một số hoạt động khác mà quý vị thích.
  • Kết nối với người khác. Nói chuyện với những người quý vị tin tưởng về mối quan tâm và cảm giác của quý vị.
  • Kết nối với các tổ chức cộng đồng hoặc tôn giáo. Trong khi có các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội, hãy cân nhắc việc kết nối trực tuyến, qua mạng xã hội, hoặc qua điện thoại hoặc thư.

Nắm được các thông tin chính xác để giúp giảm tình trạng căng thẳng

Biết sự thật về COVID-19 và ngăn chặn sự lan truyền tin đồn có thể giúp giảm thiểu sự căng thẳngkỳ thị. Hiểu được nguy cơ cho bản thân và những người quý vị quan tâm có thể giúp quý vị kết nối với những người khác và làm cho sự bùng phát bớt căng thẳng.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần của quý vị

Sức khỏe tâm thần là một phần quan trọng của sức khỏe và hạnh phúc tổng thể. Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Sức khỏe tâm thần cũng có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta xử lý căng thẳng, liên quan đến người khác và đưa ra lựa chọn trong trường hợp khẩn cấp.

Những người có tình trạng sức khỏe tâm thần từ trước hoặc rối loạn sử dụng chất kích thích có thể đặc biệt dễ bị tổn thương trong trường hợp khẩn cấp. Các tình trạng sức khỏe tâm thần (chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt) ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm giác, tâm trạng hoặc hành vi của một người theo cách ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc tương tác với người khác và hoạt động mỗi ngày. Những điều kiện này có thể là theo tình huống (ngắn hạn) hoặc lâu dài (mãn tính). Những người có tình trạng sức khỏe tâm thần từ trước nên tiếp tục điều trị và cần nhận biết được các triệu chứng mới hoặc xấu đi. Nếu quý vị cho rằng mình có các triệu chứng mới hoặc tồi tệ hơn, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu sự căng thẳng gây cản trở cho các hoạt động hàng ngày của quý vị trong vài ngày liên tiếp. Các nguồn lực miễn phí và được bảo mật cũng có thể giúp quý vị hoặc người thân kết nối với một cố vấn lành nghề, được đào tạo trong khu vực của quý vị.

Nhận trợ giúp ngay khi gặp khủng hoảng

Tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc điều trị sức khỏe tâm thần và rối loạn vì sử dụng chất kích thích

Tự tử

Các trải nghiệm sống khác nhau sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ tự tử của một người. Ví dụ, nguy cơ tự tử cao hơn ở những người đã trải qua bạo lực, bao gồm lạm dụng trẻ em, bắt nạt hoặc bạo lực tình dục. Cảm giác bị cô lập, trầm cảm, lo lắng và các căng thẳng về cảm xúc hoặc tài chính khác thường làm tăng nguy cơ tự tử. Mọi người có thể có nguy cơ cao hơn có những cảm giác này trong một cuộc khủng hoảng như đại dịch.

Tuy nhiên, có nhiều cách để bảo vệ chống lại những suy nghĩ và hành vi tự tử. Ví dụ, hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, hoặc cảm thấy được kết nối và tiếp cận với tư vấn hoặc trị liệu trực tiếp hoặc qua mạng có thể giúp ích cho những suy nghĩ và hành vi tự tử, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19.

Tìm hiểu thêm về công việc của CDC trong phòng chống tự tử.

Các nguồn lực khác:

Phục hồi từ COVID-19 hoặc kết thúc cách ly tại nhà

Việc tách biệt với những người khác có thể gây căng thẳng nếu quý vị mắc bệnh hoặc phơi nhiễm với COVID-19. Mỗi người khi kết thúc thời gian cách ly ở nhà có thể cảm thấy khác nhau về việc này.

Các phản ứng cảm xúc có thể bao gồm:

  • Cảm xúc lẫn lộn, bao gồm cả sự nhẹ nhõm.
  • Nỗi sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của chính mình và sức khỏe của những người thân yêu của quý vị.
  • Sự căng thẳng từ trải nghiệm mắc bệnh COVID-19 và tự theo dõi hoặc bị người khác theo dõi.
  • Buồn bã, tức giận hoặc thất vọng vì bạn bè hoặc người thân có nỗi sợ bị lây bệnh từ quý vị, mặc dù quý vị đã hết bệnh và có thể ở gần người khác.
  • Cảm thấy tội lỗi về việc không thể thực hiện các công việc bình thường hoặc nhiệm vụ làm cha mẹ trong khi quý vị mắc bệnh COVID-19.
  • Lo lắng về việc bị tái nhiễm hoặc mắc bệnh trở lại mặc dù quý vị đã nhiễm COVID-19.
  • Các thay đổi sức khỏe tâm thần hoặc cảm xúc khác.

Trẻ em cũng có thể cảm thấy buồn hoặc có những cảm xúc mạnh mẽ khác nếu chúng, hoặc ai đó chúng biết, mắc bệnh COVID-19, ngay cả khi bây giờ họ đã khỏe và có thể trở lại ở bên người khác.

Các Nguồn Trợ Giúp

Với mọi người

Với cộng đồng

Với gia đình và trẻ em

Đối với Người Có Nguy Cơ Bị Bệnh Nặng Cao Hơn

Dành cho nhân viên y tế và những người ứng phó đầu tiên

Dành cho những người lao động khác

Cập nhật lần cuối ngày 11 tháng 12 năm 2020