Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm tạm thời cho phòng khám thú y điều trị động vật đồng hành khi ứng phó với COVID-19

Hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm tạm thời cho phòng khám thú y điều trị động vật đồng hành khi ứng phó với COVID-19
Cập nhật ngày 12 tháng 8 năm 2020

Các sở y tế tiểu bang và địa phương có thể điều chỉnh hướng dẫn của CDC về COVID-19 để ứng phó với tình hình thay đổi nhanh chóng tại địa phương.

Tóm Tắt các Thay Đổi Gần Đây

Tính đến ngày 12 tháng 8, 2020

  • Thông tin được cập nhật vào phần chú thích trong bảng về Trang Bị Bảo Hộ Cá Nhân (PPE) Được Khuyến Nghị Dùng Dựa Trên Tiền Sử của Động Vật Đồng Hành nhằm giải thích rõ mức độ phơi nhiễm của động vật đồng hành với SARS-CoV-2.

Xem các thông tin cập nhật trước đó

Những Khái Niệm Chính
  • Hướng dẫn tạm thời này dành cho bác sĩ thú y và nhân viên của họ, những người có thể đang điều trị hoặc tư vấn về chăm sóc y tế cho vật nuôi trong đại dịch COVID-19.
  • Các cơ sở thú y có các đặc điểm riêng cần đảm bảo các cân nhắc kiểm soát lây nhiễm riêng.
  • Tại thời điểm này, không có bằng chứng nào cho thấy động vật đồng hành đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan SARS-CoV-2, vi-rút gây ra bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19). Dựa trên dữ liệu hạn chế có sẵn, nguy cơ động vật lây lan COVID-19 cho người được coi là thấp. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về vi-rút này, và có vẻ như trong một số trường hợp hiếm gặp, con người có thể lây lan vi-rút cho động vật. Cần nghiên cứu thêm để biết được động vật có bị ảnh hưởng bởi vi-rút này không cũng như cách thức ảnh hưởng và động vật có thể đóng vai trò như thế nào trong sự lây lan của COVID-19.
  • Để bảo vệ nhân viên và duy trì trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) và vật tư trong đại dịch COVID-19, các phòng khám thú y nên ưu tiên chỉ khám và thực hiện thủ tục cấp cứu và khẩn cấp cho đến khi hoạt động kinh doanh thường xuyên khôi phục trở lại trong cộng đồng của quý vị. Dịch vụ nhận hàng tại lề đường và dịch vụ điều trị từ xa có thể là những lựa chọn hiệu quả để hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân trong khi thực hiện cách ly giao tiếp xã hội.
  • Chủ động thông báo cho cả nhân viên và chủ thú cưng về việc cần ở nhà nếu bị bệnh.
  • Xây dựng kế hoạch về những việc cần làm nếu chủ sở hữu vật nuôi có các triệu chứng hô hấp đến phòng khám của quý vị, hoặc nếu vật nuôi có tiền sử phơi nhiễm với người bị nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 cần được khám.

Hướng dẫn này dành cho: Bác sĩ thú y và nhân viên thú y chăm sóc vật nuôi

Mục đích: Dự định của hướng dẫn này là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị và đảm bảo thực hiện các hoạt động trong cơ sở lâm sàng dành cho động vật đồng hành để giúp mọi người và động vật duy trì sự an toàn và khỏe mạnh.

Hướng dẫn tạm thời này dựa trên những gì hiện người ta biết được về việc lây truyền và tính chất nghiêm trọng của COVID-19. Đây là tình huống diễn tiến nhanh. CDC sẽ cập nhật hướng dẫn này khi cần thiết và khi có thêm thông tin. Các tiểu bang có thể có các yêu cầu cụ thể của riêng mình cho những hình huống này. Vui lòng xem trang web về COVID-19 của CDC thường xuyên để biết thông tin cập nhật cũng như hướng dẫn tạm thời.

Bác sĩ thú y nên sử dụng phán xét lâm sàng tốt nhất của họ khi đánh giá động vật đồng hành và xem xét sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp và các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện.

Lưu ý: Tên khoa học của vi-rút corona mới này là vi-rút corona 2 gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV-2). Ở người, bệnh do vi-rút này gây ra được gọi là bệnh vi-rút corona 2019 hay COVID-19. Trong bối cảnh sức khỏe động vật, chúng tôi gọi bệnh này là SARS-CoV-2.

Hiện nay chúng ta biết những gì về động vật và COVID-19?

SARS-CoV-2, vi-rút gây ra COVID-19 ở người, được cho là lây lan chủ yếu qua các giọt bắn từ đường hô hấp sinh ra khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Cũng có báo cáo rằng người ta có thể làm lây lan vi-rút khi chưa có triệu chứng hoặc không hề có triệu chứng. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về loại vi-rút mới do động vật truyền sang người này và có vẻ như trong một số trường hợp hiếm gặp, việc lây truyền từ người sang động vật có thể xảy ra.

CDC biết một số ít động vật, bao gồm chó và mèo, đã được báo cáo external icon nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và CDC gần đây đã báo cáo sự lây nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận ở hai con mèo vật nuôi mắc bệnh hô hấp nhẹ ở New York, đây là các trường hợp đầu tiên được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 ở động vật đồng hành ở Hoa Kỳ. Cả hai con mèo dự kiến sẽ phục hồi. Các con mèo đã tiếp xúc gần với những người được xác nhận hoặc bị nghi ngờ mắc COVID-19, cho thấy sự lây lan từ người sang mèo. Cần tiếp tục nghiên cứu thêm để hiểu rõ liệu những loài động vật khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi COVID-2 không và ảnh hưởng như thế nào.

Hiện tại thông tin sẵn có để mô tả đặc điểm phổ bệnh lâm sàng liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2 ở động vật còn hạn chế. Các dấu hiệu lâm sàng được cho là tương ứng với tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 ở động vật bao gồm sốt, ho, khó thở hoặc hụt hơi, lờ đờ, hắt hơi, chảy nước mũi/mắt, nôn mửa và tiêu chảy.

Đề nghị những nhân viên phòng khám thú y bị nhiễm bệnh nên ở nhà

Nhân viên bị bệnh

Làm theo hướng dẫn của CDC về những điều cần làm nếu quý vị mắc bệnh. Nói nhân viên ở nhà nếu họ mắc bệnh.  Những nhân viên có biểu hiện  các triệu chứng COVID-19 (vd. sốt, ho hoặc hụt hơi) khi đến nơi làm việc hoặc bị bệnh trong ngày đó nên được tách riêng ngay khỏi những nhân viên khác tại phòng khám, khách hàng và được đưa về nhà:

  • Nhân viên bị bệnh hoặc xét nghiệm dương tính vơi COVID-19 nên được cách ly tại nhà.

Nhân viên bị phơi nhiễm

Thông báo cho các thành viên trong nhóm của nhân viên nếu họ đã phơi nhiễm với người có thể mắc COVID-19, đồng thời duy trì sự bí mật theo yêu cầu của Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật. Đồng thời thông báo cho sở y tế địa phương về khả năng phơi nhiễm.

  • Nhân viên đã phơi nhiễm với người nhiễm COVID-19 nên được cách ly tại nhà.

Lưu ý: Tuy nhiên, người lao động trong lĩnh vực thiết yếu như bác sĩ thú y và nhân viên của họ, có thể được phép tiếp tục làm việc sau khi có khả năng phơi nhiễm với COVID-19, miễn họ vẫn không có triệu chứng và có triển khai các biện pháp phòng ngừa bổ sung để bảo vệ họ và nơi làm việc. Mọi người vào phòng khám, bao gồm cả nhân viên và người đến khám, phải đeo khẩu trang che mũi và miệng nhằm ngăn dịch tiết đường hô hấp tiếp xúc với người khác, trừ khi tham gia vào hoạt động yêu cầu sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân.

Thực hiện chính sách nghỉ bệnh linh hoạt,không áp dụng phạt cho nhân viên phòng khám thú y, phù hợp với hướng dẫn y tế công cộng, cho phép nhân viên ở nhà nếu họ có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp.

Thực hiện theo hướng dẫn của CDC về làm sạch và khử trùng các khu vực mà nhân viên bị bệnh đã đến. Nếu có thể, mỗi nhân viên nên có không gian làm việc/thiết bị riêng và tránh dùng chung bàn/dụng cụ làm việc. Nếu buộc phải dùng chung những vật dụng này, thì phải khử trùng thường xuyên.

Hoãn các chuyến khám thú y không khẩn cấp và các thủ thuật tùy chọn cho đến khi hoạt động kinh doanh thường xuyên khôi phục trở lại trong cộng đồng của quý vị

Hầu hết các khu vực phân quyền công nhận các hoạt động thú y là cần thiết và đang cho phép công việc này hoạt động trong khi diễn ra đại dịch COVID-19. Để bảo vệ nhân viên và tiết kiệm trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) và vật tư trong khi xảy ra đại dịch COVID-19, các phòng khám thú y nên đưa ra các điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe của con người và cả động vật. Bác sĩ thú y nên áp dụng phán xét chuyên môn thận trọng cho công việc quản lý ca bệnh để tiếp tục chăm sóc động vật trong khi hạn chế sự phơi nhiễm từ người sang người của nhân viên và khách hàng và duy trì trang bị bảo hộ cá nhân. Công việc này cũng có thể bao gồm ưu tiên khám bệnh nhân khẩn cấp và hoãn các lần khám thú y không khẩn cấp và các thủ thuật tùy chọn cho đến khi hoạt động kinh doanh thường xuyên khôi phục trở lại trong cộng đồng của quý vị. Trong một số khu vực phân quyền, các sắc lệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các loại thủ thuật có thể được thực hiện.

Nguy cơ lớn nhất của sự phơi nhiễm COVID-19 đối với nhân viên tại các phòng khám thú y đến từ sự lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn từ đường hô hấp do ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, đó là cách lây lan chính của SARS-CoV-2. Cần cho nhân viên phòng khám được khám sàng lọc hàng ngày, khi bắt đầu ca làm việc trước khi giao tiếp với nhân viên và khách hàng, và nên thực hiện cách ly giao tiếp xã hội. Phòng khám nên có biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự tiếp xúc của nhân viên với tất cả các chủ vật nuôi. Ví dụ về các hành động cần thực hiện để giảm thiểu sự tiếp xúc với chủ thú cưng hoặc người khác bao gồm:

  • Sử dụng sự nhận định chuyên nghiệp khi xác định liệu một trường hợp là khẩn cấp hay không khẩn cấpbiểu tượng bên ngoài và khi nào cần hoãn lại một thủ thuật.
  • Sử dụng dịch vụ điều trị từ xa để tư vấn hoặc giúp đỡ bệnh nhân. Tham khảo các yêu cầu của tiểu bang về về điều trị từ xa và mối quan hệ bệnh nhân-khách hàng-thú y (VCPR).
  • Lên lịch các cuộc hẹn đưa động vật đến nơi đã định hoặc nhận động vật đồng hành từ phương tiện của chủ sở hữu (còn được gọi là nhận tại lề đường).
  • Giao tiếp qua điện thoại hoặc trò chuyện video để duy trì sự cách ly giao tiếp xã hội.
  • Áp dụng việc tiếp nhận trực tiếp đến phòng khám hoặc thực thi cách ly giao tiếp xã hội tại sảnh.
  • Để nhân viên, thay vì khách hàng, giữ động vật để giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp.
  • Sử dụng thanh toán và hóa đơn trực tuyến để giảm thiểu việc cầm thẻ tín dụng hoặc các đồ vật truyền bệnh tiềm ẩn khác.

Có kế hoạch xử lý động vật được xác nhận hoặc bị nghi ngờ nhiễm COVID-19, hoặc có khả năng có các dấu hiệu lâm sàng tương hợp. Bác sĩ thú y cần liên hệ với bác sĩ thú y của sở y tế công cộng của tiểu bangbiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoài hoặc nhân viên y tế về động vật của tiểu bangbiểu tượng bên ngoài nhằm được hướng dẫn về việc xét nghiệm động vật để phát hiện lây nhiễm SARS-CoV-2.

Kiểm tra sàng lọc động vật đồng hành xem có phơi nhiễm với người mắc bệnh COVID-19 không

Trước các cuộc hẹn theo lịch hoặc khi đến nơi, nhân viên nên hỏi xem vật nuôi có bất kỳ phơi nhiễm nào với người bị nghi ngờ nhiễm hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 không.

Biết rõ những hành động cần thực hiện nếu chủ thú cưng bị nghi ngờ nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19

Nếu chủ vật nuôi hiện đang có các triệu chứng về đường hô hấp hay bị nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc COVID-19, họ không nên đến cơ sở thú y. Cân nhắc xem tư vấn điều trị từ xa có thích hợp không. Nếu có thể, một người bạn hoặc một người trong gia đình khỏe mạnh từ bên ngoài nhà của họ nên mang vật nuôi đến phòng khám thú y. Phòng khám nên sử dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa thích hợp để giảm thiểu sự tiếp xúc với người mang động vật đến phòng khám. Nếu có trường hợp cấp cứu động vật, quý vị không nên từ chối để động vật được điều trị.

  • Nếu chủ sở hữu thú cưng bị nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 và phải mang vật nuôi của họ đến phòng khám, quý vị có thể thực hiện các hành động sau đây:
    • Giao tiếp qua điện thoại hoặc trò chuyện video để duy trì cách ly giao tiếp xã hội.
    • Nhận động vật từ xe của chủ sở hữu (còn gọi là nhận tại lề đường) để người chủ không phải vào phòng khám hoặc bệnh viện.
    • Duy trì các khuyến nghị cách ly giao tiếp xã hội và trang bị bảo hộ cá nhân khi giao tiếp với khách hàng.
    • Yêu cầu mang động vật nhỏ hơn trong giỏ đựng bằng nhựa để tạo điều kiện khử trùng giỏ đựng sau khi sử dụng. Cũng khuyên chủ sở hữu để lại tất cả các đồ dùng không cần thiết ở nhà để tránh các cơ hội phơi nhiễm thêm không cần thiết.
  • Cần thực hiện mọi nỗ lực để ngăn không cho người bệnh vào phòng khám, mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của động vật
    • Nếu chủ vật nuôi mắc bệnh phải vào phòng khám:
      • Yêu cầu người đó đeo khẩu trang qua mũi và miệng của họ. Chuẩn bị cung cấp khẩu trang cho người bị bệnh nếu họ có sẵn đồ của mình.
      • Hướng dẫn chủ vật nuôi và bệnh nhân đến phòng khám đơn hoặc phòng cách ly.
      • Hạn chế số lượng nhân viên thú y vào phòng, chạm vào động vật hoặc giao tiếp với chủ vật nuôi và đeo trang bị bảo hộ cá nhân thích hợpbiểu tượng pdf như mô tả dưới đây.
      • Làm sạch và khử trùng căn phòng, bề mặt, vật tư, sàn nhà và thiết bị nằm trong phạm vi 6 feet từ chủ thú cưng mắc bệnh sau khi họ rời đi.
    • Nếu quý vị là bác sĩ thú y di động hoặc gọi đến nhà và được gọi đến để khám một động vật đồng hành mắc bệnh hoặc bị thương trong nhà của bệnh nhân COVID-19:
      • Chỉ vào nhà khi thực sự cần thiết. AVMAbiểu tượng bên ngoài đề nghị các bác sĩ thú y di động và gọi đến nhà xem xét việc kiểm tra động vật đồng hành trong xe của họ, bên ngoài hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của một phòng khám địa phương. Nếu quý vị phải vào nhà khi có người mắc bệnh COVID-19, hãy đeo trang bị bảo hộ cá nhân thích hợpbiểu tượng pdf.
      • Phải đeo trang bị bảo hộ cá nhân trước khi vào nhà và chỉ được tháo bỏ sau khi rời khỏi nhà, theo các thủ tục đeo và tháo thích hợpbiểu tượng pdf.
      • Nếu có người bệnh trong nhà, hãy yêu cầu người bệnh ở trong một phòng khác trong nhà nếu có thể. Nếu không thể, hãy đề nghị họ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet (2 mét). Chuẩn bị cung cấp khẩu trang cho người bị bệnh nếu họ có sẵn đồ của mình. Giảm thiểu sự tiếp xúc với những người khác trong gia đình, ngay cả khi họ có vẻ khỏe mạnh, vì sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra trước khi khởi phát triệu chứng.
      • Rửa tay ngay lập tứcbiểu tượng pdf sau khi tháo bỏ trang bị bảo hộ cá nhân, chạm vào động vật hoặc giao tiếp với người bệnh hoặc người trong gia đình. Nếu không có xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa tối thiểu 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.
    • Những nhân viên quan trọng, như bác sĩ thú y và phụ tá của họ, có thể được phép tiếp tục làm việc sau khi có nguy cơ phơi nhiễm COVID-19, với điều kiện là họ không có triệu chứng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung để bảo vệ bản thân và nơi làm việc.

Các dấu hiệu lâm sàng ở động vật

Phổ bệnh lâm sàng đối với vi-rút SARS-CoV-2 vẫn chưa được xác định rõ ở động vật. Động vật đồng hành có thể có các dấu hiệu lâm sàng về đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa dựa trên sự hiện diện của các vi-rút corona khác thường thấy ở động vật cũng như các vi-rút corona mới xuất hiện khác, bao gồm lây nhiễm SARS-CoV-1.

Các dấu hiệu lâm sàng có nhiều khả năng tương ứng với lây nhiễm SARS-CoV-2 ở động vật có vú có thể bao gồm một tập hợp các dấu hiệu sau:

  • Sốt
  • Ho
  • Khó thở hoặc hụt hơi
  • Mệt mỏi
  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi
  • Dịch tiết ở mắt
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy

Trang bị bảo hộ cá nhân (PPE)

Với những kiến thúc hiện tại còn hạn chế liên quan đến COVID-19 và động vật đồng hành, các hướng dẫn về trang bị bảo hộ cá nhân này áp dụng cách tiếp cận thận trọng. Các khuyến nghị có thể thay đổi theo thời gian, khi có thêm thông tin mới. Bác sĩ thú y nên sử dụng phán xét chuyên môn về khả năng phơi nhiễm với COVID-19 và các ràng buộc về nguồn trang bị bảo hộ cá nhân khi xác định các biện pháp phòng ngừa trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp cần áp dụng.

Lịch sử động vật Khẩu trang Bảo vệ mắt (tấm chắn mặt, kính bảo hộ) Găng tay Áo khoác ngoài bảo hộ (áo choàng hoặc quần yếm3) Mặt nạ N95 hoặc trang bị thay thế thích hợp4
Trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) được đề xuất dựa trên lịch sử động vật đồng hành
Động vật đồng hành khỏe mạnh không bị phơi nhiễm với người có các triệu chứng tương hợp COVID-191, 2 N1 N1 N1 N1 N1
Động vật đồng hành mắc bệnh không bị nghi ngờ là nhiễm SARS-CoV-25không phơi nhiễm với người có các triệu chứng tương hợp với COVID-191, 2 N1 N1 N1 N1 N1
Động vật đồng hành không bị nghi ngờ là nhiễm SARS-CoV-25  NHƯNG đã phơi nhiễm với người có các triệu chứng tương hợp với COVID-19 Y N1 Y N1 N1
Động vật đồng hành mắc bệnh bị nghi ngờ là nhiễm SARS-CoV-25 Y Y Y Y N7
Quy trình tạo giọt bắn lơ lửng trong không khí với bất kỳ động vật nào mà không bị phơi nhiễm với người có các triệu chứng tương hợp với COVID-196 Y Y Y Y N7
Quy trình tạo giọt bắn lơ lửng trong không khí với bất kỳ động vật nào mà bị phơi nhiễm với người có các triệu chứng tương hợp với COVID-196 N Y Y Y Y
Bất kỳ thủ thuật nào thực hiện trên một động vật đã xác định là hiện đang nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR đã được kiểm chứng N Y Y Y Y
Bất kỳ thủ tục nào mà một người bị nghi nhiễm hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 sẽ thực hiện N Y Y Y Y

1Các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn bằng trang bị bảo hộ cá nhân nên được áp dụng trong bất kỳ môi trường nào cung cấp dịch vụ chăm sóc thú y và có khả năng phơi nhiễm với dịch tiết, phân, nước bọt hoặc các chất dịch khác của động vật.

2Phơi nhiễm của động vật đồng hành với SARS-CoV-2 hoặc phơi nhiễm COVID-19 trong tình huống này đề cập đến các điều kiện sau trong vòng 14 ngày trước khi đưa động vật đến cơ sở chăm sóc thú y:

  • Tiếp xúc trong phạm vi 6 feet (2 mét) với người bị nghi ngờ hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 từ 2 ngày trước khi người đó khởi phát bệnh (hoặc 2 ngày trước khi lấy mẫu dương tính đối với bệnh nhân không có triệu chứng) đến khi người đó được cách ly.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết truyền nhiễm từ người bị nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc COVID-19 từ 2 ngày trước khi người đó khởi phát bệnh (hoặc 2 ngày trước khi lấy mẫu dương tính đối với bệnh nhân không có triệu chứng) đến khi người đó được cách ly. Tiếp xúc trực tiếp có thể bao gồm việc người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ vào động vật, chia sẻ thức ăn hoặc động vật gần đây có ăn đồ bị nhiễm bẩn chất nhầy hoặc nước bọt của người nhiễm bệnh.

3Áo choàng tái sử dụng (nghĩa là có thể giặt được) thường được làm bằng vải polyester hoặc vải bông polyester. Áo choàng có các loại vải này có thể giặt an toàn theo thủ tục thông thường và tái sử dụng.

4Nên dùng hình thức bảo vệ cơ quan hô hấp có khả năng bảo vệ ít nhất như mặt nạ lọc N95 dùng một lần có chứng nhận của NIOSH.

  • Nếu không có mặt nạ N95, hãy sử dụng kết hợp khẩu trang y tế và tấm chắn che toàn mặt.
  • Việc sử dụng mặt nạ phải trong bối cảnh chương trình bảo vệ cơ quan hô hấp hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn Bảo vệ Cơ quan Hô hấp của Cơ quan Quản lý Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp OSHA (29 CFR 1910.134), trong đó bao gồm việc khám bệnh, đào tạo và kiểm tra độ vừa vặn.

5 Các dấu hiệu lâm sàng dự kiến ​​sẽ tương hợp với sự lây nhiễm SARS-CoV-2 ở động vật đồng hành có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Ho
  • Khó thở hoặc hụt hơi
  • Mệt mỏi
  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi/mắt
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy

Bác sĩ thú y nên xem xét khả năng phơi nhiễm với COVID-19 của bệnh nhân khi xác định liệu bệnh nhân có bị nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 hay không.

6Cần tránh thực hiện quy trình tạo giọt bắn lơ lửng trong không khí, chẳng hạn như hút hoặc nội soi phế quản, nếu có thể trên bất kỳ động vật nào đã bị phơi nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm SARS-CoV-2.

7Mặt nạ N95 có thể được ưa thích hơn tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ.

Đảm bảo đeo và tháo trang bị bảo hộ cá nhân đúng cách

Có thể chấp nhận nhiều hơn một phương pháp đeo. Đào tạo và thực hành sử dụng quy trình của phòng khám của quý vị là việc rất quan trọng. Có thể tìm thêm thông tin về cách đeo và tháo trang bị bảo hộ cá nhân ở đây.

Các cơ sở thực hiện việc tái sử dụng hoặc kéo dài việc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân cần phải điều chỉnh các quy trình đeo và tháo cho phù hợp với thực tiễn đó.

Tái sử dụng và kéo dài thời gian sử dụng của trang bị bảo hộ cá nhân (PPE)

Khái niệm cơ bản: Các chiến lược tối ưu hóa việc cung cấp thiết bị và trang bị bảo hộ cá nhân  (PPE)

Áo khoác ngoài bảo hộ

 Mặt nạ và khẩu trang

Mặt nạ được thiết kế để tái sử dụng (Mặt nạ bằng nhựa đàn hồi che nửa mặt: EHFR)

Mặt nạ không được thiết kế để tái sử dụng (Mặt nạ có bộ lọc dùng một lần: DFFR)

Khẩu trang dùng một lần

Khẩu trang có thể giặt sạch và tái sử dụng

Khẩu trang không được xem là trang bị bảo hộ cá nhân. Chúng được thiết kế để kiểm soát nguồn các giọt bắn từ đường hô hấp do người đeo phát ra.  Không có gì đảm bảo về hiệu suất lọc sạch từ khẩu trang có thể giặt được/tái sử dụng.

Kính và tấm che mặt

Găng tay

Đừng bao giờ tái sử dụng găng tay cao su và nitrile dùng một lần.

Các vấn đề cần xem xét thêm

Phải cởi bỏ và khử nhiễm mặt nạ bằng nhựa đàn hồi che nửa mặt, kính và tấm che mặt có thể tái sử dụng tại khu vực được chỉ định. Các bề mặt/khu vực khử nhiễm nên được coi là địa điểm nhiễm bẩn và cần có biển báo chỉ ra khu vực chỉ định này.

Làm sạch và khử trùng

Tràn chất lỏng

  • Đeo trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp.
  • Chứa nước tiểu, phân, máu, nước bọt hoặc chất nôn bằng vật liệu thấm nước (ví dụ: khăn giấy, mùn cưa hoặc cát vệ sinh).
  • Lấy vật liệu lên và giữ kín trong túi nhựa chống rò rỉ.
  • Làm sạch và khử trùng khu vực bằng chất khử trùng có đăng ký EPA, dùng trong bệnh việnbiểu tượng bên ngoài theo hướng dẫn trên nhãn chất khử trùng.
  • Sau khi khử trùng, tháo và vất bỏ trang bị bảo hộ cá nhân một cách an toàn theo quy trình tiêu chuẩn của cơ sở/phòng khám và rửa tay.
  • Giữ người khác và động vật tránh xa khu vực cho đến khi hoàn thành việc khử trùng.

Xử lý rác thải

  • Một số loại chất thải phát sinh trong quá trình chăm sóc động vật có thể đã bị nhiễm SARS-CoV-2 phải được xử lý như chất thải y tế, trong khi các chất thải khác có thể được bỏ trong thùng rác thông thường niêm kín. Những chất thải cần được xử lý riêng biệt dưới dạng chất thải y tế bao gồm phân, máu và dịch cơ thể của động vật và bất kỳ vật liệu dùng một lần nào (bao gồm trang bị bảo hộ cá nhân) dính chất thải, máu hoặc dịch cơ thể của động vật. Trang bị bảo hộ cá nhân mà không có vết bẩn nhìn rõ hoặc thấm đẫm thì có thể được xử lý như rác thông thường trong các túi kín riêng biệt. Khi cần thiết, hãy tham khảo các yêu cầu của tiểu bang và địa phương về xử lý chất thải y tế.
  • Xem thêm Hướng dẫn tạm thời về quy trình khử trùng

Giặt những món đồ tiếp xúc với SARS-CoV-2

Đánh giá và xét nghiệm động vật đồng hành để phát hiện sự lây nhiễm SARS-CoV-2

Hiện tại không có khuyến nghị xét nghiệm định kỳ cho động vật đồng hành để phát hiện SARS-CoV-2. Có dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trên động vật cho các loài động vật có vú trong các tình huống nhất định; xét nghiệm hiện không có sẵn cho động vật lưỡng cư, bò sát, cá hoặc chim. Bác sĩ thú y được khuyến khích loại trừ các nguyên nhân gây bệnh phổ biến khác trước khi xem xét có cho xét nghiệm SARS-CoV-2, đặc biệt là trong số các động vật đồng hành không có phơi nhiễm COVID-19.

Có thể tìm hướng dẫn bổ sung về cách xác định khi nào cần xét nghiệm động vật đồng hành để phát hiện SARS-CoV-2 ở đây.

Xem xét kỹ lưỡng tiền sử bệnh để đánh giá khả năng phơi nhiễm hoặc các yếu tố nguy cơ trong 2 tuần trước khi khởi phát triệu chứng, chẳng hạn như động vật có tiếp xúc với người được chẩn đoán mắc COVID-19, người có triệu chứng giống COVID-19 hay không hoặc gần đây đã tiếp xúc với môi trường được biết là có nguy cơ cao, chẳng hạn như viện dưỡng lão.

Bác sĩ thú y đã đánh giá một động vật đồng hành và xác định rằng có sự nhất quán với hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 cần liên hệ với bác sĩ thú y y tế công cộng của tiểu bangbiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoài (SPHV) hoặc nhân viên y tế động vật tiểu bangbiểu tượng bên ngoài để thảo luận về các lựa chọn xét nghiệm.

Những việc cần làm nếu động vật đồng hành có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

Nếu xét nghiệm trên động vật được cho là dương tính, thì bác sĩ thú y nên liên hệ ngay với bác sĩ thú y công cộng tiểu bang hoặc bác sĩ thú y tiểu bang của mình về các bước tiếp theo, đồng thời phòng thí nghiệm phải liên hệ với Phòng Thí Nghiệm Dịch Vụ Thú Y Quốc Gia của USDA để được hướng dẫn việc chuyển mẫu để làm xét nghiệm xác nhận. Các trường hợp khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 ở động vật phải được USDA báo cáo cho Tổ Chức Sức Khỏe Động Vật Thế giới (OIE).external icon

Tại thời điểm này, không có bằng chứng nào cho thấy động vật đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan vi-rút gây ra COVID-19. Dựa trên dữ liệu hạn chế có sẵn, nguy cơ động vật lây lan COVID-19 cho người được coi là thấp. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về vi-rút này, và có vẻ như trong một số trường hợp hiếm gặp, con người có thể lây lan vi-rút cho động vật. Cần nghiên cứu thêm để biết được động vật có bị ảnh hưởng bởi vi-rút này không cũng như cách thức ảnh hưởng và động vật có thể đóng vai trò như thế nào trong sự lây lan của COVID-19.

Các lựa chọn cho động vật đồng hành có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

Bác sĩ thú y nên đánh giá xem vật nuôi bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể chăm sóc tại nhà hay không.  Những vấn đề cần cân nhắc đối với việc cách ly tại nhà bao gồm:

  • Thú cưng có đủ ổn định để được chăm sóc tại nhà hay không.
  • Chủ của vật nuôi có thể chăm sóc cho vật nuôi tại nhà một cách an toàn hay không.
  • Có một phòng riêng nơi vật nuôi có thể tiếp tục phục hồi mà không dùng chung không gian ngay sát người và vật nuôi khác, bao gồm những người có nguy cơ cao.
  • Chủ thú cưng và các thành viên gia đình khác có găng tay và khẩu trang, đồng thời có khả năng tuân thủ các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị như là một phần trong hoạt động chăm sóc tại nhà (vd. vệ sinh tay).
  • Chủ thú cưng hoặc người chăm sóc chính cho thú cưng tại nhà không có các bệnh lý khiến họ có  nguy cơ cao bị biến chứng do nhiễm COVID-19.
  • Dựa trên những gì chúng tôi đã biết đến giờ, những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19 là người lớn tuổi hoặc người mắc một số bệnh lý nền nhất định ở mọi độ tuổi.

Các khuyến cáo khi cách ly tại nhà

Nếu thú cưng được cách ly tại nhà, hãy khuyến cáo chủ thú cưng thực hiện những biện pháp sau:

  • Hạn chế tương tác với thú cưng bị cô lập càng nhiều càng tốt, trong khi vẫn đảm bảo chăm sóc thích hợp cho động vật.
  • Nếu có thể, thú cưng bị bệnh nên sử dụng hộp chất thải hoặc phòng vệ sinh tách biệt với các con vật khác.
  • Chó trong các hộ gia đình được sử dụng khu vực riêng tư để đi vệ sinh (ví dụ như sân sau) thì không nên được đưa đi dạo. Khi buộc phải đưa chó đi dạo, thì chỉ áp dụng với lúc cho đi vệ sinh và chỉ đi ở khu vực gần nhà. Cần tránh tiếp xúc với người hoặc động vật khác.
  • Mèo phải được giữ trong một khu vực riêng, cách xa người và các động vật khác. Không được để mèo dương tính với SARS-CoV-2 đi lang thang bên ngoài.
  • Sử dụng găng tay khi nhặt phân. Vứt bỏ găng tay và cho vật liệu thải hoặc chất thải từ hộp chứa vào túi đóng kín trước khi vứt vào thùng rác có lót bằng túi rác. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây ngay sau khi dọn dẹp chất thải cho thú nuôi.
  • Tại thời điểm này, không có bằng chứng nào cho thấy động vật đồng hành đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan vi-rút gây ra COVID-19, nhưng có những bệnh động vật khác có thể lây lan giữa động vật và người, vì vậy luôn thực hành các thói quen lành mạnh với thú cưng và các động vật khác, bao gồm rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước và sau khi tương tác với chúng. Nếu một động vật đồng hành bị cách ly tại nhà vì bị nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2:
    • Cung cấp chỗ ngủ, bát hoặc hộp đựng đồ ăn, đồ dùng và đồ chơi tách biệt với vật dùng của người hoặc động vật khác trong gia đình.
    • Khử trùng bát, đồ chơi và các vật dụng chăm sóc động vật khác bằng chất khử trùng đã đăng ký với EPAexternal icon, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch.
    • Các đồ vật mềm như khăn, chăn và đồ trải giường có thể giặt một cách an toàn và tái sử dụng. Đồ dơ đã có tiếp xúc với vật nuôi bị bệnh có thể được giặt cùng với những đồ khác.
  • Tránh đưa vật nuôi đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người, trường học, công viên chó, công viên, dịch vụ làm đẹp cho thú cưng, cửa hàng thú cưng, cơ sở trông nom thú cưng, nhưng nơi lưu trú hoặc những nơi tương tự cho đến khi động vật khỏi bệnh.
  • Nếu không thể tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật bị bệnh, ngoài việc hết sức thận trọng, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo tương tự như đối với người chăm sóc người bệnh khác tại nhà.

Khuyến nghị cách ly phòng khám thú y:

Các phòng khám thú y hoặc bệnh viện chăm sóc động vật nuôi đồng hành bị mắc bệnh, có xét nghiệm dương tính phải có:

  • Một căn phòng nơi có thể cách ly động vật đồng hành có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 với những người khác có liên quan đến bệnh nhân.
    • Một tuyến đường đã lên kế hoạch để di chuyển động vật từ phương tiện vận chuyển đến không gian cách ly.
    • Khi có thể, chỉ đưa những động vật được khám và điều trị SARS-CoV-{[# 0]} vào không gian cách ly này.
    • Không gian cho nhân viên thú y để đeo và tháo trang bị bảo hộ cá nhân trước khi vào phòng và ngay lập tức khi ra khỏi phòng. Phải dễ dàng tiếp cận và sử dụng nước rửa tay chứa cồn hoặc bồn rửa có xà phòng và nước (ưu tiên) trước khi đeo và ngay sau khi tháo trang bị bảo hộ cá nhân.
  • Có sẵn một số lượng trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp đầy đủ trong thời gian nhập viện dự kiến. Cân nhắc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân tái sử dụng khi có sẵn.
    • Bác sĩ thú y và nhân viên thú y nên tuân theo hướng dẫn trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp khi chăm sóc động vật đồng hành mắc bệnh, có xét nghiệm dương tính.
  • Kế hoạch giới hạn số lượng nhân viên phòng khám thú y đã tiếp xúc với động vật và duy trì nhật ký của tất cả các nhân viên đã tiếp xúc với động vật để theo dõi sức khỏe nghề nghiệp.
  • Khả năng làm sạch và khử trùng khu vực bằng Chất khử trùng có đăng ký EPAbiểu tượng bên ngoài.
  • Các thủ tục nhằm hạn chế hoặc cấm người đến khám và lưu lượng khách cao hơn tại phòng khám hoặc bệnh viện tại những khu vực nơi đang giữ và điều trị các động vật gia đình mắc bệnh, có xét nghiệm dương tính.

Lặp lại xét nghiệm

Trong trường hợp được coi là thích hợp, việc xét nghiệm lại SARS-CoV-2 cho thú cưng hoặc xét nghiệm bổ sung (ví dụ, huyết thanh học) nên được tiến hành phối hợp với bác sĩ thú y y tế công cộng và/hoặc nhân viên y tế động vật của tiểu bang.

Khi thú cưng có thể quay lại hoạt động bình thường

Nếu động vật đồng hành có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì việc giám sát, cách ly và hạn chế đi lại có thể kết thúc nếu các điều kiện sau được đáp ứng:

  • Động vật đó không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng phù hợp với việc nhiễm SARS-CoV-2 trong ít nhất 72 giờ mà không có sự kiểm soát y tế;
    VÀ một trong các điều kiện sau:
  • Đã ít nhất 14 ngày trôi qua kể từ lần cuối có kết quả xét nghiệm dương tính từ một phòng thí nghiệm sử dụng xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 RT-PCR đã được kiểm chứng;
    ​HOẶC
  • Tất cả các loại mẫu xét nghiệm thu thập được khi tái khám đều cho kết quả âm tính bởi xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 RT-PCR đã được kiểm chứng.

Nhân viên có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng hoặc hậu quả nghiêm trọng

Dựa trên những thông tin hiện có và chuyên môn lâm sàng, người cao tuổi và người ở độ tuổi bất kỳ có sẵn bệnh nền nhất định có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Dựa trên những gì chúng tôi biết tại thời điểm này, người mang thai có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 so với người không mang thai. Ngoài ra, có thể có nguy cơ cao hơn dẫn đến kết quả bất lợi cho thai kỳ, chẳng hạn như sinh non, trong số những người mang thai mắc bệnh COVID-19. Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng và nhân viên thú y mang thai, các cơ sở nên cân nhắc hạn chế tiếp xúc giữa những người này với cả chủ thú cưng bị nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19 và với động vật bệnh có lịch sử tiếp xúc với ca mắc COVID-19 ở người.

Cần thông báo điều gì với chủ vật nuôi trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh COVID-19

Thông báo cho chủ thú cưng về những gì đã biết về động vật đồng hành và SARS-CoV-2 là việc rất quan trọng để giúp họ an toàn và khỏe mạnh xung quanh vật nuôi.  Dưới đây là những thông điệp chính để chia sẻ với chủ sở hữu thú cưng:

  • Tại thời điểm này, không có bằng chứng nào cho thấy động vật đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan vi-rút gây ra COVID-19 sang người. Dựa trên dữ liệu hạn chế có sẵn, nguy cơ động vật lây lan COVID-19 cho người được coi là thấp. Cần nghiên cứu thêm để biết được động vật có bị ảnh hưởng bởi vi-rút này không cũng như cách thức ảnh hưởng và động vật có thể đóng vai trò như thế nào trong sự lây lan của COVID-19.
  • Chúng tôi vẫn còn đang tìm hiểu về chủng vi-rút này, và có vẻ như con người có thể làm lây lan vi-rút sang động vật trong một số trường hợp.
  • Nếu quý vị mắc bệnh COVID-19 (bị nghi ngờ nhiễm hoặc được xác nhận bằng xét nghiệm), quý vị nên hạn chế tiếp xúc với thú cưng và các động vật khác, giống như quý vị thực hiện với mọi người.
    • Khi có thể, hãy để một thành viên khác trong gia đình chăm sóc động vật của quý vị trong khi quý vị bị bệnh.
    • Tránh tiếp xúc với thú cưng, kể cả việc vuốt ve, ôm ấp, để vật nuôi hôn hoặc liếm, dùng chung đồ ăn hay ngủ chung giường.
    • Nếu quý vị phải chăm sóc thú cưng của mình hoặc ở gần thú cưng trong khi bị bệnh, hãy rửa tay trước và sau khi chơi với thú cưng và đeo khẩu trang.
  • Cho đến khi chúng tôi biết thêm về cách vi-rút này ảnh hưởng đến động vật, hãy đối xử với thú cưng như các thành viên khác trong gia đình để ngăn chúng tránh bị nhiễm bệnh.
    • Mặc dù chúng ta biết một số vi khuẩn và nấm có thể được mang trên lông mao và lông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy vi-rút, bao gồm vi-rút gây ra COVID-19, có thể lây sang người từ da, lông mao hoặc lông của thú cưng. Đừng lau hoặc tắm cho thú cưng bằng chất khử trùng hóa học, cồn, hydro peroxyt hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác như dung dịch sát trùng tay, khăn lau vệ sinh hoặc các chất tẩy rửa bề mặt hay công nghiệp khác.
    • Không để thú cưng tương tác với người không sống cùng nhà.
    • Dắt chó bằng dây buộc và cách người khác ít nhất 6 feet.
    • Tránh đến những nơi công cộng có đông người tụ tập.
    • Không đeo khẩu trang cho thú cưng. Đeo khẩu trang có thể gây hại cho thú cưng.
    • Giữ mèo quanh quẩn trong nhà khi có thể và không để chúng tự do đi ra ngoài.
  • Vì tất cả các động vật đều có thể mang mầm bệnh có thể gây bệnh cho người, quý vị nên thực hiện các thói quen lành mạnh khi ở gần thú cưng và động vật khác.
    • Rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật, đồ ăn, chất thải hoặc vật tư cung cấp của chúng.
    • Giữ vệ sinh thú cưng tốt, dọn dẹp sạch sẽ, đúng cách cho chúng.
    • Hãy truy cập trang web Thú Nuôi Khỏe Mạnh, Con Người Mạnh Khỏe của CDC để biết thêm thông tin về việc giữ gìn cho động vật và con người an toàn và mạnh khỏe.
  • Tại thời điểm này, không nên xét nghiệm thông thường về căn bệnh vi-rút corona mới này cho động vật.

Thông tin cập nhật trước đó

Các nguồn thông tin bổ sung

Cập nhật lần cuối ngày 12 tháng 8 năm 2020