Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Thời điểm cần cách ly

Thời điểm cần cách ly

Ở nhà nếu quý vị có thể đã phơi nhiễm với COVID-19

Cập nhật ngày 10 tháng 12 năm 2020

Sở y tế: Quý vị có thể tìm thấy khuyến cáo chi tiết của CDC dành cho các cơ quan y tế công cộng về thời gian cách ly tại đây.

Cơ quan y tế công cộng của địa phương sẽ xác định và lập ra các phương án cách ly cho khu vực phân quyền của họ.Việc cách ly được sử dụng để đảm bảo người có thể đã phơi nhiễm với COVID-19 cách xa những người khác. Cách ly giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh có thể xảy ra trước khi một người biết rằng họ mắc bệnh hoặc nếu họ bị nhiễm vi-rút mà không cảm thấy các triệu chứng. Những người bị cách ly nên ở nhà, tách mình khỏi những người khác, theo dõi sức khỏe của họ và làm theo chỉ dẫn từ sở y tế tiểu bang hoặc địa phương.

Cách ly hoặc cô lập: Đâu là sự khác biệt?

Cách ly đảm bảo những người có thể đã phơi nhiễm với vi-rút cách xa những người khác.

Cô lập đảm bảo người bị nhiễm vi-rút cách xa những người khác, ngay cả ở trong nhà của họ.

Bị ẩn

Ai cần cách ly?

Những người đã có tiếp xúc gần với ai đó bị nhiễm COVID-19-ngoại trừ những người đã nhiễm COVID-19 trong vòng 3 tháng qua.

Những người đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vòng 3 tháng qua và đã khỏi bệnh không cần phải cách ly hoặc xét nghiệm lại, miễn là họ không bộc lộ các triệu chứng mới. Những người tái phát triển các triệu chứng trong vòng 3 tháng kể từ lần đầu tiên bị bệnh COVID-19 có thể cần phải được xét nghiệm lại nếu không có nguyên nhân nào khác để hiểu rõ các triệu chứng của họ.

Như thế nào được coi là tiếp xúc gần?

  • Quý vị đã ở trong phạm vi 6 feet với người mắc bệnh COVID-19 trong ít nhất 15 phút hoặc lâu hơn
  • Quý vị đã chăm sóc tại nhà cho người mắc bệnh COVID-19
  • Quý vị đã có sự tiếp xúc cơ thể trực tiếp với người đó (ôm hoặc hôn họ)
  • Quý vị đã dùng chung dụng cụ ăn uống
  • Họ hắt hơi, ho hoặc bằng cách nào đó để những giọt bắn từ đường hô hấp dính vào quý vị

Các bước thực hiện

Ở nhà và theo dõi sức khỏe của quý vị

  • Ở nhà trong 14 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng của quý vị với một người mắc bệnh COVID-19
  • Hãy theo dõi xem có sốt (100.4◦F), ho, hụt hơi, hoặc các triệu chứng khác của COVID-19
  • Nếu có thể, hãy cách xa khỏi người khác, đặc biệt là những người có nguy cơ cao  mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19

Các phương án giảm cách ly

Việc giảm thời hạn cách ly có thể giúp người ta dễ dàng cách ly hơn khi giảm thời gian nếu họ không thể làm việc trong thời gian này. Thời hạn cách ly ngắn hơn có thể làm giảm bớt sức ép lên hệ thống y tế công cộng, đặc biệt là khi số ca lây nhiễm mới đang tăng lên nhanh chóng.

Cơ quan quản lý y tế công cộng của địa phương là bên ra quyết định cuối cùng về thời hạn cách ly, dựa trên điều kiện và nhu cầu tại địa phương. Hãy tuân thủ khuyến cáo của cơ quan y tế công cộng tại địa phương nếu quý vị cần cách ly. Những lựa chọn họ sẽ cân nhắc bao gồm việc kết thúc cách ly.

  • Sau ngày 10 không xét nghiệm
  • Sau ngày 7 sau khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính (xét nghiệm phải diễn ra vào ngày 5 trở về sau)

Sau khi kết thúc cách ly, quý vị phải

  • Theo dõi triệu chứng cho đến thời điểm 14 ngày sau khi phơi nhiễm.
  • Nếu quý vị có các triệu chứng, ngay lập tức tự cách ly và liên lạc với cơ quan quản lý y tế công cộng địa phương hoặc bác sĩ của mình.
  • Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách ít nhất là 6 feet với người khác, rửa tay, tránh nơi đông người và thực hiện các bước phòng tránh sự lây lan của COVID-19.

CDC tiếp tục ủng hộ việc cách ly 14 ngày và nhận thấy thời gian cách ly ngắn hơn 14 ngày sẽ cân bằng giữa việc giảm bớt gánh nặng với khả năng nhỏ là làm lây lan vi-rút. CDC sẽ tiếp tục đánh giá thông tin mới và cập nhật khuyến cáo khi cần. Tham khảo Các phương án giảm cách ly cho người tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 thông qua việc theo dõi triệu chứng và xét nghiệm chẩn đoán để được hướng dẫn về các phương án giảm cách ly.

Các ca đã xác nhận và nghi tái nhiễm vi-rút gây ra COVID-19

Đã có báo cáo về những ca tái nhiễm COVID-19 nhưng hiện tượng này vẫn còn hiếm thấy. Nhìn chung, tái nhiễm có nghĩa là một người đã từng bị nhiễm (bị bệnh), khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Dựa trên kiến thức về các loại virus tương tự, chúng ta có thể dự đoán được một số trường hợp tái nhiễm.

Cập nhật lần cuối ngày 10 tháng 12 năm 2020