Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Hỗ trợ cho thanh thiếu niên

Hỗ trợ cho thanh thiếu niên
Cập nhật ngày 30 tháng 12 năm 2020

Một số câu hỏi quý vị có thể hỏi là "Tôi có nên sợ COVID-19 không?" và "Tại sao tôi không thể đi chơi với bạn bè?". Quý vị có thể cảm thấy lo lắng, buồn chán hoặc thất vọng. COVID-19 thật đáng sợ và quý vị không phải là người duy nhất cảm thấy căng thẳng.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể nhiễm vi-rút gây ra COVID-19 và mọi người ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh có thể mắc bệnh nghiêm trọng, hầu hết mọi người đều mắc bệnh nhẹ và có thể phục hồi tại nhà. Nhưng bất kể nguy cơ riêng của quý vị là gì, việc quý vị quan tâm đến bạn bè và gia đình hoặc về sự không chắc chắn và những thay đổi trong thói quen hàng ngày là điều tự nhiên.

Có những điều quý vị có thể làm để kiểm soát sự căng thẳng.

  • Tìm hiểu về COVID-19. Biết sự thật và ngăn chặn sự lan truyền của tin đồn về COVID-19 có thể giúp quý vị cảm thấy có khả năng kiểm soát nhiều hơn những gì đang xảy ra.
  • Giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, che miệng hoặc mũi khi ho và hắt hơi, và tránh tiếp xúc gần với người khác - ngay cả với bạn bè. COVID-19 có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng. Những hành động này sẽ giúp quý vị tránh mắc bệnh và lây lan vi-rút sang những người khác mà bạn quan tâm.
  • Đeo khẩu trang khi quý vị rời khỏi nhà giúp làm giảm tốc độ lây lan COVID-19. Khẩu trang giúp bảo vệ phần nào cho quý vị, đồng thời cũng nhằm bảo vệ những người xung quanh quý vị, phòng trường hợp quý vị bị nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Người không nên đeo khẩu trang là trẻ em dưới 2 tuổi và bất cứ ai bị khó thở hoặc bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.
  • Quý vị có thể giao tiếp xã hội, nhưng làm điều đó từ xa, chẳng hạn như liên hệ với bạn bè qua điện thoại, nhắn tin, trò chuyện video và mạng xã hội.
  • Tìm cách để thư giãn. Hít thở sâu, giãn cơ, hoặc thiềnbiểu tượng bên ngoài. Cố gắng làm những hoạt động quý vị thích, như tập thể dục, chơi trò chơi, đọc sách hoặc các sở thích khác.
  • Giữ theo một lịch trình. Lên kế hoạch thời gian làm bài tập của trường, thư giãn và kết nối với bạn bè.
  • Tránh rượu và ma túy. Những chất này có thể làm suy yếu khả năng chống sự lây nhiễm của cơ thể và tăng nguy cơ biến chứng nhất định liên quan đến COVID-19.
  • Nói chuyện với người mà quý vị tin tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Quý vị có thể cảm thấy mất mát hoặc đau khổ vì những thay đổi trong cuộc sống trong thời gian này. Có những bước quý vị có thể thực hiện đối phó với sự đau buồn.

Tự tử

Các trải nghiệm sống khác nhau có thể ảnh hưởng đến nguy cơ tự tử. Ví dụ, nguy cơ tự tử cao hơn ở những người đã trải qua bạo lực, bao gồm lạm dụng trẻ em, bắt nạt hoặc bạo lực tình dục. Cảm giác bị cô lập, trầm cảm, lo lắng và các căng thẳng về cảm xúc hoặc tài chính khác thường làm tăng nguy cơ tự tử. Quý vị có thể có nhiều khả năng trải nghiệm những cảm giác này trong một cuộc khủng hoảng như đại dịch.

Quý vị có thể thấy rất choáng ngợp khi sự căng thẳng liên quan đến một sự kiện đau thương - như thiên tai hoặc đại dịch. Cha mẹ và các nhà giáo dục có thể tạo ra sự ổn định và hỗ trợ để giúp quý vị cảm thấy tốt hơn.

Có nhiều cách để bảo vệ chống lại những suy nghĩ và hành vi tự tử. Ví dụ: hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng hoặc cảm thấy được kết nối. Liên hệ với những người khác trực tuyến, thông qua mạng xã hội, trò chuyện video hoặc qua điện thoại.  Việc tiếp cận dịch vụ tư vấn hoặc trị liệu trực tiếp hoặc qua mạng có thể giúp ích cho những suy nghĩ và hành vi tự tử, đặc biệt là trong một cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19.

Tìm hiểu thêm về công việc của CDC trong phòng chống tự tử.

biểu tượng bàn tay nâng trái tim

Chăm sóc sức khỏe tâm thần của quý vị

Quý vị có thể gặp phải tình trạng căng thẳng gia tăng trong thời gian diễn ra đại dịch này. Sự sợ hãi và lo lắng có thể lấn át tâm trí và gây ra cảm xúc mạnh.

Nhận trợ giúp ngay khi gặp khủng hoảng

Tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc điều trị sức khỏe tâm thần và rối loạn vì sử dụng chất kích thích

Các Nguồn Trợ Giúp

Cập nhật lần cuối ngày 30 tháng 12 năm 2020