Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

COVID-19 tại Nhóm người tị nạn mới tái định cư

COVID-19 tại Nhóm người tị nạn mới tái định cư
Cập nhật ngày 31 tháng 12 năm 2020

Người tị nạn tới Hoa Kỳ, đặc biệt là những người gần đây đã tái định cư, có thể trải qua một số sắp xếp trong cuộc sống hoặc điều kiện làm việc buộc họ có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn. Một số người tị nạn cũng bị hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và có một số bệnh nền nhất định khiến họ rơi vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19, so với phần còn lại của dân cư Hoa Kỳ.

Người tị nạn là người đã bị buộc phải chạy trốn khỏi đất nước của họ vì nỗi sợ có căn cứ là bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc quan điểm chính trị. Gần 750,000 người tị nạn đã tái định cư tại Hoa Kỳ từ 2008 đến 2019, và thêm hàng nghìn người khác đã tái định cư kể từ đó.

Người tị nạn đủ điều kiện nhận trợ giúp tái định cư do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, bao gồm các lợi ích chăm sóc sức khỏe như bảo hiểm y tế ngắn hạn trong tối đa 8 tháng sau khi đến Mỹ và một lần khám sức khỏe tổng quát trong vòng 90 ngày sau khi đến Mỹ.

Tác động của COVID-19 đối với cuộc sống của những người tị nạn tái định cư vẫn chưa được biết rõ, vì COVID-19 là một căn bệnh mới. Đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nhu cầu hàng ngày của người tị nạn, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, có thể giúp giữ an toàn cho cộng đồng.

Hướng dẫn cho người tị nạn khi vừa tới Hoa Kỳ

Người tị nạn đến từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới và các chuyên viên làm việc với họ cần hiểu rõ các nguy cơ về y tế, bao gồm nguy cơ về COVID-19, tại các quốc gia mà họ khởi hành từ đó. Một nguồn tài liệu là Thông báo y tế khi du lịch của CDC, đó là thông tin dùng cho du khách bao gồm người tị nạn, để giúp quý vị hiểu rõ nguy cơ của COVID-19 tại các điểm đến ở khắp nơi trên thế giới. Tìm hiểu cách CDC xác định mức thông báo y tế về du lịch liên quan đến COVID-19 tại mỗi điểm đến.

Chuyên viên y tế công cộng, các tổ chức cộng đồng, các cơ quan tái định cư và nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể hỗ trợ người tị nạn khi tới Hoa Kỳ bằng cách cung cấp cho họ thông tin họ cần để bảo vệ bản thân tránh COVID-19.

  • Cuốn sổ tay chào mừng dành cho người tị nạnpdf icon của CDC cung cấp thông tin quan trọng giúp người tị nạn và gia đình họ luôn mạnh khỏe trong khi xảy ra đại dịch COVID-19 sau khi đến Hoa Kỳ. Khi trò chuyện với những người tị nạn vừa tới nơi, các đối tác y tế chuyên về người tị nạn tại địa phương và nhân viên tổ chức tái định cư nên nhắc lại những khái niệm có trong cuốn sổ tay chào mừng và cung cấp cho họ thông tin về COVID-19 tại tiểu bang và địa phương và thông tin liên hệ cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Khuyến nghị của CDC Sau khi quý vị đi du lịch cho du khách quốc tế khi đến nơi để cung cấp thông tin hữu ích cho người tị nạn khi tới nơi.

Những gì có thể thực hiện vì sức khỏe người tị nạn trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19

Các nhóm muốn giúp đỡ người tị nạn và những người đã phục vụ người tị nạn có thể chia sẻ thông tin nhạy cảm về văn hóa về việc phòng ngừa, triệu chứng và tự quản lý về bệnh liên quan đến COVID-19. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Văn phòng Tái định cư Người tị nạn (ORR) cung cấp một danh sách các liên hệ chính của tiểu bangbiểu tượng bên ngoài những người có thể kết nối với các đối tác này.

Các chuyên gia y tế công cộng có thể:

  • Thu thập dữ liệu về các đặc điểm dân số xã hội và lâm sàng của những người tị nạn mắc COVID-19 để hiểu rõ nguy cơ.
  • Chia sẻ thông tin và các nguồn lực có sẵn về COVID-19 với các đối tác. Hợp tác với các tổ chức tái định cư và những đối tác khác như các chủ lao đọng, hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tín ngưỡng, giao thông và tổ chức về nhà ở để tìm cách phá vỡ các rào cản về xã hội và kinh tế đối với những nỗ lực phòng tránh COVID-19.
  • Xác định và bảo đảm tài trợ cho các dịch vụ hỗ trợ các cộng đồng người tị nạn trong khi xảy ra đại dịch, như dịch vụ cơ bản dành cho người tị nạn đang phải chịu cách ly (vd. nhà ở tạm thời và chăm sóc trẻ), xét nghiệm di động, giáo dục về sức khỏe và truy dấu người tiếp xúc.
  • Tạo tài liệu âm thanh và trực quan truyền bá thông tin về y tế được điều chỉnh cho phù hợp với nhóm dân cư là người tị nạn. Cân nhắc đưa các thành viên đáng tin cậy trong cộng đồng vào tài liệu. Tạo tài liệu ở nhiều ngôn ngữ khác nhau phù hợp với nhiều mức độ đọc hiểu và các nền văn hóa khác nhau. Truyền phát thông tin qua các kênh khác nhau, bao gồm qua ứng dụng nhắn tin, đài radio địa phương, mạng xã hội, căn cứ vào những gì thích hợp với các nhóm người tị nạn địa phương.
  • Đảm bảo các chương trình truy dấu người tiếp xúc tiếp cận với nhóm ngườo tị nạn hiểu rõ về văn hóa và kết hợp đào tạo về cách sử dụng các dịch vụ phiên dịch y khoa. Nhân viên y tế cộng đồng và người dẫn hướng bệnh nhân quen thuộc việc hợp tác với những người tị nạn nên được tích hợp vào các chương trình truy dấu người tiếp xúc.
  • Truyền đạt thông tin (chuyển ngữ khi cần) về các dịch vụ có sẵn cho người tị nạn trong khi xảy ra đại dịch như hoạt động hỗ trợ về thuê nhà và thực phẩm và thông tin sẽ tạo tác động cho người tị nạn, như lệnh tái mở cửa doanh nghiệp hoặc trường học và lệnh điều hành.
  • Hợp tác với các hệ thống chăm sóc sức khỏe và các đối tác cộng đồng để xác định các vị trí chiến lược bên trong các cộng đồng tị nạn để cung cấp xét nghiệm COVID-19 miễn phí hoặc ở mức phí thấp, chẳng hạn như xét nghiệm di động hoặc xét nghiệm tại nơi làm việc và các tổ chức tín ngưỡng. Những sự kiện này có thể được khuyến khích bởi các lãnh đạo cộng đồng đáng tin cậy để khuyến khích mọi người tham gia. Đảm bảo có sẵn dịch vụ phiên dịch trực tiếp hoặc qua điện thoại tại các địa điểm xét nghiệm.
  • Cung cấp thông tin cơ bản cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và hệ thống y tế để hiểu các đặc điểm chính về dân số, văn hóa và sức khỏe của các nhóm người tị nạn cụ thể tái định cư tại Hoa Kỳ và các lưu ý về chăm sóc sức khỏe cho các nhóm dân cư này, chẳng hạn như Hồ sơ sức khỏe người tị nạn của CDCHướng dẫn về sức khỏe cho người tị nạn của CDC.

Các tổ chức cộng đồng và cơ quan tái định cư có thể:

  • Chia sẻ các tài liệu về COVID-19 đáp ứng về mặt văn hóa cho môi trường cộng đồng, công việc, trường học và tại nhà. Giáo dục bằng lời nói, chẳng hạn như qua điện thoại, gọi video và/hoặc truyền đạt qua radio hoặc tin nhắn văn bản là các phương thức truyền thông hiệu quả.
  • Gắn kết các cá nhân đáng tin cậy trong cộng đồng người tị nạn, chẳng hạn như các lãnh đạo cộng đồng và nhân viên y tế cộng đồng để ủng hộ các nỗ lực giáo dục y tế và cung cấp các thông điệp phòng ngừa chính. Các cuộc họp nhóm cộng đồng trên mạng có tích hợp giáo dục y tế và các buổi hỏi đáp (Q/A) có thể là các phương thức hữu ích để truyền tải thông tin.
  • Làm việc với người tị nạn và giải thích về chuyện truy dấu người tiếp xúc là gì, tại sao nhân viên y tế công cộng cần tìm những người đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19.
  • Hợp tác với nhân viên y tế cộng đồng tại các cộng đồng người tị nạn giáo dục cho mọi người về COVID-19, thảo luận các chiến lược về  cách để cô lập hoặc cách ly an toàn trong hộ gia đình khi cần thiết và nối kết người tị nạn tới các dịch vụ miễn phí hoặc chi phí thấp.
  • Làm việc với các doanh nghiệp và dịch vụ khác nhau để kết nối người tị nạn bị bệnh hoặc xét nghiệm dương tính về COVID-19 với sự hỗ trợ trong việc hoàn tất các đơn đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thực phẩm và hỗ trợ thuê nhà/tiện ích, nếu cần, cũng như với các dịch vụ như giao nhu yếu phẩm hoặc nhà ở tạm. Đảm bảo rằng người tị nạn bị tách khỏi gia đình hoặc bạn bè trong khi ở tại các cơ sở nhà ở tạm vẫn được giao tiếp với người thân và rằng nhu cầu văn hóa của họ được hỗ trợ.
  • Làm việc với các đối tác để nối kết người tị nạn với các nguồn lực cộng đồng và chăm sóc sức khỏe mà họ cần khi người tị nạn bị bệnh hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19, bao gồm thuốc men, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
  • Giúp người tị nạn tiếp cận các vật dụng giúp ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19, chẳng hạn như khẩu trang, xà phòng, dung dịch sát trùng tay hoặc chất tẩy rửa gia dụng.

Các chủ lao động có thể:

  • Xem xét và thực hành Hướng dẫn của CDC dành cho doanh nghiệp và chủ hãng sở, nhắc nhở người quản lý để đảm bảo tuân thủ các phương pháp thực hành tốt nhất.
  • Duy trì chính sách nghỉ vắng mặt linh hoạt. Cho phép những nhân viên bị bệnh hoặc phải chăm sóc người khác được ở nhà mà không sợ bị sa thải hoặc các hành động trừng phạt khác. Có thể áp dụng thêm các chính sách linh hoạt khác như cho ứng trước ngày nghỉ đau bệnh của năm sau và cho phép nhân viên tặng nhau ngày nghỉ đau bệnh.
  • Cho phép nhân viên sử dụng ngày nghỉ đau bệnh và quay lại làm việc sau khi nghỉ đau bệnh mà không cần giấy xác nhận của bác sĩ hoặc xét nghiệm COVID-19.
  • Huấn luyện và cung cấp cho nhân viên các thông điệp về phòng ngừa COVID-19 được điều chỉnh theo ngôn ngữ, trình độ đọc viết và văn hóa của nhân viên.
  • Cung cấp khẩu trang, dung dịch sát trùng tay, trạm rửa tay và trang bị bảo hộ cá nhân khi thích hợp.
  • Thiết lập các chính sách và phương pháp thực hành công bằng cho tất cả nhân viên để duy trì khoảng cách cụ thể giữa nhân viên với nhau và với khách hàng, nếu có thể.
  • Huấn luyện nhân viên ở tất cả các cấp của tổ chức để xác định và ngăn chặn tất cả các hình thức phân biệt đối xử; huấn luyện họ về thành kiến ngầm địnhexternal icon.

Các hệ thống chăm sóc sức khỏe và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể:

  • Đảm bảo nhà cung cấp thể hiện có nhận thức và tôn trọngexternal iconvề văn hóaexternal icon khi cung cấp dịch vụ chăm sóc và xét nghiệm COVID-19.
  • Cung cấp dịch vụ thông dịch trong tất cả các cơ sở có liên quan, chẳng hạn như phân loại và tiếp nhận điện thoại, các đơn vị điều trị nội trú và các dịch vụ ngoại trú.
  • Tìm hiểu về rào cản của bệnh nhân để phòng ngừa COVID-19, xét nghiệm và kiểm soát, sau đó hợp tác với các tổ chức tái định cư cũng như các đối tác khác nhằm giảm thiểu các rào cản.
  • Tiếp cận với bệnh nhân và thu thập thông tin liên lạc cập nhật của họ, phương thức trao đổi thông tin ưu tiên và kế hoạch giữ liên lạc nếu có người trong nhà họ mắc bệnh COVID-19.
  • Khi có thể, nên tích hợp điều trị từ xa vào môi trường chăm sóc sức khỏe nếu người tị nạn có phương tiện và có thể tham gia vào phòng khám trên mạng. Nhân viên hỗ trợ y tế, như người dẫn hướng bệnh nhân có thể hỗ trợ bằng việc hướng dẫn cho người tị nạn về cách sử dụng các ứng dụng điều trị từ xa trên mạng.
  • Chia sẻ nguồn lực có sử dụng phương thức tiếp cận nhạy cảm về văn hóa và giáo dục bệnh nhân về COVID-19, bao gồm: các triệu chứng và tác động tiềm ẩn đến sức khỏe, lây truyền (bao gồm lây truyền không có triệu chứng), cách bảo vệ bản thân và người khác, mục đích và quá trình truy dấu người tiếp xúc và cách được xét nghiệm và theo dõi khi cần. Khi có thể, hãy củng cố những thông điệp phòng ngừa chính, như khi chọn chữa theo thứ tự nguy cấp.
  • Khi bệnh nhân được giới thiệu đi xét nghiệm, hãy cung cấp hướng dẫn về các quy trình (vd. cách ly, cô lập) phải tuân thủ cho đến khi họ nhận được kết quả xét nghiệm. Hướng dẫn bệnh nhân về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm và thời điểm dừng cách ly hoặc cô lập. Một lần nữa, điều này nên được thực hiện cùng các dịch vụ phiên dịch.
  • Kết nối những người tị nạn mới đến có các bệnh nền với các đối tác cộng đồng có thể giúp họ phát triển và tiếp tục với các kế hoạch chăm sóc của họ và giúp họ có được nguồn vật dụng và thuốc men cần thiết.

Tại sao người tị nạn có thể thuộc nhóm có nguy cơ cao khi xảy ra đại dịch COVID-19

Do các điều kiện kinh tế và xã hội, những người tị nạn tái định cư phải đối mặt với nhiều khó khăn tương tự dẫn đến sức khỏe kém hơn đối với một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số ở Hoa Kỳ.  Người tị nạn cũng phải đối mặt với những thách thức của một hệ thống chăm sóc sức khỏe mới và tìm kiếm thông tin sức khỏe mà họ có thể hiểu được.

Điều kiện sống và hoàn cảnh cá nhân

Với nhiều người tị nạn tái định cư, điều kiện sống của họ có thể khiến họ khó tránh khỏi mắc bệnh COVID-19 hoặc tìm cách điều trị nếu họ mắc bệnh.

  • Nhiều thế hệ sống trong một ngôi nhà có thể gây khó khăn cho việc bảo vệ những người lớn tuổi trong gia đình, cũng như những người ở bất kỳ độ tuổi nào có các bệnh nền, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh hen suyễn. Điều này cũng có thể gây khó khăn khi cách ly những người mắc bệnh, đặc biệt nếu không gian sống nhỏ, chẳng hạn như một căn hộ hoặc một ngôi nhà nhỏ.
  • Việc sống ở khu vực lân cận (đô thị hoặc nông thôn) cách xa nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cửa hiệu tạp hóa hoặc tiệm thuốc có thể làm cho việc tiếp nhận chăm sóc nếu bị bệnh trở nên khó khăn hơn và sẽ khó khăn hơn để có thể trữ thuốc và các vật dụng khác.
  • Thiếu phương tiện giao thông cá nhân như xe hơi có thể gây khó khăn cho việc đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi làm việc hoặc cửa hàng. Người tị nạn dựa vào giao thông công cộng như xe buýt, xe đi chung và tàu hỏa, vốn bị hạn chế ở một số khu vực, đặc biệt là trong đại dịch hiện nay.
  • Thiếu tiếp cận đến truyền hình, đài phát thanh hoặc Internet có thể gây khó khăn cho việc nhận thông tin về COVID-19. Dân tị nạn có thể không đọc hoặc hiểu tiếng Anh, thậm chí một số người tị nạn có trình độ đọc hiểu hạn chế ngay với chính ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
  • Việc chưa được hòa nhập vào cộng đồng có thể hạn chế sự hỗ trợ và liên kết tiềm năng với bạn bè, các nhà lãnh đạo tôn giáo hoặc các tổ chức cộng đồng.

Hoàn cảnh làm việc

Với sự giúp đỡ của các cơ quan tái định cư, những người tị nạn thường làm việc trong các công việc cấp thấp, trong đó loại công việc và chính sách tại nơi làm việc, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh COVID-19. Hai yếu tố có thể làm tăng nguy cơ:

  • Là nhân viên chủ chốt: Nguy cơ lây nhiễm có thể cao hơn đối với người lao động tị nạn trong các ngành công nghiệp thiết yếu, chẳng hạn như phân xưởng đóng gói thịt, cửa hàng thực phẩm và nhà máy. Những người lao động này thường được yêu cầu phải có mặt tại nơi làm việc mặc dù đã có sự bùng phát trong cộng đồng của họ và nhiều người không thể ở nhà. Một số loại hình công việc này yêu cầu sự tiếp xúc công cộng và tiếp xúc gần với những đồng nghiệp, làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây lan COVID-19.
  • Không có ngày phép nghỉ bệnh: Những người tị nạn không có phép nghỉ bệnh được hưởng lương sẽ có khả năng cao hơn vẫn tiếp tục đi làm khi họ mắc bệnh hoặc phơi nhiễm với người mắc bệnh COVID-19 - điều này có nghĩa là họ có nhiều khả năng lây lan COVID-19 cho những người lao động khác, bao gồm những người tị nạn khác, những người thường làm việc chung một chỗ.

Các bệnh nền và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc thấp hơn

Một số người tị nạn có các bệnh nền và đối mặt với các rào cản đối với chăm sóc sức khỏe, điều này có thể khiến họ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh COVID-19. Đó là:

  • Thiếu bảo hiểm y tế: Người tị nạn có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn tái định cư sớm, với sự giúp đỡ của các cơ quan tái định cư. Tuy nhiên, sau khi bảo hiểm y tế ngắn hạn của họ hết hạn, có tới 50% người tị nạn có thể không được bảo hiểm.
  • Rào cản ngôn ngữ:  Rào cản ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở mọi giai đoạn, từ đặt lịch hẹn, truyền đạt các vấn đề về sức khỏe, đến việc mua thuốc theo toa hoặc uống thuốc theo chỉ định. Rào cản ngôn ngữ cũng có thể ngăn người tị nạn nhận thông tin COVID-19 không được viết bằng các từ ngữ thông dụng hàng ngày bằng hình ảnh và phù hợp về văn hóa. Các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, phòng khám hoặc các nhóm cộng đồng có thể cung cấp dịch vụ thông dịch để vượt qua những rào cản này.
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần và bệnh nền: So sánh với nhóm dân cư chung tại Hoa Kỳ, người tị nạn có thể có một số bệnh nền nhất định (ví dụ như tiểu đường) khiến họ rơi vào nhóm có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19, cũng như các bệnh tâm thần (vd. trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sang chấn). Các bệnh này có thể được kiểm soát kém do nhiều năm không nhận được dịch vụ chăm sóc phòng bệnh thường xuyên.
  • Kỳ thị và nhận thức về phân biệt đối xử: Những vấn đề này có thể ngăn người tị nạn không đi xét nghiệm hoặc tiếp nhận chăm sóc hay trung thực với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ về nhu cầu y tế của họ.

Mặc dù có những rào cản này, người tị nạn có sự hỗ trợ của các cơ quan tái định cư, các nhóm cộng đồng, điều phối viên cho người tị nạn của tiểu bangbiểu tượng bên ngoài, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ứng phó của tiểu bang, địa phương và cộng đồng đối với COVID-19 phải bao gồm việc hợp tác với các nguồn lực nhóm này trong các nỗ lực ứng phó với COVID-19, là thành viên đáng tin cậy của các cộng đồng tị nạn.

biểu tượng hộp khăn giấy

Bảo vệ sức khỏe của quý vị trong mùa cúm này

Vi-rút cúm và vi-rút gây ra COVID-19 đều có thể sẽ lây lan vào mùa thu và mùa đông này. Dưới đây là những điều quý vị nên biết trong mùa cúm này, bao gồm thông tin về cách bảo vệ bản thân và gia đình quý vị khỏi bệnh cúm bằng cách tiêm vắc-xin cúm.

Cập nhật lần cuối ngày 31 tháng 12 năm 2020