Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Lưu ý về việc đeo khẩu trang

Lưu ý về việc đeo khẩu trang

Giúp làm chậm sự lây lan của COVID-19

Cập nhật ngày 18 tháng 12 năm 2020

Những điều quý vị cần biết

  • Người từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng và khi ở gần người không sống trong cùng nhà.​
  • Khi quý vị đeo khẩu trang, quý vị bảo vệ người khác cũng như bảo vệ chính mình. Khẩu trang có hiệu quả nhất khi tất cả mọi người đều đeo khẩu trang.
  • Khẩu trang KHÔNG thay thế cho biện pháp cách ly giao tiếp xã hội. Vẫn cần đeo khẩu trang bên cạnh việc duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet, đặc biệt là khi ở trong không gian trong nhà gần những người không sống trong cùng nhà với quý vị.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay có ít nhất 60% cồn sau khi chạm vào hoặc tháo khẩu trang.
  • Quý vị có thể không cần phải đeo khẩu trang khi ở bên ngoài một mình và cách xa những người khác hoặc ở cạnh người sống trong nhà của quý vị. Tuy nhiên, một số địa phương có thể yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra ngoài nơi công cộng, vui lòng kiểm tra các quy định tại địa phương của quý vị.
  • CDC tiếp tục nghiên cứu hiệu quả của các loại khẩu trang khác nhau và cập nhật các khuyến nghị của chúng tôi khi có bằng chứng khoa học mới. Tóm tắt thông tin khoa học gần đây nhất có ở đây: Tóm tắt thông tin khoa học: Sử dụng khẩu trang vải để kiểm soát sự lây lan của SARS-CoV-2 | CDC

Bằng Chứng về Hiệu Quả của Khẩu Trang

người phụ nữ đeo khẩu trang, với chi tiết cho thấy lớp vải giúp chứa những giọt bắn từ đường hô hấp mà cô thở ra

Khẩu trang giúp quý vị bảo vệ những người xung quanh

COVID-19 lây lan chủ yếu từ người sang người qua các giọt bắn từ đường hô hấp. Các giọt bắn từ đường hô hấp bay vào không khí khi quý vị ho, hắt hơi, trò chuyện, la hét hoặc ca hát. Sau đó, những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần quý vị hoặc họ có thể hít phải những giọt bắn này.

Khẩu trang là một rào chắn đơn giản giúp ngăn các giọt bắn từ đường hô hấp của quý vị tiếp xúc với người khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đeo khẩu trang che mũi và miệng giúp làm giảm các giọt bắn ra ngoài.

Quý vị nên đeo khẩu trang, ngay cả khi quý vị không cảm thấy bị bệnh. Điều này là do một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc COVID-19 không phát triển các triệu chứng (không có triệu chứng) và những người vẫn chưa biểu hiện triệu chứng (tiền triệu chứng) vẫn có thể lây lan vi-rút sang người khác. Đeo khẩu trang giúp bảo vệ những người xung quanh quý vị, trong trường hợp quý vị bị nhiễm nhưng không có triệu chứng.

Điều đặc biệt quan trọng là phải đeo khẩu trang khi quý vị ở trong nhà với những người không sống cùng với quý vị và khi quý vị không thể duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet vì COVID-19 lây lan chủ yếu giữa những người tiếp xúc gần với nhau.

Khẩu trang cũng cung cấp một số biện pháp bảo vệ cho quý vị

Khẩu trang vải cũng cung cấp một số biện pháp bảo vệ cho quý vị. Mức độ bảo vệ quý vị khỏi việc hít phải vi-rút tùy thuộc vào loại vải được sử dụng và cách sản xuất khẩu trang  (ví dụ: loại vải, số lớp vải, mức độ vừa vặn của khẩu trang). CDC hiện đang nghiên cứu các yếu tố này.

Ai nên và không nên đeo khẩu trang

Ai nên đeo khẩu trang

Mọi người từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng và khi ở gần người không sống trong cùng nhà.

Đeo khẩu trang khi chăm sóc người nhiễm bệnh COVID-19 (cho dù ở nhà hay ở cơ sở không phải là cơ sở chăm sóc sức khỏe). Nếu quý vị nhiễm bệnh với COVID-19 hoặc nghĩ rằng quý vị có thể đã mắc COVID-19, hãy đeo khẩu trang khi quý vị cần ở gần người khác hoặc động vật, ngay cả trong nhà riêng của mình.

CDC nhận ra rằng trong một số trường hợp cụ thể, việc đeo khẩu trang có thể không khả thi. Trong những trường hợp này, hãy xem xét sự thích nghi và lựa chọn thay thế.

Ai không nên đeo khẩu trang

Không nên đeo khẩu trang cho

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Bất cứ ai bị khó thở
  • Bất cứ người nào bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang nếu không có sự trợ giúp
  • Việc đeo khẩu trang có thể gây khó khăn cho một số người có vấn đề về giác quan, nhận thức hoặc hành vi. Nếu họ không thể đeo khẩu trang đúng cách hoặc không chịu đựng được khẩu trang, thì họ không nên đeo và các biện pháp điều chỉnh và thay thế nên được cân nhắc

Các loại khẩu trang

Một số khẩu trang hiệu quả hơn những khẩu trang khác nhằm giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 bên ngoài các cơ sở y tế. Không nên sử dụng khẩu trang y tế và mặt nạ N-95 vì chúng cần được dự trữ cho nhân viên y tế.

Được khuyến nghị
lưu ý về việc đeo khẩu trang kiểm tra khẩu trang dùng một lần

Khẩu trang dùng một lần không dùng cho y tế

lưu ý về việc đeo khẩu trang vừa khít

Khẩu trang vừa khít (ôm khít quanh mũi và cằm, không có khoảng trống lớn xung quanh hai bên mặt)

Khẩu trang làm bằng vải thoáng khí

Khẩu trang làm bằng vải thoáng khí (chẳng hạn như vải cotton)

lưu ý về việc đeo khẩu trang dệt chặt

Khẩu trang làm bằng vải dệt khít (tức là ánh sáng không lọt qua vải khi để gần nguồn sáng)

hình minh họa khẩu trang vải màu tím

Khẩu trang có hai hoặc ba lớp

lưu về việc đeo khẩu trang miếng lọc

Khẩu trang có ngăn chứa miếng lọc bên trong

Không được khuyến nghị
lưu ý về việc đeo khẩu trang không vừa vặn

Khẩu trang không vừa khít (còn thừa khoảng trống lớn, quá lỏng hoặc quá chật)

Khẩu trang làm từ chất liệu gây hít thở khó khăn (chẳng hạn như nhựa hoặc da)

Khẩu trang làm từ chất liệu gây hít thở khó khăn (chẳng hạn như nhựa hoặc da)

Khẩu trang làm từ vải dệt thưa hoặc dệt kim, tức là ánh sáng có thể lọt qua vải

Khẩu trang làm từ vải dệt thưa hoặc dệt kim, tức là ánh sáng có thể lọt qua vải

khẩu trang vải màu tím

Khẩu trang có một lớp

lưu ý về việc đeo khẩu trang có lỗ thông hơi

Khẩu trang có van thở hoặc lỗ thông hơi

Dùng khăn quàng cổ/mặt nạ trượt tuyết làm khẩu trang

Dùng khăn quàng cổ/mặt nạ trượt tuyết làm khẩu trang

Khẩu trang vải

Các loại vải phù hợp nhất để làm khẩu trang là

  • Vải dệt khít, chẳng hạn như vải bông và pha bông
  • Thoáng khí
  • Hai hoặc ba lớp vải

Các loại vải ít hiệu quả để làm khẩu trang hơn là

  • Vải dệt thưa, chẳng hạn như vải đan thưa
  • Gây khó thở (như nhựa hay da)
  • Một lớp

Hiện nay CDC đang nghiên cứu về tính hiệu quả của nhiều loại nguyên liệu làm khẩu trang vải khác nhau. Tham khảo Tóm tắt thông tin khoa học: Sử dụng khẩu trang vải trong cộng đồng để kiểm soát sự lây lan của SARS-CoV-2 | CDC để biết thêm thông tin.

Khẩu trang dùng một lần không dùng cho y tế

Khẩu trang dùng một lần là loại khẩu trang chỉ sử dụng một lần duy nhất. Loại khẩu trang này được bán trực tuyến và thông qua các cửa hàng bán lẻ lớn. Loại này không giống khẩu trang phẫu thuật hay các loại khẩu trang y tế khác.

Có thể quý vị sẽ muốn dùng khẩu trang dùng một lần trong những trường hợp khẩu trang dễ bị ướt hoặc bẩn. Cũng như khẩu trang vải, hãy bảo đảm khẩu trang dùng một lần của quý vị ôm sát vào khuôn mặt mà không có khoảng hở hai bên cũng như che hết mũi và miệng quý vị. Mang thêm khẩu trang dùng một lần phòng khi quý vị cần thay khẩu trang bị bẩn hoặc ướt. 

lưu ý về việc đeo khẩu trang khẩu trang dùng một lần không tích

Khẩu trang có van thở hoặc lỗ thông hơi

CDC không khuyến nghị sử dụng khẩu trang có van thở hoặc lỗ thông hơi vì loại khẩu trang này có thể sẽ không ngăn ngừa việc lây lan bệnh COVID-19 từ quý vị sang người khác. Lỗ hở trên vật liệu có thể làm các giọt bắn từ đường hô hấp thoát ra ngoài và tiếp xúc với người khác. Nghiên cứu về tính hiệu quả của những loại khẩu trang này vẫn đang được tiến hành.

lưu ý về việc đeo khẩu trang có lỗ thông hơi

Khẩu trang y tế và mặt nạ

Không sử dụng loại khẩu trang y tế và mặt nạ chỉ dành cho nhân viên y tế. Hiện tại, khẩu trang y tế và mặt nạ hô hấp là những nguồn cung quan trọng cần dành riêng cho nhân viên y tế và những người ứng phó đầu tiên trong ngành y tế khác nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

lưu ý về việc đeo khẩu trang khẩu trang y tế

Khẩu trang trong suốt hoặc khẩu trang vải có tấm nhựa trong suốt

Khẩu trang trong suốt hoặc khẩu trang vải có tấm nhựa trong suốt là loại khẩu trang thay thế dành cho những người tiếp xúc với  

  • Người bị điếc hoặc lãng tai
  • Trẻ em hoặc học sinh tập đọc
  • Học sinh học ngoại ngữ
  • Người khuyết tật
  • Người cần quan sát đúng khẩu hình miệng để phát âm chuẩn các nguyên âm, ví dụ: khi hát
lưu ý về việc đeo khẩu trang khẩu trang nhìn xuyên thấu

Nếu quý vị sử dụng loại khẩu trang này, hãy bảo đảm rằng

  • Quý vị có thể thở dễ dàng
  • Mặt trong khẩu trang không bị tụ hơi nước
  • Quý vị tháo khẩu trang trước khi đi ngủ vì phần bằng nhựa có thể bịt quanh miệng và mũi khiến quý vị khó thở

FDA gần đây đã chấp thuận khẩu trang y tế trong suốtbiểu tượng pdfbiểu tượng bên ngoài. Những khẩu trang y tế trong suốt này nên được dành riêng cho nhân viên y tế và bệnh nhân có yêu cầu sử dụng.

Các trang bị bảo vệ mặt khác

CDC không khuyến nghị sử dụng tấm chắn mặt hoặc kính bảo hộ để thay thế cho khẩu trang. Không đeo tấm chắn mặt (hoặc khẩu trang) bằng nhựa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tấm chắn mặt và hoặc kính bảo hộ chủ yếu được sử dụng để bảo vệ mắt cho người đeo. Kính bảo hộ không che được mũi và miệng. Tấm chắn mặt có những khoảng trống lớn phía dưới và hai bên khuôn mặt làm các giọt bắn từ đường hô hấp có thể thoát ra ngoài và tiếp xúc với những người xung quanh quý vị. Tại thời điểm này, chúng tôi chưa biết được tấm chắn mặt có thể bảo vệ những người xung quanh quý vị ở mức độ nào. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang có thể không khả thi trong mọi tình huống đối với một số người.

lưu ý về việc đeo khẩu trang tấm chắn mặt-kính bảo hộ

Kính và tấm che mặt

Ví dụ, những ai tiếp xúc với người điếc hoặc khiếm thính có thể thấy tấm chắn mặt có ích hơn khẩu trang khi giao tiếp. Nếu quý vị phải đeo tấm chắn mặt thay vì khẩu trang:

  • Chọn tấm chắn mặt ôm sát hai bên mặt và kéo dài xuống dưới cằm hoặc tấm chắn mặt kèm mũ trùm đầu. Lời khuyên này được đưa ra dựa trên nguồn dữ liệu hạn chế hiện có cho thấy các loại tấm chắn mặt này có khả năng ngăn chặn chùm giọt bắn từ đường hô hấp tốt hơn.
  • Rửa tay sau khi tháo tấm chắn mặt. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng khi tháo.
  • Làm sạch và khử trùng tấm chắn mặt có thể tái sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tuân theo hướng dẫn của CDC về làm sạch tấm chắn mặt . Nếu quý vị sử dụng tấm chắn mặt dùng một lần, hãy đeo một lần và vứt bỏ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các điều chỉnh và biện pháp thay thế khẩu trang

CDC nhận ra rằng việc đeo khẩu trang có thể không khả thi trong mọi trường hợp hoặc đối với một số người nhất định. Những người không thể đeo khẩu trang được yêu cầu ưu tiên chọn những hoạt động qua mạng khi có thể. Đối với những hoạt động trực tiếp, chúng tôi đã cung cấp một số ví dụ về cách mà quý vị có thể thực hiện để việc đeo khẩu trang trở nên khả khi hơn và cách để giảm thiểu sự lây lan của COVID-19 nếu quý vị không thể đeo khẩu trang.

Trường hợp việc đeo khẩu trang có thể không khả thi

  • Đảm bảo việc giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác khi quý vị không thể đeo khẩu trang.

Hoạt động ăn uống

  • CDC khuyến nghị đeo khẩu trang trong khi ăn uống tại nhà hàng, đặc biệt là trong nhà và khi nói chuyện với nhân viên nhà hàng và người phục vụ, ngoại trừ khi thực sự đang ăn uống. Nguy cơ lây lan COVID-19 tăng lên trong môi trường nhà hàng hoặc quán bar khi tương tác nhiều hơn với người khác trong phạm vi 6 feet. Khẩu trang có thể giảm nguy cơ lây lan COVID-19 khi đeo trong bất kỳ ngữ cảnh nào thuộc các tình huống nguy cơ này.

Các hoạt động liên quan đến nước

  • Không đeo khẩu trang khi đang thực hiện các hoạt động làm ướt khẩu trang của quý vị, như là bơi ở biển hoặc bể bơi.. Việc khẩu trang bị ướt có thể khiến việc hô hấp trở nên khó khăn và công dụng của khẩu trang cũng bị mất đi khi bị ướt.

Các hoạt động cường độ cao

  • Khẩu trang nên được sử dụng ở những điểm công cộng, tuy nhiên, nếu bạn không thể đeo khẩu trang vì thấy khó thở khi tham gia các hoạt động có cường độ cao, hãy chọn một địa điểm thông thoáng hơn và có gió (ví dụ như ở ngoài trời thay vì trong nhà) và có đủ không gian để quý vị giữ khoảng cách ít nhất là 6 feet với người khác trong quá trình tham gia hoạt động.
  • Nếu có thể đeo khẩu trang, quý vị hãy tháo khẩu trang khi khẩu trang bị ẩm vì mồ hôi và đổi sang một chiếc khẩu trang mới khác.
  • Lựa chọn tham gia hoạt động không yêu cầu sử dụng mũ bảo hiểm hoặc dụng cụ bảo vệ miệng. Việc đeo khẩu trang khi sử dụng những vật dụng bảo hộ như trên có thể không an toàn nếu điều đó gây khó thở.
  • Giám sát trẻ em đeo khẩu trang khi tham gia hoạt động thể thao.

Một số nhóm người có thể gặp khó khăn trong việc đeo khẩu trang

Một số trẻ em ở độ tuổi từ 2 tuổi trở lên và người khuyết tật ở độ tuổi bất kỳ

Việc sử dụng khẩu trang một cách đúng cách và lâu dài có thể gây khó khăn cho một số đối tượng là trẻ em và người khuyết tật ở độ tuổi bất kỳ, bao gồm bệnh rối loạn hành vi, nhận thức, trí thông minh, phát triển và giác quan.

Trước khi quyết định xem trẻ em và người khuyết tật có nên đeo khẩu trang, hãy xem xét liệu họ có thể:

  • Đeo khẩu trang đúng cách
  • Không chạm liên tục vào khẩu trang và mặt của họ
  • Hạn chế việc ngậm khẩu trang, nhỏ dãi hoặc phì nước bọt vào khẩu trang khi đeo
  • Tự tháo khẩu trang mà không cần trợ giúp

Nếu trẻ em và người khuyết tật không thể đeo khẩu trang đúng cách hoặc không chịu được khẩu trang, họ không nên được yêu cầu đeo khẩu trang.

Những người lo lắng về việc trẻ em và người khuyết tật không thể đeo khẩu trang nên

  • Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế để nhận lời khuyên về việc đeo khẩu trang của họ
  • Bảo đảm khẩu trang có kích thước phù hợp và vừa vặn
  • Tháo khẩu trang trước khi đi ngủ, chợp mắt, lúc họ đang buồn ngủ (như ở ghế ngồi trên xe dành cho trẻ em hoặc xe đẩy) và trong những tình huống không thể giám sát liên tục
  • Hãy cân nhắc ưu tiên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và khi ở gần những người không sống trong cùng nhà với quý vị, đặc biệt là khi ở trong không gian trong nhà. Quý vị có thể không cần phải đeo khẩu trang khi ở bên ngoài một mình và cách xa những người khác hoặc ở cạnh người sống trong nhà của quý vị. Tuy nhiên, một số địa phương có thể có quy định về việc đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng và những quy định này phải luôn được tuân thủ.

Không nên đeo khẩu trang cho:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Bất cứ ai bị khó thở
  • Bất cứ người nào bất tỉnh, mất khả năng hoặc không thể tự tháo khẩu trang vải nếu không có sự trợ giúp

Những người bị khiếm thính hoặc lãng tai và những người sẽ tiếp xúc với người khiếm thính

Nếu quý vị phải tiếp xúc với người giao tiếp bằng cách đọc khẩu hình, quý vị có thể sẽ gặp khó khăn để giao tiếp với họ khi đeo khẩu trang.

  • Xem xét việc sử dụng khẩu trang trong suốt hoặc khẩu trang vải có tấm trong suốt
  • Nếu quý vị không có khẩu trang trong suốt, hãy cân nhắc về việc sử dụng cách giao tiếp dạng viết, phụ đề chi tiết hoặc giảm bớt tiếng ồn xung quanh để giúp việc giao tiếp trở nên khả thi khi đang đeo khẩu trang

Người có sẵn các bệnh nền nhất định

Đa số những người có sẵn các bệnh nền nhất định có thể và nên đeo khẩu trang.

  • Nếu quý vị có vấn đề về hô hấp và lo lắng về cách sử dụng khẩu trang một cách an toàn, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị về những lợi ích và khó khăn có thể có từ việc đeo khẩu trang.
  • Nếu quý vị mắc bệnh hen, quý vị có thể đeo khẩu trang. Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu quý vị có bất kỳ lo ngại nào về việc đeo khẩu trang.

Những người làm việc ngoài trời

Nếu quý vị làm việc ở địa điểm mà việc đeo khẩu trang có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt hoặc các vấn đề liên quan đến sự an toàn (như là dây đeo khẩu trang bị cuốn vào máy móc):

  • Bàn bạc với một chuyên gia về sức khỏe và an toàn lao động về loại khẩu trang phù hợp để sử dụng
  • Ưu tiên đeo khẩu trang trong không gian trong nhà và khi tiếp xúc gần với người khác, như trong các chuyến đi theo nhóm hoặc cuộc họp trong ca làm việc. Một số địa phương có thể yêu cầu đeo khẩu trang ở nơi công cộng khi ở ngoài trời và cần phải tuân thủ các yêu cầu này.
  • Trong thời tiết lạnh, hãy đeo khẩu trang bên dưới đồ dùng mùa đông như khăn quàng cổ và mặt nạ trượt tuyết. Nếu khẩu trang bị ướt do hơi thở hoặc tuyết, hãy thay bằng khẩu trang khô. Giữ một hoặc nhiều khẩu trang dự phòng cho mục đích này.

Sử dụng khẩu trang và khí carbon dioxide

Việc đeo khẩu trang không làm tăng lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trong bầu không khí quý vị hít thở

Một chiếc khẩu trang vải không thực sự khiến bầu không khí hít thở trong khẩu trang trở nên kín hơi. Lượng khí CO2 có thể được thoát ra xuyên qua hoặc từ xung quanh mép khẩu trang vải khi quý vị hít thở và nói chuyện. Khí COđủ nhỏ để có thể thoát ra dễ dàng khỏi bất kỳ chiếc khẩu trang vải nào. Ngược lại, vi-rút gây ra dịch COVID-19 lớn hơn hạt CO2 rất nhiều, do đó không thể xuyên qua một chiếc khẩu trang được thiết kế chuẩn và đeo đúng cách một cách dễ dàng như vậy.

Thời tiết lạnh

  • Trong thời tiết lạnh, khẩu trang có thể bị ướt do hơi thở, tuyết hoặc nước mưa. Thay khẩu trang khi bị ướt. Khẩu trang ướt sẽ khiến việc thở khó hơn, kém hiệu quả hơn trong việc lọc và thông hơi nhiều hơn xung quanh các mép của khẩu trang. Điều đặc biệt quan trọng là phải có một hoặc nhiều khẩu trang thay thế trong thời tiết lạnh. Nếu khẩu trang tái sử dụng bị ướt, hãy đặt khẩu trang vào túi nhựa kín cho đến khi quý vị có thể giặt khẩu trang.
  • Khăn quàng cổ và mũ nón khác như mặt nạ trượt tuyết và mũ trùm kín đầu cổ chỉ hở phần mặt được sử dụng để giữ ấm thường được làm bằng vải dệt kim thưa không thích hợp để sử dụng làm khẩu trang để ngăn chặn sự lây truyền COVID-19. Có thể dùng những đồ này bên trên khẩu trang.
  • Nếu quý vị đeo kính, hãy tìm một chiếc khẩu trang vừa khít bên trên mũi hoặc có gọng mũi để giúp giảm việc đọng hơi nước làm mờ kính. Xem xét sử dụng dung dịch xịt chống đọng hơi nước được dành riêng cho kính mắt.

Các nghiên cứu gần đây

  • Mueller AV, Eden MJ, Oakes JM, et al. Phương pháp Định lượng Đánh giá và So sánh về Tính hiệu quả của việc loại bỏ các hạt của Khẩu trang Vải như là Biện pháp thay thế cho Khẩu trang Y tế Tiêu chuẩn đối với Trang bị bảo hộ cá nhân (07/2020). https://doi.org/10.1016/j.matt.2020.07.006external icon https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2590238520303647external icon
  • Anindita M, Das K.Đại dịch COVID-19: Liệu Khẩu Trang Vải Có Thực Sự Bảo Vệ Cộng Đồng khỏi SARS-CoV-2? (Cách giải quyết để có được kết quả) (05/2020). https://www.ijisrt.com/assets/upload/files/IJISRT20MAY228.pdfpdf iconexternal icon
  • Lustig SR, Biswakarma JJH, Rana D, et al. Tính hiệu quả của Khẩu trang vải Thông thường trong việc Ngăn chặn Các Hạt nano Giống Vi-rút trong Hạt khí dung Dạng nước (05/2020). https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/acsnano.0c03972external icon
  • Sousa-Pinto B, Fonte AP, Lopes AA, et al.Khẩu trang dành cho cộng đồng: Lời kêu gọi cảnh báo về sự khác biệt trong chất liệu (08/2020). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7361409/external icon
  • Chughtai AA, Seale H, Macintyre CR. Tính hiệu quả của Khẩu trang Vải trong việc Bảo vệ Người đeo khỏi Vi-rút Corona 2 Gây Hội Chứng Hô Hấp Cấp Tính Nặng (tháng 7, 2020). https://europepmc.org/article/med/32639930external icon
  • Bagheri MH, Khalaj I, Azizi A, et al. ẤN BẢN Khả năng lọc khí hiệu quả, Cấp dưỡng khí và Tái sử dụng những Chất liệu được sản xuất dành riêng cho Khẩu Trang (07/2020). https://engrxiv.org/nrtgb/external icon
  • Gandhi M, Beyrer C, Goosby E. Khẩu trang Đem đến Nhiều Lợi ích hơn là chỉ Bảo vệ Mọi người trong thời gian dịch COVID-19:
  • Giảm chủng SARS-CoV-2 để Bảo vệ Người đeo. J Gen Intern Med. DOI: 10.1007/s11606-020-06067-8
  • Wang H, Wang Q, Lin YL, Kilinc-Balci FS, Price A, Chu L, Chu MC. Việc lựa chọn đồ dùng trong nhà để tự làm khẩu trang vải và sự cải thiện về tính hiệu quả lọc khí và sự ma sát tĩnh điện.  Những lá thư Nano. 2 tháng 6, 2020."
  • Rothe C, Schunk M, Sothmann P, et al. Sự lây truyền của bệnh truyền nhiễm 2019-nCoV từ một tiếp xúc không có triệu chứng ở Đức. Tạp chí y học New England. 2020;382(10):970-971.
  • Zou L, Ruan F, Huang M, et al. Tải lượng vi-rút SARS-CoV-2 trong mẫu xét nghiệm đường hô hấp trên của bệnh nhân nhiễm bệnh. Tạp chí y học New England. 2020;382(12):1177-1179.
  • Pan X, Chen D, Xia Y, et al. Các ca bệnh không có triệu chứng trong một cụm gia đình nhiễm SARS-CoV-2. The Lancet Infectious diseases. 2020.
  • Bai Y, Yao L, Wei T, et al. Sự lây truyền COVID-19 từ người mang mầm bệnh giả định không có triệu chứng. Jama. 2020.
  • Kimball A HK, Arons M, et al. Sự lây nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng và tiền triệu chứng trong số các cư dân của Cơ sở Điều dưỡng Chuyên Chăm sóc Dài hạn - Quận King, Washington, ngày 2020 tháng 3. MMWR Báo cáo về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong hàng tuần. 2020; ePub: ngày 27 tháng 3 năm 2020.
  • Wei WE LZ, Chiew CJ, Yong SE, Toh MP, Lee VJ. Sự lây truyền SARS-CoV-2 tiền triệu chứng - Singapore, ngày 23 tháng 1 - ngày 16 tháng 3 năm 2020. MMWR Báo cáo hàng tuần về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. 2020;ePub: ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  • Li R, Pei S, Chen B, et al. Sự nhiễm bệnh đáng kể không được ghi chép lại tạo điều kiện cho sự phát tán nhanh chóng của vi-rút corona mới (SARS-CoV2). Science (New York, NY). 2020.
  • Furukawa NW, Brooks JT, Sobel J. Bằng chứng hỗ trợ cho sự lây truyền hội chứng hô hấp cấp tính nặng vi-rút Corona 2 trong khi có triệu chứng hoặc không có triệu chứng [xuất bản trực tuyến trước khi in, ngày 2020 tháng 5 năm 4]. Emerg Infect Dis. 2020;26(7):10.3201/eid2607.201595. Liên kết
  • Oran DP, Topol Tỷ lệ phổ biến của sự lây nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng: Đánh giá thuyết minh [xuất bản trực tuyến trước khi in, ngày 2020 tháng 6 năm 3]. Ann Intern Med. 2020;M20-3012.
  • Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia. 2020. Tham khảo ý kiến chuyên gia nhanh về khả năng lây lan qua khí dung sinh học của SARS-CoV-2 trong đại dịch COVID-19 (ngày 1 tháng 4 năm 2020). Washington, DC: Nhà xuất bản Học viện Quốc gia. https://doi.org/10.17226/25769external icon
  • Schwartz KL, Murti M, Finkelstein M và cộng sự. Không có sự lây truyền COVID-19 trên chuyến bay quốc tế. CMAJ. 2020;192(15):E410.
  • Anfinrud P, Stadnytskyi V, Bax CE, Bax A. Trực quan hóa các giọt chất lỏng từ miệng được tạo ra khi nói chuyện bằng tán xạ tia laser. N Engl J Med. 2020 Apr 15. doi:10.1056/NEJMc2007800.
  • Davies A, Thompson KA, Giri K, Kafatos G, Walker J, Bennett AKiểm tra hiệu quả của mặt nạ tự chế: liệu chúng có bảo vệ được trong đại dịch cúm? Disaster Med Public Health Prep. 2013;7(4):413-8.
  • Konda A, Prakash A, Moss GA, Schmoldt M, Grant GD, Guha S. Hiệu quả lọc khí dung của các loại vải thông thường được sử dụng trong mặt nạ bằng vải. ACS Nano. Ngày 2020 tháng 4 năm 24.
  • Aydin O, Emon B, Saif MTA. Hiệu suất của vải cho mặt nạ tự chế chống lại sự lây lan của lây nhiễm đường hô hấp thông qua các giọt bắn: một nghiên cứu cơ học định lượng. medRxiv preprint doi: https://doi.org/10.1101/2020.04.19.20071779, đăng ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  • Ma QX, Shan H, Zhang HL, Li GM, Yang RM, Chen JM. Các tiện ích tiềm năng của việc đeo mặt nạ và vệ sinh tay ngay lập tức để chống lại SARS-CoV-2. J Med Virol. 2020.
  • Leung, N.H.L., Chu, D.K.W., Shiu, E.Y.C. cộng sựGiải phóng vi-rút đường hô hấp trong hơi thở ra và hiệu quả của khẩu trang. Nat Med. 2020.
  • Johnson DF, Druce JD, Birch C, Grayson ML. Đánh giá định lượng về hiệu quả của khẩu trang y tế và mặt nạ N95 để lọc vi-rút cúm ở bệnh nhân nhiễm cúm cấp tính. Clin Infect Dis. 2009 Jul 15;49(2):275-7.
  • Green CF, Davidson CS, Panlilio AL và cộng sự. Hiệu quả của khẩu trang y tế được chọn dùng trong việc giữ lại các tế bào thực vật và nội bào tử khi cho bệnh nhân truyền nhiễm mô phỏng đeo. Infect Control Hosp Epidemiol. 2012;33(5):487-494.
Cập nhật lần cuối ngày 18 tháng 12 năm 2020