Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Người có Rối Loạn Phát Triển và Hành Vi

Người có Rối Loạn Phát Triển và Hành Vi
Cập nhật ngày 16 tháng 12 năm 2020

Rối loạn phát triển và hành vi là một nhóm các bệnh do sự khiếm khuyết về các lĩnh vực thể chất, tiếp thu, ngôn ngữ hoặc hành vi. Các bệnh này bắt đầu trong thời kỳ phát triển, có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và thường kéo dài trong suốt cuộc đời của một người.1

Một số rối loạn phát triển và hành vi bao gồm:

Những người bị rối loạn phát triển và hành vi cần biết gì về COVID-19?

Biết được người nào có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng từ COVID-19

Hầu hết những người bị rối loạn phát triển hoặc hành vi không tự nhiên có nguy cơ cao hơn bị nhiễm hoặc mắc bệnh nghiêm trọng từ vi-rút Corona mới (COVID-19). Tuy nhiên, những người bị rối loạn phát triển hoặc hành vi có bệnh nền nghiêm trọng có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Một số người bị rối loạn phát triển hoặc hành vi có thể gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin, hiểu hoặc thực hành các biện pháp phòng ngừa và diễn tả các triệu chứng của bệnh.

Biết cách bảo vệ bản thân và người khác

Hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể nào được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt đối với COVID-19 và hiện tại không có vắc-xin để phòng ngừa COVID-19. Phương pháp điều trị hiện mang tính hỗ trợ. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh phơi nhiễm với loại vi-rút này. Có sẵn lời khuyên về chuẩn bị ứng phó với COVID-19phòng tránh phơi nhiễm với COVID-19.

Tiếp tục sự chăm sóc thường xuyên của quý vị

  • Không dừng bất kỳ loại thuốc nào hoặc thay đổi kế hoạch điều trị của quý vị nếu chưa nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Thảo luận mọi mối lo ngại về việc điều trị bệnh với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.
  • Đảm bảo rằng bạn nhận được các xét nghiệm theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Tiếp tục đi tiêm chủng theo lịch.
  • Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công ty bảo hiểm và dược sĩ của quý vị về việc tạo ra nguồn cung cấp thuốc theo toa khẩn cấp. Đảm bảo rằng quý vị có sẵn ít nhất 30 ngày thuốc kê đơn và không cần kê đơn và vật dụng trong trường hợp quý vị cần ở nhà trong một thời gian dài. Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu có thể có được 90 ngày cung cấp thuốc kê đơn của quý vị.
  • Xây dựng hoặc cập nhật kế hoạch chăm sóc hoặc sổ tay cấp cứu. Kế hoạch thường bao gồm thông tin quan trọng về tình trạng bệnh của một người, cách quản lý các bệnh đó, cách liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bác sĩ trị liệu, dị ứng, thông tin về thuốc (tên, liều lượng và hướng dẫn dùng thuốc), sở thích (thực phẩm và các thứ khác) và thói quen hàng ngày và các hoạt động. Điều này có thể giúp quý vị nhận được sự chăm sóc nhất quán nếu Nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp hoặc những người trong gia đình của quý vị không có mặt.

Biết được cách kiểm soát và đối phó với sự căng thẳng trong đại dịch

Đó là điều tự nhiên khi chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng khi phát hiện thấy nhiều ca bệnh COVID-19 và cộng đồng của chúng ta hành động để làm chậm sự lây lan của bệnh. Việc chăm sóc bản thân, bạn bè và gia đình của quý vị có thể giúp quý vị đối phó với căng thẳng.

Cách thức đối phó với căng thẳng

Nhấp vào đây để biết thông tin về cách thực hiện các bước để giúp bản thân đối phó với sự căng thẳng và lo lắng.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần của quý vị

Lo lắng, trầm cảm và các bệnh tâm thần khác có thể phổ biến hơn ở những người bị một số rối loạn phát triển và hành vi. Nếu quý vị đang được điều trị bệnh tâm thần, điều quan trọng là tiếp tục mọi liệu pháp điều trị hoặc thuốc.

Để ý những dấu hiệu lo lắng phổ biến:

  • Cảm giác như chết lặng, hoài nghi, bối rối, lo lắng hoặc sợ hãi
  • Thay đổi khẩu vị, sinh lực và mức độ hoạt động
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ hoặc gặp ác mộng và có những suy nghĩ và hình ảnh đau buồn
  • Phản ứng của cơ thể, chẳng hạn như đau đầu, đau cơ thể, các vấn đề về dạ dày và phát ban da
  • Các tình trạng bệnh mãn tính trở nên xấu hơn
  • Tức giận hay nóng nảy
  • Sử dụng rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác nhiều hơn

Nếu quý vị trải qua những cảm giác hoặc hành vi này trong nhiều ngày liên tiếp và không thể thực hiện các trách nhiệm bình thường vì chúng, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc sử dụng các thông tin dưới đây để được giúp đỡ. Nếu quý vị đang cảm thấy choáng ngợp với những cảm xúc như buồn bã, trầm cảm, lo lắng hoặc suy nghĩ làm tổn thương hoặc giết chết bản thân hoặc người khác:

Trong đại dịch này, điều quan trọng là quý vị phải nhận biết được sự căng thẳng, thực hiện các bước để tạo dựng khả năng chống chịu và kiểm soát căng thẳng trong công việc, cũng như biết phải đến đâu nếu cần sự giúp đỡ.

Cập nhật lần cuối ngày 16 tháng 12 năm 2020