Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Những điều cần lưu ý về tiêm chủng cho những người có sẵn bệnh nền

Những điều cần lưu ý về tiêm chủng cho những người có sẵn bệnh nền
Cập nhật ngày 29 tháng 12 năm 2020

Người trưởng thành ở bất kỳ độ tuổi nào có các bệnh nền nhất định sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do vi-rút gây bệnh COVID-19. Vắc-xin COVID-19 mRNA có thể được tiêm cho những người có bệnh nền miễn là họ không có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc tức thì với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Thông tin sau nhằm mục đích giúp những người trong các nhóm được liệt kê bên dưới đưa ra quyết định sau khi hiểu rõ vấn đề về việc tiêm vắc-xin mRNA COVID-19.

Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu

Những người mắc HIV và có hệ miễn dịch bị suy yếu do một số bệnh  hoặc thuốc khác có thể có nguy cơ gia tăng mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng. Họ có thể tiêm vắc-xin COVID-19. Tuy nhiên, họ nên biết về dữ liệu an toàn còn hạn chế:

  • Vẫn chưa có thông tin về độ an toàn của vắc-xin mRNA COVID-19 đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm trong nhóm này.
  • NHững người mắc HIV được đưa vào trong các thử nghiệm lâm sàng dù hiện vẫn chưa có dữ liệu về độ an toàn dành riêng cho nhóm này.

Những người có hệ miễn dịch suy giảm cũng nên biết về  khả năng phản ứng miễn dịch suy giảm đối với vắc-in cung như nhu cầu tiếp tục làm theo tất cả hướng dẫn hiện hành để bảo vệ bản thân chống lại COVID-19 (xem bên dưới).

Những người có bệnh tự miễn

Những người có bệnh tự miễn có thể tiêm vắc-xin mRNA COVID-19. Tuy nhiên, họ nên biết rằng hiện không có dữ liệu về độ an toàn của vắc-xin mRNA COVID-19 đối với họ. Những người trong nhóm này đủ điều kiện để tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.

Những người trước đây mắc phải hội chứng Guillain-Barre

Những người trước đây mắc phải hội chứng GBS có thể tiêm vắc-xin mRNA COVID-19. Đến nay, không thấy có trường hợp nào mắc hội chứng Guillain-Barre syndrome (GBS) được báo cáo là có tham gia tiêm chủng trong số những người tham gia thử nghiệm lâm sàng về vắc-xin mRNA COVID-19. Với một số ngoại lệ, hướng dẫn chung thực hành tốt nhất đối với việc chủng ngừa của Ủy ban tư vấn về quy trình phòng ngừa miễn dịch (ACIP) không nêu lên việc nếu có tiền sử bị hội chứng GBS thì có phải cẩn trọng với việc tiêm chủng với các loại vắc-xin khác hay không.

Những người trước đây mắc bệnh liệt dây thần kinh mặt

Đã có báo cáo về các ca mắc bệnh liệt dây thần kinh mặt trong số những người tham gia thử nghiệm lâm sàng với vắc-xin mRNA COVID-19. Tuy nhiên, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) không coi tỉ lệ này cao hơn mức kỳ vọng trong dân số chung. Họ chưa kết luận những ca này là do việc tiêm chủng gây ra. Do đó, nhưng người trước đây mắc bệnh liệt dây thần kinh mặt có thể tiêm vắc-xin mRNA COVID-19.

Sau khi tiêm chủng, cần tuân thủ những hướng dẫn hiện tại nhằm ngăn ngừa lây lan COVID-19

Cho đến khi các chuyên gia tìm hiểu thêm về khả năng bảo vệ mà vắc-xin COVID-19 cung cấp trong điều kiện đời sống thực, những người quyết định tiêm vắc-xin nên tiếp tục tuân thủ hướng dẫn hiện tại để bảo vệ bản thân chống lại COVID-19 sau khi họ được tiêm chủng. Điều này có nghĩa là:

  • Đeo khẩu trang
  • Duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác.
  • Tránh tụ tập đông người 
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây hoặc sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn
  • Tuân thủ hướng dẫn du lịch của CDC
  • Làm theo hướng dẫn cách ly sau khi phơi nhiễm với COVID-19
  • Tuân thủ mọi hướng dẫn về nơi làm việc
Cập nhật lần cuối ngày 29 tháng 12 năm 2020