Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.

Câu hỏi thường gặp về tiêm phòng COVID-19

Câu hỏi thường gặp về tiêm phòng COVID-19
Cập nhật ngày 15 tháng 1 năm 2021
In

Dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi về việc tiêm chủng COVID-19. CDC cũng cung cấp thông tin để loại bỏ những quan niệm sai lầm phổ biến về vắc-xin ở phần sự thật về vắc-xin COVID-19.

Xem phần trả lời các câu hỏi thường gặp về:

Về Vắc-xin

Khả năng bảo vệ một người có được sau khi đã bị nhiễm bệnh (sự miễn dịch tự nhiên) thay đổi tùy thuộc vào căn bệnh và khác nhau tùy từng người. Do đây là một chủng vi-rút mới nên chúng tôi không biết sự miễn dịch tự nhiên chống lại chủng này sẽ kéo bao lâu. Những bằng chứng hiện tại cho thấy rằng việc nhiễm lại vi-rút (tái nhiễm) là hiếm thấy trong thời gian 90 ngày sau lần đầu nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19.

Chúng tôi không biết khả năng miễn dịch sau khi tiêm chủng sẽ kéo dài bao lâu cho đến khi có thêm dữ liệu về tác dụng của vắc xin COVID-19 trong điều kiện thực tế.

Các chuyên gia đang làm việc để tìm hiểu thêm về cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch do vắc xin. CDC sẽ thông báo đến công chúng khi có bằng chứng mới.

Các chuyên gia vẫn chưa rõ phần trăm người cần được tiêm chủng ngừa để đạt mức miễn dịch cộng đồng đối với dịch COVID-19. Miễn dịch cộng đồng nghĩa là có đủ số lượng người trong cộng đồng được bảo vệ khỏi bị nhiễm dịch do từng nhiễm bệnh hoặc đã được chủng ngừa. Miễn dịch cộng đồng giúp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa người với người, đồng thời bảo vệ những đối tượng không thể tiêm chủng ngừa như trẻ sơ sinh. Số lượng người cần sử dụng biện pháp bảo vệ để đạt được miễn dịch cộng đồng tùy thuộc vào căn bệnh. CDC và các chuyên gia đang nghiên cứu về miễn dịch cộng đồng và sẽ cung cấp thêm thông tin nếu có.

Hai vắc-xin COVID-19 hiện đang có sẵn tại Hoa Kỳ không chứa trứng, chất bảo quản hoặc latex. Để xem danh sách thành phần đầy đủ, vui lòng xem Tờ Thông Tin dành cho Người Được Tiêm Chủng Ngừa và Người Chăm Sóc:

Những liều vắc-xin được mua bằng tiền thuế của Hoa Kỳ sẽ được cung cấp miễn phí cho người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp vắc-xin có thể thu phí hành chính khi thực hiện tiêm chủng. Các nhà cung cấp vắc-xin có thể được công ty bảo hiểm công hoặc tư nhân của bệnh nhân hoàn trả phí hoặc, đối với những bệnh nhân không có bảo hiểm là được Quỹ Cứu Tế của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ hoàn trả phí. Không ai bị từ chối cung cấp vắc-xin do không thể chi trả phí chủng ngừa.

Khi Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) đã chứng nhận và thông qua vắc-xin kháng COVID-19 mới, Ủy Ban Tư Vấn về Quy Trình Phòng Ngừa Miễn Dịch (ACIP) nhanh chóng mở cuộc họp công khai để bỏ phiếu về việc có nên khuyên dùng vắc-xin này hay không. Dựa trên đầu vào từ ACIP, sau đó công bố các khuyến cáo về vắc-xin trong Báo Cáo Tỷ Lệ Tử Vong và Mắc Bệnh Hàng Tuần

ACIP và CDC cũng đưa ra khuyến nghị về  những người nên được cung cấp vắc-xin COVID-19 trước khi nguồn cung bị hạn chế. Dù CDC có khuyến cáo về những người nên được ưu tiên cấp dùng vắc-xin COVID-19 trước, song mỗi tiểu bang có kế hoạch riêng của họ cho việc ưu tiên, phân phối và phân bổ vắc-xin. Vui lòng liên hệ với sở y tế tiểu bang của quý vị để biết thêm thông tin về kế hoạch tiêm chủng phòng COVID-19.

Tìm hiểu thêm về cách CDC đưa ra các khuyến cáo về vắc-xin COVID-19.

Tiêm chủng vắc-xin

Tìm hiểu thêm về những điều cần biết về cuộc hẹn thực hiện chủng ngừa COVID-19 của quý vị để biết thêm các lời khuyên hữu ích về cách giảm cơn đau và sự khó chịu gây ra bởi các tác dụng phụ phổ biến sau khi được tiêm vắc-xin COVID-19.

Do việc cung cấp vắc-xin COVID-19 ở Hoa Kỳ đang bị hạn chế, CDC đang cung cấp các khuyến nghị tới chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương về đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin. Khuyến nghị của CDC dựa trên các khuyến nghị từ Ủy Ban Tư Vấn về Quy Trình Phòng Ngừa Miễn Dịch (ACIP), một ban độc lập gồm các chuyên gia y khoa và y tế công.

Mỗi tiểu bang có kế hoạch xác định nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm vắc-xin riêng. Quý vị có thể liên hệ với sở y tế tiểu bang của quý vị để biết thêm thông tin về kế hoạch tiêm chủng phòng COVID-19.

Mục tiêu là để mọi người có thể được tiêm vắc-xin COVID-19 một cách dễ dàng ngay khi có số lượng lớn vắc-xin. Khi nguồn cung cấp vắc-xin tăng lên, nhiều nhóm người sẽ được thêm vào danh sách nhận vắc-xin hơn. Tìm hiểu thêm về các khuyến cáo của CDC về đối tượng nên được ưu tiên sử dụng vắc-xin.

Để tự bảo vệ mình, hãy làm theo các khuyến cáo sau:

  • Đeo khẩu trang che mũi và miệng
  • Cách người khác ít nhất 6 feet
  • Tránh đám đông
  • Tránh những nơi thông gió kém
  • Rửa tay thường xuyên

Hãy tìm hiểu thêm thông tin về những biện pháp này và những biện pháp khác mà quý vị có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và người khác khỏi COVID-19.

Có. Tùy theo các rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe liên quan đến COVID-19 và việc hoàn trả phí về COVID-19 là khả thi, quý vị sẽ được tiêm vắc-xin dù đã bị nhiễm COVID-19 hay chưa. Nếu quý vị đang sử dụng kháng thể đơn dòng hoặc plasma của người đang dưỡng bệnh để điều trị triệu chứng COVID-19, quý vị nên đợi sau 90 ngày trước khi tiêm vắc-xin COVID-19 Trao đổi với bác sĩ của quý vị nếu quý vị không chắc rằng các phương pháp điều trị đang thực hiện cho quý vị là gì hoặc khi có thắc mắc về việc tiêm vắc-xin COVID-19.

Các chuyên gia chưa biết thời gian kháng bệnh của một người là bao lâu sau khi khỏi bệnh COVID-19. Khả năng miễn dịch mà một người có được từ một lần nhiễm được gọi là "miễn dịch tự nhiên" và khác nhau theo từng người.  Người từng nhiễm COVID-19 hiếm khi bị tái nhiễm trở lại. Những người bị tái nhiễm COVID-19 cũng thường không bị tái nhiễm trong vòng 90 ngày kể từ khi hồi phục từ lần bị nhiễm bệnh đầu tiên.  Chúng ta sẽ không biết thời gian miễn dịch do tiêm chủng là bao lâu cho đến khi có thêm thông tin về tác dụng của vắc-xin.

Cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tạo ra từ vắc-xin đều quan trọng trong việc chống lại COVID-19 mà các chuyên gia đang nỗ lực nghiên cứu, đồng thời CDC sẽ cập nhật thông tin cho cộng đồng ngay khi có bằng chứng mới.

Chính quyền liên bang không chỉ thị (yêu cầu) các cá nhân phải tiêm vắc-xin. Ví dụ, đối với các nhân viên cán bộ y tế, chính quyền hoặc nhân viên của tiêu bang hay liên bang có thể yêu cầu hoặc chỉ thị nhân viên tiêm vắc-xin theo yêu cầu của tiểu bang hoặc các đạo luật khác. Kiểm tra xem chủ lao động của quý vị có yêu cầu nào cần quý vị tuân thủ hay không.

Có. Chưa đủ thông tin để kết luận liệu CDC có dừng khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang và tránh tương tác gần với người khác để giúp ngăn chặn sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19 không và nếu có thì là khi nào.

Các chuyên gia cần nghiên cứu thêm về tác dụng phòng ngừa của vắc-xin chống lại COVID-19 trong thực tế trước khi đưa ra quyết định. Các yếu tố khác như số lượng người được tiêm vắc-xin và cách vi-rút lây lan trong cộng đồng cũng ảnh hưởng đến quyết định này. Chúng tôi cũng chưa biết liệu tiêm vắc-xin kháng COVID-19 có ngăn quý vị lây lan vi-rút gây ra bệnh COVID-19 cho những người khác hay không, kể cả khi quý vị tự mình không nhiễm bệnh. CDC sẽ tiếp tục cập nhật trang này khi chúng tôi có thêm thông tin.

Trong lúc các chuyên gia tìm hiểu thêm về cơ chế bảo vệ mà vắc-xin COVID-19 đem lại trong điều kiện thực tế, việc mọi người tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ sẵn có là rất quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch này.

Để bảo vệ bản thân và mọi người, hãy thực hiện các khuyến nghị sau:

  • Đeo khẩu trang che mũi và miệng
  • Cách người khác ít nhất 6 feet
  • Tránh đám đông
  • Tránh những nơi thông gió kém
  • Rửa tay thường xuyên

Vắc xin phòng ngừa COVID-19 cùng với các khuyến cáo sau đây của CDC về cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh sẽ đem lại sự bảo vệ tốt nhất trước bị nhiễm và lây lan COVID-19.

Các vắc-xin phòng ngừa COVID-19 hiện đã được chứng nhận ở Hoa Kỳ yêu cầu thực hiện tiêm 2 mũi để được bảo vệ tốt nhất:

  • Các liều chủng ngừa Pfizer-BioNTech nên được thực hiện tiêm cách nhau 3 tuần (21 ngày)
  • Các liều chủng ngừa Moderna nên được thực hiện tiêm cách nhau 1 tháng (28 ngày)

Quý vị nên tiêm mũi thứ hai càng sát với thời điểm 3 tuần hoặc 1 tháng đã khuyến nghị càng tốt.Tuy nhiên không có thời khoảng tối đa giữa liều thứ nhất và liều thứ hai cho bất kỳ loại vắc-xin nào trong hai loại này. Quý vị không nên tiêm liều thứ hai sớm hơn khoảng thời gian đã khuyến nghị.

Các vắc-xin COVID-19 bổ sung đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3. Tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin ngừa COVID-19 khác nhau.

Nếu quý vị tiêm vắc-xin COVID-19 trước, hãy đợi ít nhất 14 ngày trước khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào khác, bao gồm vắc-xin cúm hoặc zona. Nếu quý vị đã tiêm một loại vắc-xin khác, hãy đợi ít nhất 14 ngày trước khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Nếu quý vị vô tình tiêm vắc-xin COVID-19 trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiêm vắc-xin khác, quý vị không cần phải bắt đầu lại đợt tiêm vắc-xin COVID-19 mà chỉ cần hoàn thành đợt tiêm đó theo đúng tiến độ. Khi có thêm dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin COVID-19 khi sử dụng đồng thời với các vắc-xin khác, CDC sẽ cập nhật khuyến nghị này. Khuyến nghị này có thể được cập nhật.

Phân Phối Vắc-xin

Cần có thời gian để sản xuất một số lượng vắc-xin lớn. Mục đích của việc sản xuất này là để mọi người có thể dễ dàng được tiêm vắc-xin COVID-19 khi phân phối với số lượng lớn.

CDC và Ủy Ban Tư Vấn về Quy Trình Phòng Ngừa Miễn Dịch đã công bố các khuyến nghị về nhóm đối tượng nên được tiêm chủng trước nhằm thực hiện các quyết định về phương pháp phân phối nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 ban đầu còn hạn chế .

CDC đưa ra khuyến nghị về những đối tượng nên được cung cấp vắc xin COVID-19 đầu tiên, đồng thời mỗi tiểu bang vẫn có kế hoạch riêng trong việc ưu tiên, phân phối và phân bổ vắc-xin. Tìm hiểu thêm về cách thức CDC đưa ra các khuyến nghị về vắc-xin.  Do ngày càng có nhiều loại vắc xin được cấp phép sử dụng ở Hoa Kỳ và nguồn cung vắc-xin tăng lên, sẽ có hàng nghìn điểm tiêm chủng được lập nên chẳng hạn như tại văn phòng bác sĩ, nhà thuốc bán lẻ, bệnh viện và trung tâm y tế đủ tiêu chuẩn liên bang.  Vui lòng liên hệ với sở y tế tiểu bang của quý vị để biết thêm thông tin về kế hoạch tiêm chủng phòng COVID-19.

Để bảo vệ bản thân và mọi người, hãy thực hiện các khuyến nghị sau:

  • Đeo khẩu trang che mũi và miệng
  • Cách người khác ít nhất 6 feet
  • Tránh đám đông
  • Tránh những nơi thông gió kém
  • Rửa tay thường xuyên

Hãy tìm hiểu thêm thông tin về những biện pháp này và những biện pháp khác mà quý vị có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và người khác khỏi COVID-19.

Chính phủ liên bang giám sát một hệ thống trung tâm để đặt hàng, phân phối và theo dấu vắc-xin COVID-19. Tất cả vắc-xin đều được đặt hàng qua CDC. Các nhà cung cấp vắc-xin nhận vắc-xin từ nhà phân phối tập trung của CDC hoặc nhận trực tiếp từ nhà sản xuất vắc-xin.

Đã có hai loại vắc-xin được cấp phép và khuyên dùng để phòng ngừa COVID-19 tại Hoa Kỳ. Các loại vắc-xin COVID-19 khác đang được phát triển và các thử nghiệm lâm sàng cũng đang được tiến hành đồng thời với quá trình sản xuất quy mô lớn.

Quy trình triển khai phân phối vắc xin COVID-19 bao gồm việc lập kế hoạch chi tiết chú trọng vào từng bước của quy trình trong đó có:

  • Thiết lập và thử nghiệm kế hoạch hậu cần với các nhà sản xuất và đối tác thương mại thuộc hệ thống phân phối vắc xin COVID-19 tập trung của CDC
  • Điều phối hoạt động phân phối vắc-xin và vật tư cần thiết từ các địa điểm tập trung
  • Xây dựng quy trình đặt hàng vắc-xin bổ sung sau khi vận chuyển đợt hàng đầu tiên
  • Tiếp nhận, bảo quản và xử lý vắc-xin đúng cách và đúng nhiệt độ
  • Quyết định người sẽ được tiêm chủng vắc-xin trước, dựa trên các khuyến nghị của quốc gia, nếu không có đủ liều lượng vắc-xin cho tất cả mọi người
  • Cung cấp vắc-xin mà vẫn bảo đảm an toàn trong hoàn cảnh đại dịch đang diễn ra
  • Báo cáo về tình hình lưu kho, tiêm chủng và tính an toàn của vắc-xin bằng cách sử dụng nhiều hệ thống dữ liệu mới và nâng cao
  • Mở rộng giám sát an toàn thông qua các hệ thống mới và các nguồn thông tin bổ sung, cũng như mở rộng các hệ thống giám sát an toàn hiện tại
  • Xây dựng kế hoạch để đánh giá hiệu quả của vắc-xin, tức là vắc-xin ngừa COVID-19 trong điều kiện thực tế phát huy hiệu quả như thế nào
  • Bảo đảm công chúng, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sở y tế tiểu bang và địa phương cũng như những đối tượng khác đều nhận được thông tin kịp thời, đáng tin cậy, rõ ràng về mọi mặt của chương trình tiêm chủng

Vắc-xin phòng COVID-19 an toàn và hiệu quả là một phần quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ nhằm giảm số ca bệnh, số ca nhập viện và tử vong liên quan đến COVID-19. Mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là có đủ số lượng liều vắc-xin COVID-19 cho tất cả mọi người ở Hoa Kỳ lựa chọn tiêm chủng.

Các khu vực phân quyền địa phương, địa hạt, bộ lạc và tiểu bang: CDC đã cùng các khu vực phân quyền địa phương, địa hạt, bộ lạc và tiểu bang nghiên cứu về việc xây dựng các kế hoạch tiêm chủng COVID-19 cho những khu vực tương ứng đó. CDC đã phát hành một cuốn sách hướng dẫn vào ngày 16 tháng 9 năm 2020 nhằm cung cấp thông tin cụ thể cần xem xét trong quá trình phát triển kế hoạch tiêm chủng vắc-xin. Sách hướng dẫn được cập nhật định kỳ để cung cấp thông tin mới nhất cho các khu vực phân quyền.

Đối tác tư nhân và cơ quan liên bang: CDC đã làm việc với các đối tác tư nhân, chẳng hạn như chuỗi và mạng lưới nhà thuốc độc lập cũng như các cơ quan liên bang khác (ví dụ: Dịch Vụ Y Tế cho Người Mỹ Da Đỏ) về các kế hoạch phân phối vắc xin COVID-19 rộng rãi hơn. Ví dụ: CDC đang làm việc với các nhà thuốc để cung cấp dịch vụ tiêm chủng COVID-19 tại chỗ cho người dân tại các cơ sở chăm sóc dài hạn, cơ sở điều dưỡng chuyên nghiệp, viện dưỡng lão và các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt nơi hầu hết mọi người dân đều trên 65 tuổi.

CDC đang làm việc với các đối tác trên toàn quốc để bảo đảm rằng mọi người đều được tiếp cận thông tin cần thiết nhằm giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt và có niềm tin khi quyết định tiêm chủng.  Các ưu tiên chính của CDC là:

  • Thường xuyên chia sẻ thông tin rõ ràng và chính xác với mọi người để bảo đảm rằng họ hiểu những nguy cơ và lợi ích của việc tiêm chủng và có thể đưa ra quyết định khi có đầy đủ thông tin
  • Giúp nhân viên y tế có niềm tin khi họ quyết định tiêm vắc-xin COVID-19
  • Giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trả lời những câu hỏi của bệnh nhân về vắc-xin
  • Gắn kết cộng đồng và cá nhân một cách bình đẳng và hòa nhập để bảo đảm rằng mọi người đều có cơ hội đặt câu hỏi và nhận được thông tin rõ ràng, chính xác về vắc-xin COVID-19

Việc vắc-xin COVID-19 được tiếp cận dễ dàng là điều đặc biệt quan trọng. Do đó, CDC đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe công cộng và các đối tác khác để bảo đảm mọi người có thể dễ dàng tiếp cận với vắc-xin phòng COVID-19 cũng như chi phí vắc-xin không phải là rào cản đối với họ. Tìm hiểu thêm về khung chiến lược Niềm Tin Với Vắc-xin pdf icon của CDC [144 KB, 1 trang] về vắc-xin COVID-19.

Độ An Toàn Của Vắc-xin

Tìm hiểu thêm về các phương pháp CDC đang thực hiện để bảo đảm sự an toàn của vắc-xin COVID-19 tại Hoa Kỳ.

Tất cả các loại vắc-xin COVID-19 đang được sử dụng đều đã trải qua nghiên cứu nghiêm ngặt để bảo đảm mức độ an toàn cao nhất có thể. Các hệ thống theo dõi vấn đề an toàn của CDC đã được áp dụng trên toàn quốc gia.

Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA) đã cấp Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp cho các loại vắc-xin COVID-19 được chứng minh là đáp ứng các tiêu chí an toàn nghiêm ngặt và có hiệu quả tương đương với dữ liệu do các nhà sản xuất cung cấp và những phát hiện từ các thử nghiệm lâm sàng lớn. Xem video mô tả về giấy phép sử dụng khẩn cấp. Thử nghiệm lâm sàng đối với tất cả các loại vắc xin trước tiên phải thể hiện việc đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về an toàn và hiệu quả trước khi bất kỳ loại vắc-xin nào, bao gồm cả vắc-xin COVID-19, được cấp phép hoặc phê duyệt sử dụng. Các lợi ích đã biết và lợi ích tiềm tàng của vắc-xin COVID-19 phải vượt qua các nguy cơ đã biết và nguy cơ tiềm tàng của vắc-xin này. Tìm hiểu thêm về cách thức các đối tác liên bang bảo đảm sự an toàn của vắc-xin COVID-19 tại Hoa Kỳ.

Người  đang mang thai và thuộc nhóm đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc-xin COVID-19 có thể lựa chọn tiêm chủng hoặc không. Nếu quý vị có câu hỏi về việc tiêm vắc-xin, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để từ đó đưa ra quyết định khi đã có đầy đủ thông tin. Mặc dù nuôi con bằng sữa mẹ là một điều quan trọng cần lưu ý nhưng điều này hiếm khi là một mối lo ngại về an toàn khi tiêm chủng.

Hiện chưa có dữ liệu về sự an toàn của vắc-xin COVID-19 ở phụ nữ đang cho con bú hay về tác dụng của vắc-xin mRNA đối với trẻ đang bú mẹ hoặc quá trình sản tạo/tiết sữa. Vắc-xin mRNA được cho là không gây nguy cơ đối với trẻ đang bú mẹ. Những người đang mang thai và người thuộc nhóm đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc-xin COVID-19 như nhân viên y tế có thể lựa chọn tiêm chủng hoặc không.

Để bảo đảm quá trình thu thập thêm thông tin về sự an toàn của các loại vắc-xin này khi tiêm trong thai kỳ, người mang thai được khuyến nghị nên đăng ký v-safe, công cụ mới trên điện thoại thông minh của CDC sử dụng để kiểm tra sức khỏe của mọi người sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Nếu có người mang thai báo cáo tình trạng sức khỏe sau khi tiêm chủng qua v-safe thì nhân viên của CDC sẽ có thể gọi điện để kiểm tra và tìm hiểu thêm thông tin. Bên cạnh đó, những phụ nữ mang thai đăng ký v-safe sẽ được CDC liên hệ và mời tham gia nghiên cứu theo dõi thai kỳ kéo dài suốt quá trình mang thai và 3 tháng sau sinh. Tìm hiểu thêm những điều cần lưu ý dành cho người mang thai và hoặc nuôi con bằng sữa mẹexternal icon về tiêm chủng COVID-19.

Những người có các bệnh nền có thể tiêm vắc xin COVID-19 được FDA cho phép, miễn là họ không bị phản ứng dị ứng tức thì hoặc nghiêm trọng với vắc-xin COVID-19 hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Tìm hiểu thêm những điều cần lưu ý dành cho người có bệnh nền về việc tiêm chủng. Tiêm chủng là điều quan trọng cầu lưu ý đối với người lớn ở mọi độ tuổi có các bệnh nền nhất định bởi vì họ có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do vi-rút gây bệnh COVID-19.

Tiêm chủng có thế gây ra các vấn đề nghiêm trọng nhưng đó là các trường hợp hiếm gặp. CDC đã tìm hiểu các báo cáo rằng một số người đã gặp phải tình trạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng - còn gọi là sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Ví dụ, phản ứng dị ứng được coi là nghiêm trọng khi một người cần được điều trị bằng epinephrine hoặc EpiPen© hoặc nếu họ phải vào viện. Tìm hiểu thêm về vắc-xin COVID-19 và dị ứng.

​Nếu quý vị tiêm vắc-xin COVID-19 và quý vị cho rằng mình có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi rời khỏi nơi chủng ngừa, hãy đi chăm sóc y tế ngay bằng cách gọi cho số 911.

Quý vị có thể báo cáo về các tác dụng phụ và phản ứng bằng cách sử dụng v-safe hoặc Hệ Thống Báo Cáo Tác Dụng Phụ Của Vắc-xin (VAERS.)

  • V-safe là một công cụ kiểm tra sức khỏe mới sau tiêm chủng dựa trên điện thoại thông minh cho những người được tiêm vắc-xin COVID-19. V-safe sử dụng tin nhắn văn bản và khảo sát trên trang web từ CDC để theo dõi những người sau khi được tiêm chủng vắc-xin COVID-19. V-safe đồng thời cũng cung cấp lời nhắc liều vắc-xin thứ hai nếu cần và liên hệ qua điện thoại với bất kỳ ai báo cáo các tác dụng phụ (quan trọng) về mặt y tế.
  • Hệ Thống Báo Cáo Tác Dụng Phụ Của Vắc-xin (VAERS)external icon là một hệ thống quốc gia thực hiện thu thập báo cáo từ các nhân viên y tế, nhà sản xuất vắc-xin và người dân về các tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm vắc-xin; báo cáo về các tác dụng phụ không mong muốn, có vẻ xảy ra thường xuyên hơn dự kiến, hoặc có những mô hình bất thường sẽ được theo dõi bằng các nghiên cứu cụ thể. Việc báo cáo với VAERS giúp CDC theo dõi sự an toàn của vắc-xin. Nếu các chuyên gia phát hiện ra một tác dụng phụ không mong muốn, họ sẽ nhanh chóng nghiên cứu sâu hơn để đánh giá liệu đó có phải là một mối lo ngại về an toàn thực sự hay không. Sau đó, các chuyên gia quyết định xem có cần phải điều chỉnh các khuyến cáo về vắc-xin của Hoa Kỳ hay không. Công tác giám sát này đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo người tiêm chủng vắc-xin nhận được nhiều lợi ích hơn là các nguy cơ.

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ được yêu cầu báo cáo một số sự cố bất lợi nhất định của việc chủng ngừa với VAERS. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng phải tuân thủ tất cả yêu cầu đã sửa đổi về báo cáo về tính an toàn dựa theo các điều kiện về cấp phép sử dụng của FDA xuyên suốt thời gian áp dụng Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp (EUA); những yêu cầu này sẽ được đăng trên trang mạng của FDAexternal icon

Quý vị có thể gặp phải các tác dụng phụ thông thường sau khi tiêm vắc-xin. Tham khảo Những gì sẽ diễn ra tại cuộc hẹn tiêm vắc-xin COVID-19 để biết thêm thông tin.