Main Content

Đương Đầu với Thảm Họa

Thảm họa đang làm đảo lộn trải nghiệm đối với mọi người liên quan. Tổn thương về tình cảm mà thảm họa gây ra đôi khi còn tồi tệ hơn cả những căng thẳng về vật chất do thiệt hại và mất mát nhà cửa, việc kinh doanh hay tài sản cá nhân.

Trẻ em, công dân cấp cao, những người bị khuyết tật hoặc suy giảm chức năng, những người mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ bị nguy hiểm đặc biệt. Trẻ em có thể sợ hãi và một số người già có thể mất phương hướng đầu tiên. Những người bị  khuyết tật hoặc suy giảm chức năng có thể cần thêm sự trợ giúp.

Tìm sự tư vấn về cơn khủng hoảng nếu quý vị hoặc ai đó trong gia đình quý vị gặp phải vấn đề về căng thẳng do thảm họa.

Hiểu Rõ Các Biến
Cố Thảm Họa

Nhân viên của FEMA an ủi nạn nhân của thảm họa.Hiểu rõ các hậu quả của thảm họa đối với cá nhân.

  • Tất cả mọi người những ai chứng kiến hay gặp phải thảm họa đều bị ảnh hưởng trực tiếp theo cách nhất định.
  • Cảm thấy lo lắng về sự an toàn của chính mình và sự an toàn của gia đình quý vị cùng bạn bè thân thiết là hoàn toàn bình thường.
  • Muộn phiền, đau khổ và tức giận trong sâu thẳm đều là những phản ứng bình thường đối với sự kiện bất thường.
  • Hiểu được các cảm xúc của mình giúp quý vị hồi phục.
  • Tập trung sức mạnh và khả năng của mình giúp quý vị chữa lành vết thương.
  • Nhận sự giúp đỡ từ các chương trình và nguồn lực của cộng đồng là có lợi cho sức khỏe.
  • Mọi người đều có nhu cầu khác nhau và những cách đương đầu khác nhau.
  • Muốn phản công lại những người gây ra đau đớn lớn lao là điều bình thường.

Trẻ em và người già là mối lo lắng đặc biệt vì hậu quả của thảm họa. Kể cả những người gặp phải thảm họa “gián tiếp” do nằm trong phạm vi phủ sóng rộng khắp của các phương tiện truyền thông cũng có thể bị ảnh hưởng.

Hãy liên lạc với các tổ chức có nền tảng niềm tin tại địa phương, các cơ quan tình nguyện, hay các chuyên gia tư vấn để được tư vấn. Ngoài ra, FEMA và chính quyền tiểu bang và địa phương của khu vực bị ảnh hưởng có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn khủng hoàng.

Khi quý vị hồi phục, đảm bảo rằng quý vị đã cập nhật kế hoạch ứng phó thảm họa cho gia đình mình và nạp đầy lại các nguồn tiếp liệu cần thiết cho thảm họađể phòng khi thảm họa lại xảy ra lần nữa là một ý kiến hay. Quý vị sẽ luôn cảm thấy tốt hơn khi biết rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì.

 

Các Dấu Hiệu Căng
Thẳng Do Thảm Họa

Nhân viên của FEMA đưa trẻ em lánh xa khu vực thảm họaTìm sự tư vấn nếu quý vị hoặc thành viên gia đình gặp phải căng thẳng do thảm họa.

Nhận Biết Các Dấu Hiệu Căng Thẳng Do Thảm Họa

Khi người lớn có các dấu hiệu sau, thì họ có thể cần sự tư vấn khủng hoảng hoặc sự hỗ trợ quản lý căng thẳng:

  • Khó diễn dạt suy nghĩ.
  • Khó ngủ.
  • Khó duy trì trạng thái cân bằng trong cuộc sống.
  • Giới hạn của sự thất vọng thấp.
  • Tăng cường sử dụng ma túy/rượu.
  • Thời gian tập trung giới hạn.
  • Hiệu quả làm việc kém.
  • Đau đầu/các vấn đề về dạ dày.
  • Thị trường hình ống/lãng tai.
  • Cảm lạnh hay các triệu chứng giống cảm cúm.
  • Mất phương hướng hay rối bời.
  • Khó tập trung.
  • Miễn cưỡng rời khỏi nhà.
  • Suy sụp, buồn phiền.
  • Cảm giác tuyệt vọng.
  • Trạng thái dao động và dễ khóc.
  • Hối hận và tự nghi ngờ thái quá.
  • Sợ đám đông, người lạ hoặc ở một mình.

 

Làm Dịu Căng
Thẳng

Nhân viên viện trợ an ủi nạn nhân thảm họa Bão Katrina.Hãy nói chuyện với ai đó và tìm sự trợ giúp của chuyển gia khi bị căng thẳng do thảm họa.

Sau đây là các cách làm giảm căng thẳng do thảm họa:

  • Nói chuyện với ai đó về các cảm xúc của quý vị - tức giận, buồn phiền hay các cảm xúc khác - dù việc đó là khó khăn.
  • Tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn có khả năng giải quyết căng thẳng sau thảm họa.
  • Đừng buộc bản thân quý vị phải chịu trách nhiệm cho biến cố thảm khốc hoặc bị nản chí vì quý vị cảm thấy mình không thể trực tiếp giúp đỡ trong công tác cứu nạn.
  • Thực hiện các bước thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương thể xác và tinh thần của chính mình bằng cách ăn uống tốt cho sức khỏe, nghỉ ngơi, tập thể dục, thư giã và uống thuốc.
  • Duy trì sinh hoạt bình thường của gia đình hàng ngày, hạn chế việc đặt ra trách nhiệm cho bản thân quý vị và gia đình mình.
  • Dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
  • Tham gia và các buổi lễ tưởng niệm.
  • Tận dụng các nhóm hỗ trợ gia đình, bạn bè và các tổ chức tôn giáo sẵn có .

Đảm bảo rằng quý vị sẵn sàng cho các biến cố trong tương lai bằng cách nạp đầy bộ đồ tiếp liệu cho thảm họa và cập nhật kế hoạch đối phó thảm họa của gia đình quý vị. Thực hiện các hành động tích cực này có thể giúp khuây khỏa.

 

Giúp Trẻ Em Đương
Đầu Với Thảm Họa

Đứa trẻ đi qua đống đổ nát của căn nhà mình đã bị cơn bão phá hủy.

Thảm họa có thể khiến cho trẻ em cảm thấy sợ hãi, bối rối và bất an. Dù một đứa trẻ đã chính mình trải qua chấn thương, mới chỉ nhìn thấy biến cố trên ti vi hay mới chỉ nghe thấy người lớn bàn tán về việc đó, thì điều quan trọng là phụ huynh và giáo viên phải biết và sẵn sàng giúp đỡ nếu đứa trẻ bắt đầu có các phản ứng do căng thẳng.

Trẻ em có thể phản ứng với thảm họa bằng cách thể hiện sự sợ hãi, buồn phiền hay rối loạn hành vi. Trẻ nhỏ có thể quay lại các thói quen hành vi trước đó, như đái dầm, khó ngủ hay lo sợ phải chia ly. Trẻ em lớn cũng có thể biểu hiện sự tức giận, hung hăng, các vấn đề ở trường hay nghỉ học. Một số trẻ em chỉ tiếp xúc gián tiếp với thảm họa nhưng đã chứng kiến trên ti vi co thể nảy sinh đau buồn.

Nhận Biết Các Yếu Tố Gây Nguy Hiểm

Đối với nhiều trẻ em, các phản ứng đối với thảm họa thường ngắn và thể hiện phản ứng thông thường đối với "biến cố bất thường." Có một số ít trẻ em có thể bị nguy hiểm vì phải chịu đau buồn về tâm lý kéo dài do tác động của ba yếu tố gây nguy hiểm chính :

  • Trực tiếp tiếp xúc với thảm họa, như là bị sơ tán, chứng kiến chấn thương hay cái chết của những người khác, hoặc trải qua chấn thương cùng với nỗi sợ hãi khi tính mạng của một người bị đe dọa.
  • Mất mát/đau buồn: Phản ứng này liên quan tới cái chết hay chấn thương nghiêm trọng của gia đình hoặc bạn bè.
  • Căng thẳng tiếp diễn do tác động thứ cấp của thảm họa, như là sống tạm thời ở một nơi nào khác, mất bạn bè và mạng xã hội, mất tài sản cá nhân, cha mẹ thất nghiệp, và các chi phí phát sinh trong quá trình phục hồi để đưa gia đình trở về cuộc sống và điều kiện sinh hoạt trước khi có thảm họa

Những Điểm Dễ Bị Tổn Thương ở Trẻ Em

Trong hầu hết các trường hợp, tùy thuộc vào các yếu tố gây nguy hiểm ở trên, thì các phản ứng đau buồn chỉ là tạm thời. Khi không còn mối đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng, thương tích, mất người thân, hay các vấn đề thứ cấp như mất nhà ở, phải di chuyển, v.v. thì các triệu chứng thường giảm dần theo thời gian. Đối với những đứa trẻ tiếp xúc trực tiếp với thảm họa, những điều gợi nhớ về thảm họa như gió to, khói, trời nhiều mây, tiếng còi báo động, hay các điều gợi nhớ khác về thảm họa có thể khiến những cảm xúc hỗn loạn quay trở lại. Đã từng có một loại biến cố gây chấn thương hoặc căng thẳng nghiêm trọng trước đây trong quá khứ có thể góp phần vào những cảm xúc này.

Cách đương đầu với thảm họa hoặc trường hợp khẩn cấp của trẻ em thường gắn với cách đường đầu của cha mẹ. Trẻ em có thể nhận ra được sự sợ hãi và buồn phiền của người lớn. Cha mẹ và người lớn có thể làm cho trẻ em thấy thảm họa bớt đau buồn hơn bằng cách thực hiện các bước để làm chủ cảm xúc của chính mình và kế hoạch ứng phó. Cha mẹ hầu như luôn là nguồn động viên lớn nhất đối với trẻ em khi có thảm họa. Một cách để tạo lập cảm giác tự chủ và tạo ra sự tự tin cho trẻ em trước khi có thảm họa là khuyến khích và cho chúng tham gia vào việc lập kế hoạch ứng phó thảm họa của gia đình. Sau thảm họa, trẻ em có thể góp phần vào kế hoạch hồi phục của gia đình.

Đáp Ứng Nhu Cầu Tình Cảm của Trẻ Em

Các phản ứng của trẻ em thường bị tác động bởi hành vi, suy nghĩ, và cảm xúc của người lớn. Người lớn cần động viên trẻ em và người vị thành niên chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình về biến cố. Làm rõ những hiểu lầm về mối nguy hiểm và đe dọa bằng cách lắng nghe những lo lắng của trẻ em và trả lời các thắc mắc. Giữ cảm giác bình tĩnh bằng cách công nhận những lo lắng và nhận thức của trẻ em cùng với việc thảo luận về kế hoạch vững chắc để an toàn.

Lắng nghe điều trẻ em nói. Nếu trẻ nhỏ hỏi những câu hỏi về biến cố, hãy trả lời chúng một cách đơn giản không cần giải thích tỉ mỉ như đối với trẻ em lớn hơn hay người lớn. Một số trẻ em cảm thấy được an ủi khi biết ít hoặc nhiều thông tin hơn người khác; hãy quyết định lượng thông tin cần cho đứa trẻ nhất định của mình. Nếu một đứa trẻ khó diễn tả cảm xúc, hãy để đứa trẻ vẽ một bức tranh hoặc kể chuyện về điều đã xảy ra.

Hãy cố gắng hiểu điều gì gây ra sự lo lắng và sợ hãi. Hãy nhận thức được rằng sau thảm họa, trẻ em thường sợ nhất là:

  • Biến có sẽ lại xảy ra.
  • Người thân của chúng bị chết hoặc bị thương.
  • Chúng bị bỏ lại một mình hoặc bị tách ra khỏi gia đình.

Trấn An Trẻ Em Sau Thảm Họa

Các gợi ý để giúp trấn an trẻ em gồm những việc sau:

  • Tiếp xúc cá nhân có thể trấn an. Ôm và chạm vào con của quý vị.
  • Bình tĩnh cung cấp thông tin thực tế về thảm họa vừa xảy ra và các kế hoạch hiện tại để đảm bảo sự an toàn cho chúng cùng với các kế hoạch phục hồi.
  • Khuyến khích con quý vị nói về cảm xúc của mình.
  • Dành thêm thời gian với con của quý vị như là trước khi đi ngủ.
  • Tái thiết thói quen hàng ngày của quý vị đối với công việc, trường học, vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi.
  • Lôi kéo con của quý vị bằng cách giao cho chúng những việc vặt để giúp chúng cảm thấy chúng đang giúp đỡ hồi phục cuộc sống gia đình và cộng đồng.
  • Khen ngợi và ghi nhận hành động có trách nhiệm.
  • Hiểu được rằng con của quý vị sẽ có một loạt các phản ứng đối với thảm họa.
  • Khuyến khích con của quý vị giúp cập nhật kế hoạch ứng phó thảm họa của gia đình.

Nếu quý vị đã cố gắng tạo ra môi trường để trấn an bằng cách làm theo các bước ở trên, nhưng con của quý vị vẫn tiếp tục thể hiện sự căng thẳng, nếu các phản ứng xấu đi theo thời gian, hoặc nếu con của quý vị gây trở ngại bằng cách cư xử hàng ngày tại trường học, tại nhà, hay với các mối quan hệ khác, thì có thể đã đến lúc thích hợp để nói chuyện với chuyên gia. Có thể nhận được sự trợ giúp chuyên nghiệp từ bác sĩ chăm sóc chính của trẻ, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần chuyên về nhu cầu của trẻ em, hay thành viên của tăng lữ.

Giám Sát và Hạn Chế Việc Tiếp Xúc với Phương Tiện Truyền Thông

Việc phổ biến tin tức liên quan tới thảm họa có thể gợi sự sợ hãi và bối rối và làm tăng sự lo lắng ở trẻ em. Điều này đặc biệt đúng đối với các thảm họa quy mô lớn hay biến cố khủng bố đã gây ra thiệt hại lớn lao về tài sản và sinh mạng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, các hình ảnh lặp đi lặp lại về biến cố có thể làm cho chúng tin răng biến cố đang tái diễn lặp đi lặp lại.

Nếu cha mẹ để cho trẻ em xem ti vi hay sử dụng Internet chiếu các hình ảnh hay tin tức về thảm họa, cha mẹ cần ở cùng trẻ em để khích lệ việc truyền đạt và đưa ra những lời giải thích. Điều này cũng bao gồm cả việc cha mẹ cần giám sát và hạn chế việc con mình tự tiếp xúc với thông tin gây ra sự lo lắng.

Sử Dụng Các Mạng Hỗ Trợ

Cha mẹ giúp đỡ con mình khi thực hiện các bước để hiểu và làm chủ cảm xúc và cách đương đầu của chính mình. Cha mẹ có thể làm việc này bằng cách xây dựng và sử dụng các hệ thống hỗ trợ xã hội của gia đình, bạn bè, các tổ chức và cơ quan cộng đồng, các cơ sở có nền tảng niềm tin, hoặc các nguồn lực khác có tác dụng với gia đình đó. Cha mẹ có thể tự xây dựng các hệ thống hỗ trợ xã hội đặc biệt của riêng mình để trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi có thảm họa xảy ra, họ có thể được hỗ trợ và giúp đỡ trong việc quản lý các hành động đối phó của mình. Nhờ đó, cha mẹ sẽ có nhiều thời gian hơn cho con cái của mình và hỗ trợ chúng tốt hơn. Cha mẹ hầu như luôn là nguồn động viên lớn nhất đối với trẻ em trong những thời điểm khó khăn. Nhưng để hỗ trợ con cái của mình, cha mẹ cần chú ý tới nhu cầu của chính mình và có kế hoạch để hỗ trợ của chính mình.

Chuẩn bị cho thảm họa giúp mọi người trong gia đình chấp nhận sự thật rằng thảm họa có xảy ra, và mang đến cơ hội xác định và thu thập các nguồn lực cần thiết để đáp ứng những nhu cầu cơ bản sau thảm họa. Việc chuẩn bị sẽ có tác dụng; khi mọi người cảm thấy có sự chuẩn bị, họ sẽ đối phó tốt hơn và con cái của họ cũng vậy.

Phản Ứng của Trẻ Em đối với Thảm Họa theo Lứa Tuổi

Dưới đây là các phản ứng thông thường của trẻ em sau thảm họa hoặc biến cố đau thương.

Trẻ sơ sinh tới 2 tuổi. Khi trẻ em chưa biết nói và trải qua một chấn thương, chúng không biết dùng lời nói để mô tả về biến cố hành cảm xúc của mình. Tuy nhiên, chúng có thể giữ lại những ký ức về hình ảnh, âm, thanh, hay mùi vị cụ thể. Trẻ sơ sinh có thể phản ứng với chấn thương bằng cách cáu kỉnh, khóc nhiều hơn bình thường, hay muốn được bế và âu yếm. Tác động lớn nhất đối với trẻ em ở lứa tuổi này là cách đối phó của cha mẹ chúng. Khi trẻ em lớn lên, việc vui chơi của chúng có thể liên quan tới việc diễn lại các yếu tố của biến cố đau thương đã xảy ra nhiều năm trước trong quá khứ và có vẻ đã quên đi.

Trước tuổi đi học - từ 3 đến 6 tuổi.Trẻ em chưa đến tuổi đi học thường cảm thấy tuyệt vọng và bất lực khi đối mặt với một biến cố quá mức chịu đựng. Vì độ đuổi và cơ thể còn nhỏ của mình, chúng không có khả năng tự bảo vệ mình hay bảo vệ nguời khác. Do đó, chúng cảm thấy sợ hãi và bất an ghê gớm về việc bị tách ra khỏi những người chăm sóc. Trẻ em chưa đến tuổi đi học không thể nắm bắt được khái niệm mất mát vĩnh viễn. Chúng có thể nhìn thấy hậu là có thể khôi phục hoặc là vĩnh viễn. Trong những tuần sau biến cố đau thương, hoạt động vui chơi của trẻ em chưa đến tuổi đi học có thể tái diễn biến cố hoặc thảm họa lặp đi lặp lại.

Tuổi đi học - từ 7 đến 10 tuổi. Trẻ em ở tuổi đi học có khả năng hiểu được mất mát vĩnh viễn. Một số trẻ em trở nên lo lắng dữ dội với các chi tiết của biến cố đau thương và muốn nói về điều đó liên tục. Sự lo lắng này có thể gây cản trở việc tập trung tại trường của trẻ em và kết quả học tập có thể giảm sút. Tại trường, trẻ em có thể nghe thấy thông tin không chính xác từ các bạn học. Chúng có thể thể hiện hàng loạt các phản ứng — buồn phiền, sợ hãi phổ biến, hoặc sợ hãi cụ thể về việc thảm họa lại xảy ra, cảm thấy có lỗi về việc đã làm hoặc không làm khi xảy ra thảm họa, tức giận về việc không thể ngăn được biến cố, hay tưởng tượng về việc đóng vai người cứu nạn.

Trước tuổi vị thành niên tới tuổi vị thành niên - từ 11 đến 18 tuổi.Khi trẻ em lớn hơn, chúng phát triển suy nghĩ phức tạp hơn về biến cố thảm họa. Các phản ứng của chúng giống với người lớn hơn. Thanh thiếu niên có thể liên quan tới các hành vi nguy hiểm, liều lĩnh, như là lái xe coi thường tính mạng, hoặc uống rượu hay sử dụng ma túy. Những trẻ em khác có thể trở nên sợ hãi với việc phải rời bỏ nhà và tránh các cấp độ hoạt động trước đây. Nhiều trẻ em tuổi vị thành niên bị thu hút vào việc ra ngoài thế giới. Sau chấn thương, quan điểm về thế giới dường như là nguy hiểm và ít an toàn hơn. Trẻ em tuổi thanh tiếu niên có thể cảm thấy quá sức chịu đựng bởi các cảm xúc mãnh liệt và vì vậy cảm thấy không thể nói cảm xúc được với người khác.