Main Content

Kế Hoạch cho Các Địa Điểm

Mặc dù có cảnh báo về nhiều loại thảm họa tiềm ẩn, rất nhiều trường hợp khẩn cấp và thảm họa xảy ra mà không có cảnh báo. Vì quý vị không thể dự đoán mình sẽ ở đâu trong thảm họa, điều quan trọng là cần có các kế hoạch và nguồn tiếp liệu cho các địa điểm quý vị và hộ gia đình của mình thường hay lui tới.  Việc lập kế hoạch trước sẽ đảm bảo rằng quý vị và hộ gia đình của mình biết cần làm gì và có các nguồn tiếp liệu quý vị cần để có thể an toàn ở bất cứ nơi vào quý vị có mặt.

Các cá nhân và hộ gia đình cần xem xét các địa điểm họ thường hay lui tới; tìm hiểu các kế hoạch nào sẵn có cho các địa điểm này và tùy chỉnh các kế hoạch cá nhân và hộ gia đình của họ dựa theo những điều các thành viên trong hộ gia đình sẽ làm nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra trong khi họ đang ở địa điểm đó.  Ví dụ về các địa điểm cần xem xét và lập kế hoạch bao gồm:

  • Nhà ở
  • Nơi làm việc
  • Phương tiện đi lại
  • Các phương thức vận chuyển thông thường chẳng hạn như xe lửa, xe buýt đô thị bằng vé tháng
  • Trường học
  • Các Địa Điểm Thờ Cúng
  • Các đấu trường thể thao và sân chơi
  • Các địa điểm giải trí chẳng hạn như nhà hát
  • Các khu vực mua sắm chẳng hạn như trung tâm mua sắm và trung tâm bán lẻ
  • Các địa điểm du lịch và lữ hành như khách sạn

Việc xây dựng kế hoạch cho các địa điểm khác nhau sẽ yêu cầu phải tìm hiểu thông tin quan trọng về các kế hoạch của tổ chức hay người quản lý tòa nhà cho các địa điểm đó. Trong một số trường hợp, nếu không sẵn có kế hoạch, điều này có thể yêu cầu phải làm việc với người quản lý tòa nhà hoặc các thành viên khác của tổ chức nhằm xây dựng và mở rộng kế hoạch. Các thông tin cần xem xét bao gồm:

  • Cách quý vị và những người cư trú khác sẽ nhận được báo nguy hay cảnh báo của địa phương trong khi quý vị đang ở đó
  • Xây dựng các hệ thống báo nguy  hoặc cảnh báo cho địa điểm
  • Xây dựng các kế hoạch sơ tán cho người cư trú  bao gồm các lối thoát thay thế
  • Xây dựng hoặc bố trí kế hoạch cho những người cư trú đang trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp
  • Các Nguồn Tiếp Liệu Quan Trọng quý vị/các thành viên trong hộ gia đình và những người khác sẽ cần cho việc trú ẩn tạm thời

Việc lập kế hoạch cũng cần xem xét kiểu cấu trúc hay môi trường xung quanh cấu trúc hoặc địa điểm đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc báo nguy và cảnh báo, trú ẩn và sơ tán cũng như nhu cầu về nguồn tiếp liệu. Các ví dụ về việc xem xét kiểu cấu trúc hay môi trường xung quanh địa điểm bao gồm:

  • Các tòa nhà một tầng so với các toàn nhà nhiều tầng hoặc cao tầng có các loại hệ thống cảnh báo, các xem xét về trú ẩn và sơ tán khác nhau.
  • Các địa điểm tại đô thị và nông thôn có thể có các giả thuyết và kế hoạch địa phương khác nhau về sơ tán nếu các khu vực bị ảnh hưởng trên diện rộng.
  • Các tòa nhà như trường học, đấu trường thể thao và các trung tâm mua sắm có thể có các kế hoạch sơ tán và trú ẩn khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc xây dựng cụ thể và các phương thức sơ tán an toàn hay các địa điểm an toàn để trú ẩn trong các loại trường hợp khẩn cấp khác nhau, chẳng hạn như lốc xoáy
  • Các địa điểm bên ngoài như sân chơi thể thao hay sân gôn cần có các kế hoạch cụ thể để có thể trú ẩn nhanh chóng trong thời gian ngắn, chẳng hạn như trong trường hợp sấm, sét hay lốc xoáy
  • Địa lý học có thể đóng vai trò quan trọng đối với một số mối nguy hiểm, chẳng hạn như nếu khu vực thấp và dễ bị lũ quét
  • Những căn nhà di động, các cấu trúc khối và các tòa nhà khác không gắn liền với móng cố định yêu cầu phải có kế hoạch sơ tán và các địa điểm trú ẩn thay thế