Skip Global Navigation to Main Content
Skip Breadcrumb Navigation
Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin

SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 3/2006

Kết nối với những người ở rất xa

    Các tiến bộ trong công nghệ thông tin có ý nghĩa lớn về xã hội và kinh tế, khiến dân chúng có thể tìm kiếm cả những thông tin nằm ngoài cộng đồng của họ, kết nối với dân cư ở các cộng đồng khác, chia sẻ mối quan tâm và học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Mỗi ngày qua đi trong Kỷ nguyên Thông tin mà chúng ta đang sống hiện nay, các kết nối này lại mang đến những kết quả tốt đẹp không ngờ dưới nhiều hình thức khác nhau.

    Trong bài báo dưới đây, chúng tôi nhấn mạnh mô tả một số cộng đồng trực tuyến, trong đó, những người tham gia có thể kết nối với nhau và khiến các mối quan tâm trở nên mạnh mẽ như chưa từng có cơ hội để phát triển trước đây.


Nói bằng nhiều ngôn ngữ

- Từ trang web WikiWay.
Tiếng Anh lâu nay vẫn thống trị mạng Internet, theo The Internet Society, 83% tổng số nội dung trên Internet là bằng tiếng Anh. Nhưng

Tại sao lại là "Wiki"? Wiki là một phần trong phần mềm chủ cho phép người dùng tuỳ ý tạo và chỉnh sửa nội dung trang web chủ dùng các trình duyệt Web. Wiki hỗ trợ các siêu liên kết và có cú pháp đơn giản để tạo các trang Web mới và các liên kết giữa các trang nội vi.

nếu bạn truy cập các trang web của Wikipedia [http://www.wikpedia.org.] - bộ sách bách khoa toàn thư được phối hợp xuất bản trên mạng Internet, được truy cập miễn phí – thì bạn sẽ thấy một mạng lưới thông tin đa ngôn ngữ. Các bài báo trong bộ sách này và các dự án truyền thông khác trong Wikimedia [http://www.wikpedia.org.] được cung cấp bằng nhiều thứ tiếng khác; ngoài tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba lan, Nhật Bản – là các ngôn ngữ chính trên Wikipedia, thì còn có tiếng Tây Ban Nha, thổ ngữ Ha-oai và thổ ngữ Navajo.

“Nó bắt đầu theo một cách hữu cơ và theo tình huống”, Samuel Klein, một trong hàng trăm nhà quản lý phụ trách nội dung đa ngữ trên các địa chỉ mạng của Wiki nói. “Những người tham gia có thể nói được nhiều thứ tiếng sẽ thấy rằng cộng đồng đa ngôn ngữ này đang tồn tại, họ tìm các trang web đang có và truy cập chúng”, anh nói.

Từ khi bắt đầu vào năm 2001, Wikipedia đã thu hút được nhiều người đóng góp trên khắp thế giới. Hiện giờ, số lượng người đóng góp đã lên tới khoảng 30.000, họ có thể viết, chỉnh sửa, dịch, mở rộng và hỗ trợ các bài báo của họ hoặc của những người khác. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng bất chấp sự lớn mạnh và tính linh hoạt của mình, các dự án của Wikipedia vẫn được xây dựng theo phương pháp có tổ chức lỏng lẻo và không tuân theo thứ tự trên dưới. Chính điều này đã thu hút sự tham gia của nhiều người đóng góp bài viết tại các nước không nói tiếng Anh.

Boston-based Klein cũng bị thu hút bởi trang thiên nhiên thế giới trên Wikipedia. “Tôi bắt đầu thiết lập một danh sách địa chỉ mail vào đầu năm ngoái, nhằm khuyến khích người sử dụng đăng nhập danh sách dịch giả và định dạng họ nếu họ mong muốn và có kỹ năng dịch thuật”, anh giải thích. “Ví dụ, bây giờ tôi đã có thể nhanh chóng lên danh sách những ai nói tiếng Tây Ban Nha ở các trình độ khác nhau. Mọi người cũng bắt đầu bổ sung các hộp thông tin vào các trang web của họ nhằm nêu rõ những kỹ năng họ có về các ngôn ngữ khác nhau”.

Dịch thuật xuất hiện thông qua mối quan tâm cá nhân, sự giới thiệu, và đôi khi là tình cờ. “Ví dụ, nếu tôi viết một bài báo về quả dứa và một người khác cũng viết một bài báo về dứa bằng tiếng Tây Ban Nha, thì chúng tôi có thể không biết là đã có một bài báo khác đang tồn tại,”, Klein giải thích. “Một người thứ ba có thể xuất hiện và thấy rằng đã có một bài báo về dứa bằng tiếng Anh và một bài báo khác cũng về dứa bằng tiếng Tây Ban Nha, có thể hai bài báo này nói về những nội dung giống nhau, và thế là anh ta tìm cách kết nối hai bài báo này lại với nhau”. Các bài báo có thể được kết nối với các bài báo có nội dung liên quan bằng các ngôn ngữ khác. Mỗi ngày, có khoảng 4.000 bài báo mới đã được viết bằng các ngôn ngữ không phải tiếng Anh và khoảng 2.000 bài báo đã được viết bằng tiếng Anh.

Các sản phẩm khác của Wiki cũng đã được sinh ra bằng cách sử dụng phương pháp phối hợp và đa phần là bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các sản phẩm đó là Wiktionary, một từ điển đa ngữ; Wikiquotes, các câu nói mang tính cá nhân hoặc được trích dẫn từ sách, thơ, và phim ảnh; Wikibooks, các bản thảo và văn bản trong lĩnh vực giáo dục và bài tập; Wikisource, thư viện đa ngữ với các nguồn tài liệu khác nhau; và chuyên mục WikiNews phát hành hàng ngày.

Người sử dụng có thể thông báo cho người khác những tin tức hoặc những thông tin thú vị có thể dịch sang các thứ tiếng khác. Người sử dụng Wikimedia có thể định vị những người khác bằng kỹ năng ngoại ngữ và đề xuất các dự án dịch thuật.

Các dịch giả của Wikimedia cũng có trang Dịch thuật của chuyên mục Sáng kiến mỗi tuần. Trên trang này, một dự án hoặc một bài báo sẽ được chọn bằng cách bỏ phiếu mỗi tuần. Trang hướng dẫn sẽ mô tả rõ làm thế nào để dịch thuật và chỉ dẫn cách kết nối bản dịch với các ngôn ngữ khác.

Một trong những dự án gần đây nhất ban đầu không liên quan gì đến ngôn ngữ. Wikimedia Commons, một phụ trang khác trong số các trang web của Wikimedia, là một kho tàng hấp dẫn bao gồm các bức ảnh nghe nhìn, các hình ảnh minh hoạ, các văn bản nói, các đoạn băng video và âm nhạc. Nhờ vào các dự án khác của Wikimedia mà những phương tiện này có thể được chia sẻ, được bổ sung thêm và được phát tán trên mạng Internet để hàng ngày đến với người sử dụng trên toàn thế giới.

Thanh niên bản địa Mỹ chia sẻ ước mơ trên mạng trực tuyến

Thanh niên bản địa Mỹ luôn thích sử dụng Internet để đối thoại với những người đồng trang lứa, họ chia sẻ thông tin về cộng đồng và văn hóa của họ, đồng thời kể cho nhau nghe về những mơ ước của mình. Trang web Native Youth Magazine.com (NYM) [http://www.nativeyouthmagazine.com] ra đời ngày 1/7/2005, và sáu tháng sau đó, nó đã có khoảng 2 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Rõ ràng là phát minh của một phóng viên tin tức truyền hình, Mary Kim Titla, NYM, đã đáp ứng được nhu cầu mà cô đã nhận thấy về một tạp chí trực tuyến phổ biến tài năng, ý tưởng và cách sống của thanh niên bản địa Mỹ. Trang web mời các bạn trẻ từ 12 đến 25 tuổi viết bài, làm thơ, chụp ảnh, và thực hiện các tác phẩm nghệ thuật. Tạp chí này là một phương tiện để chia sẻ thông tin và cũng là để phát triển tài năng của độc giả.

Thanh niên bản địa Mỹ trên khắp nước Mỹ và Canada đã đáp lại lời mời, và các câu chuyện của họ xuất hiện trên chuyên mục Profiles của tạp chí. Một thanh niên da đỏ dân tộc Choctaw, 23 tuổi, từ bang Mississippi đã viết, “Tôi tự hào rằng chúng tôi vẫn giữ được ngôn ngữ Choctaw và di sản của bộ tộc. Bộ tộc của tôi đang làm những gì tốt đẹp nhất để có thể tiếp tục gìn giữ và duy trì những di sản đó”. Một cậu bé thổ dân Navajo bang Arizona, 14 tuổi, đã mô tả quê hương của mình như sau: “Vùng đất Navajo gồm các bang Utah, Arizona, và New Mexico, trải dài hơn 27.000 dặm vuông (khoảng 70.000 km vuông) với nhiều phong cảnh đẹp không ở đâu có được”. Một cậu bé 18 tuổi từ bang Wisconsin nói “Tôi là thành viên của Băng đá đỏ của Đế chế Hồ lớn thuộc Bộ lạc Chippewa. Trong tương lai, tôi mơ ước được chơi trong đội bóng rổ của trường đại học”.

Theo chuyên mục Tin tức Thanh nhiên bản địa, người đọc tìm thấy các chủ đề khác nhau, trong đó có chuyên mục nghệ thuật Thanh niên bản địa, khóa học về văn hóa của Thanh niên bản địa - một chương trình đại học miễn phí dành cho thanh niên của các gia đình có thu nhập thấp, và một câu chuyện về việc bổ nhiệm người đứng đầu Sáng kiến của Nhà trắng về các trường học dành cho các bộ lạc. NYM cũng có các trang thể thao, ảnh, lịch, và hộp thư.

Mary Kim Titla, một thành viên của bộ tộc San Carlos Apache, đã làm phóng viên tin tức truyền hình ở Arizona trong 18 năm. Mối quan tâm về dân tộc mình và đặc biệt về thanh niên Mỹ bản địa đã khiến cô cho ra đời địa chỉ Native Youth Magazine.com. Để tìm hiểu xem các độc giả trẻ tuổi muốn được xem những gì trên trang web, cô đã tiến hành các cuộc điều tra trực tuyến và đã tham vấn 3 cậu con trai nhỏ tuổi của mình (10, 15 và 19 tuổi), cùng với các cháu trai, cháu gái, và các thanh niên bản địa khác, những người vẫn tiếp tục tặng cho cô những lời khuyên bổ ích. Cô nói: “Thanh niên Mỹ bản địa ở khắp mọi nơi đều là những nhà tư vấn cho tôi bởi lẽ trang web này là dành cho họ”.

Vào tháng 12 năm 2005, Titla đã thôi việc tại chương trình tin tức của đài truyền hình để dành hết nỗ lực và toàn bộ thời gian của mình cho NYM. Cô nói: “Tôi đã rất vui khi làm phóng viên truyền hình. Nhưng tôi tin rằng mong muốn của tôi bây giờ là tạo ra các nhà báo trẻ tuổi người bản địa. Thông qua tạp chí này, tôi có thể giúp họ bộc lộ tài năng và cách sống của mình”.

Phát biểu của thanh niên trên đài phát thanh

24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, thính giả có thể điều chỉnh âm thanh và lắng nghe các câu chuyện của thanh niên trong chuyên mục Web Radio tại địa chỉ http://www.youthradio.org/webradio. Có mục đích là đảm bảo cho thanh niên được cập nhật với những gì diễn ra trên thế giới, chương trình này cung cấp các tin tức trực tuyến trên radio, các bài bình luận và các bản nhạc nổi tiếng mới nhất.

Web Radio là một trong các hoạt động của Youth Radio, một tổ chức phát triển và truyền thông sản xuất các chương trình phát thanh từ năm 1992. Được thành lập bởi Hội nhà báo Ellin O'Leary, các chương trình phát sóng của Youth Radio là nhằm “khuyến khích thanh niên trí thức sáng tạo, có tính chuyên nghiệp ngày càng tăng thông qua đào tạo và sử dụng các phương tiện truyền thông. Đồng thời, sản xuất các chương trình truyền thông chất lượng cao trên phạm vi quốc gia và địa phương”. Thanh niên viết bài, ghi chép, và tự lập ra các chương trình của mình dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.

Các chủ đề trên Youth Radio cũng phong phú như những mối quan tâm của thanh niên ngày nay - từ những mối quan tâm hàng ngày như giải quyết các mối quan hệ với bạn học cho đến chiến tranh khủng bố. Các phóng sự quốc tế mới đây có một câu chuyện về một phụ nữ 26 tuổi là ứng cử viên vào Nghị viện Apganixtan; vụ xét xử một thanh niên da đen tại một trường đại học ở Cape Town, Nam Phi; và tiền đồ của thanh niên Mỹ sống tại Luân Đôn trong các cuộc đánh bom đường xe điện ngầm trong năm 2005.

Người ta có thể nghe chương trình Youth Radio (Phát thanh Thanh niên) trên khắp nước Mỹ trên mạng phát thanh công cộng quốc gia và trên các đài phát thanh thương mại và phi thương mại tại địa phương, trong đó có một số chuyên mục được phát bằng tiếng Tây Ban Nha. Bên cạnh Web Radio, thính giả thế giới còn có thể tìm thấy sóng phát thanh Youth Radio trên đài BBC (British Broadcasting Corporation) và CBC (Canadian Broadcasting Corporation). Trụ sở đặt tại Berkeley, California, Youth Radio còn có văn phòng ở Washington, D.C.; Atlanta, Georgia; và Los Angeles, California. Youth Radio còn có các phóng viên thường trú trên khắp thế giới.

Với sự tài trợ của các nhà sáng lập, các tập đoàn tài trợ và các cơ quan chính phủ, Youth Radio thực hiện các khóa đào tạo miễn phí trong tất cả các lĩnh vực sản xuất chương trình phát thanh, như web, video, và sản xuất âm nhạc. Các em nhỏ từ 14 đến 17 tuổi sống ở vùng Berkeley có thể ghi tên đăng ký tham dự các khóa học 12 tuần. Các khóa học này do các nhà báo chuyên nghiệp, các kỹ sư nghe nhìn, các nhà làm chương trình và sản xuất âm nhạc giảng dạy.

80% người tham gia khóa học là có thu nhập thấp và 80% là trẻ em da màu.

Theo tuyên bố mới đây trên Youth Radio: “Đào tạo kỹ thuật chỉ là một góc nhỏ của bức tranh. Thông qua đào tạo báo chí, các sinh viên của Youth Radio cũng củng cố được tri thức cơ bản của họ về các kỹ năng sống cơ bản: cách diễn đạt bằng văn bản, cách viết, công nghệ máy tính, cách suy luận, cách giải quyết xung đột và nhiều hơn thế nữa? Sau khi tốt nghiệp khóa học, nhờ vào những kỹ năng cụ thể và các mối quan hệ mà chúng tôi đã trang bị cho họ, các sinh viên này sẽ tự tin hơn và hy vọng họ sẽ có một tương lai nghề nghiệp như mong đợi”.

Các quan điểm được trình bày trong bài báo này không nhất thiết phản ánh quan điểm hay các chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ.