Chuyến thẳng đến tìm kiếm Chuyển thẳng đến danh sách A đến Z Chuyển thẳng đến dẫn hướng Chuyển thẳng đến nội dung trang web Chuyển thẳng đến các tùy chọn trang
Trang Chủ CDC

Phần hỏi đáp này đã được cập nhật với những thông tin mới về cúm H1N1 2009 ở phụ nữ mang thai. Cả vi-rút cúm theo mùa và cúm H1N1 2009 sẽ lan truyền trong mùa cúm 2009-2010. Một phụ nữ mang thai nghĩ rằng mình bị cúm nên gọi bác sĩ ngay lập tức để xem có cần được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút không.  Thuốc này hữu ích nhất nếu được dùng sớm ngay sau khi phụ nữ mang thai bị bệnh. Lời khuyên mới nhất về việc chủng ngừa cúm theo mùa và cúm H1N1 2009 trong thai kỳ cũng được đưa vào đây.

Ảnh một phụ nữ mang thaiNếu tôi đang mang thai và nhiễm H1N1 2009 thì sao?

Hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng cúm hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với người bị cúm. Những phụ nữ mang thai bị bệnh do H1N1 2009 có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Họ có thể có bệnh nặng hơn những người khác nhiễm cúm H1N1 2009. Một số phụ nữ mang thai bị bệnh do H1N1 2009 đã sinh non và bị viêm phổi nặng. Một số người đã tử vong. Nếu bạn đang mang thai và có các triệu chứng cúm, hãy coi đó là điều rất nghiêm trọng. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức để được tư vấn.

Tôi có thể làm gì để bảo vệ chính mình, em bé mới sinh và gia đình tôi?

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ khỏi mắc cúm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc tiêm phòng cúm theo mùa và tiêm phòng cúm H1N1 2009. Bạn sẽ cần cả hai mũi tiêm phòng trong năm nay để được bảo vệ hoàn toàn khỏi cúm. Bạn nên tiêm phòng cả hai mũi càng sớm càng tốt khi vắc-xin sẵn có để bảo vệ bạn và em bé của bạn. Tiêm phòng cúm theo mùa đã chứng tỏ khả năng bảo vệ cả bà mẹ và em bé (đến 6 tháng tuổi) khỏi các bệnh giống cúm.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn đã tiếp xúc gần với một người nhiễm cúm H1N1 2009. Bạn có thể cần dùng thuốc để giảm nguy cơ bị cúm. Bác sĩ của bạn có thể kê toa Tamiflu® hoặc Relenza® để giúp phòng ngừa cúm H1N1 2009. Để phòng cúm, bạn có thể dùng thuốc kháng vi-rút với liều thấp hơn trong 10 ngày.

Phụ nữ mang thai tiêm phòng cúm có an toàn không?

Hàng triệu phụ nữ mang thai đã được tiêm phòng cúm theo mùa trong nhiều năm qua. Chưa thấy việc tiêm phòng cúm gây hại cho phụ nữ mang thai hoặc con của họ. Vắc-xin tiêm phòng cúm H1N1 2009 được làm theo cùng một cách và tại cùng địa điểm với vắc-xin tiêm phòng cúm theo mùa. Điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai là phải tiêm phòng cả cúm theo mùa và cúm H1N1 2009. Tìm hiểu thêm về Vắc-xin Cúm H1N1 và Phụ Nữ Mang Thai.

Những ai khác nên tiêm phòng cúm?

Tất cả những người sẽ chăm sóc em bé dưới 6 tháng tuổi đều nên tiêm phòng cúm theo mùa và tiêm phòng cúm H1N1 2009 để bảo vệ khỏi cúm. Những người này bao gồm bạn và mọi thành viên gia đình hoặc những người khác sẽ chăm sóc em bé của bạn trong 6 tháng đầu đời của bé. Vui lòng xem Khuyến Cáo Chủng Ngừa H1N1 2009 của CDC.

Tô có thể làm gì nữa?

Thực hiện các bước sau hàng ngày để giúp ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh và để bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho gia đình bạn:

  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, hoặc dùng tay áo che khi hắt hơi. Vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi dùng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Nếu không có xà phòng và nước, có thể dùng chất chà tay chứa cồn.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Vi trùng lây lan theo cách này.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
    • Nếu đã xuất hiện cúm H1N1 2009 trong cộng đồng bạn sống, hãy chú ý đặc biệt đến cơ thể bạn và cảm giác của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị cúm, hãy gọi bác sĩ hoặc bệnh viện ngay lập tức.
    • Nếu bạn đang mang thai và bạn sống cùng hoặc tiếp xúc gần với người bị cúm H1N1 2009, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các thuốc để phòng ngừa cúm.
    • Lên kế hoạch để cho người khác chăm sóc người bị bệnh trong gia đình.
  • Dự trữ đồ dùng trong nhà, đồ tiếp liệu y tế và cấp cứu, ví dụ như acetaminophen (Tylenol®), nước và thực phẩm để lâu được.

Cúm theo mùa và cúm H1N1 2009 có những triệu chứng gì?

Bạn có thể bị cúm nếu có một vài hoặc tất cả các triệu chứng sau đây:

  • Sốt*
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc ngạt mũi
  • Đau người
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Đôi khi, tiêu chảy và nôn ói

*Điều quan trọng là phải ghi nhớ rằng một số người bị cúm mà không bị sốt.

Tôi cần làm gì nếu bị bệnh?

Nếu bạn bị bệnh với các triệu chứng giống cúm, hãy ở nhà, tránh xa những người khác, và gọi bác sĩ ngay lập tức. Nếu cần, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc kháng vi-rút để điều trị cúm. Cần có người liên lạc với bạn thường xuyên nếu bạn cảm thấy mệt. Đó luôn là một ý tưởng tốt.

Cúm H1N1 2009 được điều trị theo cách nào?

  • Cúm H1N1 2009 được điều trị bằng các loại thuốc kháng vi-rút như Tamiflu® (oseltamivir) hoặc Relenza® (zanamivir). Thuốc kháng vi-rút là các loại thuốc kê toa dạng viên, dịch lỏng hoặc bột hít vào, thuốc chống lại cúm bằng cách ngăn không cho mầm bệnh phát triển trong cơ thể bạn. Các thuốc này đạt hiệu quả tốt nhất khi được dùng càng sớm càng tốt ngay khi có các triệu chứng cúm. Vì lý do đó, điều quan trọng là bạn nên gọi bác sĩ ngay khi bạn thấy các triệu chứng giống cúm.
  • Nếu bác sĩ của bạn kê toa một loại thuốc kháng vi-rút để điều trị cúm cho bạn, bạn sẽ cần dùng thuốc trong 5 ngày. Thuốc có thể làm cho bạn bình phục nhanh hơn và giảm nhẹ các triệu chứng.
  • Đến thời điểm này, chưa có báo cáo nào cho thấy tác hại đối với phụ nữ mang thai hoặc thai nhi của họ. Cúm có thể gây bệnh nghiêm trọng và thậm chỉ cả tử vong đối với phụ nữ mang thai. Dùng thuốc kháng vi-rút có thể giúp phòng ngừa những diễn biến nghiêm trọng này.
  • Thuốc kháng vi-rút có thể được dùng trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
  • Hãy điều trị mọi cơn sốt ngay lập tức. Acetaminophen (Tylenol®) là thuốc hạ sốt tốt nhất cho phụ nữ mang thai.
  • Uống nhiều chất lỏng để bù lại lượng nước bạn mất đi khi bị bệnh.
  • Nếu bạn đã tiếp xúc gần với người bị cúm, bác sĩ của bạn có thể kê toa Tamiflu® hoặc Relenza® để phòng ngừa cúm H1N1 2009 . Để phòng cúm, bạn sẽ dùng thuốc với liều thấp hơn trong 10 ngày.
  • Thuốc kháng vi-rút có thể được dùng trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Khi nào thì tôi cần được chăm sóc y tế khẩn cấp?

Ảnh biển báo bệnh việnNếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, hãy gọi 911 ngay lập tức:

  • Khó thở hoặc thở hổn hển
  • Đau hoặc tức ngực hoặc bụng
  • Đột ngột choáng váng
  • Lẫn lộn
  • Nôn ói nghiêm trọng hoặc kéo dài
  • Sốt cao mà không đáp ứng với Tylenol®
  • Em bé cử động ít hơn hoặc không cử động

Tôi nên cho em bé ăn như thế nào nếu tôi bị bệnh?

Nếu có thể được, hãy cho bé bú mẹ. Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo cho con bạn. Việc bú mẹ và sữa mẹ giúp bảo vệ sức khỏe của con bạn theo nhiều cách.  Những em bé được nuôi bằng sữa mẹ ít bị mắc các bệnh lây nhiễm hơn chẳng hạn như cúm và bệnh thường nhẹ hơn những em bé không được nuôi bằng sữa mẹ.

Cúm có thể rất nghiêm trọng ở các em bé mới sinh. Bạn không cần phải dừng việc nuôi con bằng sữa mẹ nếu bạn bị cúm, nhưng bạn cần phải thận trọng để bảo vệ em bé của bạn không bị bệnh. Tìm hiểu thêm về các khuyến cáo của CDC về việc cho trẻ bị bệnh ăn.

 
Liên Hệ Với Chúng Tôi:
  • Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh
    1600 Clifton Rd
    Atlanta, GA 30333
  • 800-CDC-INFO
    (800-232-4636)
    TTY: (888) 232-6348
    24 Giờ/Mỗi Ngày
  • cdcinfo@cdc.gov
  • Lần cuối xem xét trang này ngày 19 Tháng Mười năm 2009, 2:30 Chiều - Giờ Miền Đông
  • Lần cuối cập nhật trang này ngày 19 Tháng Mười năm 2009, 2:30 Chiều - Giờ Miền Đông
  • Nguồn nội dung: Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh
USA.gov: Cổng Thông Tin Web Chính Thức của Chính Phủ Hoa KỳBộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh
Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh  1600 Clifton Rd. Atlanta, GA 30333, USA
800-CDC-INFO (800-232-4636) TTY: (888) 232-6348 - Contact CDC–INFO
Mục Lục A-Z
  1. A
  2. B
  3. C
  4. D
  5. E
  6. F
  7. G
  8. H
  9. I
  10. J
  11. K
  12. L
  13. M
  14. N
  15. O
  16. P
  17. Q
  18. R
  19. S
  20. T
  21. U
  22. V
  23. W
  24. X
  25. Y
  26. Z
  27. #