Skip Global Navigation to Main Content
Skip Breadcrumb Navigation
Các vấn đề toàn cầu

Báo cáo năm 2006 về nạn buôn người

Văn phòng Giám sát và Chống buôn người Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố
Ngày 5 tháng 6 năm 2006

Thư của Ngoại trưởng Condoleezza Rice

Thưa độc giả,

Phong trào đấu tranh nhằm chấm dứt nạn buôn người không chỉ là một mục tiêu nhân quyền, mà còn là một vấn đề an ninh toàn cầu.

Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống Bush tái khẳng định niềm tin của chúng ta rằng thúc đẩy dân chủ và nhân quyền là chiến lược dài hạn hiệu quả nhất để bảo đảm sự ổn định. Trong các mục tiêu của Chiến lược nhằm chấm dứt sự chuyên quyền, mở rộng tự do và bảo vệ nhân phẩm còn có cam kết của chúng ta nhằm chấm dứt nạn buôn người: “Buôn người là hình thức nô lệ thời hiện đại, và chúng ta đấu tranh nhằm loại trừ hoàn toàn nó. Những thế hệ tương lai sẽ không tha thứ cho những ai bỏ qua vấn nạn này”.

Những kẻ buôn người biến những người dễ bị tổn thương nhất thành nạn nhân và kiếm lợi nhuận trên những cuộc đời vô tội. Những nỗ lực của Bộ Ngoại giao nhằm chấm dứt hoạt động thương mại xấu xa này phản ánh một nền ngoại giao đang biến đổi. Chúng ta hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm bảo đảm sự tự do của những người bị bóc lột và kêu gọi các chính phủ hãy truy tố những kẻ bóc lột một cách hiệu quả và có trách nhiệm.

Phong trào đấu tranh chấm dứt nạn buôn người tiếp tục có được những động lực thúc đẩy nhờ sự chỉ đạo của Tổng thống, cam kết của Quốc hội và sự ủng hộ từ rất nhiều các tổ chức tín ngưỡng, cộng đồng, các nhóm hoạt động vì nhân quyền, các hội phụ nữ, cũng như từ cá nhân các công dân. Cám ơn quý vị đã tham gia phong trào đấu tranh này nhân danh những công dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Kính thư,
Condoleezza Rice

I. Giới thiệu

Nê-pan, Ấn Độ: Reena đã bị đưa từ Nê-pan tới Ấn Độ bởi người dì của mình, kẻ đã cưỡng ép cháu gái 12 tuổi vào một nhà thổ ở Niu Đê-li ngay sau khi em tới nơi. Chủ nhà chứa đã buộc em phải quan hệ tình dục với nhiều khách hàng mỗi ngày. Reena không thể dời khỏi nơi đó vì em không nói tiếng Hindu và không có ai để em có thể nương tựa. Em thường xuyên nhìn thấy các nhân viên cảnh sát thu tiền từ các chủ nhà chứa mỗi khi có một cô gái mới được đưa vào. Chủ nhà chứa đã dạy Reena và tất cả các em gái khác phải nói nếu bất kỳ ai hỏi là các em đã 25 tuổi và tự nguyện vào nhà chứa. Sau hai năm, Reena đã trốn thoát và cô hiện đang giúp các nạn nhân khác đã chạy trốn.

Báo cáo tình trạng buôn người (TIP) năm 2006: Mục đích của báo cáo

Theo luật định, hàng năm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải đệ trình lên Quốc hội một báo cáo về những nỗ lực của các chính phủ nước ngoài trong việc xóa bỏ các hình thức buôn người nghiêm trọng. Đây là bản báo cáo thường niên lần thứ sáu. Báo cáo này nhằm nâng cao nhận thức trên quy mô toàn cầu, làm nổi bật những nỗ lực ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế nhằm chống nạn buôn người và thúc giục chính phủ các nước có những hành động hiệu quả chống lại tất cả các hình thức buôn người. Báo cáo này ngày càng tập trung vào nỗ lực của một cộng đồng các quốc gia đang lớn mạnh trong việc chia sẻ thông tin và hợp tác theo nhiều cách thức mới và quan trọng. Quốc gia nào không có những hành động đáng kể nhằm tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người, theo luật pháp Mỹ, sẽ bị đánh giá tiêu cực và xếp “loại 3” trong Báo cáo. Kết quả là quốc gia đó sẽ không được nhận các khoản viện trợ không liên quan đến vấn đề nhân đạo và thương mại từ Chính phủ Hoa Kỳ.

Khi đánh giá nỗ lực của các chính phủ nước ngoài, Báo cáo TIP nhấn mạnh “ba P”- tức là truy tố, bảo vệ và ngăn chặn. Tuy nhiên, chiến lược lấy nạn nhân làm trọng tâm đòi hỏi chúng ta phải giải quyết thỏa đáng “ba R”- tức là giải cứu, hồi phục và tái hòa nhập. Đạo luật của Mỹ định hướng cho các nỗ lực này, Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân buôn người (TVPA) năm 2000 sửa đổi ngay từ đầu đã quy định rõ ràng mục đích của việc chống buôn người là bảo đảm sự trừng phạt thích đáng và hiệu quả đối với những kẻ buôn người, bảo vệ nạn nhân và ngăn ngừa không để nạn buôn người xảy ra.

Hơn 150 năm trước, Hoa Kỳ đã trải qua một cuộc chiến tranh tàn khốc mà đỉnh cao của nó là việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Cho dù tại hầu hết các quốc gia, chính phủ đã có lệnh nhằm loại bỏ chế độ nô dịch, nhưng một hình thức nô lệ hiện đại đã xuất hiện. Đó là mối đe dọa ngày càng lớn trên quy mô toàn cầu đối với cuộc sống và tự do của hàng triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Ngày nay, chỉ còn dưới những chế độ đàn áp và tàn bạo nhất như My-an-ma và Bắc Triều Tiên, chế độ nô lệ vẫn được nhà nước bảo hộ. Thay vào đó, nạn buôn người dẫn tới sự hình thành những nhóm tội phạm có tổ chức, những kẻ kiếm được số tiền khổng lồ trên lưng của những nạn nhân và các xã hội của chúng ta.

A-rập Xê-út: Từ Phi-líp-pin, Serena đến A-rập Xê-út để làm người giúp việc. Sau khi tới nơi, chủ nhà đã tịch thu hộ chiếu của cô và cùng với vợ mình đánh đập và chửi mắng cô. Một lần, bà chủ đã xô cô ngã xuống cầu thang, lần khác ông chủ đã làm cô sốc đến ngất xỉu. Cô không được phép dời khỏi nhà. Do hộ chiếu đã bị tịch thu, cô không thể trốn thoát. Cô bất hạnh tới mức đã cố gắng tự tử. Một lần tại bệnh viện, cô đã trốn thoát khỏi những kẻ bắt giữ mình. Thông qua tòa án tại A-rập Xê-út, cô đòi được bồi thường và hiện đang chờ ánh sáng công lý tại một nơi trú ẩn.

Tập trung vào lao động nô lệ và nô lệ tình dục

Mỗi năm chúng ta lại biết rõ thêm về hiện tượng buôn người. Trong bản Báo cáo năm 2004 chúng ta đã sử dụng dữ liệu của Chính phủ Hoa Kỳ lần đầu tiên phân biệt hiện tượng buôn người xuyên quốc gia theo độ tuổi và giới tính. Dữ liệu này cho thấy hàng năm ước tính có khoảng 600.000 đến 800.000 nam giới, phụ nữ và trẻ em bị bán qua biên giới, trong đó phụ nữ và bé gái chiếm khoảng 80% và 50% đang trong độ tuổi vị thành niên. Số liệu cũng cho thấy phần lớn các nạn nhân bị bán qua biên giới nhằm mục đích bóc lột tình dục. Tuy nhiên, do chỉ tập trung vào nạn buôn người qua biên giới nên số liệu này chưa bao gồm hàng triệu nạn nhân trên toàn thế giới bị mua bán ở ngay trong phạm vi các quốc gia. Báo cáo năm 2006 làm rõ hơn về tình trạng đáng báo động của nạn buôn người nhằm mục đích bóc lột lao động trong phạm vi mỗi nước. Đây là loại hình buôn người có thể khó bị phát hiện và ước đoán hơn, song lại có thể lớn hơn nhiều về quy mô so với hoạt động buôn người vì mục đích tình dục, nếu xét tới nạn buôn người trong nước. Nó không nhất thiết được tiến hành bởi cùng những mạng lưới tội phạm thu lợi từ việc buôn người xuyên quốc gia nhằm bóc lột tình dục. Mà phổ biến hơn là việc các cá nhân phạm tội, chẳng hạn như biến một người giúp việc trong nhà thành nô lệ hay không trả tiền cho hàng trăm công nhân bị lao động cưỡng bức trong một nhà máy nào đó.

Có rất nhiều những ước tính về quy mô và mức độ của tình trạng nô lệ thời hiện đại này, cả trong nước và xuyên quốc gia. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cơ quan của Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề về tiêu chuẩn lao động, việc làm và những bảo đảm xã hội, ước tính có 12,3 triệu người phải lao động cưỡng bức, nô dịch, lao động trẻ em bị cưỡng bức và nô lệ tình dục, ở bất kỳ thời điểm nào. Những ước tính khác có con số thay đổi từ 4 triệu tới 27 triệu người.

Cuộc đua hạ thấp các tiêu chuẩn xuống mức thấp nhất: Tìm kiếm những lao động di cư có thể bị bóc lột

Toàn cầu hóa về kinh tế đã khuyến khích sự huy động chưa từng có tiền lệ những lao động không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp để đáp ứng nhu cầu của những thị trường thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực xây dựng, chế tạo, nông nghiệp và công việc phục vụ trong nhà. Những lao động di cư từ các quốc gia chậm phát triển ở Nam Á và Đông Á đã ký những hợp đồng lao động tương đối ngắn hạn để làm việc tại những quốc gia phát triển ở châu Á, châu Âu và Cận Đông với tỉ lệ tăng cao hơn bao giờ hết. ILO ước tính số lượng lao động di cư là 120 triệu người. A-rập Xê út (7,5 triệu), Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (2,3 triệu), Malaysia (2,3 triệu) và Cô-oét (1,3 triệu) dẫn đầu các thị trường về nhu cầu lao động nhập cư. Phi-líp-pin (7 triệu), Indonesia (3 triệu), Bangladesh (3 triệu), và Sri Lanka (1,5 triệu) là những nguồn cung lao động di cư hàng đầu. Không có gì là sai trong vấn đề lao động di cư trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này, nhưng như đã chỉ ra ở trên, việc lạm dụng có thể dẫn tới tình trạng nô lệ thời hiện đại. Nguyên nhân tới sự di chuyển ồ ạt từ những nước cung sang những nước cầu là các bản hợp đồng do các nhà tuyển dụng đại diện cho các hãng môi giới lao động và người thuê lao động đưa ra; hợp đồng giữa các hãng môi giới lao động và người thuê lao động được nhà nước “bảo trợ”; và những bản ghi nhớ mang tính bao quát giữa các chính phủ cung và cầu lao động. Những hợp đồng do các nhà tuyển dụng đưa ra cho người lao động bao gồm những điều kiện lao động cơ bản, trong đó có tiền lương, giờ làm và thời hạn, chỉ ra địa điểm và người sử dụng lao động. Mức độ quy định và giám sát các hợp đồng này có nhiều sự khác nhau. Người lao động dễ bị lạm dụng và chịu rủi ro do bị nô dịch khi hợp đồng không được tôn trọng hay khi nó bị thay thế bởi những hợp đồng mới gồm những điều khoản ít thuận lợi hơn sau khi đến đất nước thuê mình. Chính phủ của các nước cung cấp lao động tìm cách ngăn chặn sự bóc lột đó bằng cách đàm phán các thỏa thuận với chính phủ các quốc gia cầu lao động. Chính phủ Phi-líp-pin, với Cơ quan Việc làm Ngoại quốc có năng lực mạnh của mình, đã nổi lên như người đi đầu trong việc quản lý lao động di cư, thông qua việc bảo vệ người lao động của mình ở nước ngoài. Các chính phủ có nguồn cung lao động khác thì kém quyết liệt hơn trong việc bảo vệ người lao động của mình ở nước ngoài.

Người sử dụng lao động ở những quốc gia có nhu cầu lao động và những công ty môi giới lao động luôn tìm cách thu được hiệu quả cao nhất từ những người lao động nước ngoài. Khi sự bảo vệ và các quy định là không đủ để ngăn chặn sự lạm dụng, thì những kẻ sử dụng lao động bất lương thường tìm kiếm những nhóm người lao động dễ bị tổn thương nhất để biến họ thành nạn nhân để bóc lột. Một số chính phủ vẫn ngầm cho phép hành động bóc lột này. Rõ ràng là, một “cuộc đua hạ thấp các tiêu chuẩn xuống mức thấp nhất” đang diễn ra tại một số quốc gia có nhu cầu lao động chủ yếu, khi mà những người lao động ít được bảo vệ nhất đang bị săn lùng, trong đó có người Việt Nam, Bangladesh và Nê-pan, trong khi những người lao động “hay gây rắc rối”, những người đòi các quyền và được chính phủ nước họ hậu thuẫn đang ngày càng bị lảng tránh. Việc lựa chọn lao động như vậy vẫn là có thể, chừng nào mà những tiêu chuẩn phổ biến chống sự nô dịch không được thực thi. Trong các thỏa thuận song phương, những chính phủ cung cấp lao động nên yêu cầu rằng các vụ kiện về lao động nô dịch phải bị tuyên án hình sự tại tòa án của những quốc gia có nhu cầu lao động. Các thỏa thuận này cũng nên yêu cầu việc đăng ký hợp đồng của tất cả các bên; yêu cầu các hãng môi giới lao động phải chịu trách nhiệm về phúc lợi cho công nhân; yêu cầu bảo hiểm cho người lao động do các hãng môi giới lao động trả, để bảo vệ người lao động trong trường hợp xảy ra những vấn đề không lường trước được như việc người sử dụng lao động bị phá sản.

Một công ty môi giới lao động tại Bangladesh mới đây đã quảng cáo việc làm trong một công ty may tại Jordan. Quảng cáo này hứa hẹn một bản hợp đồng kéo dài 3 năm, lương tháng là 125 đô-la, ngày làm việc 8 giờ, tuần làm việc 6 ngày, trả tiền khi làm thêm giờ, chỗ ở miễn phí, chăm sóc y tế miễn phí, thực phẩm miễn phí và không phải đặt tiền trước. Tuy nhiên, sau khi đến nơi, những người công nhân (bị ép buộc phải trả phí trước ở mức cắt cổ) đã bị tịch thu hộ chiếu, bị giam hãm trong những điều kiện tồi tệ và bị cấm dời khỏi nhà máy. Nhiều tháng trôi qua mà họ không được trả lương, thực phẩm thiếu thốn, còn những người công nhân bị ốm thì bị tra tấn. Bởi vì hầu hết các công nhân đã phải vay tiền với mức lãi suất tính theo tỉ lệ lạm phát để có được hợp đồng, họ đã bị buộc phải ở lại đây vì tiền nợ.

Quốc tịch của những nạn nhân buôn người cũng đa dạng như số lượng các nền văn hóa trên thế giới vậy. Một số ra đi từ các quốc gia đang phát triển, tìm cách cải thiện đời sống của họ nhờ công việc đòi hỏi ít kỹ năng tại những quốc gia thịnh vượng hơn. Những người khác trở thành nạn nhân của lao động cưỡng bức hoặc lao động nô lệ ở ngay tại đất nước mình. Một số gia đình gửi con cái cho những người lớn là họ hàng hoặc không phải họ hàng - những người hứa hẹn mang lại sự giáo dục và cơ hội cho những đứa trẻ - nhưng lại biến các em thành nô lệ để kiếm tiền. Những cách tiếp cận truyền thống để xử lý lao động cưỡng bức và lao động nô lệ thường tập trung vào việc tuân thủ, phù hợp với các công ước quốc tế (chẳng hạn như các Công ước 29, 39, 105 và 182 của ILO). Những hướng tiếp cận này tìm cách buộc các ngành công nghiệp để xảy ra tình trạng bóc lột phải tuân thủ luật pháp chỉ đơn giản qua việc giải phóng các nạn nhân và bồi thường về mặt tài chính.
Những cách tiếp cận chống lao động cưỡng bức trông cậy vào những tiêu chuẩn lao động có thể không hiệu quả trong việc trừng phạt những người sử dụng lao động vi phạm hình thức buôn người này. Lao động cưỡng bức phải bị trừng trị như một tội danh, thông qua việc tuyên án nghiêm khắc. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đã hình sự hóa lao động cưỡng bức, họ vẫn hầu như không làm gì để truy tố những kẻ vi phạm, một phần là do thiếu nhận thức về các vấn đề lao động cưỡng bức của các cán bộ thực thi pháp luật. Những nạn nhân của lao động cưỡng bức hoặc lao động nô lệ là nữ, đặc biệt là phụ nữ và các em gái phải lao động nô dịch trong nhà, thường bị lạm dụng tình dục.

Trong năm tới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, dự định tiếp tục tập trung sự chú ý vào lao động cưỡng bức và lao động nô lệ, trong khi vẫn duy trì chiến dịch của mình nhằm chống nạn buôn người vì mục đích tình dục.

Phí tuyển dụng và nợ đối với lao động di cư: Tiền tố dẫn đến nô dịch

Nhiều lao động hợp đồng từ nước ngoài được phát hiện trong những điều kiện nô dịch tại những quốc gia cần lao động được yêu cầu phải trả những khoản phí lớn trước khi họ được nhận vào làm việc. Những khoản phí này được trả cho người tuyển dụng lao động hoặc công ty môi giới lao động ở nước cần lao động hoặc nó được chia cho cả hai. Những khoản tiền do các lao động nước ngoài được yêu cầu trả này thường vào khoảng 4.000-11.000 đô-la và được gọi là “phí sắp xếp việc làm” hoặc “phí tuyển dụng”. Những loại phí này thường là bất hợp pháp theo luật của nước cung cấp lao động và bị cấm bởi các công ước quốc tế. Không có cơ sở hợp lý nào để yêu cầu những người lao động ít kỹ năng phải trả các khoản phí; các công ty tuyển dụng tại các nước cung cấp lao động và cá hãng môi giới lao động tại nước cầu lao động là những hãng được trả lương bởi những người sử dụng lao động cần sự phục vụ của những công nhân nước ngoài ít kỹ năng.

Các công ty tư nhân môi giới việc làm không được thu, trực tiếp hay gián tiếp, bất kỳ loại phí nào của người lao động. Đây là nguyên tắc ngày càng được các quốc gia trên thế giới chú ý và chấp nhận, khi mà một số quốc gia cung cấp lao động đã hình sự hóa việc áp đặt những khoản phí bất hợp lý lên người lao động. Chính phủ của các quốc gia cung cấp lao động có trách nhiệm quản lý một cách đúng đắn các công ty môi giới lao động để bảo đảm rằng người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng không phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý vốn thường dẫn đến sự nô dịch do tiền nợ sau này. Những hãng tuyển dụng lao động tham gia vào hình thức mang tính bóc lột cao này phải bị xử phạt hình sự. Các biện pháp hành chính như phạt tiền hoặc đóng cửa công ty là không đủ để ngăn chặn loại tội phạm này. Chính phủ của các nước nhận hay nước có nhu cầu về lao động phải có trách nhiệm chủ động kiểm tra lao động để bảo đảm rằng, họ không bị biến thành nạn nhân của sự nô dịch do nợ hay lao động cưỡng bức; khi bị phát hiện, phải tiến hành điều tra hình sự truy tố.

Giống như trong Báo cáo năm 2005, Báo cáo này xếp một số quốc gia vào loại 3 chủ yếu là do họ không xử lý được nạn buôn người phục vụ lao động cưỡng bức đối với người lao động nước ngoài di cư. Một nỗ lực toàn cầu nhằm loại trừ nạn buôn người đang tạo dựng được động lực, nhờ kết quả của Đạo luật TVPA lấy các nạn nhân làm trung tâm, nhờ bản Báo cáo này, sự lãnh đạo mạnh mẽ của hai đảng của Hoa Kỳ, sự chú ý ngày càng tăng của các tổ chức quốc tế, sự cống hiến của các NGO và sự tập trung mang tính sáng tạo của giới truyền thông. Các quốc gia ngày càng hợp tác với nhau nhiều hơn để đóng cửa các đường dây buôn người, truy tố và kết án những kẻ buôn người, bảo vệ và tái hòa nhập các nạn nhân vào cộng đồng. Chúng tôi hy vọng rằng, bản báo cáo năm nay sẽ là một động lực để mọi người thu được những tiến bộ lớn hơn.

Niger/Mali: Bố mẹ của cậu bé Malik 12 tuổi bị một giáo viên dạy Kinh Kô-ran, thành viên của một nhóm người được tôn kính ở Niger, thuyết phục rằng anh ta sẽ đưa đứa trẻ tới Niger để được học lên cao hơn. Nhưng khi Malik và những đứa trẻ Niger khác tới Mali từ Niger, các em đã bị tước mất quyền học hành và bị giáo viên buộc phải đi ăn xin dưới phố nhiều giờ liền để kiếm tiền cho anh ta. Cuối cùng Malik đã trốn thoát. Những người lạ đã giúp cậu trở về làng mình tại Niger, nơi gia đình cậu vui mừng đón cậu trở về sau khi nghe tin về sự khổ cực của cậu.

Buôn bán lao động qua sự tuyển dụng hợp pháp

Bản báo cáo này làm sáng tỏ một hiện tượng buôn người ngày càng phổ biến tại châu Á và Cận Đông. Sự nô dịch áp đặt lên một số lượng lớn người lao động di cư, những người chấp nhận hợp đồng tại các quốc gia nước ngoài để làm các công việc đòi hỏi ít kỹ năng trong lĩnh vực xây dựng, chế tạo, nông nghiệp và các công việc trong nhà. Không giống như những người di cư có xu hướng dễ bị buôn bán bất hợp pháp vào một quốc gia chưa được thống kê, những công dân di cư này được tuyển dụng hợp pháp tại quốc gia họ, thường là các quốc gia kém phát triển và được đưa tới những quốc gia giàu có hơn, nơi cần lao động nước ngoài giá rẻ. Sau khi đến nơi, một số người lao động di cư này phải đối mặt với những hãng môi giới lao động hoặc người sử dụng lao động bất lương, những kẻ đặt họ vào tình trạng nô dịch. Có nhiều thủ thuật mà những hãng môi giới lao động hoặc người sử dụng lao động lợi dụng, trong đó có: thay đổi những điều kiện làm việc so với những gì được nêu trong hợp đồng ký trước khi những người lao động dời đất nước họ; tịch thu và giữ những giấy tờ đi lại (hộ chiếu, vé máy bay, thẻ nhận dạng cư trú người nước ngoài); giam hãm; đe dọa dùng bạo lực; và không trả lương.

Nguyên nhân của hình thức buôn người lao động này có hai loại chính: vi phạm hợp đồng và luật địa phương điều chỉnh việc tuyển dụng và sử dụng lao động di cư; và việc áp đặt những chi phí nặng nề và tiền nợ đối với những người lao động này tại nước cung cấp lao động, việc này được dàn xếp từ trước và thường có sự đồng lõa hay được sự ủng hộ từ các công ty môi giới lao động hoặc người sử dụng lao động tại nước nhận lao động. Một số hành động lạm dụng hợp đồng hoặc những điều kiện làm việc khó khăn không tự chúng dẫn đến sự nô dịch, cho dù việc sử dụng hoặc đe dọa bằng vũ lực, sự câu kết để buộc người lao động phải tiếp tục lao động hoặc phục vụ là một dấu hiệu rõ ràng của lao động cưỡng bức. Những chi phí áp đặt lên người lao động để có được “đặc ân” đi lao động ở nước ngoài là trái với các chuẩn mực quốc tế và đẩy người lao động vào một tình thế rất dễ dẫn đến gánh nặng nợ nần. Tuy nhiên, chỉ những hành động này không thôi thì không tạo thành gánh nặng nợ nần hay sự nô dịch. Khi kết hợp với các hành động bóc lột của những hãng môi giới hoặc người sử dụng lao động bất lương tại quốc gia nhận lao động, những chi phí hay nợ nần này, khi đã trở nên quá đáng, sẽ biến thành hình thức gánh nặng nợ.

Những ảo tưởng về di cư

Một người có thể quyết định di chuyển đến một nơi khác vì một việc làm nào đó, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của người đó hoặc ra nước ngoài và vẫn có thể là nạn nhân của sự nô dịch. Một số chính phủ và cơ quan thực thi pháp luật do nhầm lẫn chỉ tập trung vào bản chất tự nguyện của việc di chuyển xuyên biên giới của một người nào đó, mà không xác định được yếu tố quan trọng hơn của sự phục vụ ép buộc hay lao động cưỡng bức có thể xảy ra sau quá trình di chuyển vì việc làm. Việc di chuyển tới địa điểm mới là có thể xảy ra. Vũ lực, sự lừa dối, sự cưỡng ép một người phải thực hiện hoặc tiếp tục phục vụ một “ông chủ” là yếu tố quyết định của tội buôn người trong cách dùng hiện đại. Sau khi tự nguyện nhập cư hoặc sẵn sàng nhận một công việc, một người bị lừa phải phục vụ cưỡng ép, được coi là nạn nhân của tội buôn người. Cậu bé bị ép buộc làm việc cho một doanh nghiệp đánh cá thương mại trên Hồ Volta ở Ghana là nạn nhân của tội buôn người, cũng giống như một công nhân người Thái được đưa tới Mỹ với thị thực nhập cảnh hợp pháp là làm việc theo mùa vụ trong một trang trại, sau đó anh bị cưỡng ép làm việc trong những điều kiện không được nêu trong hợp đồng ban đầu do bị đe dọa trục xuất mà không được trả tiền nếu anh không tuân thủ “những quy định mới”.

Một phụ nữ U-crai-na bị dụ dỗ tới Luân Đôn để làm nghề người mẫu và sau đó phải hoạt động mại dâm, cô trở thành nạn nhân của tội buôn người cũng giống như một em gái người Bra-xin bị gia đình buộc phải làm nghề mại dâm tại một thị trấn nghỉ mát bên bờ biển. Hình thức nô dịch cũng đa dạng như số người bị biến thành nạn nhân của nó vậy.

Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục tìm hiểu về phạm vi và bản chất của tội buôn người. Trong Báo cáo này, chúng tôi đã cố gắng chỉ ra những khu vực nơi có rất ít thông tin, và nêu ra những vấn đề cần phải được điều tra sâu hơn. Trong một số trường hợp, thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch từ các chính phủ không dân chủ có thể là rào cản đối với báo cáo này. Với những nội dung đó, Báo cáo TIP 2006 đưa ra một cái nhìn được cập nhật và mang quy mô toàn cầu về bản chất và phạm vi của sự nô lệ thời hiện đại, và phạm vi rộng rãi của những hành động đang được các chính phủ trên khắp thế giới tiến hành để xử lý và loại trừ nó.

Uganda: Michael chỉ 15 tuổi khi em bị Quân đội Kháng chiến (LRA) bắt cóc để phục vụ như một người lính trong lực lượng nổi dậy Uganda. Trong thời kỳ phục vụ cưỡng bức tại LRA, cậu bị buộc phải giết một cậu bé tìm cách trốn thoát. Cậu cũng đã chứng kiến một cậu bé khác bị chém đến chết bởi vì cậu bé này đã không báo động cho những người canh gác khi bạn của cậu trốn thoát thành công.

Ảnh hưởng của tội buôn người vì mục đích tình dục đối với sức khỏe cộng đồng

Mặc dù những nạn nhân của tội buôn người phải chịu rất nhiều vấn đề về sức khỏe, thì ảnh hưởng của tội buôn người vì mục đích tình dục đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu vẫn chưa được tính toán. Việc xem xét các báo cáo khu vực đã cho thấy mức độ ảnh hưởng về mặt thể chất và tâm lý mà hoạt động buôn người vì mục đích tình dục gây nên. Chẳng hạn theo báo cáo của một nghiên cứu về phụ nữ và các em gái bị buôn bán để hoạt động mại dâm tại Đông Á đã cho thấy hiếp dâm tràn lan, lạm dụng về mặt thể chất, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) và HIV/AID[1]. Đánh giá về hoạt động buôn bán các em gái tại Nê-pan cho thấy 38% các nạn nhân được cứu thoát bị nhiễm HIV/AIDS, cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh lao (TB)[2] .Trong một nghiên cứu về những phụ nữ đã bị buôn bán tới Liên minh châu Âu, những ảnh hưởng về mặt sức khỏe còn có: những hành động bạo lực dã man làm gãy xương, mất khả năng nhận thức và hiếp dâm tập thể. Những biến chứng liên quan đến việc phá thai, các vấn đề về dạ dày, sút cân, chấy rận, sự phiền muộn dẫn đến muốn tự sát, nghiện rượu và nghiện ma túy cũng đã được nêu ra.[3] Một nghiên cứu khác về những phụ nữ đã bị buôn bán tại Liên minh châu Âu cho thấy 95% nạn nhân đã bị tấn công bằng bạo lực hoặc bị cưỡng bức quan hệ tình dục, và hơn 60% nạn nhân được thống kê trong báo cáo gặp phải sự mệt mỏi, có các triệu trứng về thần kinh, các vấn đề về dạ dày, đau lưng, chảy mủ âm đạo, các bệnh truyền nhiễm phụ khoa.[4] Những hậu quả về mặt sức khỏe ít rõ ràng hơn của tội buôn người vì mục đích tình dục là ung thư cổ tử cung gây nên bởi virus, là loại bệnh phổ biến hơn ở những phụ nữ phải quan hệ tình dục với nhiều người đàn ông.

Trong khi hầu như không có những nghiên cứu trên quy mô lớn về sức khỏe của các nạn nhân buôn người, thì những nghiên cứu nhằm đánh giá hậu quả về mặt sức khỏe của hoạt động mại dâm là cần thiết để hiểu được những tác động về mặt sức khỏe do hoạt động buôn người vì mục đích tình dục gây ra. Chẳng hạn như, hai nghiên cứu từ Ấn Độ đã cho thấy tỉ lệ HIV ở những em gái làm nghề mại dâm cao hơn so với những phụ nữ làm nghề này (12,5% so với 5,4% và 27,7% so với. 8,4%)[5].

Khuyến nghị:

Để hiểu rõ hơn phạm vi và sự tác động qua lại của các vấn đề về sức khỏe liên quan đến hoạt động buôn người vì mục đích tình dục, những vấn đề này được phân thành sáu loại chính, bao gồm:

  1. Các bệnh truyền nhiễm: HIV, STIS, và TB
  2. Các bệnh không truyền nhiễm: suy dinh dưỡng, các vấn đề về sức khỏe răng miệng, và các bệnh ngoài da
  3. Các vấn đề về sức khỏe sinh sản: việc phá thai cưỡng ép, việc mang thai và sinh đẻ nhiều rủi ro
  4. Nghiện các chất kích thích: rượu, hút, chích ma túy
  5. Các vấn đề về sức khỏe tinh thần: suy sụp; rối loạn sau chấn thương tinh thần; tự vẫn
  6. Các hành động bạo lực: xâm hại về mặt thể chất và tình dục, giết hại.

Việc thu thập dữ liệu dựa trên những loại vấn đề này sẽ cho phép các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ đưa ra được sự can thiệp dựa trên các hội chứng để ngăn ngừa và chăm sóc cho các nạn nhân, cũng như tập trung các nguồn lực theo những nhu cầu được xác định của nạn nhân. Trên quy mô lớn hơn, các dữ liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng định hướng điều trị cũng như những khuyến nghị đối với sức khỏe cộng đồng nhằm xử lý nạn buôn người vì mục đích tình dục. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự lãnh đạo từ các chuyên gia sức khỏe cộng đồng cũng như việc áp dụng các chiến lược và phương pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng truyền thống.

  1. Pearson, E. "Study on Trafficking in Women in East Africa." GTZ. December 2003
  2. Bal Kumar KC, Subedi G, Gurung YB, Adhikari KP. "Nepal Trafficking in Girls With Special Reference to Prostitution: A Rapid Assessment." International Labor Organization. November 2001
  3. Zimmerman, Cathy. The Health Risks and Consequences of Trafficking in Women and Adolescents: Findings from a European study. London School of Hygiene and Tropical Medicine. 2003. http://www.lshtm.ac.uk/hpu/docs/trafficking final.pdf
  4. Zimmerman, Cathy. Stolen Smiles: A Summery Report on the Physical and Psychological Consequences of Women and Adolescents Trafficked in Europe. London School of Hygiene and Tropical Medicine. 2006
  5. Sarkar K, Bal B, Mukherjee R, Saha MK, Chakraborty S, Niyogi SK, Bhattachary SK. "Young age is a risk factor for HIV among female sex workers-An experience from India." Journal of Infection, 2005, (vol):1-5. and Sarkar K, Bal B, Mukherjee R, Niyogi SK, Saha MK, Bhattacharya SK. "Epidemiology of HIV Infection among Brothel-based Sex Workers in Kolkata, India." Journal of Health, Population, and Nutrition. 2005;23(3):231-235.

Azerbaijan/Các tiểu Vương quốc A-rập thống nhất: Sau khi bố mất năm em 9 tuổi, Nayla được gửi tới một trại trẻ mồ côi. Tuy vậy, mẹ em đã đưa em ra khỏi trại trẻ và bán em cho những kẻ buôn người. Chúng đã mang em tới Dubai. Em phải hoạt động mại dâm tại các câu lạc bộ ở Dubai cho đến khi em 13 tuổi. Sau khi cảnh sát Dubai phát hiện ra thân phận bất hợp pháp của em, Nayla bị trục xuất trở lại Azerbaijan. Nhưng khi trở về Azerbaijan, em phải hoạt động mại dâm thêm 3 năm trước khi có thai. Em đã mắc bệnh AIDS có thể là tại Dubai hoặc Baku và năm ngoái đã cho ra đời một em bé bị nhiễm HIV.

XÁC ĐỊNH NẠN NHÂN CỦA TỘI BUÔN NGƯỜI

Đạo luật Bảo vệ các Nạn nhân của tội buôn người (TVPA) và Nghị định thư của Liên Hợp Quốc về Ngăn chặn, Trấn áp và Trừng phạt Tội Buôn người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em kêu gọi các chính phủ có những bước đi thích hợp để bảo vệ các nạn nhân buôn người. Sự bảo vệ như vậy chỉ có thể thực hiện được khi xác định đúng các nạn nhân của tội buôn người. Báo cáo năm 2005 nhấn mạnh nhu cầu xem xét kỹ những nhóm người dễ bị tổn thương nhằm xác định các nạn nhân buôn người. Những đánh giá được nêu trong báo cáo năm nay cho thấy còn có rất nhiều việc phải làm. Việc tự xác định chỉ là một chuyện không tưởng. Có một số chính phủ vẫn tiếp tục dựa vào hệ thống “dựa trên những tố cáo” để xác định tội buôn người và các nạn nhân của tội buôn người. Giả thiết rằng một nạn nhân sẽ báo về loại tội này cho cơ quan chính quyền thích hợp và ngay từ đầu, sẽ tự xác định thân phận của mình liệu có phải là nạn nhân của tội buôn người hay không. Những chính phủ này chỉ đáp ứng những trường hợp có thông báo. Cách tiếp cận thụ động này đối với tội buôn người là không phù hợp và không đáp ứng được các tiêu chuẩn của TVPA về bảo vệ nạn nhân buôn người.

Thực tế: Hầu như không có nạn nhân nào tự xưng danh ngay sau lần tiếp xúc đầu tiên với các cơ quan thực thi pháp luật. Họ sợ bị trả thù trên thực tế hoặc chỉ do họ nghĩ và vẫn đang phải chịu những nỗi đau do sự nô dịch gây nên. Người ta không thể và không nên hy vọng rằng họ sẽ ngay lập tức thông báo một cách khách quan về mức độ của sự bóc lột mà họ phải chịu đựng.

Việc sàng lọc một cách chủ động: Tiêu chuẩn. Việc bảo vệ nạn nhân một cách thích đáng đòi hỏi chính phủ có biện pháp thích hợp nhằm xác định các nạn nhân của tội buôn người thông qua sự tư vấn và các cuộc phỏng vấn kỹ lưỡng và phù hợp. Các cơ quan thực thi pháp luật cần phải được đào tạo về cách xác định các tác động của tội buôn người. Cung cấp cho các nạn nhân nơi trú ẩn tạm thời trong một môi trường thuận lợi cho phép những người có khả năng là nạn nhân nhận được sự tư vấn và có được các lựa chọn, trong đó có việc họ giúp đỡ cho quá trình truy tố những kẻ buôn người.

Những tổn thất về người và xã hội do nạn buôn người gây ra

Nạn nhân buôn người phải trả một cái giá khủng khiếp. Tổn thương về tâm lý và thể chất, bệnh tật rồi phát triển lệch lạc, và thường là những di chứng vĩnh viễn. Trong nhiều trường hợp việc bóc lột các nạn nhân diễn ra liên tục: một đứa trẻ bị bán làm lao động có thể bị lạm dụng làm những việc khác nữa. Một thực tế đau lòng nữa của tình trạng nô lệ thời hiện đại này là việc các nạn nhân thường xuyên bị mua đi bán lại nhiều lần – và lần bị bán đầu tiên chính là do người thân trong gia đình thực hiện. Những nạn nhân bị buộc phải bán dâm có thể bị ép dùng ma túy và bị đánh đập dã man. Những nạn nhân bị bán để bóc lột tình dục thường bị tổn thương về thể chất và tinh thần do bị cưỡng ép phải thực hiện hành vi bán dâm, bị buộc dùng thuốc gây nghiện và có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS. Một số nạn nhân còn bị tổn thương cơ quan sinh dục suốt đời. Khi nạn nhân bị bán đến vùng mà họ không biết tiếng, họ sẽ bị tổn thương về mặt tâm lý do bị cô lập và bị bọn buôn người khống chế.

Khía cạnh nhân quyền. Về cơ bản thì buôn người vi phạm những quyền phổ biến của con người đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền được giải phóng khỏi mọi hình thức nô lệ. Buôn bán trẻ em vi phạm quyền thiêng liêng của trẻ em được lớn lên trong một môi trường được bảo vệ và quyền không bị lạm dụng hay bóc lột dưới bất cứ hình thức nào.

Thúc đẩy sự sụp đổ của xã hội. Việc không có hệ thống hỗ trợ của cộng đồng và gia đình khiến cho các nạn nhân gặp nguy hiểm trước sự đe dọa và nhu cầu của bọn buôn người và ở một số phương diện thì đây là một trong những lý do dẫn đến sự sụp đổ cấu trúc xã hội. Buôn người chia lìa trẻ em với cha mẹ và gia đình. Lợi nhuận từ việc buôn người khiến cho tệ nạn này bén rễ ở một cộng đồng nhất định và cộng đồng này sau đó lại nhiều lần bị khai thác như một nguồn cung cấp nạn nhân. Nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn buôn người khiến cho các nhóm dễ trở thành nạn nhân như phụ nữ trẻ và trẻ em phải trốn đi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học hành và cơ cấu gia đình họ. Thất học khiến cơ hội phát triển kinh tế trong tương lai của nạn nhân giảm đi và làm tăng nguy cơ họ bị tiếp tục bị buôn bán. Những nạn nhân trở về được với cộng đồng thường bị bêu riếu hoặc tẩy chay. Việc hồi phục từ các chấn thương, nếu có, cũng phải mất cả đời.

Khuyến khích tội phạm có tổ chức. Lợi nhuận từ việc buôn người khuyến khích các hoạt động tội phạm khác. Theo Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, việc buôn người có doanh thu hàng năm ước tính lên tới 9,5 tỷ đô-la Mỹ. Buôn người có liên hệ chặt chẽ với nạn rửa tiền, buôn ma túy, giả mạo giấy tờ và nhập cư trái phép. Những nơi mà tội phạm có tổ chức phát triển thì chính phủ và luật pháp trở nên yếu kém và mất tác dụng.

Làm suy yếu nguồn vốn con người của các quốc gia và kìm hãm sự phát triển. Buôn người có tác động tiêu cực đối với các thị trường lao động và góp phần dẫn đến tổn thất không thể khắc phục được về nguồn nhân lực. Một số hậu quả của nạn buôn người là tiền lương bị cắt giảm, không còn ai để chăm sóc số người già ngày càng đông và một thế hệ bị thất học. Những hậu quả này khiến cho năng suất lao động cũng như khả năng kiếm tiền bị giảm sút trong tương lai. Bắt trẻ em làm việc tức là tước đi cơ hội học hành của chúng và có thể củng cố cái vòng luẩn quẩn đói nghèo và thất học vốn làm trì trệ sự phát triển của đất nước. Khi phần đông dân số của một quốc gia bị lao dịch hoặc trong tình trạng làm công trả nợ thì tức là hình thức buôn người này đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, do hết thế hệ này đến thế hệ khác các nạn nhân bị chìm trong nghèo đói.

Những tổn thất về sức khỏe con người. Nạn nhân buôn người thường phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt dẫn đến những tổn thương về tâm, sinh lý, và thể chất. Các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh viêm xương chậu và bệnh HIV/AIDS là hậu quả của những nạn nhân phải bán dâm. Lo lắng, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn tâm lý sau chấn thương là những biểu hiện tâm lý thường thấy ở các nạn nhân buôn người. Điều kiện sinh hoạt đông đúc, chật chội và mất vệ sinh, cộng với ăn uống kham khổ dẫn đến hàng loạt các bệnh như ghẻ, lao và các bệnh truyền nhiễm khác. Trẻ em là đối tượng thường bị lạm dụng nhiều nhất, chúng dễ bị khống chế và ép buộc làm người giúp việc trong gia đình, tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang và làm các công việc nguy hiểm khác.

Làm suy yếu quyền lực của Chính phủ. Nhiều chính phủ cố gắng cưỡng chế thi hành luật đầy đủ trên lãnh thổ quốc gia của mình, đặc biệt là ở những quốc gia có nạn tham nhũng phổ biến. Các cuộc xung đột vũ trang, thảm họa thiên nhiên hay các cuộc đấu tranh chính trị và sắc tộc có thể làm phần đông dân số trong nước trở thành những người lang thang, không nhà cửa và dễ trở thành đối tượng của bọn buôn người. Hoạt động buôn người còn làm suy yếu những nỗ lực của chính phủ nhằm thực hiện quyền lực, đe dọa đến an ninh của những người dễ bị đem bán. Nhiều chính phủ không thể bảo vệ phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc ở nhà hay ở trường học và trại tị nạn. Hơn thế nữa, các khoản hối lộ cho những viên chức tư pháp, nhập cư hay thực thi pháp luật cũng làm cản trở khả năng chống tham nhũng của chính phủ.

Ru-ma-ni: Maria, 16 tuổi, bị một người bạn thời thơ ấu lừa tới Bucharest để tìm việc làm. Maria không biết rằng, bạn của em đã quảng cáo tại một thành phố cảng tại Ru-ma-ni rằng mình có một cô gái “để bán”. Maria bị bán cho một người đàn ông sử dụng em làm gái điếm, cùng với một em gái 11 tuổi khác. Trong bốn tháng, em bị buộc phải làm gái điếm đứng đường do bị đe dọa đánh đập. Em đã bị cảnh sát phạt tiền, bắt giữ và thẩm vấn rất nhiều lần. Tuy nhiên, “người bảo trợ” của em đã hối lộ cảnh sát để họ thả em ra và buộc em tiếp tục phải hoạt động mại dâm.

Các thủ đoạn của bọn buôn người

Những kẻ buôn nô lệ thường làm hại những người dễ bị tổn thương. Mục tiêu của chúng thường là phụ nữ trẻ và trẻ em, thủ đoạn của bọn chúng rất tinh vi và tàn nhẫn. Chúng lừa gạt, ép buộc và tạo lòng tin đối với những người có khả năng trở thành nạn nhân. Mẹo của chúng thường là hứa hẹn kết hôn, việc làm, cơ hội học hành hoặc một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tại một trong những điểm du lịch của Madagascar, bố mẹ của một em gái 15 tuổi đã buộc em phải quan hệ tình dục với những khách du lịch nam giới lớn tuổi hơn để có nguồn thu nhập cho gia đình, trong khi vẫn hy vọng rằng em sẽ lấy chồng, được học hành hoặc có một việc làm ở nước ngoài. Nhiều người địa phương thấy em thường xuyên có mặt tại các “điểm nóng” du lịch, mặc quần áo bó sát, và ăn uống với những người đàn ông nước ngoài đến tận khuya. Theo một mẹo nhỏ của một chủ khách sạn, các cán bộ địa phương đã biết được một vị khách du lịch bị nghi ngờ sẽ biến em gái này thành nạn nhân nhằm mục đích phục vụ hoạt động du lịch tình dục trẻ em. Tuy nhiên, người đàn ông này đã trả một khoản tiền nhỏ cho gia đình em để gia đình giữ im lặng và không theo đuổi vụ buộc tội hắn ta.

Tại bang San, miền Bắc My-an-ma, một phụ nữ trẻ đã đi tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nhằm tìm kiếm việc làm và để trốn khỏi điều kiện kinh tế khốn đốn do hàng thập kỷ dưới sự cai trị của chính quyền quân sự. Sau khi tới biên giới Trung Quốc, cô được giới thiệu việc làm trong một quán ba và nhà hàng địa phương. Tuy nhiên, người chủ nhà hàng biết được việc cô là một người nước ngoài không có giấy tờ đến Trung Quốc, đã giam cô trong một khách sạn nhỏ, nơi cô phải hoạt động mại dâm phục vụ những khách du lịch và thương gia người Trung Quốc.

Tại Afghanistan, một em gái đã được hứa hôn với một người đàn ông làng bên nhằm dàn xếp một cuộc tranh chấp đã có từ lâu giữa hai bên gia đình họ. Dù còn nhỏ tuổi, em đã bị đưa ra khỏi trường học để lấy một người đàn ông mà em chưa bao giờ gặp. Khi tới nơi, em bị buộc phải nấu ăn, quét dọn, và phục vụ cả gia đình nhà chồng từ 18 – 20 tiếng mỗi ngày. Nếu em làm điều gì sai, em bị đánh đập và “gia đình” mới của em dọa sẽ giết em nếu em tìm cách bỏ đi. Một ngày, chồng em quyết định cưới một người khác, vì thế hắn đã bán người vợ đầu tiên của mình cho một người đàn ông khác, người cũng buộc em phải phục vụ những nhu cầu của anh ta và gia đình anh ta.

Tại Hà Lan, một em gái người Nigeria 18 tuổi đến từ bang Edo để kiếm tiền và có thể gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Em được giới thiệu đến “người dì” của mình - người kiểm soát em một cách chặt chẽ và buộc em phải hoạt động mại dâm trên phố. Cảnh sát đã bắt giữ em vì em không có giấy tờ cư trú hợp pháp. Họ giữ em trong một trung tâm quản thúc. Em được đề nghị một việc là tố cáo người dì của mình là kẻ buôn người, nhưng em đã từ chối vì sợ bạn bè của người dì tại Nigeria trả thù. Em đã bị trục xuất trở về bang Edo, nơi em phải chịu sự xấu hổ vì trở về mà không có một xu.

Chế độ đẳng cấp và tình trạng nô lệ tại Nam Á

Raman được sinh tại một khu vực có những lò nung gạch, nơi bố và ông của cậu đã làm việc cả đời họ để trả món nợ mà ông cậu phải chịu. Trong 15 năm, Raman và gia đình cậu kiếm được 3 rupee (tương đương với 2 cent Mỹ) cho mỗi 80kg gạch để trả món nợ 450 đô-la từ trước của chủ lò gạch. Họ bị người chủ dùng gậy đánh đập nếu làm việc không chăm chỉ hay không đóng đủ số gạch. Họ không thể bỏ đi bởi chủ lò gạch đe dọa sẽ truy tìm và đánh họ, hoặc hối lộ cảnh sát để bắt giữ họ. Thật buồn là câu chuyện của Raman không phải là hiếm đối với hàng triệu người lao động thuộc đẳng cấp thấp, những người bị mắc vào gánh nặng nợ nần tại Nam Á.

Lao động nô lệ là một hình thức của tội buôn người, trong đó, nạn nhân phải chịu những khoản nợ từ những kẻ bất lương, có khi chỉ ít ở mức 16 đô-la, và bị cưỡng bức phải trả số nợ này bằng việc làm việc tại các nhà máy, lò nung gạch và tại các nhà máy xay xát gạo do chủ nợ của họ sở hữu. Rất nhiều người trong số những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em này không bao giờ trả đủ nợ vì những chi phí lãi suất giả mạo và chi phí ăn ở do những người chủ áp đặt ngày càng làm tăng số nợ. Thông thường, toàn bộ các gia đình phải làm việc 14-16 giờ một ngày, và số nợ bị chuyển tiếp đến thế hệ sau cho đến khi trả đủ thì thôi. Việc đánh đập xảy ra phổ biến, và một số lao động nô lệ nữ còn bị những người chủ xâm hại tình dục. Các em nhỏ thường không được đi học, một số em phải chịu những chấn thương do việc làm gây nên. Chế độ đẳng cấp hạn chế ngặt nghẽo những lựa chọn và cơ hội để cải thiện tình trạng kinh tế của những thành viên của nó, do đó đã kìm giữ hầu hết những thành viên của nó trong những việc làm giản đơn; nó cũng đặt hàng triệu người trước nguy cơ trở thành nô lệ.

Theo Báo cáo năm 2005 của ILO, đại đa số lao động nô lệ tại Ấn Độ là những người thuộc đẳng cấp thấp. Rất nhiều người trong số họ làm việc trong các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như các nhà máy xát gạo, lò nung gạch, nơi khai thác đá và trong ngành công nghiệp dệt trên khắp Ấn Độ. Sự phân biệt về mặt xã hội cũng góp phần làm cho lương của họ bị thấp đi, và thành viên của tầng lớp này thường phải vay tiền để đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của họ. Điều đó củng cố cái vòng luẩn quẩn của sự bóc lột đối với các thế hệ. Các thế hệ gia đình bị héo hon trong chế độ nô lệ dựa trên đẳng cấp này, làm tê liệt sự phát triển của các cộng đồng Nam Á.

Nigeria/Italy: Gloria được hứa hẹn một việc làm trong một nhà máy may tại Rô-ma. Trước khi rời quê hương Nigeria, em đã trải qua một buổi lễ tà thuật được coi là để bảo đảm cho sự an toàn của em ở Italia và để bảo đảm sự trung thành đối với người bảo trợ hay “Madam” của em. Sau khi tớiRô-ma, Gloria bị Madam của em đánh đập và nói với em rằng, em phải hoàn trả khoản nợ khổng lồ của việc đưa em đến đây, thông qua khoảng 4.000 lần hoạt động mại dâm. Gloria bị đánh đập nhiều hơn khi em cự tuyệt yêu cầu của Madam. Cuối cùng thì em cũng chấp nhận, mặc dù em tiếp tục bị đánh đập vì không kiếm đủ tiền. Khi có thai, Gloria bị buộc phải phá thai. Cuối cùng, em đã có đủ can đảm để vượt qua những nỗi sợ về sự báo thù của tà thuật và trốn thoát để lấy lại cuộc đời cho mình. Em hiện đang hồi phục tại một nơi trú ẩn tại Rô-ma.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn buôn người

Nguyên nhân dẫn đến nạn buôn người rất phức tạp và chúng thúc đẩy lẫn nhau. Nếu coi buôn người là một thị trường toàn cầu thì nạn nhân là cung, còn những chủ lao động lạm dụng hoặc những kẻ bóc lột tình dục (hoặc là những kẻ mua dâm) là cầu. Mặc dù khách sử dụng những sản phẩm của lao động cưỡng bức cũng có thể bị coi là một phần của cầu, nhưng những khách hàng này thường hoàn toàn không biết về sự liên quan của họ tới tình trạng nô lệ. Khách mua dâm là những người có liên quan nhiều hơn đến việc biến những người bị buôn bán thành nạn nhân, và do đó, là mục tiêu cần hướng đến của sự giáo dục về mối liên hệ giữa mại dâm và buôn người.

Còn nhiều yếu tố khác làm gia tăng nguồn cung các nạn nhân, trong đó có nghèo đói, sự hấp dẫn của mức sống cao hơn ở những nơi khác, thiếu cơ hội việc làm, tội phạm có tổ chức, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, phân biệt đối xử đối với phụ nữ, tham nhũng, bất ổn định chính trị và xung đột vũ trang. Trong một số xã hội, truyền thống về con nuôi cho phép việc gửi đứa trẻ thứ ba hoặc thứ tư tới sống và làm việc tại một trung tâm đô thị với một thành viên họ hàng của gia đình (thường là một “ông chú”), để đổi lấy lời hứa về sự giáo dục và dạy dỗ về một nghề kinh doanh nào đó. Lợi dụng truyền thống này, những kẻ buôn người thường núp bóng là những hãng tuyển dụng, lừa phỉnh các cặp bố mẹ để họ dời bỏ con mình, sau đó buộc đứa trẻ phải hoạt động mại dâm, làm nô dịch trong nhà hay trong một hãng kinh doanh. Cuối cùng, gia đình hầu như không nhận được một chút tiền gửi nào, còn đứa trẻ thì vẫn không được học hành, đào tạo và bị tách khỏi gia đình; và hy vọng về những cơ hội học tập và kinh tế thì không bao giờ thực hiện được.

Về phía cầu, ngành công nghiệp tình dục và nhu cầu ngày càng lớn về lao động có thể bóc lột được đã làm gia tăng nạn buôn người. Du lịch tình dục và tranh ảnh trẻ em khiêu dâm đã trở thành những ngành công nghiệp trên toàn cầu, được các công nghệ như Internet giúp mở rộng những sự lựa chọn cho các “khách hàng” và cho phép diễn ra những giao dịch tức thì và hầu như không thể phát hiện được. Nạn buôn người cũng bị sự tác động mạnh mẽ của nhu cầu mang tính toàn cầu về lao động rẻ, dễ bị tổn thương và bất hợp pháp. Ví dụ, một số quốc gia giàu có ở châu Á và vùng Vịnh có nhu cầu lớn về những người phục vụ việc nhà, những người này đôi khi trở thành nạn nhân của sự bóc lột và lao động nô dịch.

NẠN BUÔN NGƯỜI VÀ GIỚI LÃNH ĐẠO MỚI XUẤT HIỆN LÀ NGƯỜI HỒI GIÁO

Ở một số nơi trên thế giới, những kẻ buôn người đang lợi dụng những tập quán của đạo Hồi để phục vụ hoạt động của chúng. Ở một số quốc gia Tây Phi chẳng hạn, những người đàn ông tự cho là những học giả Hồi giáo tuyển mộ những bé trai từ bố mẹ các em, hứa dạy bọn trẻ về Kinh Koran. Tuy thế, khi đã được giám hộ các em, những người đàn ông này buộc các em phải đi ăn xin và lạm dụng các em. Tại một số nơi thuộc Tây Phi và Nam Á, những kẻ buôn người tuyển dụng các cậu bé, cô bé và phụ nữ để đưa tới A-rập Xê-út, nơi họ bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, phải đi ăn xin hoặc làm nài lạc đà.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã phản ứng trước vấn đề này bằng cách hợp tác với các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nạn buôn người. Một số người còn sử dụng những lập luận của giới học giả Hồi giáo để bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trước nạn buôn người. Tại Senegal và Niger, các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã cộng tác với các bộ trong chính phủ và UNICEF nhằm chống lại nạn buôn người. Tại Indonesia, một tổ chức phi chính phủ có tên Học viện Fahmina do Kyai Husein Muhammad thành lập đã phân phát 22.000 tờ rơi hàng tuần về chống buôn người tại các nhà thờ sau lễ cầu nguyện ngày thứ sáu. Kyai Husein cũng có rất nhiều bài viết về vận dụng luật Hồi giáo và các bài thuyết giảng về chống buôn người. Tại Bangladesh, trong năm 2005, một tổ chức phi chính phủ đã tuyên truyền cho 2.100 thầy tế về những rủi ro, mối đe dọa và các hình thức buôn người và thực hiện một lớp đào tạo cho hơn 100 thầy tế sẽ làm công tác đào tạo. Kết quả là đã có hơn 2.500 thầy tế đưa ra các thông điệp cụ thể về chống buôn người đến được với hàng triệu người Bangladesh, sau những buổi lễ cầu nguyện ngày thứ sáu. Sự tham gia của cộng đồng Hồi giáo trong cuộc chiến chống buôn người mang đến những hy vọng rằng những thông điệp về chống buôn người sẽ được toàn thế giới lắng nghe.

TRẺ VỊ THÀNH NIÊN KHÔNG AI ĐI KÈM, NẠN BUÔN NGƯỜI VÀ BÓC LỘT

Từ năm 2004, có tin là 120 trẻ em Trung Quốc đã biến mất khỏi những trung tâm nhập cư Thụy Điển. Trong mọi trường hợp, các em đều đến Thụy Điển trên một chiếc máy bay từ Bắc Kinh hoặc Mát-xcơ-va và ngay lập tức xin được tị nạn chính trị. Chỉ trong vài ngày chúng đã biết mất trong khi vụ việc chưa được giải quyết. Các đầu mối điều tra cho thấy điểm đến tiếp theo của chúng là Đan Mạch, Đức, Ý, Pháp và Hà Lan. Các nhà chức trách thực thi pháp luật của Thụy Điển cho rằng đằng sau sự biến mất của những đứa trẻ này là một mạng lưới những kẻ buôn người đang hoạt động.

Ngay ở quê hương những đứa trẻ này đã bị lừa hoặc có thể trở thành nạn nhân bị bóc lột sau khi chúng đến một nước khác; nạn nhân hóa những trẻ em này là một phần quan trọng trong bức tranh toàn cầu về nạn buôn người. Mặc dù chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong tổng số dân di cư nước ngoài ở châu Âu nhưng những đứa trẻ vị thành niên lang thang, không ai đi kèm này rất dễ trở thành đối tượng buôn người vì mục đích bóc lột tình dục và cưỡng ép lao động.

Những đứa trẻ này đến từ các quốc gia ở Trung và Đông Âu, châu Phi và châu Á. Chúng bị bóc lột dưới nhiều hình thức: làm mại dâm, vận chuyển ma túy, làm người ở trong các gia đình, làm việc ở những nơi vất vả, nặng nhọc hoặc làm việc ở nhà hàng, thông qua các băng nhóm trộm cắp, móc túi và ăn xin có tổ chức, và là hậu quả của các cuộc hôn nhân cưỡng ép.

Một số tổ chức phi chính phủ (NGO) đáng tin cậy đã cảnh báo về một xu hướng bí hiểm trong đó trẻ em Trung Quốc không có ai đi kèm đã tới châu Âu với điện thoại di động, tiền mặt và không có một kế hoạch du lịch cụ thể nào, và sau đó nhanh chóng biến mất khỏi các trung tâm tiếp nhận và các nhà chức trách. Có thể những đứa trẻ này đã biến mất khi chúng liên hệ với các mạng lưới tội phạm. Trẻ em không có người đi kèm bị những tên tội phạm bóc lột thường không được coi là nạn nhân buôn người hay đối tượng của các vụ điều tra về nạn buôn người. Trẻ em bị buôn bán cần phải được bảo vệ cơ bản và phục hồi nhân phẩm. Cách tốt nhất để có thể chặn đứng đường dây buôn người là trẻ em nên liên hệ với các nhà chức trách ở các quốc gia nơi chúng đến.

Áp-ga-nít-xtan: Tại một ngôi làng ở Áp-ga-nít-xtan, Naseema mới bốn tuổi đã bị mẹ ép gả cho một người hàng xóm 30 tuổi. Tại nhà chồng, em đã bị bố chồng và 12 người khác trong gia đình tra tấn. Họ đánh đập, bỏ đói và bắt em phải ngủ ngoài trời trong giá lạnh với một chiếc chăn mỏng. Những kẻ hành hạ còn bắt cô bé phải nằm úp xuống làm bàn để chúng cắt đồ ăn trên lưng em. Có lúc người bố chồng còn nhốt cô bé trong nhà kho suốt hai tháng liền và chỉ được ra ngoài mỗi ngày một lần. Năm 2005, đêm trước khi cô bé trốn thoát khi ở tuổi 12, người bố chồng đã trói tay cô bé lại và dội nước nóng lên đầu cô. Ngày hôm sau cô bé trốn đi vì sợ sẽ chết dưới tay gia đình chồng. Một người kéo xe đã tìm thấy cô bé và đưa vào bệnh viện chữa trị; phải mất hơn một tháng những vết thương mới lành. Hiện cô bé đang ở tại một trại tạm trú và đi học.

BỘ QUỐC PHÒNG MỸ ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN LAO ĐỘNG TẠI IRẮC

Một cuộc điều tra của Bộ Quốc phòng mới đây - được tiến hành do có những lời cáo buộc từ phía các phương tiện truyền thông về tình trạng buôn bán lao động ở Irắc cuối năm 2005 - đã xác định được một số vụ lạm dụng mà một số trong số đó được cho là phổ biến, do các nhà thầu chính và nhà thầu phụ của Bộ Quốc phòng về lao động là công dân của nước thứ ba tại Irắc gây ra. Một số vụ lạm dụng này có dấu hiệu buôn người: tịch thu bất hợp pháp hộ chiếu của người lao động là công dân nước thứ ba, các hoạt động thuê mướn lừa đảo, và phí tuyển dụng quá cao; điều kiện sống dưới mức tối thiểu, và trốn làm thủ tục nhập cư vào Irắc. Công dân các nước thứ ba phần lớn là những lao động trình độ thấp tới từ Nê-pan, Ấn Độ, Pa-kít-xtan, Băng-la-đét, Sri Lanka và Phi-líp-pin.

Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng đối phó bằng một số biện pháp nhằm giám sát chặt chẽ hơn việc thuê mướn và sử dụng lao động nước ngoài. Tháng 4/2006, Tướng George W. Casey, Tổng chỉ huy các lực lượng đa quốc gia tại Irắc, đã đưa ra quy định cụ thể về vấn đề lao động đối với tất cả các nhà thầu của Bộ Quốc phòng tại Irắc và Áp-ga-nít-xtan. Biện pháp chính trong số này là quy định yêu cầu tất cả các nhà thầu phải chấm dứt hành động giữ hoặc tịch thu hộ chiếu của công nhân. Hơn thế nữa, các hợp đồng với Bộ Quốc phòng sẽ bao gồm những quy định sau nhằm ngăn chặn nạn buôn người:

  • Tất cả nhân công của các nhà thầu chính và thầu phụ của Bộ Quốc phòng sẽ được cung cấp bản sao hợp đồng thuê lao động có chữ ký trong đó xác định điều khoản thuê và đền bù.
  • Các nhà thầu chính và thầu phụ phải được cấp phép của các công ty tuyển dụng.
  • Các công ty tuyển dụng lao động không được thu phí tuyển dụng bất hợp pháp đối với nhân công.

Theo chính sách này, các nhà thầu chính và thầu phụ được yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn về không gian sống của cá nhân, tuân thủ luật pháp quốc tế và luật pháp nước sở tại về thủ tục thị thực, quá cảnh và nhập cảnh. Phản ứng này bảo đảm rằng Mỹ thi hành chính sách "không khoan nhượng” đối với nạn buôn người ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Buôn bán cô dâu

Sự mất cân đối về giới tính đang gia tăng ở một số vùng ở Nam và Đông Á ngày càng thúc đẩy nhu cầu về nạn nhân của nạn buôn người. Ở Trung Quốc, mặc dù tâm lý muốn có con trai là một nhân tố lớn dẫn đến tỉ lệ giới tính chênh lệch, nhưng chính sách một con và tình trạng đói nghèo ở quốc gia này cũng làm trầm trọng thêm cung và cầu về buôn bán cô dâu. Các bé gái còn trong bào thai thường bị nạo bỏ, và đã có những báo cáo rằng trong một số trường hợp bé gái bị giết ngay sau khi sinh ra, làm cho một số khu vực ở nước này nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ 117 nam/100 nữ.

Tuy nhiên, nam giới vẫn phải chịu sức ép xã hội trong việc lập gia đình. Điều này khiến cho những người không thể tìm được phụ nữ để kết hôn phải mua cô dâu từ các vùng khác trong nước hoặc từ các vùng biên giới với các nước láng giềng, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên. Những phụ nữ này - thường là bị cha mẹ bán đi hoặc bị bắt cóc khỏi làng - bị gả ép, bắt làm mại dâm hoặc làm vợ lẽ. Những khu vực phổ biến tình trạng buôn bán cô dâu ở trong nước là những vùng nghèo khó ở các tỉnh sâu trong đất liền ở Trung Quốc, nơi nghèo đói khiến phụ nữ dễ trở thành đối tượng buôn người. Những kẻ buôn người thường bán những cô gái và phụ nữ này ở các tỉnh thiếu hụt nữ giới. Trên thực tế, một số chuyên gia cho rằng việc bắt cóc và bán phụ nữ gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, và tại một số làng, buôn bán phụ nữ chiếm 30-90% các cuộc hôn nhân.

Một số khu vực ở Ấn Độ cũng phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính tương tự, mặc dù tình trạng này nảy sinh chủ yếu do tập quán văn hóa cho rằng các cô gái là món nợ kinh tế do yêu cầu về của hồi môn của các chú rể tương lai. Thống kê nhà nước về dân số năm 2001 cho thấy tình trạng mất cân bằng về giới đáng kể ở một số khu vực: Ở Jammu và Kashmir, cứ 100 bé gái thì có 111 bé trai, ở Uttar Pradesh là 111; Sikkim 114; Punjab, 114 (thủ phủ Chandighar là 129); và Harayana là 116. Khoảng cách giới tính này khiến cho trên thị trường hôn nhân nam giới nhiều hơn phụ nữ vài triệu người, từ đó tạo ra áp lực và "sự thúc ép kết hôn" buộc nam giới phải tìm phụ nữ để kết hôn. Hậu quả là có một số trường hợp trong đó phụ nữ từ Nê-pan, Băng-la-đét và các khu vực khác của Ấn Độ đã bị mua hoặc bắt cóc làm cô dâu cho các “làng nam giới”. Sự thiếu hụt phụ nữ cũng làm tăng nhu cầu về gái mại dâm, thúc đẩy nhu cầu về nạn nhân buôn người. Những cô dâu bị buôn bán thường bị ngăn không cho chạy trốn hoặc nói về hoàn cảnh của họ do áp lực kinh tế và xã hội buộc phải duy trì hôn nhân, do lạ lẫm với khu vực mà họ bị bán, do cảnh sát hoặc những kẻ đồng lõa chính thức ép các cô dâu chạy trốn phải quay trở lại, do luật pháp tái nạn nhân hóa phụ nữ bị buôn bán vì phân loại và truy tố họ là người nước ngoài bất hợp pháp, và do sự phân biệt đối xử trong xã hội mà chắc chắn họ sẽ gặp phải nếu quay về quê hương.

Li-bê-ri-a: Một cựu binh nhí 13 tuổi từ Li-bê-ri-a kể lại: “Họ cho cháu uống thuốc làm cháu bị điên. Khi cơn điên nổi lên, cháu đánh vào đầu mọi người cho đến khi chảy máu. Khi hết cơn cháu lại cảm thấy mình có tội. Nếu cháu nhớ người bị đánh, cháu sẽ đến để xin lỗi họ. Nếu họ không chấp nhận lời xin lỗi của cháu, cháu cảm thấy rất buồn”.

HÀNH ĐỘNG CHẤM DỨT NHU CẦU VỀ NẠN NHÂN BUÔN NGƯỜI VÌ MỤC ĐÍCH TÌNH DỤC

Chính phủ Mỹ phản đối mại dâm và các hoạt động liên quan, trong đó có mối lái, dắt khách và tổ chức các nhà chứa, vì chúng dẫn đến hiện tượng buôn người. Những hoạt động này rõ ràng là có hại và phi nhân tính. Quan điểm này được pháp điển hóa trong Sắc lệnh của Tổng thống về An ninh Quốc gia (NSPD-22) và được tái khẳng định bằng sự ủng hộ của Chính quyền đối với Đạo luật Tái trao quyền Bảo vệ Nạn nhân Buôn người (TVPRA) năm 2005, đạo luật “thu hút sự quan tâm đáng kể đối với việc giảm cầu về các hoạt động tình dục vì mục đích thương mại khiến gia tăng nạn buôn người vì mục đích tình dục”.

Tháng 1/2006, Tổng thống Bush ký ban hành đạo luật TVPRA, khẳng định: “chúng ta không thể chặn đứng hoạt động của những kẻ tội phạm nếu không đối phó với vấn đề nhu cầu. Những kẻ nào trả tiền để được lạm dụng tình dục trẻ em và các em gái vị thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm. Bởi vậy, chúng ta sẽ điều tra và truy tố những khách hàng, những kẻ vô đạo đức bóc lột và làm hại trẻ em vô tội”. Bộ luật mới bao gồm những quy định thực hiện ở trong nước nhằm giảm nhu cầu về nạn nhân buôn người vì mục đích tình dục. Bộ luật cho phép Tổng Chưởng lý sử dụng khoản tiền trị giá 25 triệu đô-la để thực thi pháp luật ở cấp bang và địa phương nhằm điều tra và truy tố những kẻ mua dâm; giáo dục những cá nhân bị cáo buộc hoặc có ý định mua dâm; và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ địa phương có kỹ năng cung cấp dịch vụ cho nạn nhân. Bộ luật mới này cũng dành cho các chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ 10 triệu đô-la thông qua Bộ Y tế và Dịch vụ con người để giúp đỡ những người còn sống sót, thoát khỏi nạn buôn người và bóc lột tình dục vì mục đích thương mại.

Những chiến lược chống nạn buôn người có hiệu quả

Muốn có hiệu quả thì các chiến lược chống nạn buôn người phải đánh vào cả cung (tức là những kẻ buôn người) và cầu (tức là các chủ sở hữu, các khách hàng hoặc là những kẻ mua dâm trong trường hợp buôn người vì mục đích bóc lột tình dục). Về cung, cần phải giải quyết nguyên nhân thúc đẩy buôn người thông qua nỗ lực cảnh báo cộng đồng về nguy cơ buôn người, nâng cao và mở rộng những cơ hội kinh tế và giáo dục cho các nhóm dễ trở thành đối tượng buôn nguời, tiếp cận bình đẳng về giáo dục, giáo dục mọi người về quyền lợi hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội sống rộng mở và tốt đẹp hơn. Còn đối với những kẻ buôn người, cơ quan thực thi pháp luật phải nghiêm khắc truy tố những kẻ buôn người và những kẻ tiếp tay cho chúng; đấu tranh chống tham nhũng trong cơ quan công quyền vì thúc đẩy và kiếm lời từ việc buôn người; phát hiện và ngăn chặn các đường dây buôn người thông qua phối hợp và thu thập thông tin tình báo tốt hơn, làm rõ những định nghĩa pháp lý về buôn người và phối hợp trách nhiệm thực thi pháp luật; huấn luyện nhân viên xác định và hướng dẫn nạn nhân buôn người đến những nơi được chăm sóc thỏa đáng.

Về cầu, cần phải nhận diện và truy tố những kẻ bóc lột nạn nhân. Cần phải nêu đích danh và trừng phạt thích đáng các chủ lao động và những kẻ khai thác, bóc lột tình dục nạn nhân. Để đối phó với tình trạng nô lệ tình dục, cần tiến hành những chiến dịch cảnh báo ở các nước là điểm đến để dễ phát hiện hiện tượng buôn người. Nạn nhân phải được giải cứu, phục hồi, và tái hòa nhập với gia đình hoặc có biện pháp hỗ trợ thay thế nếu không thể trở về các cộng đồng của họ. Cần phải phối hợp nỗ lực chống buôn người ở cấp độ khu vực, quốc gia, bang và địa phương. Thu hút sự quan tâm của công chúng tới vấn đề này, chính phủ các nước có thể giành được sự ủng hộ của công chúng. Những chiến lược và chương trình chống buôn người được xây dựng với sự đầu tư của các bên có liên quan (xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ) là những chương trình và chiến lược hiệu quả nhất và chắc chắn thành công bởi chúng đưa ra một quan điểm toàn diện về vấn đề này.

Các quốc gia nên hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bọn buôn người không có chỗ trú ẩn hợp pháp và giúp đỡ dẫn độ bọn chúng để truy tố. Hình thức hợp tác này cũng nhằm hỗ trợ cho việc hồi hương tự nguyện và nhân đạo của các nạn nhân. Các chương trình bảo vệ nạn nhân cần phải được khuyến khích. Cần liên tục nâng cao hiểu biết về nạn buôn người cũng như củng cố những nỗ lực và mạng lưới các tổ chức chống nạn buôn người. Cần phải huy động và lôi kéo các tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ, trường học, các hiệp hội cộng đồng và các nhà lãnh đạo truyền thống tham gia vào cuộc chiến này. Các nạn nhân và gia đình họ cũng là những thành phần quan trọng trong cuộc chiến chống nạn buôn người. Các chính phủ cần đánh giá theo định kỳ những chiến lược và chương trình chống nạn buôn người nhằm đảm bảo rằng chúng vẫn phát huy hiệu quả trước những phương thức và thủ đoạn mới của những kẻ buôn người.

Cuối cùng, phải huấn luyện cho quan chức chính phủ những kỹ thuật và phương pháp chống buôn người. Cần phải theo dõi chặt chẽ các luồng và xu hướng buôn người để hiểu rõ hơn bản chất và hiện tượng của vấn đề để có những phản ứng bằng các chính sách thích hợp.

Sing-ga-po: Một cô gái In-đô-nê-xi-a 20 tuổi từng làm người giúp việc ở Sing-ga-po nhớ lại mình đã bị lạm dụng như thế nào: “Bà chủ dễ nổi giận. Nếu nổi giận bà ấy sẽ tát tôi nhiều lần. Tôi vẫn chưa kết thúc hợp đồng nên bà ấy nói tôi không thể về nhà. Tôi không thể chịu đựng nổi nữa. Khi tôi nói với người đại lý rằng bà chủ đánh tôi, bà ấy chỉ nói “Cô phải chịu đựng thôi. Cô nên biết kiềm chế”. Nếu người giúp việc chưa hoàn trả khoản khấu trừ lương (thanh toán hết khoản phí đóng trước mà đại lý/chủ lao động bắt nộp), thì bà chủ sẽ gọi điện cho người đại lý và người đó sẽ nổi giận. Người đại lý cũng tát tôi; họ không muốn cho tôi về nếu chưa hoàn thành hợp đồng và trả hết khoản khấu trừ lương”.

Bảo vệ nạn nhân

Đạo luật TVPA cho chúng ta cách tiếp cận tập trung vào nạn nhân nhằm giải quyết nạn buôn người, kết hợp với các mục tiêu chống tội phạm và nhân quyền. Nếu không bảo vệ đầy đủ cho nạn nhân, mọi nỗ lực giải quyết tội buôn người chắc chắn sẽ không hiệu quả. TVPA đánh giá nỗ lực bảo vệ nạn nhân buôn người của một chính phủ dựa trên quy định rõ ràng về vấn đề bảo vệ nạn nhân: “Liệu chính phủ của nước đó có bảo vệ được các nạn nhân của những hình thức buôn người nghiêm trọng và khuyến khích sự hỗ trợ của họ trong việc điều tra và truy tố vụ buôn người đó hay không, trong đó có việc cung cấp những biện pháp pháp lý thay thế để đưa họ ra khỏi những quốc gia mà ở đó họ sẽ bị trả thù hoặc phải đối mặt với khó khăn, và đảm bảo rằng các nạn nhân không bị tống giam, phạt tiền một cách tùy tiện hoặc bị phạt chỉ vì có những hành động bất hợp pháp gây ra do bị buôn bán hay không”.

Những biện pháp hiệu quả nhất để thực hiện tiêu chuẩn này của TVPA bao gồm:

Thứ nhất, một chính phủ cần tích cực xác minh nạn nhân buôn người. Nếu không xác định được nạn nhân, chính phủ sẽ không thể bảo vệ đầy đủ cho họ. Các cơ quan chính phủ cần xây dựng các quy trình thủ tục chính thức nhằm rà soát và xác minh nạn nhân để sàng lọc những người đang trong tình trạng nguy hiểm, chẳng hạn như những người bị bắt vì vi phạm luật nhập cư, luật chống mại dâm, hay các đạo luật về lao động và ăn xin. Các nạn nhân buôn người không thể tự xác nhận mình; cần áp dụng các kỹ thuật điều tra tích cực thông qua các cuộc phỏng vấn trong môi trường an toàn và không bị đe dọa với các nhà tư vấn được đào tạo và với dịch vụ ngôn ngữ phù hợp để xác định các dấu hiệu buôn người.

Thứ hai, một khi đã được tìm ra thì người bị nghi là nạn nhân buôn người phải được chăm sóc tạm thời như nạn nhân của một tội ác nghiêm trọng. Dịch vụ chăm sóc này có thể bao gồm việc cho tạm trú và tư vấn cho phép nạn nhân tiềm năng kể lại những gì họ đã trải qua cho các nhà tư vấn xã hội được đào tạo và các nhân viên thực thi pháp luật mà không phải chịu áp lực.

Thứ ba, những người đã được xác nhận là nạn nhân buôn người không thể bị trừng phạt vì những tội đã gây ra do hậu quả trực tiếp của việc buôn người như không có giấy tờ nhập cư phù hợp hoặc vi phạm các luật về mại dâm, lao động và ăn xin. Sau khi đã được xác định là nạn nhân buôn người thì người đó không thể bị giam giữ hình sự trong nhà giam, trừ trong các trường hợp hãn hữu. Họ cần phải được đối xử như những nạn nhân.

Thứ tư, cần khuyến khích nạn nhân đã được xác nhận của các vụ buôn người hợp tác với các nhà chức trách thực thi pháp luật để điều tra các tội ác chống lại họ. Hơn thế nữa, nếu có thể, cần khuyến khích họ hỗ trợ việc truy tố những kẻ đã buôn bán và bóc lột họ.
Cuối cùng, nạn nhân buôn người nào không sẵn sàng hoặc không thể hợp tác trong việc truy tố vụ việc buôn người có thể được trả về quê hương với điều kiện là việc đưa họ trở về phải được thực hiện một cách có trách nhiệm, có sự chuẩn bị trước để họ trở về an toàn và tái hòa nhập. Tuy nhiên, cũng nên có những quy định pháp lý khác để giúp họ rời khỏi những quốc gia mà ở đó họ có thể gặp khó khăn và bị trả thù. Không được trục xuất hoặc ép nạn nhân buôn người trở về mà không có những biện pháp đảm bảo hoặc những biện pháp khác nhằm giảm bớt rủi ro khó khăn, bị trả thù hoặc bị bán trở lại.

Du lịch mại dâm trẻ em là gì?

Mỗi năm có hơn một triệu trẻ em bị bóc lột trong ngành thương mại tình dục toàn cầu. Du lịch mại dâm trẻ em (CST) liên quan đến những người đi du lịch ra nước ngoài để thực hiện hành vi mua dâm trẻ em. CST là sự chà đạp đáng xấu hổ phẩm giá của trẻ em và là hành vi lạm dụng trẻ em mang tính bạo lực. Việc bóc lột tình dục trẻ em để lại những hậu quả nghiêm trọng. Những khách du lịch tham gia CST thường tới các nước đang phát triển để tìm kiếm trẻ em hành nghề mại dâm. Tội phạm này đặc biệt phát triển do yếu kém trong thực thi pháp luật, tham nhũng, Internet, đi lại dễ dàng và nghèo đói. Những kẻ phạm tội này thuộc tất cả các tầng lớp kinh tế-xã hội và có thể còn nắm giữ những chức vụ cao.

Phản ứng toàn cầu

Trong năm năm qua đã có sự gia tăng trong việc truy tố tội phạm du lịch mại dâm trẻ em. Ít nhất có 32 quốc gia đã có luật về đặc quyền xét xử, cho phép truy tố công dân các nước này nếu họ phạm tội du lịch mại dâm trẻ em ở nước ngoài. Để đối phó với hiện tượng không thể chấp nhận được này, các tổ chức phi chính phủ, ngành công nghiệp du lịch và các chính phủ đã bắt đầu giải quyết vấn đề này. Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm chống du lịch mại dâm trẻ em. Năm 1999, Tổ chức Du lịch Thế giới, tổ chức phi chính phủ ECPAT (đấu tranh chấm dứt tình trạng mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em và buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục) và các nhà điều hành du lịch Bắc Âu đã xây dựng một Bộ luật Ứng xử Toàn cầu về bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột tình dục trong lữ hành và du lịch. Tháng 3/2005, 100 công ty du lịch từ 18 quốc gia đã ký bộ luật này (Xem www.thecode.org).

Nước Mỹ đang làm gì?

Năm 2003, Mỹ đã tăng cường khả năng chống du lịch mại dâm trẻ em bằng việc thông qua Đạo luật về bồi thường và các công cụ khác nhằm chấm dứt tình trạng bóc lột trẻ em ngày nay (PROTECT) và Đạo luật Tái trao quyền bảo vệ nạn nhân của những vụ buôn người. Những đạo luật này tăng mức hình phạt lên tối đa là 30 năm tù giam nếu tham gia hoạt động du lịch mại dâm trẻ em. Kể từ khi thông qua Đạo luật Bảo vệ, đã có hơn 20 cáo trạng và hơn 10 bản án đối với khách du lịch tham gia hoạt động du lịch mại dâm trẻ em. Bộ An ninh Nội địa cũng đã đưa ra sáng kiến Chiến dịch chống mua dâm trẻ em nhằm đấu tranh chống tình trạng bóc lột, khiêu dâm và du lịch mại dâm trẻ em. Hoa Kỳ cũng đang tài trợ cho tổ chức phi chính phủ Tầm nhìn Thế giới (World Vision) để thực hiện dự án quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm ở nước ngoài.

Các chính phủ phải đặt vấn đề này thành ưu tiên, phác thảo một kế hoạch hành động dựa trên nghiên cứu tổng thể, và chỉ định một cơ quan điều phối hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, và công nghiệp lữ hành. Những bộ luật đặc quyền xét xử phải cấm tất cả các hình thức du lịch mại dâm trẻ em và tăng hình phạt thể hiện bản chất nguy hiểm của tội này. Các chính phủ cũng cần phải đào tạo nhân viên thực thi luật pháp, tài trợ các chương trình cảnh báo công chúng, cung cấp chỗ trú ẩn và hỗ trợ cho các nạn nhân.

Ngành lữ hành và du lịch đang nhận thức được vai trò chủ chốt của họ trong việc đào tạo nhân viên để báo cáo về những hành vi đáng ngờ và thông báo cho người du lịch những bộ luật liên quan. Khu vực tư nhân cũng cần phải xây dựng và tăng cường các chính sách tập thể để tích cực phản đối bóc lột tình dục trẻ em và kiên quyết yêu cầu đối tác và các nhà cung cấp của họ cũng phải thực hiện tương tự. Các cá nhân phải đảm bảo rằng họ không tham gia vào vấn đề đó, hay có nhu cầu như vậy, trái lại họ phải tham gia giải quyết vấn đề bằng cách thông báo các vụ việc cho cảnh sát địa phương, đại sứ quán Mỹ hoặc gọi cho đường dây nóng của cục Hải quan và Nhập cư Mỹ 1-866-DHS-2ICE.

ĐỊNH NGHĨA “BUÔN NGƯỜI”

Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân trong các vụ buôn người định nghĩa “các hình thức buôn người nghiêm trọng” là:

(a) buôn người vì mục đích tình dục, trong đó hoạt động tình dục vì mục đích thương mại là kết quả của việc dùng vũ lực, lừa gạt hoặc cưỡng ép hay trong trường hợp người bị ép buộc thực hiện hành vi đó chưa đủ 18 tuổi; hoặc

(b) việc tuyển dụng, chứa chấp, vận chuyển, cung cấp hay quản chế một người bắt phải lao động hay phục vụ bằng thủ đoạn sử dụng vũ lực, lừa gạt hay cưỡng ép với mục đích bắt họ phải làm nô lệ miễn cưỡng, làm người giúp việc nhà, làm việc để trừ nợ hay làm nô lệ.

Định nghĩa các thuật ngữ

“Buôn người vì mục đích tình dục” tức là tuyển dụng, chứa chấp, vận chuyển, cung cấp hoặc quản chế một người vì mục đích thực hiện hoạt động tình dục vì mục đích thương mại.

“Hoạt động tình dục vì mục đích thương mại” nghĩa là bất cứ một hoạt động tình dục nào mà giá trị thu được từ hoạt động đó được trao cho hoặc được bất kỳ ai tiếp nhận.

“Cưỡng ép” là (a) đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng hoặc quản chế về thân thể đối với một người; (b) bất cứ kế hoạch hay hình thức nào khiến cho một người tin rằng nếu họ không thực hiện một hành vi nhất định họ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng hoặc bị giam cầm; hoặc (c) lạm dụng hoặc đe dọa lạm dụng thủ tục pháp lý.

“Nô lệ miễn cưỡng” là tình trạng nô lệ gây ra do (a) thực hiện bất cứ kế hoạch hay hình thức nào nhằm làm cho một người tin rằng nếu họ không chịu hoặc không tiếp tục hoàn cảnh đó, họ hoặc người khác sẽ phải chịu tổn hại nghiêm trọng hoặc bị giam cầm; hoặc (b) lạm dụng hoặc đe dọa lạm dụng thủ tục pháp lý.

“Làm công trừ nợ” là hoàn cảnh của một con nợ xuất phát từ lời hứa phục vụ của bản thân con nợ hoặc của một người dưới sự kiểm soát của con nợ như một đảm bảo cho món nợ, nếu giá trị của những dịch vụ này khi đánh giá hợp lý không được áp dụng để thanh toán nợ, hoặc thời hạn và bản chất của sự phục vụ này không được hạn chế và xác định một cách tương ứng. 

THÔNG TIN THÊM VỀ BÁO CÁO VỀ NẠN BUÔN NGUỜI NĂM 2006

Báo cáo về nạn buôn người là bản báo cáo toàn cầu đầy đủ nhất về nỗ lực của các chính phủ trong việc đấu tranh chống lại những hình thức buôn người nghiêm trọng. Giai đoạn thực hiện báo cáo này là từ tháng 4/2005 đến tháng 3/2006.

Báo cáo này đề cập đến những vấn đề gì và không đề cập đến những vấn đề gì

Báo cáo thường niên về nạn buôn người bao gồm những quốc gia được xác định là nước xuất phát điểm, trung chuyển, hay là điểm đến của số lượng lớn các nạn nhân của các hình thức buôn người nghiêm trọng. Do nạn buôn người chắc chắn xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới nên nếu Báo cáo này không đề cập đến một quốc gia nào đó thì chẳng qua là do không có đủ thông tin mà thôi. Báo cáo tình hình từng nước mô tả phạm vi và bản chất của vấn đề buôn người, lý do tại sao đưa quốc gia đó vào Báo cáo và nỗ lực của chính phủ nước đó trong cuộc chiến chống buôn người.

Báo cáo tình hình từng nước cũng đánh giá liệu quốc gia đó có tuân thủ tiêu chuẩn tối thiểu về việc xóa bỏ nạn buôn người như quy định trong Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân của nạn buôn người năm 2000 (TVPA) đã được sửa đổi hay không, đồng thời cũng đưa ra những khuyến nghị cho các hành động chống nạn buôn người. Phần còn lại của báo cáo tình hình từng nước mô tả nỗ lực của chính phủ trong việc thực thi luật chống nạn buôn người, bảo vệ nạn nhân và ngăn chặn buôn người. Báo cáo tình hình từng nước giải thích cơ sở sắp xếp các quốc gia vào Loại 1, Loại 2, Loại 2 cần theo dõi hay Loại 3. Nếu một quốc gia bị xếp vào Loại 2 cần theo dõi thì trong báo cáo tình hình quốc gia đó có thêm phần giải thích lý do, sử dụng các điều khoản trong TVPA được sửa đổi.

Theo hướng dẫn của TVPA, có những nhân tố cần xem xét khi quyết định xếp một nước vào Loại 2 (hoặc Loại 2 cần theo dõi) hoặc Loại 3: 1) Mức độ quốc gia đó là nước xuất phát, trung chuyển, hoặc điểm đến của các hình thức buôn người nghiêm trọng; 2) Mức độ chính phủ quốc gia không tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu của TVPA và cụ thể là mức độ tham nhũng có liên quan đến buôn người của chính phủ đó; và 3) Những nguồn lực và khả năng chính phủ giải quyết và xóa bỏ các hình thức buôn người nghiêm trọng.

Một số quốc gia đã ra các tuyên bố, tổ chức hội thảo và thành lập các đội đặc nhiệm hoặc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia nhằm xác định mục tiêu cho nỗ lực chống buôn người. Tuy nhiên, việc tuyên bố, hội thảo, lập kế hoạch, hay xây dựng lực lượng đặc nhiệm không được chú trọng khi đánh giá nỗ lực của các quốc gia. Thay vào đó, Báo cáo tập trung vào các hành động chống buôn người cụ thể của các chính phủ, đặc biệt là việc truy tố, kết tội và phạt tù những kẻ buôn người, việc bảo vệ nạn nhân và nỗ lực ngăn chặn tệ nạn này. Báo cáo cũng không chú trọng đến các bộ luật đang được soạn thảo hoặc chưa được ban hành. Cuối cùng, Báo cáo không tập trung vào những nỗ lực của các chính phủ đóng góp gián tiếp vào việc giảm nạn buôn người như các chương trình giáo dục, hỗ trợ phát triển kinh tế hay các chương trình nhằm tăng cường bình đẳng giới, mặc dù những chương trình này đều là những nỗ lực có ý nghĩa.

Tại sao Báo cáo TIP năm 2006 có nhiều bản đánh giá tình hình các quốc gia hơn

Báo cáo năm 2006 bao gồm bản phân tích tình hình buôn người và nỗ lực chống buôn người của chính phủ tại 149 quốc gia, tăng 7 quốc gia so với năm ngoái. Trong những năm trước, một số quốc gia không có tên trong báo cáo vì khó thu thập được đầy đủ thông tin đáng tin cậy do: bản chất bất hợp pháp và hoạt động ngầm của buôn người; chính phủ không có nỗ lực hoặc mới có nỗ lực chống buôn người; khó khăn trong việc phân biệt buôn người và đưa người vượt biên; sự sợ hãi và im lặng của nạn nhân, những người thường vượt biên trái phép hay bị cưỡng ép hoặc lạm dụng thân thể; hoặc do quốc gia đó nhìn chung thiếu tự do thông tin. Đối với một số quốc gia thì thông tin rất sẵn nhưng số liệu lại không chứng minh được có ít nhất ba người đã bị bán vào, ra hay trong phạm vi quốc gia đó - tiêu chí chung để có tên trong Báo cáo TIP. Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến những phản ứng mạnh mẽ hơn từ nhiều chính phủ, có thêm các chiến dịch nâng cao nhận thức của công chúng và thông báo cho nạn nhân về các dịch vụ bảo vệ, và minh bạch hơn trong các nỗ lực chống buôn người. Những hành động tích cực này cũng như sự đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa của Bộ Ngoại giao Mỹ khiến năm nay thu thập được thông tin về nhiều quốc gia hơn. Bộ dự định sẽ đưa tất cả các nước có số lượng lớn nạn nhân buôn người vào các báo cáo sau này do thông tin nhiều hơn và tốt hơn.

NẠN BUÔN NGƯỜI VÀ CHIẾN TRANH: LÍNH TRẺ CON Ở MY-AN-MA

Những thông tin đáng sợ về trẻ em bị buôn bán, bị ép phải làm lính trẻ con hầu hết tập trung ở các nước châu Phi như Uganda và Sierra Leone. Tuy nhiên, cuộc xung đột kéo dài ở My-an-ma với các lực lượng sắc tộc và tình hình kinh tế, chính trị xấu đi khiến cho người dân nước này dễ bị bóc lột, tạo ra môi trường trong đó trẻ em ở độ tuổi 11 cũng bị ép gia nhập quân đội. Cả quân đội lẫn các nhóm vũ trang đều tuyển dụng lính trẻ con.

Cả Chính phủ Mỹ lẫn Liên Hợp Quốc đều kêu gọi Chính phủ My-an-ma chấm dứt tất cả việc tuyển dụng và bóc lột trẻ em trong quân đội. Bất chấp những áp lực này, Chính phủ My-an-ma không xử lý hành động bắt cóc trẻ em vì mục đích bóc lột trong quân đội.

Báo cáo này được dùng như thế nào

Báo cáo này là công cụ ngoại giao để Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục đối thoại, khích lệ, đồng thời là định hướng giúp tập trung nguồn lực vào việc truy tố, bảo vệ, và xây dựng các chương trình và chính sách ngăn chặn. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục lôi kéo các chính phủ tham gia để hoàn chỉnh nội dung báo cáo nhằm tăng cường nỗ lực hợp tác để xóa bỏ tận gốc nạn buôn người. Trong năm tới, và đặc biệt là những tháng trước khi quyết định trừng phạt các nước thuộc Loại 3 được đưa ra, Bộ Ngoại giao sẽ sử dụng thông tin thu thập được trong báo cáo này để tập trung hiệu quả hơn vào các chương trình trợ giúp và hợp tác với các quốc gia cần hỗ trợ trong cuộc chiến chống buôn người. Bộ hy vọng bản Báo cáo này sẽ là chất xúc tác cho nỗ lực chính phủ và phi chính phủ nhằm chống nạn buôn người trên toàn thế giới.

XẾP LOẠI

Loại 1: Các nước mà chính phủ của họ tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật.

Loại 2: Các nước mà chính phủ của họ không tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật và đang có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ những tiêu chuẩn đó.

Danh sách Loại 2 cần theo dõi đặc biệt: Các nước mà chính phủ của họ không tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật nhưng đang có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ những nỗ lực đó, và:
a.Con số nạn nhân thực tế của các hình thức buôn người nghiêm trọng là rất lớn hoặc đang tăng lên đáng kể;
b.Không có bằng chứng cho thấy sự gia tăng nỗ lực chống các hình thức buôn người nghiêm trọng so với năm ngoái, hoặc
c. Quyết định một quốc gia đang có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu dựa trên cơ sở cam kết của quốc gia đó tiến hành nhiều bước đi hơn nữa trong năm tới.

Loại 3: Các nước mà chính phủ của họ không tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu và không có nỗ lực đáng kể để làm việc đó. 

Phương pháp

Khi soạn thảo Báo cáo này, Bộ Ngoại giao sử dụng thông tin từ các Đại sứ quán Hoa Kỳ, từ các quan chức chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, các báo cáo đã được công bố, các chuyến đi điều tra tới các khu vực và thông tin gửi tới địa chỉ email (tipreport@state.gov), địa chỉ được thiết lập để các tổ chức phi chính phủ và cá nhân chia sẻ thông tin về tiến bộ của chính phủ các nước trong việc giải quyết nạn buôn người. Các cán bộ ngoại giao của Hoa Kỳ báo cáo về tình hình buôn người và hành động của chính phủ dựa trên điều tra kỹ lưỡng, kể cả việc gặp gỡ với nhiều quan chức chính phủ, đại diện các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các tổ chức quốc tế, các quan chức, các phóng viên, giới học giả và những nạn nhân còn sống sót. Để hoàn thành Báo cáo năm nay, Bộ Ngoại giao đã có cái nhìn mới về các nguồn thông tin đối với từng nước để đưa ra đánh giá. Đánh giá nỗ lực chống buôn người của từng chính phủ là một quá trình gồm hai bước:

Bước một: Căn cứ vào số lượng nạn nhân
Trước hết Bộ Ngoại giao xác định xem đó là “nước xuất phát điểm, trung chuyển hay điểm đến của một số lượng lớn các nạn nhân của những hình thức buôn người nghiêm trọng”, thông thường là theo bậc 100 nạn nhân hoặc nhiều hơn, bằng con số áp dụng trong các báo cáo trước. Một số quốc gia không có những thông tin này thì không bị xếp loại nhưng được đưa vào mục Các trường hợp đặc biệt vì có dấu hiệu buôn người.

Bước hai: Xếp loại
Theo quy định của Đạo luật TVPA, trong Báo cáo TIP năm 2006 Bộ Ngoại giao xếp các quốc gia vào một trong bốn danh sách, trong Báo cáo này ta gọi là Loại. Việc xếp loại dựa trên mức độ hành động chống buôn người của một chính phủ, chứ không phải mức độ của vấn đề, mặc dù tiêu chí này cũng quan trọng. Trước tiên, Bộ Ngoại giao đánh giá xem liệu chính phủ đó có tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật TVPA về việc xóa bỏ nạn buôn người hay không. Những chính phủ nào tuân thủ những tiêu chuẩn này sẽ được xếp Loại 1. Đối với các chính phủ khác, Bộ Ngoại giao cân nhắc xem họ có nỗ lực đáng kể nào để tuân thủ những tiêu chuẩn này hay chưa. Những chính phủ có nỗ lực đáng kể tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu sẽ được xếp Loại 2. Những chính phủ nào không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu và không có nỗ lực đáng kể nào nhằm tuân thủ những tiêu chuẩn đó sẽ bị xếp Loại 3. Cuối cùng, tiêu chuẩn liệt vào Danh sách cần theo dõi đặc biệt được xem xét và nếu có thể áp dụng thì các quốc gia Loại 2 sẽ được xếp vào Loại 2 cần theo dõi.

Danh sách cần theo dõi đặc biệt-Loại 2 cần theo dõi

Đạo luật TVPA bổ sung năm 2003 đã tạo ra một “danh sách cần theo dõi đặc biệt” đối với các quốc gia cần phải được theo dõi đặc biệt trong bảo Báo cáo TIP. Danh sách này gồm có: 1) các quốc gia trong danh sách Loại 1 năm nay vốn nằm trong danh sách Loại 2 năm 2005; 2) các quốc gia trong danh sách Loại 2 năm nay vốn nằm trong danh sách Loại 3 năm 2005; 3) danh sách các quốc gia Loại 2 trong Báo cáo năm nay khi:

a.         Con số nạn nhân thực tế của các hình thức buôn người nghiêm trọng là rất lớn hoặc đang gia tăng đáng kể;
b.         Không có bằng chứng cho thấy sự gia tăng nỗ lực chống các hình thức buôn người nghiêm trọng so với năm ngoái, kể cả gia tăng nỗ lực điều tra, truy tố và kết án tội danh buôn người, tăng cường trợ giúp nạn nhân và giảm bằng chứng cho thấy có sự đồng lõa của các quan chức chính phủ trong các hình thức buôn người nghiêm trọng; hoặc
c.         Quyết định một quốc gia đang có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu dựa trên cam kết của quốc gia đó tiến hành nhiều bước đi hơn nữa trong năm tới.

Nhóm này (gồm cả a, b, c) được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp thành “Loại 2 cần theo dõi”. Trong Báo cáo tháng 6/2005, 27 quốc gia được liệt vào danh sách Loại 2 cần theo dõi. Cùng với 6 quốc gia được đánh giá lại xếp loại 2 cần theo dõi tháng 9/2005 và ba quốc gia đáp ứng được hai tiêu chuẩn đầu tiên nêu trên (được thăng bậc từ Báo cáo TIP 2005), 27 quốc gia này đều được đưa vào “Đánh giá Tạm thời” do Bộ Ngoại giao công bố ngày 1/2/2006.

Trong số 33 quốc gia Loại 2 cần theo dõi tại thời điểm công bố Đánh giá Tạm thời, trong Báo cáo này 16 quốc gia đã lên Loại 2, trong khi 4 quốc gia rớt xuống Loại 3 và 12 quốc gia vẫn nằm trong danh sách Loại 2 cần theo dõi trong 3 năm liên tiếp. Năm nay Haiti được liệt vào danh sách “các trường hợp đặc biệt". Các nước được liệt vào danh sách cần theo dõi đặc biệt trong báo cáo này sẽ được xem xét lại trong đánh giá tạm thời đệ trình lên Quốc hội Mỹ ngày 1/7/2007.

Hình thức trừng phạt có thể áp dụng đối với các quốc gia loại 3

Chính phủ các quốc gia bị xếp Loại 3 có thể bị trừng phạt. Chính phủ Hoa Kỳ có thể không cấp các khoản hỗ trợ không liên quan tới thương mại và không vì mục đích nhân đạo. Những nước không nhận được những khoản hỗ trợ này sẽ không được tài trợ để tham gia các chương trình trao đổi văn hóa và giáo dục.

Cũng theo Đạo luật TVPA, những chính phủ này cũng có thể bị Hoa Kỳ phản đối trợ giúp (trừ trợ giúp nhân đạo, liên quan đến thương mại và các khoản trợ giúp nhất định liên quan đến phát triển) từ các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Những biện pháp này có thể bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm tài chính tới từ 1/10/2006.

Tất cả hay một phần lệnh trừng phạt theo quy định của TVPA có thể được Tổng thống quyết định miễn áp dụng nếu việc hỗ trợ cho quốc gia này có thể giúp thúc đẩy mục đích của Đạo luật hoặc phù hợp với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Đạo luật TVPA cũng quy định rằng lệnh trừng phạt sẽ được miễn áp dụng nếu cần phải tránh những tác động tiêu cực lớn xảy ra với những người dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Lệnh trừng phạt sẽ không được áp dụng nếu Tổng thống thấy rằng, sau khi bản Báo cáo này được công bố và trước khi áp đặt lệnh trừng phạt, chính phủ đó đã tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiếu hoặc đã có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ các tiêu chuẩn đó.

Dù bị xếp loại nào chăng nữa, nhưng mỗi quốc gia đều có thể làm nhiều hơn, kể cả Hoa Kỳ.Việc xếp loại các quốc gia không phải là vĩnh viễn. Tất cả các quốc gia đều phải duy trì và gia tăng nỗ lực chống buôn người.

III. Những anh hùng hành động để chấm dứt chế độ nô lệ thời hiện đại

Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Điều hành VMWBO, Đài Loan
Kể từ năm 2004, Linh mục Hùng và nhân viên của Văn phòng Cô dâu và Lao động Di dân Việt Nam (VMWBO) đã giúp đỡ hơn 2.000 người Việt Nam thoát khỏi nỗi khủng khiếp vì bị bóc lột lao động và tình dục. Dưới sự lãnh đạo của ông, văn phòng VMWBO đã giải cứu, cho cư trú và phục hồi nạn nhân buôn người vì mục đích lao động và tình dục, trong đó có cả các cô dâu và những người lao động Việt Nam. Ông thúc đẩy việc truy tố những chủ lao động, những nhà môi giới lao động và những kẻ buôn người tại các tòa án của Đài Loan, và đàm phán đền bù vì mất lương và bị thương. Nhận thức được tầm quan trọng phải phối hợp nỗ lực của các tổ chức chống buôn người, Linh mục Hùng đã xây dựng được liên minh với các tổ chức phi chính phủ hoạt động về trợ giúp pháp lý và quyền lao động tại Đài Loan. Ông Hùng thực sự là một anh hùng chống buôn người đối với nhiều công nhân Việt Nam bị lạm dụng và phải làm nô lệ ở Đài Loan.

V. Bản đồ (Với thống kê về thực thi pháp luật ở khu vực)

Đông Á và Thái Bình Dương

Năm     Số vụ truy tố     Kết án  Luật mới hoặc sửa đổi
2003    1.727   583      1
2004    438      348      3
2005    2.580   2.347   5

VI. Tình hình các nước (A-Z)

Phải đối phó với tham nhũng, nguồn lực hạn chế, và ở một số nơi cho phép hoạt động tình dục vì mục đích thương mại, Nam Á là một trong những điểm đến hàng đầu đối với những kẻ tìm kiếm mại dâm trẻ em.

VIỆT NAM (LOẠI 2)

Việt Nam vừa là xuất phát điểm lẫn điểm đến của đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán để cưỡng ép lao động hoặc bóc lột tình dục. Phụ nữ và các bé gái Việt Nam bị bán sang Cămpuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Macao, Malaysia, Đài Loan, Cộng hòa Séc để bóc lột tình dục. Các công ty xuất khẩu lao động nhà nước tuyển mộ và đưa công nhân ra nước ngoài; được biết là một số trong số những công nhân này đã lâm vào hoàn cảnh nợ nần, làm nô lệ miễn cưỡng hay bị cưỡng ép lao động. Phụ nữ Việt Nam bị bán sang Đài Loan thông qua kết hôn giả vì mục đích lao động hoặc bóc lột tình dục. Những phụ nữ Việt Nam khác được tuyển đến Sing-ga-po thông qua mối lái kết hôn với đàn ông Sing-ga-po; sau khi tới nơi họ bị ép buộc hoặc phải chịu áp lực khiến họ dễ trở thành nạn nhân buôn người. Việt Nam là điểm đến của trẻ em Cămpuchia được bán sang để ăn xin. Trong nước cũng có hiện tượng buôn bán người từ nông thôn ra thành thị.

Chính phủ Việt Nam chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người; tuy nhiên chính phủ đang có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ những tiêu chuẩn đó. Việt Nam chưa nỗ lực đầy đủ để đấu tranh chống buôn người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ Việt Nam làm cô dâu sang các nước ở Đông Á và hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động của những công nhân Việt Nam được đưa ra nước ngoài. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi nhằm bảo vệ hơn nữa cho công nhân Việt Nam do các công ty xuất khẩu lao động đưa ra nước ngoài, nhưng việc giám sát các công ty xuất khẩu lao động vẫn chưa đủ. Bộ luật lao động sửa đổi của Việt Nam được thực thi không hiệu quả nhằm giải quyết các vụ việc liên quan đến công nhân lao động ở nước ngoài, những người phải chịu hoàn cảnh nô lệ miễn cưỡng, bị ép phải lao động hoặc làm công trả nợ. Chính phủ Việt Nam cũng không nỗ lực đầy đủ để giải quyết vấn đề ngày càng gia tăng việc phụ nữ Việt Nam bị mê hoặc trước những lời cám dỗ giả dối về việc kết hôn với đàn ông Đài Loan, Sing-ga-po và Trung Quốc; rất nhiều trong số những cô dâu Việt Nam này có thể đã bị lạm dụng hoặc bị bán. Chính phủ cần tập trung hành động vào việc tăng cường nỗ lực điều tra hiện tượng buôn người có thể xảy ra trong khu vực lao động của những người lao động ở nước ngoài và gia tăng nỗ lực xác minh và bảo vệ các cô dâu Việt Nam có khả năng trở thành nạn nhân buôn người. Một bộ luật chống buôn người toàn diện sẽ tăng cường nỗ lực chống buôn người của Việt Nam.

Truy tố

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam tiếp tục những nỗ lực thực thi pháp luật chống buôn người trong các vụ buôn người vì mục đích bóc lột tình dục, nhưng ít có nỗ lực trong việc điều tra các vụ buôn người vì mục đích bóc lột lao động. Việt Nam có một bộ luật cấm bóc lột tình dục và buôn bán phụ nữ và trẻ em, với án phạt lên tới 20 năm tù. Luật hình sự Việt Nam điều chỉnh vấn đề các hình thức buôn người vì mục đích bóc lột lao động, chẳng hạn như cưỡng ép lao động. Mặc dù Chính phủ Việt Nam có quy trình giám sát rõ ràng các công ty xuất khẩu lao động, nhưng không hề có báo cáo nào về các vụ điều tra hoặc truy tố các vụ cưỡng ép lao động, nô lệ miễn cưỡng, và làm công trả nợ. Các tùy viên phụ trách lao động ở 9 quốc gia tiếp nhận xuất khẩu lao động hàng đầu với nhiệm vụ chăm lo cho phúc lợi của người lao động và hỗ trợ giải quyết những tranh chấp tại nơi làm việc, hiếm khi điều tra những khiếu nại của người lao động bị lạm dụng khiến họ miễn cưỡng phải làm nô lệ. Trong năm qua, văn phòng thống kê tội phạm của chính phủ báo cáo đã truy tố 182 vụ, đưa ra 161 bản án đặc biệt liên quan đến nạn buôn phụ nữ và trẻ em vì mục đích tình dục. Mặc dù có tin là một số quan chức chính quyền địa phương kiếm lời từ việc buôn người, song không có vụ truy tố cán bộ nào vì đồng lõa với bọn buôn người được báo cáo.

Bảo vệ

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã gia tăng nỗ lực bảo vệ nạn nhân. Chính phủ đã tài trợ cho một chương trình tiếp nhận và giúp đỡ ban đầu cho các nạn nhân phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vì mục đích tình dục sau khi từ nước ngoài trở về. Các chính quyền địa phương thường xuyên hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ nạn nhân buôn người trở về dưới hình thức dạy nghề, cho mượn đất làm nghề nông hoặc cho vay vốn hoặc tín dụng nhỏ. Nạn nhân buôn người vì mục đích bóc lột tình dục ở Việt Nam thường không bị giam giữ, bắt bớ hoặc trừng phạt; một số nạn nhân lâm vào cảnh miễn cưỡng làm nô lệ bị phạt vì đã phá vỡ hợp đồng. Những nạn nhân buôn người vì mục đích bóc lột tình dục cũng được khuyến khích hỗ trợ quá trình điều tra và truy tố. Chính phủ thường đưa phụ nữ hành nghề mại dâm ở trong nước vào các trung tâm “phục hồi nhân phẩm”, ở đó họ được điều trị thuốc men, dạy nghề, tư vấn và tìm cách ngăn không cho phụ nữ quay lại hành nghề mại dâm. Chính phủ thiếu nguồn tài chính để thực hiện công việc phục hồi nhân phẩm và việc này thường được thực hiện ở cấp tỉnh và địa phương. Trong giai đoạn báo cáo này, không có nỗ lực chính thức nào được đưa ra nhằm bảo vệ nạn nhân phải làm nô lệ miễn cưỡng, bị cưỡng ép lao động hoặc phải làm công trả nợ.

Ngăn chặn

Mặc dù năm 2005, Chính phủ Việt Nam không thực hiện chiến dịch cụ thể nào nhằm nâng cao nhận thức về chống buôn người, nhưng Chính phủ đã lồng ghép vấn đề buôn người vào các chương trình thông tin và giáo dục khác. Chương trình chính thức chống tệ nạn mại dâm của chính phủ được thực hiện từ năm 2001 bao gồm các chương trình giáo dục và thông tin về nạn buôn người. Kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam cũng giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ nhiệm vụ giáo dục cộng đồng về việc ngăn chặn nạn buôn người.