PandemicFlu.gov - AvianFlu.gov
 

cỡ chữ Giảm kích cỡ văn bản  Tăng kích cỡ văn bản In Gửi trang này đến máy in hướng dẫn tải xuống hướng dẫn tải xuống tệp PDF

Danh Sách Đánh Dấu Các Việc Cần Làm Khi Lập Kế Hoạch Chuẩn Bị Đối Phó với Đại Dịch Cúm Dành Cho Các Tổ Chức Cộng Đồng & Các Tổ Chức Tôn Giáo

Phải có chương trình Adobe Acrobat Reader® Adobe Acrobat Reader®. Nếu quý vị gặp rắc rối với các tài liệu dưới dạng PDF, xin download the latest version of the Reader®.


[En Español (PDF) (268KB)]

Sự hợp tác của các Các Tổ Chức Cộng Đồng & Các Tổ Chức Tôn Giáo với các cơ quan y tế cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của công chúng khi đại dịch cúm xảy ra. Danh sách đánh dấu này hướng dẫn các tổ chức tôn giáo (nhà thờ, giáo đường của người Do Thái, giáo đường của người Hồi Giáo, đền thờ, v.v…), các cơ quan dịch vụ xã hội mang tính chất tôn giáo và các tổ chức cộng đồng trong việc thiết lập và cải tiến các kế hoạch chuẩn bị và kế hoạch đối phó với đại dịch cúm. Nhiều điểm được gợi ý ở đây có thể giúp tổ chức của quý vị bảo vệ cộng đồng hiệu quả hơn trong các trường hợp khẩn cấp nói chung. Quý vị có thể tìm hiểu thêm chi tiết tại trang mạng điện toán www.pandemicflu.gov.


Các Mục Trong Danh Sách Đánh Dấu


1. Lập kế hoạch để đối phó với ảnh hưởng của đại dịch cúm đối với tổ chức của quý vị và đề ra nhiệm vụ của tổ chức:

Nhiệm Vụ

Chưa Bắt Đầu

Đang Thực Hiện

Đã Hoàn Tất

  • Phân công các nhân viên chính có thẩm quyền thiết lập, duy trì và thực hiện kế hoạch chuẩn bị và kế hoạch đối phó với đại dịch cúm.

  • Xác định ảnh hưởng tiềm năng của đại dịch đối với các dịch vụ và các hoạt động thường lệ của tổ chức của quý vị . Lập kế hoạch đề phòng các trường hợp có thể cần tăng, giảm hoặc thay đổi các dịch vụ mà tổ chức của quý vị cung cấp.

  • Xác định ảnh hưởng tiềm năng của đại dịch đối với các nguồn lực bên ngoài mà tổ chức của quý vị dựa vào đó để cung cấp các dịch vụ (thí dụ như các đồ tiếp liệu, việc đi lại, v.v...).
  • Phác thảo cơ cấu tổ chức trong trường hợp khẩn cấp và tu chính theo định kỳ. Bản phác thảo này cần chỉ ra các đầu mối liên lạc chính cùng nhiều đầu mối dự phòng, vai trò và trách nhiệm cụ thể, và nêu rõ ai có nhiệm vụ báo cáo cho ai.
  • Chỉ định và huấn luyện các nhân viên chủ chốt (trong đó bao gồm nhân viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian, nhân viên làm việc không hưởng lương hoặc nhân viên tình nguyện) cần thiết để thực hiện công việc của tổ chức trong thời gian xảy ra đại dịch. Đưa các kế hoạch dự phòng, huấn luyện chéo cho các nhân viên phụ trách các công việc khác để đề phòng trường hợp nếu có nhân viên nào đau bệnh, những người khác có thể sẵn sàng tiếp nhận các công việc đó.
  • Kiểm nghiệm kế hoạch chuẩn bị và đối phó của quý vị qua việc luyện tập hoặc diễn tập, và xem xét cũng như tu chính kế hoạch đó khi cần thiết.

đầu trang


2. Tiếp xúc và giáo dục các nhân viên của quý vị, các thành viên và các cá nhân trong cộng đồng nơi quý vị phục vụ:

Nhiệm Vụ

Chưa Bắt Đầu

Đang Thực Hiện

Đã Hoàn Tất

  • Tìm kiếm thông tin cập nhật và đáng tin cậy về đại dịch và các khuyến cáo khác về sức khỏe cộng đồng từ các sở y tế địa phương và tiểu bang, các cơ quan kiểm soát trường hợp khẩn cấp, và CDC. Cung cấp thông tin này cho tổ chức của quý vị và các tổ chức khác
  • Phân phát các tài liệu cung cấp thông tin cơ bản về đại dịch cúm: các dấu hiệu và triệu chứng, cách thức lây bệnh, những cách thức bảo vệ bản thân quý vị và gia đình quý vị (thí dụ như, cách xử sự khi ho và vệ sinh đường hô hấp), các kế hoạch chuẩn bị ứng phó dành cho gia đình, và cách thức chăm sóc người bệnh ở nhà.
  • Khi thích hợp, cung cấp các thông tin cơ bản về đại dịch cúm tại các buổi họp công khai (thí dụ như bài thuyết giáo, các lớp hướng dẫn, các chương trình huấn luyện, các buổi họp theo nhóm nhỏ và các thông báo).
  • Chia sẻ thông tin về kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với đại dịch cúm của quý vị với nhân viên, các thành viên và các cá nhân trong cộng đồng nơi quý vị phục vụ .
  • Thiết lập các công cụ để quảng bá thông tin về diễn biến của đại dịch và các hoạt động của tổ chức của quý vị. Các công cụ này có thể bao gồm các trang mạng điện toán, tờ thông tin, thông báo trên báo địa phương, các tin nhắn qua điện thoại đã được thâu âm sẵn và được phổ biến rộng rãi, v.v...
  • Lưu ý tới sự đóng góp đặc biệt của tổ chức quý vị trong việc làm sáng tỏ các tin đồn, thông tin sai lạc, những nỗi sợ hãi và lo lắng.
  • Yêu cầu nhân viên, các thành viên và các cá nhân trong cộng đồng nơi quý vị phục vụ tuân theo yêu cầu do các cơ quan quản lý y tế cộng đồng đưa ra – bao gồm sở y tế địa phương và tiểu bang, các cơ quan kiểm soát trường hợp khẩn cấp, và CDC.
  • Bảo đảm rằng thông tin mà quý vị truyền đạt là phù hợp với nền văn hóa, ngôn ngữ và trình độ đọc của nhân viên, các thành viên, và các cá nhân trong cộng đồng nơi quý vị phục vụ.

đầu trang


3. Lập kế hoạch đối phó với ảnh hưởng của đại dịch cúm đối với nhân viên của quý vị, các thành viên và các cộng đồng nơi quý vị phục vụ:

Nhiệm Vụ

Chưa Bắt Đầu

Đang Thực Hiện

Đã Hoàn Tất

  • Lập kế hoạch đề phòng trường hợp nhân viên nghỉ vắng mặt trong thời gian diễn ra đại dịch do bản thân họ và/hoặc người nhà mắc bệnh, trường hợp kiểm dịch và các trường hợp trường học, cơ sở kinh doanh bị đóng cửa, dịch vụ chuyên chở công cộng tạm ngừng hoạt động. Nhân viên có thể bao gồm nhân viên làm việc toàn thời gian, bán thời gian và nhân viên tình nguyện.
  • Làm việc với các cơ quan điều hành y tế địa phương để khuyến khích chích ngừa bệnh cúm hàng năm cho nhân viên, các thành viên, và các cá nhân trong cộng đồng nơi quý vị phục vụ
  • Đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần và dịch vụ xã hội trong thời gian diễn ra đại dịch cho nhân viên, các thành viên và các các nhân trong cộng đồng nơi quý vị phục vụ; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ này khi cần thiết.
  • Nhận biết những người có nhu cầu đặc biệt (thí dụ như người cao niên, người khuyết tật, những người có trình độ thông thạo Anh ngữ hạn chế) và bảo đảm rằng các nhu cầu của họ được tính đến trong kế hoạch chuẩn bị và ứng phó của quý vị. Thiết lập quan hệ trước với những người này để họ biết trước và tin tưởng vào sự có mặt của quý vị trong thời gian khủng hoảng.

đầu trang


4. Thiết lập các chính sách quy định cần phải tuân theo trong thời gian diễn ra đại dịch:

Nhiệm Vụ

Chưa Bắt Đầu

Đang Thực Hiện

Đã Hoàn Tất

  • Thiết lập các chính sách quy định về việc nhân viên nghỉ việc mà không bị phạt do cá nhân người đó mắc bệnh hoặc do cần phải chăm sóc người nhà đau bệnh trong thời gian xảy ra đại dịch.
  • Thiết lập các chính sách quy định về nghỉ đau bệnh bắt buộc dành cho các nhân viên bị nghi ngờ là đau bệnh, hoặc những người mắc bệnh tại nơi làm việc. Các nhân viên cần ở nhà cho tới khi các triệu chứng đã chấm dứt và có đủ sức khỏe để trở lại làm việc (Biết cách xem xét các thông tin khuyến cáo cập nhật của CDC).
  • Thiết lập các chính sách quy định về giờ làm việc linh hoạt và làm việc ở nhà.
  • Đánh giá các hoạt động và dịch vụ thường lệ của tổ chức của quý vị (trong đó bao gồm các buổi lễ và các hoạt động tôn giáo nếu thích hợp) nhằm xác định xem các hoạt động nào có thể tạo điều kiện cho siêu vi lây bệnh lây lan từ người này sang người khác. Thiết lập các chính sách để điều chỉnh các hoạt động này nhằm ngăn ngừa đại dịch cúm lây lan (thí dụ như hướng dẫn về cách cư xử khi ho và cách vệ sinh đường hô hấp, và hướng dẫn những người có các triệu chứng cúm không ra khỏi nhà)
  • Tuân theo các khuyến cáo về việc đi lại của CDC trong thời gian xảy ra đại dịch cúm. Các khuyến cáo có thể bao gồm hạn chế đi lại tới các địa điểm có đại dịch ở trong nước và quốc tế, triệu hồi các nhân viên không chủ chốt hiện đang làm tại hoặc gần địa điểm có dịch khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, và phổ biến thông tin y tế cho những người trở về từ các khu vực có dịch bệnh.
  • Thiết lập các thủ tục về việc bắt đầu áp dụng kế hoạch ứng phó của tổ chức khi các cơ quan quản lý y tế cộng đồng ban bố tình trạng có đại dịch cúm và điều chỉnh các hoạt động của tổ chức quý vị một cách phù hợp.

đầu trang


5. Phân bổ các nguồn lực để bảo vệ nhân viên, các thành viên và các cá nhân trong cộng đồng mà quý vị phục vụ trong thời gian xảy ra đại dịch:

Nhiệm Vụ

Chưa Bắt Đầu

Đang Thực Hiện

Đã Hoàn Tất

  • Xác định số lượng đồ tiếp liệu cần thiết để giúp mọi người có cách cư xử đúng khi ho và vệ sinh đường hô hấp và định ra cách thức có được các đồ tiếp liệu này.
  • Nên chú trọng tới các hoạt động của tổ chức trong thời gian xảy ra đại dịch và việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu nhất trong trường hợp khẩn cấp (thí dụ như các dịch vụ tinh thần/sức khỏe tâm linh hoặc các dịch vụ xã hội).

đầu trang


6. Phối hợp với các tổ chức bên ngoài và giúp đỡ cộng đồng của quý vị:

Nhiệm Vụ

Chưa Bắt Đầu

Đang Thực Hiện

Đã Hoàn Tất

  • Hiểu vai trò của các cơ quan y tế cộng đồng địa phương, tiểu bang, liên bang, và các nhân viên tiếp ứng khẩn cấp, đồng thời nắm được phạm vi nhiệm vụ của mỗi cơ quan này trong thời gian xảy ra đại dịch .
  • Làm việc với các cơ quan y tế cộng đồng cấp địa phương và/hoặc tiểu bang, các cơ quan tiếp ứng khẩn cấp, các cơ sở y tế địa phương và các hãng bảo hiểm để biết rõ các kế hoạch của họ và những gì họ có thể cung cấp, chia sẻ kế hoạch chuẩn bị và ứng phó của quý vị và những gì mà tổ chức của quý vị có thể đóng góp, và tham gia vào hoạt động lập kế hoạch ứng phó của họ. Chỉ định một đầu mối liên lạc để tạo điều kiện tốt nhất cho việc
  • Phối hợp với các cơ quan tiếp ứng khẩn cấp và các cơ sở y tế địa phương để cải thiện tình trạng có sẵn các dịch vụ y tế khẩn cấp/kịp thời và dịch vụ cố vấn về y tế và điều trị cho nhân viên, các thành viên và các cá nhân trong cộng đồng nơi quý vị phục vụ
  • Chia sẻ các kinh nghiệm mà quý vị thu được từ việc thiết lập kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với Các Tổ Chức Cộng Đồng và Các Tổ Chức Tôn Giáo khác để tăng cường hoạt động đối phó của cộng đồng.
  • Hợp tác làm việc với Các Tổ Chức Cộng Đồng và Các Tổ Chức Tôn Giáo khác tại địa phương và qua các mạng lưới (thí dụ như các giáo phái, các hiệp hội, v.v…) để giúp cộng đồng của quý vị chuẩn bị sẵn sàng đối phó với đại dịch cúm.
    

đầu trang